April 23, 2015

CHECK

http://24work.blogspot.com/2013/09/drop-down-menu-widget-in-blogger.html

April 18, 2015

FPT_2015_PLAN

NGÀNH NGÂN HÀNG ĐÃ BƯỚC QUA GIAI ĐOẠN KHÓ KHĂN NHẤT

ĐTCK - 18/04/2015 8:10:43 SA 


Sau hai năm các ngân hàng tập trung vào nhiệm vụ ưu tiên là giải quyết nợ xấu, ổn định hoạt động, trong khi các nhà điều hành giải quyết được một phần nhiệm vụ là lành mạnh hóa môi trường kinh doanh ngân hàng theo Đề án Tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, chúng tôi nhìn thấy những dấu hiệu đầu tiên sẵn sàng cho sự tăng trưởng trở lại tại một số ngân hàng lớn.

Triển vọng ngành ngân hàng trong 2015

Tỷ lệ nợ xấu toàn ngành trong năm 2015 giảm về mức 3%. Cơ sở cho nhận định này thứ nhất là Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành nhiều quy định có tính ràng buộc, khiến các ngân hàng phải tích cực hơn trong xử lý nợ xấu như TCTD có tỷ lệ nợ xấu trên 3% không bán nợ cho VAMC sẽ bị thanh tra (Nghị định 53/2013), không được mở thêm chi nhánh (Thông tư 21/2013/TT-NHNN) hay các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% mới được cho vay đầu tư cổ phiếu (Thông tư 36/2014/TT-NHNN).

Thứ hai, Thông tư 36 tăng giới hạn tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn từ 30% lên 60%, tạo điều kiện cho các ngân hàng có thể cơ cấu lại các khoản nợ ngắn hạn có rủi ro thành nợ dài hạn trước khi điều khoản cho phép cơ cấu lại nợ theo Thông tư 09 hết hạn (31/03/2015). Thứ ba, tăng trưởng tín dụng dường như đang tăng tốc nhanh hơn trong khi sự tham gia mua nợ của VAMC đã phần nào làm chậm lại tốc độ tăng nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ do đó được kéo giảm.





Lợi nhuận giữa các ngân hàng sẽ phân hóa, tùy thuộc vào mức độ chặt chẽ trong phân loại nợ và trích lập chi phí dự phòng ở các năm trước và triển vọng thu nợ ngoại bảng, gắn liền với sự phục hồi của nền kinh tế.


Theo Thông tư 02/2012 và Thông tư sửa đổi bổ sung 09, từ ngày 1/1/2015, các TCTD phải sử dụng kết quả phân loại nhóm nợ đối với khách hàng do Trung tâm Thông tin tín dụng của NHNN (CIC) cung cấp để điều chỉnh kết quả tự phân loại nợ.


Theo đó, một số ngân hàng đã thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng theo sát hệ thống phân loại nợ của CIC sẽ ít bị ảnh hưởng khi quy định phân loại nợ theo kết quả phân loại của CIC có hiệu lực từ đầu tháng 1/2015.




Ngoài ra, các ngân hàng đã thực hiện xóa nợ cũng có thể ghi nhận lợi nhuận đột biến nếu thu được nợ từ nợ ngoại bảng nhờ thị trường bất động sản phục hồi và sự cho phép tái cơ cấu nợ của NHNN trước đây đã tạo điều kiện cho một số doanh nghiệp khôi phục lại hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Hoạt động phát hành tăng vốn và M&A dự kiến sôi động và giúp giảm áp lực thoái vốn tại một số TCTD theo quy định của Thông tư 36. Theo điều khoản quy định liên quan, NHTM nếu đáp ứng được các điều kiện cho phép nắm giữ cổ phiếu, thì giới hạn nắm giữ (trừ trường hợp hỗ trợ tái cơ cấu theo chỉ định của NHNN) là (a) sở hữu cổ phiếu của không quá 2 TCTD khác, trừ trường hợp TCTD là công ty con của NHTM đó và (b) tỷ lệ nắm giữ tối đa là dưới 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết của TCTD khác đó. Theo quy định này, sẽ có nhiều trường hợp NHTM phải thoái vốn do có tỷ lệ hoặc số lượng TCTD nắm giữ vượt quá giới hạn cho phép.





Ở chiều ngược lại, chúng tôi nhận thấy nhiều kế hoạch phát hành thêm cũng như sáp nhập giữa các ngân hàng đã được công bố như tại BID, VCB, MBB, Saigonbank, Maritimebank… Việc tăng vốn bằng phát hành riêng lẻ sẽ làm giảm tỷ lệ sở hữu của NHTM tại TCTD tăng vốn trong khi việc hợp nhất sẽ làm giảm số lượng ngân hàng, hai hình thức này sẽ góp phần giảm bớt áp lực phải thoái vốn.




Ngành ngân hàng đã đi đến những bước cuối cùng của giai đoạn tái cấu trúc 2011 – 2015, bài toán xử lý nợ xấu cũng trở nên dễ dàng hơn nhờ sự ra đời và tham gia tích cực của VAMC và chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp sản xuất và các gói giải cứu của Chính phủ dành cho lĩnh vực bất động sản được kỳ vọng sẽ giúp hệ thống ngân hàng thu hồi nợ nhanh hơn.


Bên cạnh đó, các ngân hàng đã tỏ ra năng động hơn khi chuyển trọng tâm từ phục vụ thành phần kinh tế là các tổ chức lớn sang lĩnh vực bán lẻ gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh gia đình và tài chính cá nhân.


Sự chuyển hướng này không chỉ giúp các ngân hàng tránh được sự phụ thuộc quá lớn vào thu nhập từ lãi, vốn khá nhạy cảm với các chính sách tiền tệ của NHNN, mà còn tạo điều kiện để các ngân hàng cải thiện tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) vốn đã suy giảm liên tục kể từ năm 2011. Những lý do này là động cơ thúc đẩy cổ phiếu ngân hàng tăng trưởng mạnh trong những tháng đầu năm và kỳ vọng sẽ là nhóm ngành dẫn dắt thị trường trong năm 2015.

Chọn lọc cổ phiếu

Chúng tôi cho rằng, vẫn còn nhiều thách thức chờ đợi các ngân hàng phía trước, do những rủi ro song hành với quá trình tái cấu trúc nền kinh tế và áp lực cạnh tranh gia tăng khi mọi ngân hàng đều hướng đến khai thác mảng kinh doanh bán lẻ. Trong bối cảnh như vậy, các ngân hàng có khả năng quản trị rủi ro tốt và có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ sẽ là những ngân hàng có khả năng bứt phá cao nhất.





Với quan điểm này, những ngân hàng ACB, BID, CTG, EIB, SHB, MBB, STB, VCB là những ngân hàng được chúng tôi đánh giá cao ở một trong hoặc tất cả các mặt về (1) hệ thống quản trị rủi ro, (2) kinh nghiệm và khả năng tạo bứt phá ở mảng ngân hàng bán lẻ, và (3) triển vọng lợi nhuận khả quan, gắn liền với sự phục hồi của lĩnh vực bất động sản và xây dựng.

BID_2015_PLAN

CTG_2015_PLAN

Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong các công ty cổ phần.

Có 3 nguồn tạo nên vốn chủ sở hữu: số tiền góp vốn của các nhà đầu tư, tổng số tiền tạo ra từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (lợi nhuận chưa phân phối) và chênh lệch đánh giá lại tài sản.

