May 31, 2014

Hà Nội_Hà Nội Về Đêm(P1)

Klematis
★Cầu Thê Húc đêm giao thừa★
Klematis
★Phố nhỏ về đêm★
Klematis
★Cafe đêm đông★
Klematis
★Gánh hàng rong và đêm mưa Hà nội★
Klematis
★Phố nhỏ đêm giao thừa★
Klematis
★Phố Hà Nội về khuya★
Klematis
★3h sáng★
Klematis
★Thành Hoàng Diệu★
Klematis
★Phố Hòe Nhai★
Klematis
★Trăng Hồ Tây★
Klematis
★Cảnh đời về khuya★
Klematis
★Chùa Trấn Quốc một buổi tối đầu năm★
Klematis
★Quán Thánh★
Klematis
★Một buổi tối mưa ảm đạm★
Klematis
★Giao thừa tại Hồ Gươm★
Klematis
★23h★
Klematis
★Trăng Lạnh★
Klematis
★Chợ đêm Hà nội★
Klematis
★Sau cơn mưa mùa hạ★
Klematis
★Cầu Thê Húc về đêm★

May 23, 2014

Hà Nội_Cầu Long Biên(P1)

Klematis
★Một chiều mùa hạ nắng cháy★
Klematis
★Xế chiều buồn★
Klematis
★Sau cơn mưa★
Klematis
★Hoàng hôn muộn★
Klematis
★Bình minh★

May 19, 2014

Huế nhớ O

★★★Huế Nhớ O★★★

Tác giả: Nhạc Anh Bằng, thơ Dáng Thơ
Trình bày: Tâm Đoan - Đặng Thế Luân


Chiều ni nghe Huế buồn chi lạ
Dáng nhỏ mô rồi o ơi o!
Rèm hoa tóc rũ trăng mời gọi
Chừ vắng tin rồi o ở mô?

Bài thơ o ép còn vương đọng
Bồ kết thơm nồng quyện tóc mây
Nón lá o che nghiêng chiều tím
Răng chừ o đã ở nơi mô?

Răng chừ o đã ở nơi mô?
Bửa tê o thoáng qua Thành Nội
Áo trắng 2 tà bay nắng vui
áo trắng 2 tà bay nắng vui

O cười e ấp khi nhìn vội
Vô tình đôi mắt nhuốt tim tôi
Tôi theo gót đỏ quên đường về
O thả tóc thề gió ngẩn ngơ

Bây chừ một gã ngồi đây nhớ
Huế đợi o về, Huế nhớ o.

May 18, 2014

Chuyện chàng ế(P2)

Người ta có thể có vợ sau 5-7 ngày làm quen. Nhưng để có một người vợ thật sự để làm bạn đời là việc không dễ. Các chàng trai muốn có hạnh phúc dài lâu, cần lưu ý một số vấn đề sau.

- Dù bạn ba mươi hay ba nhăm tuổi, rất muốn có vợ, nhưng đừng cố tận dụng mọi lúc, mọi nơi để tìm vợ. Người xưa dạy "ăn tuỳ nơi, chơi tuỳ chốn". Nay chúng ta có thể bổ sung "kiếm vợ tuỳ chỗ".

Nhà ga, bến tàu, quán karaoke, vũ trường, quán rượu không phải là những chốn tìm vợ. Tất nhiên, cũng có trường hợp gặp nhau gặp nhau trên chuyến đò ngang, quen, yêu nhau rồi thành vợ, thành chồng. Nhưng đó là trường hợp "ăn may", hiếm gặp, mà người ta phải giải thích bằng "cái duyên cái số".

Nếu vì cô đơn mà tối tối bạn xách xe chạy lòng vòng phố xá, hy vọng gặp được "người trong mộng" thì chẳng khác nào một người suốt ngày đi bộ ngoài đường, vừa đi vừa cúi mặt xuống đất, hy vọng nhặt được tiền.

Đừng ngại khi bạn bè, người thân mai mối, giới thiệu cho bạn. Những người quan tấm đến bạn, đã định giới thiệu cho ai đó người ta cũng đã "duyệt sơ sơ" rồi. Không ai có ý giới thiệu người xấu cho bạn. Tất nhiên bạn mới là người quyết định cuối cùng.

- Dù có muộn màng, dù bị thúc ép từ phía gia đình cũng đừng vì thế mà đầu tư tâm sức vào mọi đối tượng quen biết. Phải dũng cảm loại bỏ khỏi danh sách những cô gái khao khát lấy chồng bằng mọi giá. Đó là những cô gái tâm sự rằng bạn bè của cô ấy có nơi có chốn cả, còn cô ấy cũng từ lâu mong gặp được ai đó chấp nhận cưới ngay.

Bạn cũng đừng mất công với những cô gái chỉ muốn lấy chồng sớm để có hộ khẩu ở thành phố, để dễ xin việc cũng chớ lao vào mấy cô gái đã có những mỗi tình sóng gió hay đang có vài "ông chú nuôi", "anh nuôi" là những người giàu có, tay chơi, dù cô ấy tâm sự rằng "trước đây chỉ là ngộ nhận, bây giờ mới thật sự yêu".

