March 28, 2015

Phương Thơ(P4)



Bất kể những gì được gọi là nợ công dẫn đến đồng nội tệ bị trượt giá đó là sự tích lũy hàng năm của sự "thâm hụt ngân sách" (budget deficits). Đó là kết quả của nhiều năm chính phủ của những quốc gia đó chi tiêu nhiều hơn từ nguồn thu từ thuế, và nạn nhập siêu trong kinh tế. Với VN, khi mà ADB mới đây cảnh báo mức nợ công chính thức đã tròn con số 60% của tổng sản lượng GDP. 

Nạn nhập siêu kinh tế có 2 loại: Loại nhập siêu cho đầu tư sản xuất như máy móc, linh kiện,...mà không hiệu quả cho sản xuất kinh doanh bởi nạn tham nhũng móc ngoặc để thu hồi ngoại tệ dẫn đến việc thiếu hụt ngoại thì sẽ làm đồng bạc mất giá, nếu tình trạng này kéo dài nó tiên báo cho sự suy nhược kinh tế. 

Loại nhập siêu hàng xa xỉ do dân chúng "nhập siêu" mua tiêu xài, nó tiên báo rằng kinh tế thịnh đạt, thu nhập của người dân tăng, loại nhập siêu này đi kèm đồng nội tệ tăng giá. 

Nếu vào mùa Thu năm nay, nếu lãi suất tại Mỹ tăng, dù chỉ là 0,75 điểm cơ bản, tức là 0,75%, thì cũng khiến con nợ là các doanh nghiệp hay nhà nước khác trên thế giới phải trả chi phí đi vay cao hơn chưa kể là trả lãi với đồng USD tăng giá và đồng USD sẽ hiếm hơn trong quốc gia đó. Vì đằng sau dấu phẩy lãi suất gia tăng của Mỹ thì con nợ đi vay và yết giá bằng đông USD cũng phải thanh toán lãi bạc tỷ USD ở nhà. Nếu các quốc gia này mà sẵn gặp khó khăn tài chính bên trong thì sẽ bị nguy nhất với ảnh hưởng đồng nội tệ sẽ mất giá và lạm phát của quốc giá đó là bằng đồng USD chứ không phải bằng đồng nội tệ. Kết quả là Mỹ tăng lãi suất thì giới đầu tư, và các chủ nợ cho vay ở các nước đó sẽ bán các khoản nợ yết giá bằng nội tệ để mua USD và càng gây thêm biến động cho thị trường khi họ muốn đầu tư vào Mỹ chứ chả cần phải nói đến đồng USD tăng giá. 

Nói gọn lại là lượng tư bản tài chính yết giá bằng đồng USD trên thế giới sẽ giảm dần và trở thành đắt đỏ hơn so với trước đây. Nếu Mỹ tăng lãi suất thì xu hướng tư bản tào chính rút về Mỹ là nơi có lời hơn sẽ có đà gia tốc tăng mạnh hơn và gây nguy cơ dội ngược vào kinh tế cho các nước đã đi vay quá nhiều mà vay bằng đồng tiền Mỹ, khiến đồng USD tại quốc gia đó trở nên khan hiếm, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ thiếu hụt USD tài trợ cho sản xuất kinh doanh. 

Cho nên, VN phải hết sức thận trọng tránh lãng phí, hạn chế các tỉnh nào cũng muốn xây sân bay cấp quốc tế khi mà thu nhập của người dân chưa đủ để mà đi máy bay, xây đường cao tốc chưa dùng đã lún, hay mới đây người ta chặt cây tại Hà Nội và vẽ ra đủ loại phí để bòn rút ngân khố quốc gia mà người ta chỉ "rút kinh nghiệm" mà không chịu từ chức, khiến giới đầu tư và các nhà tài trợ e ngại sẽ không dám cho VN vay với lãi suất tài trợ nhẹ lãi thì VN sau này sẽ khó vay tiền kiểu viện trợ và cần tới sự tài trợ của thị trường, với điều kiện lãi vay đắt đỏ hơn khi cái dây neo đồng bạc của VN ngày càng căng ra dù đồng bạc xanh của Mỹ không hẳn tiếp tục tăng giá.