Vốn chủ sở hữu bao gồm: vốn kinh doanh (vốn góp và lợi nhuận chưa chia), chênh lệch đánh giá lại tài sản, các quỹ của doanh nghiệp như: quỹ phát triển, quỹ dự trữ, quỹ khen thưởng phúc lợi... Ngoài ra vốn chủ sở hữu còn gồm vốn đầu tư xây dựng cơ bản và kinh phí sự nghiệp (kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp phát không hoàn lại...)

Vốn chủ sở hữu có thể được hiểu theo các cách sau:

1. Là cổ phần hoặc bất cứ loại chứng khoán nào khác đại diện cho tỷ lệ sở hữu của cổ đông.

2. Trên bảng cân đối Kế toán, Vốn chủ sở hữu là lượng tiền được cổ đông đóng góp cộng với các khoản thu được (hoặc trừ đi khoản bị mất).

3. Trong nghiệp vụ mua bán Chứng khoán, là giá trị của chứng khoán trong tài khoản trừ đi khoản vay từ công ty môi giới.

4. Trong Bất động sản, vốn chủ sở hữu là sự chênh lệch giữa giá trị hiện tại trên thị trường của tài sản và phần nợ chủ sở hữu loại tàn sản ấy phải trả cho chủ nợ do đã đem tài sản đó đi thế chấp. Vì vậy vốn chủ sở hữu sẽ là phần chủ sở hữu nhận được sau khi bán đi tài sản đó và trả hết phần nợ thế chấp.

Lưu ý: Cổ phần là vốn sở hữu bởi vì nó đại diện cho tỷ lệ sở hữu của cá nhân trong công ty, nhưng Trái phiếu thì lại được coi là nợ bởi vì nó đại diện cho nghĩa vụ trả nợ của công ty (vì công ty phát hành trái phiếu để huy động vốn cũng chính là nợ chủ sở hữu trái phiếu một khoản tiền hay tài sản nhất định).

MBB_2015_PLAN

SHB_2015_PLAN





4.2. Cdc chi lieu hogt (king kinh doanh khdc
Thanh town qu6c Doanh s6 TTQT nam 2015 dat 2,9 tSr USD. Thu lao HDOT, Ban Kiem soat: 19,5 tST dong. Quy luang: 950 tSr ding (guy lucmg tang so vai nam 2014 do s6 lugng nhan su du kiln tang them theo ke hoach phat trien mang luai Chi nhanh va Phong Giao dich trong nam 2015 tai Viet Nam va thanh lap Ngfin hang con 100% von cua SHB tai Lao va Campuchia).

Mang luai hoat dong:
- Khai trucmg 08 chi nhanh trong nuac: Quang Ngai, Tay Ninh, Quy Nhan, Dik Lk, Ca
Mau, Ha Nam, Ha Tinh va Hai Duong.
- Khai trucmg 35 PGD (14 PGD da xin ma MITI 2014 va 21 PGD xin ma mai trong nam
2015).

- Chuytn d6i 10 QTK thanh PGD theo quy dinh tai Thong to 21/2013 cila NHNN.
- Thkrc hien chuytn d6i mo hinh hog dung va khai truing 02 ngan hang 100% vein nu&ngoai tai Lao, Campuchia.The ATM, the tin dung qutic
- Phat hanh 150.000 the ghi ng nOi dia va 25.000 the qu6c t6 (Visa va Master Card) trong
nam 2015. 

April 11, 2015

Phương Thơ(P6)



Tác giả MINH ĐỨC, tờ VnEconomy cần hiều rằng, về nghiệp vụ ngân hàng, đối với nền kinh tế tăng trưởng bình thường, hệ thống tài chính không gặp vấn đề nợ xấu, lãi suất cho vay ngắn hạn cao hơn lãi suất cho vay dài hạn. Ngược lại, trong một nền kinh tế mà Việt Nam phải đối mặt rơi vào tình trạng trì trệ vì rủi ro nợ xấu, thì mức lãi suất vay ngắn hạn có thể thấp, và lãi suất cho vay ngắn hạn có thể buộc phải thấp hơn lãi suất cho vay dài hạn.

Bởi vì, cần hiểu rằng, trong quá khứ, các doanh nghiệp nhỏ đã tồn tại và đã phá sản chủ yếu dựa trên sức mạnh của "các khoản vay ngắn hạn" (short-term loans). Nên nhớ, các khoản vay ngắn hạn chủ yếu lại là nguồn cơ bản của tài chính doanh nghiệp nhỏ. Khi nền kinh tế rơi vào trì trệ, điều này phần nào thay đổi các khoản cho vay khi các ngân hàng trở nên dè dặt thận trọng hơn để cho vay và các ngân hàng đã bắt đầu xem xét nguồn tài chính cho vay để thay thế các doanh nghiệp nhỏ. 

Chính vì điều này, hiện nay các ngân hàng tại Việt Nam than vãn ứ đọng tiền mà chả tìm được khách hàng vay, bởi lẽ các khoản vay lớn của các tập đoàn kinh tế Nhà nước tại Việt Nam vẫn chủ yếu là các khoản vay dài hạn, nên khách hàng vay mượn vẫn là những gương mặt cũ, hoặc nếu có vay đi nữa thì đa số là vay đảo nợ hay đầu tư ngoài ngành nên thường đưa đến nợ xấu khó đòi, và giải thích tại sao các ngân hàng ít khi cung cấp tài chính dài hạn cho các doanh nghiệp nhỏ.

Các doanh nghiệp nhỏ thường rất cần các khoản vay ngắn hạn thay vì vay nợ dài hạn như các Tập đoàn, các Tổng công ty doanh nghiệp Nhà nước mà các ngân hàng tại Việt Nam ưa cho vay mà cũng ít thẩm định rủi ro vì tin rằng Nhà nước sẽ cấp cứu bằng mọi giá vì tin rằng "quá lớn để sụp đổ" (too big to fail), nếu các doanh nghiệp này mất khả năng thanh toán. Hầu hết các khoản vay ngắn hạn, phân loại là ngắn hạn, thường có kỳ hạn một năm hoặc ít hơn. Những khách nợ, họ phải được hoàn trả cho bên cho vay trong vòng một năm. Hầu hết các khoản vay ngắn hạn thường được trả nhiều hơn nữa một cách nhanh chóng hơn, thường trong vòng kỳ hạn 120 ngày trở xuống đến 90 ngày. 

Khoản vay ngắn hạn với kỳ hạn ngắn có thể giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng một nhu cầu cấp thiết về tài chính mà không yêu cầu doanh nghiệp thực hiện một cam kết lâu dài. Chẳng hạn như thể hiện tiền nợ cho người lao động như trả tiền lương và tiền thưởng mà công ty chưa thanh toán..v..v...




---




Câu hỏi của Huy Quang rất hay. Chính vì vậy, cho nên, VN phải rà soát chỉnh sửa hay viết lại luật tín dụng, bởi các luật tín của VN hiện nay như chị đã đọc qua, nó đã quá lạc hậu của mấy thập niên trước không còn phù hợp nữa. Chị đã làm việc tại ngân hàng đầu tư Morgan Stanley cả chục năm và nhận thấy. Luật tín dụng của VN chỉ phù hợp ở thập niên những năm 2.000. Nghiệp vụ ngân hàng của VN không cải tiến gì cả để theo kịp những phát minh tinh vi của khí cụ đầu tư, và đầu cơ tài chính, ngay cả công cụ đo lường các hoạt động tài chính là lãi suất liên ngân hàng LIBOR mà một chuyên gia kinh tế VN viết trên báo đều diễn giải sai. Thí dụ như Ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại tại VN đều là một, và nằm dưới quyền duy nhất của Ngân hàng Trung ương (VN gọi là NHNN), tức là họ có thể đầu tư chứng khoán, kiêm vai trò huy động vốn cho vay thương mại...