Đặc biệt, nếu "ông chú kết nghĩa" của cô ấy có nhiệt tình vun vào, bạn cũng đừng "giàu trí tưởng tượng". Nếu không, rất có thể bạn là một tay chuyên đổ vỏ cho người ta ăn ốc rồi. Bạn cũng đừng đa sầu đa cảm mà muốn cứu vớt một cô gái nào đó đang lao vào mối tình với người đàn ông đã có vợ như con thiêu thân. Những cô gái sành điệu về khoản rượu chè, cà phê, những cô gái giao du với đám thanh niên du côn, du đãng cũng nên tránh xa nều bạn muốn tìm một người vợ để sớm ổn định cuộc sống đơn lẻ của mình.

- Bạn đừng cố tìm kiếm một người phụ nữ hoàn hảo. Bạn có thể mơ người vợ của mình vừa xinh đẹp như hoa hậu, lại thông minh, cao ráo sáng sủa, trắng trẻo, ngoan ngoãn nết na, một lòng một dạ chung thuỷ, ăn nói có duyên, hiếu thảo với bố mẹ chồng, không biết ghen... bạn muốn mơ thế nào cũng được, song khi tìm vợ, đừng cố gắng tìm một người có tất cả những đặc điểm mà bạn đã hình dung. Có thể không có cô gái nào như thế, hoặc nếu có thì cũng chưa chắc đến lượt bạn. Phụ nữ cũng là những người bằng xương bằng thịt như bạn. Hơn nữa, bạn cần một người vợ để chung sống chứ không phải cần một vật hoàn hảo để trưng bày triển lãm.

Tìm vợ là một sự thoả hiệp giữa mơ ước và hiện thực, khát khao và lo âu, tình yêu và lý trí. Tết này bạn chưa có vợ để cùng nhau đón giao thừa ư? Có sao đâu, đừng nôn nóng, phía trước còn nhiều mùa hè đầy hứa hẹn. Tạo hóa đã sinh ra một người phụ nữ để dành cho bạn. Chắc chắn nửa của bạn ở đâu đó thôi. Chúc bạn may mắn!

Chuyện chàng ế(P1)

Năm mình học lớp một, mình xinh trai nhất lớp. Lúc này đã biết phân loại con trai và con gái. Nhưng khi đó với mình, con gái vẫn là sinh vật rắc rối, thường xuyên khóc nhè và hay nhún chân khi hát tốp ca - ghét!

Năm lên lớp hai, mình xinh trai thứ nhì lớp. Thằng được coi là xinh trai nhất lớp theo mình thì ẻo lả, trắng như cục bột và chỉ có thể từ trường về nhà nếu được bố mẹ đón. Mặc kệ! Mình chẳng quan tâm con gái trong lớp, mình mơ chị Hằng liên đội phó xinh gái nhất trường. Thích nhất là lúc đầu giờ cả trường tập thể dục, chị ý đánh trống. Lúc hát Quốc ca thì chị ý bắt nhịp cho cả trường hát, tay thì kéo cờ. Tóm lại ở trong trường chị ý có địa vị, xinh đẹp, biết hát, lại biết làm việc thành thạo với trống và cờ.

Năm lớp năm. Ngoài mình ra cũng có nhiều thằng xinh trai trong lớp (chúng nó ở đâu chui ra thế nhỉ?). Mình không còn đứng thứ nhì nữa, nhưng cũng chẳng quan trọng. Điều quan trọng là chị Hằng liên đội phó đã chuyển trường. Mình cũng hiểu ra rằng dù chị ý không chuyển trường thì cũng ngoài tầm với. Mình chuyển sang quan tâm đến em Diệp lớp phó phụ trách học tập kiêm quản ca. Diệp cũng có chức sắc, hát cũng hay, lại học cùng lớp với mình. Diệp thích ăn xí muội Thái, nhưng kệ thôi, Diệp thích thì Diệp bảo bố mẹ mua cho!

Năm lớp bảy. Mình bớt xinh trai dần, cũng chẳng quan trọng. Quan trọng là có vẻ mình chậm lớn hơn các bạn cùng lớp. Tình hình cũng không tệ lắm vì nói chung tầm tuổi này con trai nhỏ người hơn con gái. Diệp có vẻ gắn bó với Hoàng - Chi đội trưởng. Hai đứa học nhóm với nhau suốt ngày, mình thừa biết không phải lúc nào Hoàng đến nhà Diệp cũng chỉ để học nhóm. Nhà mình gần nhà Hoàng, mình sẽ mách bố mẹ nó. Còn Diệp, nếu cần mình có thể nhịn ăn sáng mua xí muội Thái cho Diệp gặm chơi!

Năm lớp chín. Mình còi nhất lớp, cũng không biết mình xinh trai đứng thứ mấy trong lớp vì đã lâu không thấy ai khen. Khỏi cần khen luôn! Hai năm nay Diệp và Hoàng đi học bằng một xe đạp. Bố mẹ Hoàng quản lý con kiểu gì thế không biết? Ứ quan tâm luôn! Thực ra yêu cán bộ lớp có gì hay ho nhỉ? Em Hiền Anh cũng xinh đấy chứ, lại hay cho mình mượn bút. Mấy lần nghỉ ốm toàn em ý chép bài cho, còn mang vở qua tận nhà.