--------------------------


Trả lời Shirouto Toushika. Những cụm từ "điều chỉnh tỷ giá" hay giữ ổn định tỷ giá ai muốn hiểu sao cũng được. Đó là ngôn ngữ thời thượng chẳng chứa đựng nội dung nào cả. Nếu mà nó là chiếc đũa thần kỳ như vậy thì bây giờ nước Nga của Putin phải sang VN học hỏi chứ đâu cần phải nâng lãi suất trên 2 con số và ào ạt bán ra ngoại tệ như đồng USD và EUR để giữ cho đồng Rúp Nga - Ruble (RUB)khỏi bị trượt giá, và sao không nhân cơ hội đồng RUB rẻ thế thì sao nước Nga không xuất cảng cho mạnh qua các nước đồng minh như Bắc Hàn, Trung Quốc, Ấn Độ, Syria,... Ta nên nhớ Trung Quốc, Nhật Bản ấn định giá trị thấp đồng Nhân dân tệ (CNY), và đồng Yên Nhật (JPY) của họ bằng cách neo giá nó với đồng USD, cùng với một số rổ tiền tệ khác để đòng bạc rẻ xuất khẩu dễ cạnh tranh. Họ giữ tỷ giá thấp bằng cách mua trái phiếu kho bạc Mỹ. Đây là lý do giải thích phần nào hai nước này là chủ nợ lớn nhất của Mỹ. 

Ngoài hai nước Nhật, TQ dựa vào xuất cảng rất lớn ta cần chú ý thêm một nước theo lối trung lập đó là nước Đức, cũng là một nước dựa vào xuất cảng rất mạnh dù đồng EUR năm xưa luôn cao hơn đồng USD. Cụ thể năm 2008 thì 1,43 USD mới đổi được 1 EUR, nhưng nước Đức vẫn xuất cảng rất mạnh mà còn mạnh hơn Nhật rất nhiều, tức là đạt thặng dư mậu dịch trong xuất siêu. Lý do Đức có thể tự chủ về linh kiện, nguyên liệu cho sản xuất ráp chế, cũng giống như Nhật, họ tự chủ nhiều lĩnh vực kỹ thuật sản xuất và chế tạo... 

Điều đó giải thích vì sao? Lấy thí dụ như xứ Venezuela chơ đơn giản. Đơn vị tiền tệ: Bolívar Venezuela bị trượt giá nặng vậy sao không tranh thủ bán hàng cho rẻ nhờ đồng bạc mất giá để thu ngoại tệ về. Nó chả khác mấy khi Tập đoàn Samsung nói rằng, các doanh nghiệp VN chưa thể sản xuất nổi con ốc dùng cho linh kiện điện tử chủ yếu là điện thoại của họ. 

Bây giờ thực tế, nếu NHNN VN phá giá đồng bạc thêm 2%, đầu tiên là phản ứng của thị trường cổ phiếu bị bể, giá trị vốn hóa nhiều công ty VN sẽ bị bốc hơi và thiếu thanh khoản. Các nhà đầu tư quốc tế kể cả trong nước kéo tiền ra, doanh nghiệp dựa vào xuất khẩu yết giá trên TTCK bị kẹt kẹt vốn không có tiền. Thực tế mà nói các mặt hàng của VN xuất khẩu trên thế giới hiện nay còn bị cáo buộc bán phá giá chứ đừng nói là phá giá đồng nội tệ để bán rẻ hơn trước cho nước ngoài.


-----------------------------------------


Việc tính GDP này của VN cũng nên đặt lại như sau. Khi tính GDP như vậy, có lẽ VN tính gộp luôn giá trị nhà cửa bất động sản bán ế bỏ trống họ cũng tính vào GDP, đường xá mới xây bị lún, hay cầu bị và sửa lại, người ta cũng tính luôn vào giá trị GDP, sắt thép, xi măng hay xăng dầu tích trữ để bình ổn chưa dùng đến họ cũng tính vào GDP luôn. Thậm chí việc đốn chặt cây xanh tại Hà Nội, nhưng họ vẫn có thể tính vào GDP luôn không chừng....

Cần hiểu rằng, việc mở rộng GDP (tăng GDP) của một quốc gia là dấu hiệu cho thấy của một nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, trong khi GDP co cụm lại, nó cho thấy một sự suy giảm trong nền kinh tế của một quốc gia. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng GDP dự kiến của một quốc gia có thể được sử dụng để xác định mức độ thích hợp của vấn đề nợ hoặc xác định nếu các công ty hoạt động trong nước có thể gặp vấn đề về tăng trưởng.

Các nhà đầu tư quốc tế thường đặt kỳ vọng một giá trị cao về ước tính GDP của quốc gia đó, bởi vì chúng ảnh hưởng đến gần như tất cả các phần của nền kinh tế của một quốc gia. Cụ thể, một mức tăng trưởng GDP cao thường được đi kèm với việc tăng lương, tỷ lệ thất nghiệp thấp, và mở rộng lợi nhuận doanh nghiệp, trong khi ngược lại là một GDP sút giảm, đó là một dấu hiệu xấu cho các nhà đầu tư tại một quốc gia, là dấu hiệu tiên báo đi kèm sự phá sản của nhiều doanh nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, tiền lương cắt giảm sức mua suy yếu. Mà sức mua của người dân VN hiện nay khá yếu mà một tờ báo lớn của VN gửi cho tôi e-mail để tìm hiểu cách thống kê và tính GDP của Mỹ.


------------------------------------


No comments:

Post a Comment