Tại Mỹ, ngân hàng đầu tư là do Hội đồng Giao dịch Chứng khoán SEC kiểm soát chứ không phải Ngân hàng Trung ương kiểm soát. Một nhân viên hay một nhà môi giới chứng khoán tại Mỹ, họ có thể phân tích bất kỳ những vẫn đề tài chính hay chứng khoán. Nếu VN không cải tiến thì khó có thể theo kịp đà phát triển công cụ nghiệp vụ tài chính này để thúc đẩy doanh nghiệp dễ tiếp cận vốn vay. Bởi lẽ với một đất nước đang phát có số dân trẻ với 90 triệu cư dân thì VN phải cần rất nhiều nợ để đạt những phần trăm tăng trưởng cao nhằm nâng cao mức sống của người dân nên doanh nghiệp VN phải dựa vào vốn vay ngân hàng là rất lớn. Chả ai tự vỗ ngực cho rằng trong đời chưa từng đi vay mượn ai để lấy "đòn bẩy tài chính" (financial leverage) cho sự của sự phát triển các doanh nghiệp mình cả.

Tiền chảy vào đâu khi Fed nâng lãi suất?


Tiền chảy vào đâu khi Fed nâng lãi suất?
Fed sẽ làm thế nào để thu hồi về hơn 4,000 tỷ USD trong gói kích thích bơm vào nền kinh tế Mỹ? Đâu là rủi ro và cơ hội cho giới đầu tư khi Fed nâng lãi suất "Fed Funds Rate" trong thời gian tới?


Để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng nhất kể từ thời kỳ Đại suy thoái thập niên 1930, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã lần lượt tung ra các gói Nới lỏng định lượng QE1 (tháng 12/2008), QE2 (tháng 11/2010 - tháng 6/2011) và QE3 (tháng 9/2012).

Bây giờ, Fed sẽ làm gì sau nhiều năm giữ vai trò vừa là "người phóng hỏa" vừa kiêm luôn vai trò là "sở cứu hỏa". Fed sẽ làm thế nào để thu hồi về hơn 4,000 tỷ USD trong gói kích thích bơm vào nền kinh tế Mỹ? Đâu là rủi ro và cơ hội cho giới đầu tư khi Fed nâng lãi suất "Fed Funds Rate" trong thời gian tới?

1. Rủi ro tỷ giá khi Mỹ nâng lãi suất

Lần đầu tiên sau gần một thập niên, kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng suy thoái (recession), tức là tăng trưởng chậm hơn trong hai quý liền từ tháng 12/2007. Một trong những nguyên nhân là sự đình trệ của thị trường nhà đất tại Mỹ từ năm 2006 và nạn bể bóng tín dụng thứ cấp sau đó. Khi ấy, từ tháng 6/2006 đến tháng 12/2007, Fed đã hạ lãi suất ngắn hạn từ 5.25% xuống còn 4.25% (giảm 4 lần bắt đầu vào tháng 8); và từ tháng 10/2008, liên tục hạ lãi suất ngắn hạn xuống 1%. Đến ngày 16/12/2008, lãi suất còn được hạ tới mức cực thấp là từ 0% đến 0.25%.

Các nhà đầu tư cần hết sức thận trọng phân biệt các loại lãi suất tại Mỹ, đó là lãi suất ngắn hạn và dài hạn, để tính toán rủi ro khi đầu tư vào tiền tệ hay cổ phiếu cũng như trong sản xuất kinh doanh.

Lãi suất ngắn hạn thì do Fed, tức là Ngân hàng Trung ương Mỹ quyết định. Đây là lãi suất cơ bản, thường được gọi là "Fed Funds Rate", là cơ sở để các ngân hàng và doanh nghiệp tài chính tính toán cho khách hàng của mình. Khi tăng hay hạ lãi suất ấy, Fed gián tiếp tác động vào tiêu dùng hay đầu tư sản xuất tại Mỹ cũng như các thị trường khác trên thế giới, trong đó Việt Nam cũng bị ảnh hưởng. Hiện nay, Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) vẫn duy trì lãi suất ngắn hạn từ 0.25%. Trong quá khứ, lãi suất cơ bản của Mỹ có lúc lên đến 20% vào những năm 1980-1981. Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997, lãi suất cơ bản của Mỹ là 5.5%, giai đoạn bong bóng Dot-com bị vỡ thì Fed Funds Rate là 6.6%.

Trong khi đó, lãi suất cho vay dài hạn tại Mỹ được thả nổi cho thị trường quyết định theo các tiêu chuẩn cung cầu, lợi suất trái phiếu và mức an toàn, tức là khả năng hoán đổi trái phiếu (tờ giấy nợ) ra thành tiền mặt nhanh chóng. Bởi lẽ, nếu đồng USD mạnh lên sẽ tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của các quỹ trái phiếu quốc tế (vì giá trị của các loại ngoại tệ giảm). Đồng USD là một nơi trú ẩn an toàn trong bất kỳ cuộc khủng hoảng toàn cầu nào. Điều đó có nghĩa là nhà đầu tư mua trái phiếu Mỹ để tránh rủi ro khi kinh tế Mỹ phục hồi từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Chi tiết rất chú ý và đáng ngại là hơn 85% các giao dịch ngoại hối liên quan đến đồng USD. Hơn nữa, khoảng 39.7% nợ của thế giới được phát hành bằng đồng USD. Kết quả là các thị trường tài chính, các ngân hàng nước ngoài cần rất nhiều USD để giao dịch cũng như thanh toán nợ nần. Dự trữ ngoại tệ của ngân hàng trung ương các nước trên thế giới có đến 61% bằng USD.

Thực tế là đồng USD chưa cần tăng giá mà chủ yếu các đồng tiền mạnh khác như đồng EUR, đồng JPY (Nhật)... bị sụt giá so với đồng USD, thì giới đầu tư trên thế giới đã ào ạt bán các khoản nợ bằng nội tệ để mua USD để đầu tư vào Mỹ, và đang gây thêm biến động cho thị trường tài chính và chứng khoán của nhiều nước trên thế giới. Đối với những nước đi vay bằng đồng USD mà tài trợ lãi bằng đồng nội tệ hay vay ngắn hạn bằng đồng USD để tài trợ các dự án dài hạn, khi đồng USD tăng giá thì các khoản vay mượn sẽ đắt hơn.

Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã bị ảnh hưởng ít nhiều từ động thái bán tháo liên tục của nhà đầu tư nước ngoài, khiến cổ phiếu rớt giá và thanh khoản cũng sụt theo chỉ trong một tuần giao dịch cuối tháng 3/2015. Lý do là vì giới đầu tư muốn đầu tư vào trái phiếu của Mỹ (và bán tháo cổ phiếu các công ty Mỹ dựa vào xuất khẩu do đồng USD tăng giá).