Ba năm cấp ba. Mình vẫn còi như thế thôi (không còi hơn đâu nhá!), nhan sắc có vẻ tệ hơn vì mầm tình tua tủa trên mặt. Hiền Anh không thi cùng trường với mình. Năm cuối cấp chia tay chỉ đề nghị mình ghi vài dòng trong lưu bút. Con gái cấp ba dữ quá, toàn kết bạn với con trai ở ngoài trường. Mấy thằng mặt già như rễ cây, chạy xe hai kỳ đến cổng trường đón bạn gái nẹt pô ầm ĩ. Bụt chùa nhà không thiêng mà! Bây giờ mình chỉ mơ có Hiền Anh để đi học cùng, mình có bao nhiêu chuyện để kể nhá, mà cũng thích nghe Hiền Anh kể chuyện nữa cơ.

Đại học. Nhan sắc của mình bị thời gian, khí hậu nóng ẩm nhiệt đới gió mùa ở VN và sự thờ ơ của nữ giới tàn phá không nương tay. Có thằng bạn thân mô tả: “Mặt mày nhìn kỹ lộ rõ cả đầu lâu”. Bây giờ mà có bạn gái thân thì tốt quá! Chẳng cần xinh đâu, tính tình hiền hậu là được, quan trọng là chịu kết bạn với mình. Sớm hôm đi về lẻ bóng buồn quá ai ơi. Nhanh lên không ra trường mất rồi!

Ra trường. Đi làm chỗ này chỗ nọ, chẳng có đồng nghiệp nữ nào thèm liếc. Soi gương thấy mình giống cái điện thoại đời cổ, vỏ xước phím lô, sóng chập chờn pin một vạch, thi thoảng lại sụt nguồn. Nói thế nhưng vẫn thèm có bạn gái, xinh thì không dám mơ rồi, ngay cả hiền hậu cũng không cần nốt. Cứ là con gái, mình mẩy tóc tai tứ chi đủ cả là phải lòng ngay.

Đến giờ, mình đã quên hẳn thói quen soi gương mỗi buổi sáng. Việt Nam có hai nhân vật xấu xí nhất trong lịch sử văn học là Trương Chi và Sọ Dừa, hai vị này nhất định sẽ bớt mặc cảm nếu sống cùng thời với mình. Hy vọng có bạn gái hơi bị mong manh, giống như xem đá bóng, đội nhà bị dẫn trước 3 trái không gỡ, hiện giờ là phút bù giờ thứ 4 của hiệp 2. Thằng bạn thân (lại một thằng bạn thân) góp ý chân tình: “Mày hiện giờ không còn quyền đặt tiêu chuẩn bạn gái đâu. Cứ là con gái, trời mưa biết chạy vào nhà là được!”

Ừ nhỉ, tao cũng có cần gì cao xa đâu, trời mưa biết chạy vào nhà là được. Ví dụ trời mưa không vào nhà mà cứ đứng giữa sân ngửa mặt lên cười tao cũng ok, tao sẽ ra sân đứng cạnh cô ấy, 2 đứa nắm tay nhau... cười.

May 13, 2014

Warren Buffet(P1)

Thứ nhất, “bạn không cần phải là một chuyên gia để có thể đạt được sự hài lòng về lợi nhuận đầu tư”. Tuy nhiên, Buffett cũng cảnh báo rằng, một nhà đầu tư không có sự am hiểu sâu rộng nên nhận thức được hạn chế của mình và giữ mọi chuyện thật đơn giản. 

Thứ hai, “Hãy tập trung vào năng suất trong tương lai của tài sản mà bạn đang xem xét đầu tư”. Ở điểm này, Buffett lưu ý rằng, không ai có thể dự báo chính xác về khả năng sinh lợi nhuận trong tương lai của một khoản đầu tư. “Việc nhìn thông suốt tới tương lai là không cần thiết; bạn chỉ cần hiểu được mình đang làm gì”. 

Thứ ba, “nếu bạn chỉ tập trung vào sự biến động giá cả của tài sản mà bạn định mua, thì bạn đang đầu cơ”. Buffett nói, ông không phê phán chuyện đầu tư, nhưng nhấn mạnh rằng, điều quan trọng là các nhà đầu tư phải hiểu được sự khác biệt giữa đầu tư vào năng suất của tài sản và đầu tư dựa trên hy vọng giá tài sản đó sẽ thay đổi. 

Thứ tư, theo Buffett, “trong các cuộc chơi, phần thắng chỉ thuộc về những người biết tập trung vào sân đấu, thay vì những người chỉ dán mắt vào bảng tỷ số. Nếu bạn có thể thưởng thức những ngày thứ Bảy và Chủ nhật mà không cần phải xem giá cổ phiếu, hãy thử làm như vậy vào những ngày thường”. Nói cách khác, hãy tập trung vào dài hạn. 