2. Rủi ro dòng vốn khi châu Âu duy trì lãi suất âm và in tiền qua QE

Ngày 22/01/2015, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tuyên bố họ sẽ bắt đầu mua 60 tỷ EUR trái phiếu bằng đồng EUR mỗi tháng kể từ tháng 3. Đồng EUR ngay lập tức giảm giá. Nếu tại châu Âu, tiền nhiều và đi vay dễ thì trị giá trái phiếu sẽ tăng mà lợi suất lại giảm.

Quyết định đó của ECB đã gây chấn động cho các thị trường tài chính toàn cầu, gây áp lực lên giá trái phiếu. Trong khi đó, việc này lại khuyến khích nhà đầu tư dồn tiền trở lại để đầu tư vào cổ phiếu, kéo theo đà tăng giá chứng khoán của các nước Liên minh châu Âu (EU). Cụ thể, DAX - chỉ số thị trường chứng khoán đại diện cho khoảng 80% giá trị vốn hóa thị trường niêm yết ở Đức - chạm mức cao nhất mọi thời đại tại 12,167.72 điểm trong tháng 3/2015, chỉ số CAC 40 của Pháp cũng tăng lên 5,034.06 điểm trong tháng 3 từ mức thấp nhất trong tháng 02/2015 là 4,951.48 điểm. Dù vậy, đây chưa phải là đỉnh cao nhất mọi thời đại của CAC 40. Được biết, chỉ số này đã xác lập mức cao nhất từ trước đến nay tại 6,922.33 điểm vào tháng 9/2000 và giới đầu tư dự đoán nó sẽ phá đỉnh năm 2000,...

Chi tiết đáng chú ý, khi đồng EUR trượt giá thì các nhà đầu tư từ Mỹ, Trung Quốc và một số nước có dự trữ lớn ngoại hối bằng đồng USD sẽ nhân cơ hội đầu tư thẳng vào các doanh nghiệp châu Âu, hoặc bỏ tiền mua đứt các doanh nghiệp hoặc qua các thương vụ M&A. Cụ thể mới đây Tập đoàn Hóa chất Quốc gia Trung Quốc (ChemChina) chi 7.7 tỷ USD thâu tóm một công ty lốp châu Âu là hãng sản xuất lốp xe Pirelli của Italy,...

3. Rủi ro giá vàng khi lãi suất ngắn hạn tại Mỹ tăng

Ít có gì lại có sức quyến rũ sáng chói như vàng, nhất là trong thời buổi kinh tế khó khăn đầy biến động. Cũng có lắm cơ hội để đầu tư, và vàng được xem như là một loại tài sản để chống lại xói mòn đồng bạc, vì tiền được in ra quá nhiều trên thế giới, trừ trường hợp của Mỹ là đang thu hồi lượng tiền bơm ra.

Về mặt quy luật kinh tế, ngược với lý luận của nhiều người, không phải giá vàng đã chi phối trị giá đồng USD mà trái lại, tỷ giá đồng USD mới ảnh hưởng đến giá vàng. Giá vàng thường tăng giảm ngược chiều với đồng USD.

Giá vàng là một chỉ số theo dõi tốt về sức khỏe nền kinh tế Mỹ. Khi giá vàng cao, đó là khi nền kinh tế Mỹ không lành mạnh. Tại sao vậy? Nhà đầu tư đổ xô đầu tư vào vàng khi họ muốn bảo vệ các khoản đầu tư tránh khỏi ảnh hưởng từ khủng hoảng hay lạm phát. Khi giá vàng giảm, thường có nghĩa là nền kinh tế Mỹ đang lành mạnh. Đó là bởi vì nhà đầu tư giàu kinh nghiệm đã bán vàng để tìm kiếm các khoản đầu tư sinh lời hấp dẫn hơn, như là đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu hay bất động sản...

Trong quá khứ, vào ngày 05/9/2011, vàng đạt mức cao nhất mọi thời đại là 1,895 USD/oz. Lý do xuất phát từ báo cáo việc làm yếu kém tại Mỹ cũng như cuộc khủng hoảng nợ chồng chất tại khu vực đồng EUR và khủng hoảng trần nợ công của Mỹ.

Theo một báo cáo nghiên cứu từ Trinity College, tất cả nhà đầu tư lão làng giàu kinh nghiệm đều phải có ít nhất một số vàng trong danh mục. Báo cáo cho thấy lý do tốt nhất để mua vàng là xem kim loại quý như một hàng rào chống lại sự sụp đổ tiềm năng của thị trường chứng khoán.

Có thể lấy mức 1,300 USD/oz làm điểm cản và 1,200 USD/oz làm điểm hỗ trợ của giá vàng hiện nay (dù giá vàng có thấp hơn điểm hỗ trợ này). Giới đầu tư dự đoán nếu đến mùa Thu năm nay, khi Fed nâng lãi suất mà giá vàng vượt qua được điểm chặn 1,300 USD/oz thì vàng sẽ vọt lên 1,620 USD/oz, ngược lại nếu cứ chập chờn quanh điểm hỗ trợ 1,200 USD/oz thì theo dự đoán George Soros đã nói xưa kia: "Vàng là bong bóng cuối cùng" và sẽ tuột dưới 1,000 USD/oz.

4. Rủi ro cũng như cơ hội của thị trường chứng khoán Việt Nam

Khi đồng USD tăng giá, giới tiêu dùng và các nhà nhập khẩu Mỹ cũng như các nước có đồng nội tệ mạnh sẽ nhân cơ hội này mà chi tiêu, nhập khẩu các mặt hàng của các nước dựa vào xuất khẩu có đồng nội tệ bị suy yếu, trong đó cơ hội đang thuộc về doanh nghiệp Việt Nam trong các lĩnh vực như thủy sản, đồ gỗ, hàng tiêu dùng,...

Đối với thị trường chứng khoán, cơ bản vẫn là việc "mở room" cho các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ cổ phần, kể cả 100% cho một số lĩnh vực mà mới đây Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước công bố. Nếu điều này diễn ra thì trên thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ sớm xuất hiện nhiều đại công ty có tầm vóc quốc tế như trường hợp của Vinamilk (HOSE: VNM).

Trái với nhận định bi quan về thị trường cổ phiếu Việt Nam, nếu trong mùa Thu năm 2015, khi Fed tăng lãi suất ngắn hạn, theo nhận định của chiến lược gia phân tích tài chính toàn cầu Roger Nightingale tại Pointon York cho hay, các dòng vốn đầy tiềm năng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Mỹ sẽ chảy lại các thị trường mới nổi, trong đó có thị trường chứng khoán Việt Nam. Nguồn vốn FDI cũng sẽ rất lớn, bởi lẽ một trong những công cụ tốt nhất một quốc gia có thể sử dụng để khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài là các hiệp định thương mại tự do, mà Việt Nam sẽ ký kết trong năm 2015 này.

Tuy nhiên, thông thường để thu hút FDI hay cả vốn "tiền nóng" trên thị trường chứng khoán của giới đầu tư nước ngoài nhiều hơn nữa, thì mặt bằng lãi suất của Việt Nam phải duy trì thấp. Mặc dù điều này làm tăng lạm phát nhưng nó lại giúp kinh tế tăng trưởng mạnh hơn.

Phạm Quốc Hoàng - William D. Dudley

April 4, 2015

Phá giá VND ảnh hưởng như thế nào tới thị trường chứng khoán VN



Sau một loạt bài viết về thị trường được rất nhiều NĐT quan tâm, có một câu hỏi mà rất nhiều NĐT hỏi riêng tôi là “Vấn đề tỷ giá có ảnh hưởng như thế nào đến chứng khoán không?”. Hôm nay thông qua bài viết này xem như tôi muốn giải thích chung cho tất cả mọi người luôn.