Và thứ năm, “việc hình thành những quan điểm về vĩ mô hoặc lắng nghe những dự báo về vĩ mô và thị trường của người khác chỉ lãng phí thời gian. Trên thực tế, điều này nguy hiểm bởi nó có thể che mờ tầm nhìn của bạn đối với những điều thực sự quan trọng”. 

"Tôi còn chẳng nhớ các tít báo hay chuyên gia nói gì vào thời điểm đó. Vì dù người ta có nói gì, ngô vẫn được trồng ở Nebraska và sinh viên vẫn cứ đổ xô tới Đại học New York" 

Tôi mua cổ phiếu với giả thiết họ có thể đóng cửa thị trường vào ngày hôm sau và 10 năm nữa mới mở lại . 

Tôi sẽ nói cho anh bí mật làm giàu tại Wall Street. Hãy tham lam khi người khác sợ hãi. Và hãy sợ hãi khi người khác tham lam. 

Tôi đã giải ngân toàn bộ vốn tính rút ra mua căn hộ vào thị trường chứng khoán ngày hôm nay. Tôi mua chẳng phải vì yêu nước hay gì đó mà tôi mua với mục tiêu đến giữa năm 2015 căn hộ của tôi sẽ lớn gấp rưỡi. 

Vậy đó bạn, tôi sẽ tắt bảng điện và đi chơi để được sống lâu và nhàn hạ như Warren Buffet.

May 11, 2014

Ngân hàng_P1(P.Q.Hoàng USA)

Ở bài báo này tôi xin mạn phép phân tích lại từ chuyện cơ bản nhất về lãi suất vay ngân hàng và xin cố gắng trình bày cho đơn giản dễ hiểu nhất vì đây là đề tài cần thiết cho đa số công chúng kể cả người vay tiền hàng ngày cho sản xuất mà không cần phải am hiểu về lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng sẽ hiểu vì sao lãi suất vay ngân hàng tại Việt Nam lại luôn cao hơn so với lãi suất của các xứ lân bang khác. 

Và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, mà đứng đầu là ông Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng đã cố gắng hết mức để hạ lãi suất thấp, nhưng cũng phải tuân thủ quy tắc thị trường "bơm và hút tiền", nên các doanh nghiệp vay tiền cũng phải cảm thông cho Ngân hàng Nhà nước là không thể áp đặt muốn các ngân hàng thương mại hạ lãi suất thấp hay tới 0.00% là được. Ngay cả Ngân hàng Trung ương Mỹ, là định chế ngân hàng lớn nhất thế giới cũng không thể hô lên một tiếng là tiền từ trên trời rơi xuống tha hồ mà cho dân Mỹ vay tiền rẻ là được đâu, mà cũng phải tuân thủ theo quy tắc "bơm hút" của thị trường. Nếu mà bơm nhiều quá thì phân lời trái phiếu của Mỹ mà "nhúc nhích" tăng lên cỡ 4% thôi là nền kinh tế Mỹ sụp đổ ngay chứ đùng nói là Việt Nam.

Đầu tiên tôi đặt câu hỏi ngược lại với nhà báo Minh Đức là lý do là ngân hàng lấy tiền đâu ra mà cho vay với lãi suất âm như vậy, nếu trước đó không nhận ký thác của các trương chủ với lãi suất cao hơn mặt bằng lạm phát? 

Ở đây "trương chủ" là người chủ của các trương mục ký thác, hay các tài khoản, và thực tế là một tầng lớp dân chúng ký thác tiền gửi mới là chủ nợ của ngân hàng, và những người đi vay là khách nợ của ngân hàng. Lý do với lãi suất thấp người có tiền tiết kiệm phải ký thác vào ngân hàng với lãi suất rất thấp không có lời, thực tế còn thấp hơn lạm phát, tức là lãi suất âm thì làm sao mà ngân hàng đó có lời nếu không muốn nói là phát hành trái phiếu rác "junk bond". để rồi lại chất lên một núi nợ xấu khó đòi và sẽ mất.

Từ nghiệp vụ các ngân hàng có thể giảm trừ rủi ro của việc nhận bạc tỷ từ cả hàng triệu trương chủ ký thác trong ngắn hạn mà cho một vài khách hàng vay bạc tỷ trong dài hạn bằng cách tách ra và phân tán thành nhiều khoản tín dụng nhỏ. Phân tán mức rủi ro ấy là nghiệp vụ kỹ thuật cơ bản của nghiệp vụ ngân hàng thì có lẽ nhà báo Minh Đức thừa biết. 

Về bối cảnh chung như vậy ta cũng thấy ra chức năng của ngân hàng là "chuyển hóa kích thước", từ một khoản ký thác lớn rồi phân tán ra thành từng khoản vay nhỏ, hoặc từ các khoản ký thác nhỏ nhặt với thời hạn dài ngắn khác nhau mà gom thành một số tiền cho vay lớn hơn. Suy đi tính lại chuyện gom lại hoặc rải ra để giảm thiểu rủi ro là bí quyết thành công của các ngân hàng để luôn luôn có sẵn thanh khoản là tiền mặt hầu khỏi thiếu tiền thanh toán nhưng không quá nhiều vì tiền đó và chẳng sinh lời bằng tiền cho vay.