​​

Hinh: Biểu đồ sức mạnh đồng USD
-Hai nguyên nhân trên là nguyên nhân về mặt bản chất kinh tế, còn về yếu tố đằng sau thì rất nhiều, mà ở đó Mỹ cân nhắc thiệt hơn từ việc làm đồng USD tăng giá.
+ Thứ nhất, Mỹ muốn phát ra tín hiệu cho các tập đoàn của Mỹ phải từ từ rút vốn về tái thiết lại nước Mỹ hung mạnh. Và tới đây sẽ có một cuộc khủng hoảng mới và người Mỹ sẽ ít chịu ảnh hưởng.
+ Thứ hai, Mỹ cân đối liệu việc USD lên giá có làm cho NGA và TQ lo lắng với vấn đề này hay không. Cái này thì MỸ đã tính toán thiệt hơn, xem liệu những khoản dự trừ USD và những khoản vay các nước bằng USD cái nào hơn => phần lợi thuộc về MỸ, trả ít nợ hơn, nước khác nợ Mỹ thì phải khó khan hơn trong vấn đề trả nợ.
+ Vấn đề XK của Mỹ bị thiệt hại đã được cân đối với NK và các dòng vốn đổ vào MỸ đầu tư, và Mỹ sẽ vẫn có lợi.

Việt Nam có nên phá giá hay không?
Tôi không muốn phân tích quá xâu theo chiều hướng kinh tế, cái này các bác có thể đọc ở báo chí thì rõ hơn. Tôi chỉ nói sơ lược qua vài điểm chính như sau:
-VN đang cân đối giữa XK và NK xem tỷ trọng cái nào lớn hơn và lâu nay thì chính sách vẫn là yêu tiên XK, do đó phá giá VND là điều nên làm. Trong ngắn hạn thì Chính Phủ cân nhắc tới cơ cấu xuất khẩu, xem liệu mặt hàng xuất khẩu thực chất không tính khu vực FDI của chúng ta là bao nhiêu => thấy rằng XK đang ít hơn nhập khẩu (bản chất xuất khẩu tỷ trọng lớn của FDI)
-Chính phủ muốn phá giá hay không còn xét trên toàn cảnh mục tiêu vĩ mô của Chính Phủ đang muốn làm gì, năm nay họ muốn giữ vĩ mô ổn định nhằm nhiều mục tiêu phát triển thị trường, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển =>do đó muốn giữ.
-Áp lực của dòng vốn ngoại rút về nước đang rất là cao, liên tục đang nhập siêu trong mấy tháng đầu năm, cộng với việc nhiều nước phá giá ngoại tệ của họ cũng làm hàng hóa VN đắt đỏ hơn => phá giá VND.
Những phân tích trên đây chỉ mang tính chất kinh tế, nếu mọi người đọc thì chẳng hiểu vì sao NHNN không phá giá đi, có lợi thế cơ mà? Phần tiếp theo mới nói lên vấn đề thực sự.






Chart: Mức độ mất giá euro và yên so với USD, VND đang neo khá chặt

Phá giá VND ảnh hưởng như thế nào tới thị trường chứng khoán và khi nào mới phá giá?
-Thứ nhất, thị trường VN ảnh hưởng rất lớn bởi dòng vốn ngoại, trong đó dòng vốn đầu cơ ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng rất cao, và dòng vốn này ra vào thị trường rất nhanh chóng. Ngay khi dòng vốn này nhận thấy VN không thể nào giữ nguyên tỷ giá trong khi áp lực tăng giá ngày một cao => Họ lập tức bán các tài sản thanh khoản khác (trong đó có chứng khoán), chuyển qua đầu cơ USD, và nếu NHNN phá giá thì ngay lập tức họ có khoản lợi khổng lồ.
-Thứ 2, NHNN đang cần nhắc tới các vấn đề nợ công và đảo thêm những khoản nợ mới, cộng với việc họ biết được khối ngoại đang tập chung đầu cơ vào tỷ giá => NHNN cố gắng dung tất cả các nguồn lực để giữ tỷ giá ổn định, giảm chi phí cơ hội của nhóm đầu cơ tỷ giá kia, và tranh thủ thực hiện tái cơ cấu các khoản nợ công.
-Xét trên vấn đề lợi ích nhóm thì ngân hàng cũng cân nhắc xem lợi ích từ bên nào cao hơn, có hay không cố gắng kìm chế để giúp đỡ các tập đoàn NN tái cơ cấu nợ, hay phá giá để các tổ chức quốc tế quay lại đổ tiền vào đầu tư tiếp. Nếu bên nào lợi ích hơn thì sẽ làm

Phá giá VND ảnh hưởng như thế nào tới thị trường chứng khoán
-Với tính toán như thế nào thì việc phá giá mạnh VND sẽ phải được thực hiện trong năm nay (không phải bằng 1% còn lại) và điều này thực chất làm cho dòng vốn ngoại rút ra thị trường thời gian gần đây quay lại thị trường, ngoài ra còn thu hút thêm những vốn đầu cơ ngoại mới. Đơn giản vì:
Một quỹ ngoại đầu tư 1tr USD vào HAG, tức là 1tr cp HAG (giả sử tỷ giá là 21.5kđ/usd và giá hag là 21.5k), tôi thấy khả năng phá giá VND ngay lập tức tôi bán HAG lấy tiền đổi ra USD.
Nếu giờ phá giá VND khoảng 2% lên 22kđ/usd => 1tr USD bây giờ tôi có thể mua được hơn 1.02tr cp HAG (giả sử giá không đổi) => Thu khoản lợi từ việc hoán đổi này.
ðVậy thì chắc chắn tôi không cần biết phá giá ảnh hưởng như thế nào đến vĩ mô, nhưng tôi thấy rằng vốn ngoại đã rút sẽ quay lại mua ròng cổ phiếu VN vì nó rẻ tương đối hơn.
ðVấn đề khối ngoại muốn rút đi sẽ được hạn chế, và vấn đề mua ròng lại quay lại và có hiệu ứng tích cực lên thị trường

Khi nào mới phá giá?
-Với những lập luận lợi ích nhóm ở trên thì tôi nghĩ NHNN sẽ cố gắng giữ tỷ giá thêm một thời gian để:
+ Một là cho vốn đầí cơ tỷ giá của NN bị mất chi phí cơ hội
+ Hai là, tranh thủ cho các tập đoàn tổ chức và nhà nước cơ cấu các khoản nợ có lợi.
ðDo đó thời gian cho phá giá sẽ nằm ở cuối năm cỡ tháng 9 – 12/2015
ðTuy nhiên, theo cá nhân tôi nhận thấy áp lực đang rất là căng, và NHNN không còn đủ công cụ để can thiệp giữ tỷ giá được nữa => phá giá sớm hơn khoảng tháng 7

April 1, 2015

Phương Thơ(P5)

TTCK VN như cỗ xe đạp, nếu cho uống "sâm bổ" thì xe chạy nhanh và tăng giá, tức là dựa vào "đòn bẩy tài chính" (financial leverage), tức là "vay vốn kinh doanh của các ngân hàng thương mại" (business loans from commercial banks), ngược lại, nếu không có "sâm bổ" thì xe dừng chạy và đổ ngã. Về phân tích chuyên môn lính vực tài chính và suy ngược ra phân tích chứng khoán. Bối cảnh hồ sơ rộng hơn, nếu nhìn ra bên ngoài. Từ tháng 12 năm 2008 cho đến nay, tức là đã qua 7 năm, Fed, vẫn dùy trì lãi suất cơ bản "Fed Funds Rate" là 0,25% (lãi suất này tính toán cho giới kinh doanh và thân chủ vay và ký thác tiền gửi). Hiện nay, Mỹ chưa tăng lãi suất ngắn hạn này vậy mà các chủ nợ và giới đầu tư nước ngoài đã có động thái bán tháo các khoản nợ yết giá bằng đồng nội tệ của các quốc gia để mua vào đồng USD, tuy chưa gây biến động cho thị trường hối đoái quốc tế. Bởi vì giới đầu tư họ muốn đầu tư vào trái phiếu của Mỹ để kiếm lời và tìm hầm trú ẩn an toàn để bảo vệ tài sản của họ.

Đối với các TTCK của các nước khác trên thế giới, biến động thị trường hối đoái những nước đi vay trả lãi bằng đồng USD rẻ năm xưa, mà tài trợ lãi ở nhà bằng đồng nội tệ, hay vay ngắn hạn bằng đồng USD để tài trợ các dự án dài hạn là khi đồng USD nhúc nhích tăng giá là rất dễ bị rủi ro về ngoại hối, và dẫn đến sự sụt giá cổ phiếu là rất lớn bởi sự bán tháo của các nhà đầu tư nước ngoài.

Với TTCK VN, như tôi tính toán dựa theo con số thống kê của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), đã cho thấy giới đầu tư nước ngoài đã liên tục bán ròng tới 1.700 tỷ VND trái phiếu Chính phủ để chốt lời và rút vốn khỏi VN, đây là mức cao nhất trong 4 tháng trở lại đây. Cuối năm ngoái nhà đầu tư nước ngoài cũng liên tục chốt lời trái phiếu dẫn đến đợt rút vốn trị giá hàng trăm triệu USD, dẫn đến sự sụt giá cổ phiếu là điều không tránh khỏi.

Ở đây tôi muốn nhấn mạnh, rằng: Nếu như các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục bán mạnh các khoản nợ yết giá bằng đồng nội tệ của VN, nó có thể ảnh hưởng đến biến động tỷ giá VND/USD cũng như thị trường cổ phiếu chứng khoán VN sẽ còn sụt giá mạnh vào mùa Thu năm nay nếu Fed nâng lãi suất nền "Fed Funds Rate", chỉ cần 50 điểm cơ bản, tức thêm 0,5% nữa thành 0,75% nữa thôi, Trước mắt, nếu như các doanh nghiệp VN vẫn ồ ạt "in giấy lấy tiền", như đồn đoán hiện nay thì giá cổ phiếu TTCK VN sẽ tiếp tục sụt giá nữa. VN nên chú và hạn chế IPO các DNNN trong thời điểm xấu này, chờ thị trường toàn cầu tái cân bằng vốn vào mùa Thu năm nay rồi mới IPO, việc IPO nên chọn thời điểm TTCK sôi động. Nếu không các giá cổ phiếu sẽ biến thành "giấy lộn".




-----




Nhật khi tiến hành công nghiệp hóa theo tinh thần chiến đấu của những Kiếm sĩ đạo Samurai, Nhật có xây dựng loại tập đoàn chủ đạo được nhà nước yểm trợ ở đằng sau là những "Zaibatsu", rồi "Keiretsu". Nam Hàn học theo Nhật để phát triển kinh tế với sự thành lập của các "Chaebols", để tạo ra các tập đoàn kinh tế nhà nước mà thực chất là các "tập đoàn tài phiệt", với doanh nghiệp và ngân hàng kết hợp phương tiện thành từng khối theo hàng dọc để thực thi chiến lược do nhà nước đề ra và yểm trợ. Với lãnh đạo do dân chúng kiểm soát chặt chẽ. Chiến lược và tổ chức ấy có đạt kết quả ban đầu, nhưng vẫn bị mờ ám dẫn tới nạn chiếm dụng tài nguyên lệch lạc và sự cấu kết mờ ám giữa chính trị và kinh doanh. Đông Á sở dĩ bị khủng hoảng năm 1997, tại Nhật vào năm 1990 là do người ta mất kiểm soát các tập đoàn này vì thiếu thông tin. VN cũng học theo chiến lược này. Cụ thể là học theo mô hình phát triển các "Chaebols" của Nam Hàn nhưng thất bại vì nó không còn phù hợp, vì thế giới ngày nay theo mô hình kinh tế thị trường tư bản do tư doanh làm chủ. 

Mẫu chốt ở đây, là VN hay bị nạn lạm phát đe dọa, là khi phát triển kinh tế dựa vào các DNNN là vì không chỉ là hậu quả của chính sách tiền tệ mà còn xuất hiện dưới một dạng khác là sức mua sút kém của đồng bạc vì hiệu suất đầu tư quá thấp, nhất là của quốc doanh. Vì doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo và được ưu tiên tài trợ, nhà nước càng tài trợ, càng dồn tiền kích thích kinh tế qua hệ thống quốc doanh lại càng gây ra lạm phát. Hậu quả cũng đã xảy ra tại VN hay phải canh chừng lạm phát chính là do các DNNN gây ra khi họ được ưu đãi quá nhiều tiền, và được vay lãi rẻ dẫn đến các DNNN này chuyển từ đầu tư sang đầu cơ là đem tiền đầu tư trái ngành vào tài chính, chứng khoán, bất động sản..., chẳng hạn như EVN, Dầu khí,...như đã thấy năm xưa. 

Yếu tố cần chú ý ở đây để phát triển kinh tế, VN phải chú ý chất lượng và "hiệu suất đầu tư", nôm na là VN phải đầu tư mấy đồng thì tăng sản lượng được một đồng. Các quốc gia gần giống VN nhất đó là Philippines, xứ này doanh nghiệp của họ đầu tư chừng hai hay ba đồng thì nâng được một đồng sản lượng. Trong khi đó, các DNNN phải đầu tư sáu đến bảy đồng thì mới có thêm một đồng sản lượng, nghĩa là VN bị hao phí sức lực để đạt kết quả nghèo nàn, mà không đóng góp đúng cho tăng trưởng GDP, chưa nói dến những hậu quả bất lường mà cả Việt Nam sẽ gặp sau này về phí tổn phải bỏ ra gấp nhiều lần, đó là nạn ô nhiễm bởi các ngành khai thác tốn nhiều điện năng và tài nguyên mà bán vẫn lỗ như quạng sắt, bauxite,...của DNNN như Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản VN (TKV)...

Hiện nay, đầu tư nước ngoài vẫn có những đóng góp đáng kể vào đà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Nhưng các DNNN này đóng góp chưa đúng mức cho yêu cầu phát triển về kinh tế và xã hội. Muốn khai thác được đòn bẩy ấy thì cũng phải có trình độ và khả năng tối thiểu về phần nhân công và trình độ giáo dục đào tạo và đừng nên tự ru ngủ rằng mình có lợi thế với nhiều đại công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước nhiều nhất xứ khác.

VN là nước đang phát triền phải cần rất nhiều nợ của tư nhân để có những phần trăm trăn trưởng GDP cao sau này, có nghĩa là VN phải cần vốn của tư nhân, điều đó có nghĩa là gì? Có nghĩa là VN phải "tư nhân hóa", và phải loại bỏ cụm từ "cổ phần hóa" ra khỏi từ điển kinh tế của VN, để cho tư nhân dễ dàng tham ra "quản trị" các DNNN, khi tư nhân góp vốn. Về khái niệm DNNN, thực tế là tiền thuế của dân, vì nhà nước có bao giờ làm ra tiền đâu?