Quay về bối cảnh các chức năng của ngân hàng, tôi xin nhấn mạnh lại nguyên tắc vận hành của ngân hàng nói chung. Ngân hàng có chức năng ta gọi là "trung gian chuyển hóa tài chính", nôm na là huy động tiền bạc dư dôi trong dân chúng chuyển thành tiền ký thác và dùng một phần tiền đó tài trợ các sinh hoạt kinh tế dưới hình thức tín dụng. Khi huy động vốn như vậy, ngân hàng trả tiền lời cho khách hàng có tiền ký thác tính theo lãi suất ký thác. Khi cấp phát bơm tín dụng thì ngân hàng thu tiền lời tính theo lãi suất tín dụng. Cho nên sai biệt giữa hai loại lãi suất tín dụng và ký thác là nền tảng của lợi nhuận của ngân hàng.

Nếu nhìn thực tế thì lượng tín dụng bơm ra cho thị trường có thể lên xuống, nhiều hay ít là qua hai yếu tố cơ bản. Yếu tố thứ nhất là tỷ lệ của số tiền cho vay ra căn cứ trên số sách ký thác đã thu vào vì ngân hàng không thể là cái máy in tiền để tài trợ tất cả số tiền đã huy động được mà bắt buộc phải giữ một phần làm làm dự trữ để đáp ứng yêu cầu rút tiền ký thác của các thân chủ. Yếu tố thứ hai là lãi suất, vốn dĩ có chức năng điều tiết lưu lượng tiền bạc thu vào hay bơm ra. Cụ thể như nếu muốn bơm tiền kích thích sinh hoạt kinh tế thì người ta có thể giảm lãi suất tín dụng.

Về kinh tế, khi cần quyết định về lượng tiền lưu hành nhiều hay ít, người ta có thể điều chỉnh mức dự trữ của ký thác, giả dụ như ngân hàng thu vào 100 đồng thì chỉ được cho vay ra cỡ 80 đồng thôi, và có thể khuyến khích việc gửi tiền vào ngân hàng nhờ lãi suất ký thác cao hơn, hoặc khuyến khích việc tiêu thụ và sản xuất nhờ lãi suất tín dụng thấp hơn. Những tính toán của nhà nước về điều tiết kinh tế như vậy chính là cơ sở cho các ngân hàng tính toán về kinh doanh.

Cho nên, ở đây tôi muốn nhấn mạnh là làm ngân hàng cũng phải quản lý sự rủi ro khi dùng tiền của người ký thác cho khách hàng vay, nếu khéo quản lý thì sẽ có lời, nếu không thì bị lỗ lã. Yếu tố cơ bản nhất mà cũng là quan trọng nhất đó là các khách hàng ký thác tiền gửi mà mất tín nhiệm nếu mà rút tiền ồ ạt hoặc không gửi thêm tiền mà ngân hàng lại không kịp đòi được nợ vì chuyện lấy ngắn nuôi dài như tôi đã trình bày ở trên là ngân hàng đó sụp đổ ngay tức khắc và nếu nhà nước không kịp can thiệp thì sẽ bị khủng hoảng tài chính. 

Về hồ sơ "nợ xấu" (non-performing loans), cần phân biệt "nợ công" (public debt) với khoản "nợ nước ngoài" (external debt). Ở đây tôi chỉ phân tích về nợ xấu do tài sản mất giá khiến dân chúng hay doanh nghiệp tằn tiện chi tiêu hay không dám vay tiền đầu tư. 

Đầu tiên tôi đặt câu hỏi ngược lại với nhà báo Minh Đức là: Nếu giả sử bạn nợ ngân hàng 100 tỷ bạc tiền Việt Nam và sắp đến kỳ trả nợ. Nếu bây giờ các ngân hàng có hạ lãi suất âm dưới lạm phát luôn thì bạn có dám liều lĩnh đi vay thêm để đầu tư sản xuất không, vì tin rằng bạn sẽ kinh doanh có lời và có khả năng trả cả vốn lẫn lời? Mặc dù tin tức truyền thông đại chúng bung ra là bây giờ kinh tế đã khả quan mọi người cứ vay tiền dù lãi suất hạ đến tột cùng bằng 0.00% thì bạn có dám vay tiền không? Câu trả lời của tôi là không?

Gặp trường hợp nợ xấu do tài sản mất giá thì đa số người ta phải tìm cách trả nợ. Nếu mà có làm lời trong sản xuất kinh doanh thì người ta cũng buộc phải tìm mọi cách để giảm nợ xuống dù lãi suất có hạ thì người ta cũng chả dám đi vay, khi người ta đã trả được nợ, tức là đã làm sạch giấy nợ rồi thì người ta mới nghĩ đến việc vay tiền đầu tư cho sản xuất. 