-----


Có một kinh nghiệm bắt đáy của thị trường chứng khoán. Đó là bất kể phiên giao dịch nào cũng có đáy để bắt, nếu nhà đầu tư tự tin rằng giá cổ phiếu đó đã thấp. Nó thường chỉ thành công khi đầu tư vào thị trường con Gấu. Tuy nhiên, khi thị trường hoảng loạn bởi "boom thị trường chứng khoán (the stock market boom), thì không bao giờ bắt con dao đang rơi (never catch a falling knife), khi các nhà đầu tư có động thái rút vốn, và họ chuyển từ đầu tư dài hạn sang đầu tư ngắn hạn là thị trường rất khó đoán, kể cả những người giàu kinh nghiệm nhất, kể cả tôi không thể đoán ra để kịp phản ứng. 

Việc đầu tư vào TTCK, những tin tức vĩ mô kinh tế luôn đi sau tin tức TTCK, nếu ai bám sát vào tin tức vĩ mô kinh tế là sạch vốn trong môi trường đầu tư ngắn hạn, và cần hiều rằng: Giá cổ phiếu được điều khiển bởi các mối quan hệ giữa người mua và người bán.Cổ phiếu hấp dẫn có người mua hơn người bán, mà giá cả tăng lên, trong khi cổ phiếu kém hấp dẫn cảm nhận được hiệu ứng ngược lại là giá sẽ giảm.

Bất kể thị trường nào, cung và cầu là một bạo chúa, kẻ cai trị tàn bạo của thị trường chứng khoán. Khi nhu cầu cao và nguồn cung thấp, giá cả tăng lên. Khi nguồn cung cao và nhu cầu thấp, giá giảm. Giá cổ phiếu cũng được điều khiển một phần bởi các mối quan hệ giữa người mua và người bán. Cổ phiếu hấp dẫn có người mua hơn người bán, mà giá cả tăng lên, trong khi cổ phiếu kém hấp dẫn hiệu ứng ngược lại giá sẽ sụt giảm. Giá cổ phiếu là một chức năng của cung và cầu. 

Ảnh hưởng khác tác động vào giá chứng khoán, như thu nhập, nền kinh tế có thể ảnh hưởng đến mức độ cần thiết đến giá cổ phiếu. Nếu một doanh nghiệp báo cáo thu nhập thấp đáng ngạc nhiên trong doanh thu, nhu cầu đối với các chứng khoán có thể sớm tàn lụi với doanh nghiệp đó. Vì nó không, sự cân bằng hấp dẫn giữa người mua và người bán. Người mua sẽ yêu cầu giảm giá.

Về kinh tế vĩ mô, tăng trưởng GDP trong quý 1/2015 đạt 6,03% là con số khả quan do phía VN đưa ra. Chỉ số PMI sản xuất và dịch vụ (do Markit Group, HSBC công bố khảo sát và đánh giá), đạt khả quan 50.7 trong tháng 3, thấp hơn so với mức 51.7 trong tháng 2. Các thị trường tài chính xem PMI sản xuất và dịch vụ, là chỉ số kinh tế hàng đầu quan trọng (trái ngược hoàn toàn con số tăng trưởng GDP trong quý 1/2015 đạt 6,03% của VN đưa ra). Nếu chỉ số PMI này mà kém có thể làm các thị trường cổ phiếu chứng khoán rơi rớt liên tục và khiến người ta dự báo tình trạng co cụm kinh tế sắp tới của quốc gia đó. Có nghĩa là các nhà đầu tư quốc tế không còn tin cậy vào thống kê của VN nữa. Đó là điều đáng lo ngại ! 

Tuy nhiên, thị trường tài chính lại có cái nhìn khác. Đó là "sự thâm hụt thương mại và tỷ giá hối đoái" (the trade deficit and exchange rates) của VN, cũng như: Nhập khẩu và thâm hụt thương mại (Imports and the trade deficit) vẫn gia tăng chủ yếu đến từ TQ, nước láng giềng xấu tính của VN, và sẽ càng áp lực lên tỷ giá USD/VND.

---

Câu hỏi đặt ra cho TTCK VN vẫn là, tầm quan trọng của tiền (mportance of cash). Chủ yếu vẫn là thanh khoản thấp èo uột. Thanh khoản thấp có nghĩa là hiện nay các nhà đầu tư đang rất khó khăn hơn để nhập và vị trí thoát. Những người cần mua hoặc thanh lý một vị trí bị kẹt giá thị trường trả tiền cho cổ phiếu của họ.

Như đã nhắc rất nhiều lần tầm quan trọng của tiền, và cung cầu, đó là: "Giống như bất kỳ thị trường, nơi có những người mua nhiều hơn người bán, giá cả tăng vọt đến khi các nhà đầu tư chuyên nghiệp bắt đầu rút tiền ra khỏi thị trường và các giá trị bị rơi xuống" (Like any market where there are more buyers than sellers, prices shot up until professional investors began pulling their money out of the market and values crashed).

Có thể khẳng định dòng tiền đang hiện diện trên TTCK VN, xuất phát từ hai nguồn chủ yếu là tiền của nhà đầu tư và nguồn tiền vay "ký quỹ" (on margin). Khi dòng tiền margin quá nhiều đổ vào TTCK thì có nghĩa là sẽ không có thêm dòng tiền mới vào thị trường nữa. TTCK có thể đang dò "mức đáy mới" trong các phiên giao dịch tiếp theo. Cơ bản vẫn trò gian manh của các nhà đầu tư ngoại, lẽ ra họ có thể "xả hàng" ra, nhưng do có dòng tiền margin đổ vào của các nhà đầu tư nội, điều đó có nghĩa là TTCK VN đang dò cái đỉnh mới trong ngắn hạn, có nghĩa là họ đang muốn kiếm lời trong các phiên tới. Nếu hôm nay họ bán tháo sẽ vô tình làm giá cổ phiếu của họ sụt giảm nặng, nên các nhà đầu tư ngoại quốc đang cố đẩy giá cổ phiếu lên rồi sau đó bán ròng tiếp.

Tuy nhiên, đầu tư vào chứng khoán đòi hỏi một số kiến thức về các yếu tố đẩy giá cổ phiếu lên hoặc xuống (Investing in stocks requires some knowledge of the factors that drive stock prices up or down). Đó là, trong môi trường đầy rủi ro biến động về tỷ giá hối đoái, cũng như giá dầu hạ, nếu các nhà đầu tư giàu kinh nghiệm nhất, nếu họ chuyển từ đầu tư ngắn hạn như hiện nay sang đầu tư dài hạn, thì cần phân biệt rằng, trong ngắn hạn, các tin tức của TTCK luôn đi trước các tin tức vĩ mô kinh tế. Trong khi chỉ số TTCK có thể tăng và giảm hoàn toàn độc lập của nền kinh tế. 

Bởi vì, nếu các nhà đầu tư chứng khoán lớn, họ thường đặt cược vào tương lai dài hạn. Do đó, tâm lý của họ có thể thoát ra khỏi những ảnh hưởng từ các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế, kể cả lúc xấu nhất. Những tin tức vĩ mô có thể là xấu và rủi ro ngày hôm nay, nhưng nếu nhà đầu tư chứng khoán tin rằng thời gian tới sẽ tốt hơn thì họ có thể bắt đầu mua vào và làm tăng giá cổ phiếu. 