Sau cùng, tôi cũng xin nói đến một chi tiết kế toán khác mà các ngân hàng ít chú ý: Đó là mỗi khi khách hàng ký thác gửi tiền vào ngân hàng thì ngân hàng phải ghi vào sổ sách khoản tiền ký thác đó như một khoản nợ mà ngân hàng nhận thêm một khoản nợ của thân chủ ký thác. Cho nên các ngân hàng phải ý thức được rằng đó là khoản nợ mà ngân hàng sẽ phải thanh toán cho thân chủ ký thác tiền gửi chứ không là tiền miễn phí mà các ngân hàng muốn tài trợ hay tiêu xài thế nào cũng được! Đó là trường hợp một số ngân hàng tại Việt Nam ngạo mạn tung tin vịt là bung ra gói hỗ trợ 100.000 tỷ bạc VND, để hỗ trợ thị trường bất động sản khiến thị trường chứng khoán Việt Nam sụt dốc không phanh bởi sự nghi ngờ của thị trường và giới đầu tư..v..v...

May 5, 2014

Những điều người hàng xóm giàu có không chia sẻ với bạn

Việt Nam sẽ có hơn 30 triệu người thuộc tầng lớp trung lưu giàu có vào năm 2020 (Dự đoán của Công ty Tư vấn Boston (BCG)). Như vậy sẽ chẳng lấy gì làm ngạc nhiên nếu một (vài) hàng xóm cạnh nhà bạn là một triệu phú hay tỷ phú đô la.

Tuy nhiên, có thể bạn không hay biết gì về hàng xóm của mình bởi có thể trông người đó chẳng hề giống triệu phú tí nào. Và bạn biết không, người giàu thực sự có hiểu biết về tài chính sẽ không dễ dàng để bị phát hiện ra đâu.

Có một thực tế không thể phủ nhận là, dù có khủng hoảng kinh tế thì người giàu vẫn cứ giàu lên. Của cải xã hội càng tăng thì khoảng cách giàu nghèo càng cách xa nhau hơn.

Sau đây là một số điều mà vị hàng xóm giàu sang không kể cho bạn về cách kiếm tiền và tiêu tiền của anh ta.

1. Chi tiêu ít hơn số tiền mình kiếm được.★★★
Câu thần chú của anh ta đó là, về lâu dài, tốt hơn hết là cố gắng giàu có một cách thầm lặng hơn là tìm cách giấu giếm sự nghèo khổ của mình.

2. Kiên nhẫn là một đức tính tốt.★★★
Chắc chắn bạn chẳng thể nào trở thành một triệu phú chỉ sau một đêm. Nếu muốn giống như anh ta, bạn phải tích lũy tài sản nhờ chăm chỉ tiết kiệm qua nhiều năm tháng.

3. Khi bạn bước chân vào căn nhà nhỏ của anh ta, bạn sẽ được uống tách cà phê tự pha thay vì thưởng thức một ly Starbucks. ★★★
Còn nếu cần đi nhờ xe, bạn sẽ được chở trong một chiếc sedan 10 năm tuổi cũ kỹ. Bạn nghĩ rằng điều đó khiến anh ta có vẻ không xứng tầm ư? Hảy thử hỏi thử xem, anh ta chẳng quan tâm đâu.

4. Thanh toán thẻ tín dụng đầy đủ mỗi tháng. 
Anh ta đủ thông minh để hiểu là nếu không thể trả tiền cho cái gì thì sẽ không sắm cái đó.

5. Tiền bạc không mua được hạnh phúc. ★★★
Nhưng nếu muốn đến cõi niết bàn, bạn phải đạt được tự do tài chính.

6. Tự do tài chính đến từ việc không nợ nần gì ai. 
Tốt hơn hết hãy duy trì điều đó bất kể mức thu nhập của bạn là bao nhiêu.

7. Có thêm một công việc thứ hai không chỉ làm tài khoản ngân hàng phình ra nhanh hơn, mà còn khiến ta luôn bận rộn. 
Và việc bận luôn tay sẽ hạn chế tiêu hoang những gì mình đang có.

8. Tiền bạc cũng giống như một đứa trẻ, nó không thể tự quản lý mình.★★★
Rốt cục, bạn chẳng thể kỳ vọng tiền trong túi mình tự nhiều lên (như đứa trẻ tự lớn lên và trưởng thành) nếu không có lấy một mô hình quản lý tài chính cho đúng đắn.

9. Phải trả công cho bản thân trước tiên. ★★★
Trả công trước tiên cho chính bản thân mình là một nguyên lý cơ bản để quản lý tài chính cá nhân, là cách tuyệt vời để tiết kiệm và thực hiện kỷ luật tài chính.

10. Đời được mấy tí!★★★
Dù rằng bạn hoàn toàn có thể giàu lên khi làm những việc mình không thích, nhưng anh ta tự hỏi sao phải lãng phí cuộc đời để làm thế. Đời được mấy tí!

11. Không lập kế hoạch cũng giống như lên kế hoạch để thất bại. ★★★
Anh ta cũng biết có quá ít triệu phú thành công chỉ nhờ may mắn đơn thuần mà không có kế hoạch cụ thể. Mong muốn tự do tài chính sẽ chẳng thể khả thi nếu không có kế hoạch rõ ràng.

12. Khi lên lịch cho những mục tiêu tiết kiệm, đừng ngần ngại nghĩ về những điều lớn lao. 
Để đạt được thành công về tài chính đòi hỏi bạn phải có tầm nhìn lớn, vượt lên trên cả những gì trong tầm tay của bạn

13. Làm việc chăm chỉ có thể bù đắp cho rất nhiều lỗi lầm về tài chính, và bạn sẽ chẳng thể tránh khỏi những sai lầm như vậy.

14. Khi những điều tồi tệ xảy ra, sẽ thật ngốc nếu không mua bảo hiểm rủi ro cho bản thân. 
Hãy nhớ rằng nguy cơ phá sản luôn rình rập ở một ngõ hẻm nào đó và có thể nhảy bổ ra từ bất cứ một lý do nào: thành viên trụ cột gia đình mất đi, li dị hay mất khả năng làm việc.

15. Thời gian là đồng minh của người trẻ tuổi. 
Anh ta đủ may mắn để bắt đầu tiết kiệm ở tuổi đôi mươi để có thể tận dụng tối đa sức mạnh của lãi suất kép từ rổ đầu tư của mình.

16. Bạn không thể chi tiền vào những gì bạn không nhìn thấy. 
Bạn nên sử dụng dịch vụ tự động khấu trừ lương sang tài khoản tiết kiệm hưu trí và các tài khoản tiết kiệm khác. Khi lương tăng, các khoản khấu trừ cũng sẽ tăng lên theo.

17. Dù cho đã có một công việc yêu thích, thì anh ta cũng chẳng cần phải làm việc nhiều hơn vì mọi thứ mà anh ta đang sở hữu đã được thanh toán cả rồi, và đã như vậy trong nhiều năm nay.

18. Anh ta chẳng ấn tượng gì với bạn dù bạn sở hữu một chiếc xe hạng sang đắt tiền và căn biệt thự hoành tráng, chúng quá thừa thãi đối với một gia đình chỉ có 4 người.★★★

19. Sau 6 tháng hỏi han, cuối cùng anh ta cũng sẽ không chờ bạn trả lại cái kéo cắt tỉa của anh ta nữa. Anh ta đã tự mua lấy cho mình một chiếc mới từ tháng trước mà chẳng cần nghĩ ngợi nhiều. Anh ta dư tiền để làm việc đó.

May 4, 2014

Dự trữ ngoại hối khoảng 45 tỷ USD

Ở đây tôi xét rổ dự trữ ngoại hối, nợ nước ngoài, trái phiếu chính phủ 10 năm, và đánh giá tín dụng của những nước trong khối ASEAN là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam gồm: Thailand, Malaysia, Indonesia, Singapore, Philippines. 

Đầu tiên là Thailand (GDP: 365 tỷ USD, năm 2012): Dự trữ ngoại hối quốc gia này là cỡ 168 tỷ USD (tính đến thời điểm hiện tại là ngày 31/3/2014); nợ nước ngoài tính từ năm 2013 là 140 tỷ USD; kỳ hạn trái phiếu chính phủ 10 năm là cỡ 3,60%; xếp hạng tín dụng của các cơ quan thẩm địn tài chính, cụ thể là Standard and Poor's và Fitch Ratings đánh giá ở thang điểm BBB (dấu cộng, ổn định), Moody's là Baa1 (ổn định), tức là một thang điểm ngang nhau. 

Với Malaysia (GDP: 303,53 tỷ USD, năm 2012): Dự trữ ngoại hối cỡ khoảng 135 tỷ USD (tính đến ngày 31/3/2014); nợ nước ngoài là rất thấp chỉ cỡ chưa đầy 17 tỷ USD mà thôi; kỳ hạn trái phiếu chính phủ 10 năm là cỡ 4%; xếp hạng tín dụng của Malaysia là khá tốt, cụ thể Standard and Poor's và Fitch Ratings đánh giá ở thang điểm A (dấu trừ, ổn định, Fitch cho tiêu cực), Moody's xếp ở thang A3 (ổn định). 

Đối với Indonesia (GDP: 878,04 tỷ USD, năm 2012): Dự trữ ngoại hối đạt gần 103 tỷ USD (tính đến ngày 31/3/2014); nợ nước ngoài cỡ 265 tỷ USD (do quốc gia Hồi giáo này có số dân rất đông, nên chính quyền Jakarta phải dựa vào đầu tư rất lớn để có mức tăng trưởng cao, cũng có nghĩa là phải cần rất nhiều tiền đầu tư nên số nợ mới lớn lao như vậy, nhưng đó không phải là mối nguy rủi ro); lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm với lãi phân lời hơi đắt, khoảng cỡ gần 8%; xếp hạng trái phiếu công trái cũng có rủi ro, cụ thể, Standard and Poor's xếp ở thang điểm BB (dấu cộng, ổn định), Moody's chấm điểm Baa3 (ổn định), Fitch xếp ở hạng BBB (dấu trừ ổn định), và quốc gia này cũng là nước có tỷ lệ lạm phát không kém gì Việt Nam. 

Đối với Philippines (GDP:250,27, năm 2012): Dự trữ ngoại hối nước này đạt gần 80 tỷ USD (tính đến ngày 31/3/2014, do lượng kiều hối tài trợ gửi về nước là rất lớn lao); nợ nước ngoài của xứ này chỉ cỡ 60 tỷ USD; kỳ hạn trái phiếu chính phủ 10 năm cũng rất thấp chỉ cỡ 4,5%; xếp hạng tín dụng là ngang nhau, cụ thể, Standard and Poor's và Fitch Ratings xếp hạng BBB (dấu trừ, ổn định), Moody's cũng xếp như vậy là nấc Baa3 (ổn định). 

Riêng với trường hợp hi hữu là Singapore: Dự trữ ngoại hối tính đến ngày 31/3/2014 của quốc gia năng động dựa vào công nghiệp dịch vụ "ăn huê hồng ở giữa" và không có tài nguyên khoáng sản nhưng lại đạt mức hơn 343 tỷ USD một chút và cũng là quốc gia không mắc nợ ai chu dù đó chỉ là 1 xu lẻ nào cả; trái phiếu quốc trái kỳ hạn 10 năm của Singapore còn an toàn hơn trái phiếu của Mỹ là cỡ 2.43%, thực tế nếu Singapore kẹt tiền đi vay chỉ trả lãi cỡ 1.95% mà thôi. Đánh giá tín dụng của Singapore mà Standard and Poor's, Fitch Ratings, Moody's xếp hạng đạt mức cao nhất là ba chữ A hoa là AAA. Tổng sản phẩm GDP quốc nội năm 2012 đạt 274,70 tỷ USD, nhưng dân số chỉ cỡ 5.399.200 người, cho là 5,4 triệu cư dân chẵn luôn, diện tích rất nhỏ bé chưa tới 1.000 km², chỉ cỡ 716,1 km². 

Sau cung đối với Việt Nam về rổ dự trữ ngoại tệ lớn lao được xác lập là 35 tỷ USD do người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là ông Nguyễn Văn Bình nói, và lạc quan dự phóng trong tương lai gần sẽ là 45 tỷ USD. Đòi hỏi ấy không có gì là quá khó. Tuy nhiên, hiện khối dự trữ ngoại tệ 35 tỷ USD đó các tổ chức thậm định tài chính như Standard and Poor's, Fitch Ratings, Moody's chưa công nhận và chưa niêm yết trên kho lưu trữ của họ. Có nghĩa là các tổ chức thẩm định tài chính này đang phân tích nhiều nguồn trước khi lưu trữ 35 tỷ USD dự trữ này của Việt Nam vào sổ sách. Cho nên nếu Việt Nam bây giờ có nói là đã có trong tay hơn 100 tỷ USD, hay 500 tỷ USD dự trữ thì cũng chả sao. 

Nhưng một điều chắc chắn là, khi Việt Nam tích lũy khối dự trữ ngoại tệ 35 tỷ USD lớn lao như vậy trong mục đích đầu tư thì giới phân tích tài chính tự hỏi là về cơ cấu và tỷ phần của khối dự trữ này. Chẳng hạn như Việt Nam đang giữ bao nhiêu phần trăm dưới dạng vàng, USD, EUR, JPY (Nhật), Nhân dân tệ Trung Quốc (CNY)..v..v... bao nhiêu dưới dạng ngoại tệ khác, mà phải là ngoại tệ nào nữa? Và khi tích lũy dưới dạng tài sản của nước khác như vậy thì bao nhiêu là cổ phiếu, bao nhiêu là trái phiếu? Vì dự trữ ngoai tệ có thể bị hao hụt do lên xuống của giá trị các đồng tiền đó, cũng như phân lời của trái phiếu..v..v...

Riêng đối với đánh giá nợ nước ngoài, dự trữ ngoại tệ, phân lời trái phiếu kỳ hạn 10 năm, cũng như đánh giá thẩm định tín dụng của Việt Nam có lẽ tôi không cần phân tích, thì ai cũng đều biết rõ cả. Tuy nhiên nếu nhìn ra bên ngoài từ kinh nghiệm từ vụ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 - 2009, khi mà Trung Quốc nắm giữ và đầu tư một khối lượng dự trữ lớn lao tài sản Mỹ bằng hình thức này hay hình thức kia như đồng USD, cổ phiếu, trái phiếu tư nhân và công khố phiếu chính phủ Mỹ, thì Trung Quốc mất toi cả mấy trăm tỷ USD do tài sản Mỹ mất giá. Trái phiếu quốc trái của Mỹ năm 2008 bị đồn đoán suýt biến thành "junk bond", hay "giấy lộn" càng làm tài sản Mỹ trượt giá và xóa sổ sạch sẽ mấy năm tích cóp tài sản của Trung Quốc cho Mỹ vay mượn.

Bố vợ và con rể!

Hai người bạn ngồi hàn huyên tâm sự với nhau ngoài quán nhậu. Một anh hỏi: "Quan hệ giữa cậu và ông bố vợ ra sao?".

- Rất tốt! Tôi với ông ấy khá hợp nhau, trừ một lần duy nhất, tôi không hiểu ý ông ấy.

- Lần nào vậy?

- Lúc tôi xin cưới, ông ấy can ngăn và nói làm thế vì rất thương tôi. Thế mà tôi lại không tin.