Hiệu ứng ngược lại, nếu tin tức vĩ mô hôm nay đều là những con số khả tốt rất ấn tượng như đã thấy của VN, nhưng các nhà đầu tư đặt cược thời gian tới sẽ rất là xấu và khó khăn cho nền kinh tế của VN, và họ chuyển từ đầu tư dài hạn sang ngắn hạn, họ sẽ bán cổ phiếu và làm sụt giá chứng khoán nó đang diễn ra ở TTCK VN, dù kinh tế VN đang tăng trưởng mọi thứ đầu hoàn hảo và tốt, GDP của VN có thể tăng trưởng 7% cho các quý 2, hay 8% cho quý 3,... tiếp theo cũng không cữu vãn nổi sự sụt giá chứng khoán.

--

ầu thô là sản phẩm chiến lược vì cần thiết cho việc sản xuất và vận tải của các nước cho nên ngoài yếu tố cung cầu có ảnh hưởng đến giá cả người ta phải chú ý đến việc các nước sản xuất và xuất khẩu dầu. Trái với nhận của nhiều người là khi dầu thô sụt giá, các nước thuộc vào nguồn thu ngân sách của dầu như Liên bang Nga, Saudi Arabia, Iran, Venezuela, có cả VN....họ còn gia tăng bơm dầu để trám vào khoản hụt thu dẫn đến giá dầu càng hạ, chứ chả có nước nào cắt giảm sản lượng khai thác dầu cả. Trong quá khứ giá dầu loại West Texas Intermediate viết tắt là WTI trên thị trường Bắc Mỹ gọi là NYMEX đã xê xích từ 15 tới 120 USD một thùng. Và cái bản lề, hay điểm lật được cho là cái neo 50 USD/thùng. Cho nên, nếu giá dầu thô mà cứ chập chờn quanh cái neo 50 USD/thùng thì người ta sẽ chứng kiến giá dầu có thể về mốc 20 USD/thùng.

Hiện nay, thế giới sản xuất dư thừa, nhũng loại quặng sắt, bô xít, sắt thép,...chất tồn kho tại TQ còn lớn hơn cả tổng sản lượng sắt, thép,...của Liên hiệp Âu châu với 28 nước thành viên cộng lại. Cho nên, các dự án bô xít ở Tây Nguyên và Lâm Đồng tại VN sẽ càng bị lỗ nặng. Hiện nay bán buôn tại thị trường giao dịch có hạn kỳ hay "futures", giới đầu tư vẫn đánh cược theo hướng giao dịch là giá dầu hạ. Tuy nhiên, cũng cần chú ý, chúng ta nên nhớ rằng các nghiệp vụ đầu tư này thường có hạn kỳ ngắn và đầy rủi ro, tức là giới đầu tư này vẫn có thể đánh cược ngược lại theo chiều hướng giá dầu tăng.

Thị trường cổ phiếu có bao gồm nhiều doanh nghiệp năng lượng và dầu thô sụt giá tất nhiên làm giảm lợi nhuận của họ điều đó có góp phần làm sụt giá một số nhóm cổ phiếu liên quan đến dầu khí thôi. Tuy nhiên, yếu tố làm thị trường chứng khoán sụt giá lại có tính cách bao quát hơn. Giá dầu đang sụt chủ yếu vì tình trạng yếu kém của các nền kinh tế lớn như EU, TQ, Nhật, nhất là TQ, khi TTCK xứ này đang là mớ bong bóng bùi nhùi. Thành ra, TTCK mà sụt giá đột ngột chính là vì triển vọng kinh tế toàn cầu đen tối chứ không chỉ vì dầu thô sụt giá. Dầu thô sụt giá là một chỉ dấu về sự sa sút của sản xuất kinh tế.

VN nên tránh tình trạng lạc quan tếu. Bởi lẽ không hiểu sao, một CEO của công ty môi giới chứng khoán thuộc một ngân hàng thương mại lớn nhất nhì xứ này dự báo chỉ số VN-Index trong năm 2015 sẽ tăng lên 800 điểm. Điều đó có nghĩa là gì? Có nghĩa là GDP thật của VN phải trên mức 8%. 

Về đời sông của tầng lớp dân VN. Khốn nỗi bản tin giá dầu hạ hay tăng nó không còn được người dân VN đón nhận tin vui hay buồn nữa. Cư dân các nước khác tại Á châu, nơi mà các quốc gia này phụ thuộc vào "vàng đen" rất nhiều. Khi có bản tin giá dầu hạ, một sự phấn khích tột cùng của các doanh nghiệp và giới tiêu dùng sản xuất. Bởi lẽ khi giá dầu thế giới xưa kia liên tục tăng, thì người ta tuyên bố đòi "quyết liệt" thả nổi giá theo thị trường thế giới, tức là giá dầu chưa tăng mà người ta đã soạn trước hóa đơn điều chỉnh giá tăng. Nhưng khi giá dầu hạ quá lâu, người ta lảng tránh im re, và chỉ có dân VN và giới tiêu dùng là lãnh rủi ro ở giữa cho giới tài phiệt kinh doanh dầu VN, thì làm sao mà thúc đẩy tăng trưởng kinh tế để TTCK VN tăng điểm được, dù rằng TTCK VN có thể đang tăng điểm, nhưng đó là cái bẫy thanh khoản và sẽ sụp đổ bất cứ lúc nào, dù TTCK VN chưa phải là bong bóng. Tức là tiềm năng tăng giá chứng khoán còn rất lớn, nhưng bị vướng những nhóm lợi ích cả hành chính lẫn chính trị.


---

ếu duy trì được lãi suất thấp đó là điều tốt, việc này sẽ thu hút được vốn FDI, cũng như vốn nóng TTCK. Bởi dân số VN là dân số trẻ, độ tuổi lao động là rất lớn, và có 90 triệu dân, khác với Hàn Quốc hay Nhật, do dân số hai nước này lão hóa nên khả năng hạ lãi suất thấp phải còn chờ "hãy đợi đấy" chứ chưa thể khẳng định nó sẽ thúc đẩy chi tiêu vay mượn nhằm thúc đẩy tiêu thụ nội địa. Tuy nhiên, bài báo này có đề cập vấn đề nợ công. Tôi nhắc lại câu chuyện hài hước rằng mà VN hết sức thận trọng tránh đầu tư công bừa bãi như tỉnh nào cũng xây sân bay, rồi tháp truyền hình cao nhất thế giới,...

Có một quan chức chuyên gia tài chính VN, có hỏi những chuyên gia kinh tế Nhật thuộc Bank of Japan (BoJ) hỏi rằng: Hiện nay nhiều chuyên gia kinh tế VN đang lắm giữ cương vị đại biểu quốc hội, kiêm Bộ Tài chính rất tâm đắc muốn học hỏi theo mô hình chính sách kinh tế kiểu Abe mà quốc tế gọi là "Abenomics", và muốn áp dụng cho VN có được không? Chuyên gia tài chính ngân hàng dưới quyền của Thống đốc Haruhiko Kuroda của BoJ trả lời theo ngôn ngữ lịch sự ngoại giao: "không sao, vì Việt Nam có khả năng trả nợ...".

Tôi thiển nghĩ, VN mà "đú đớn" vào cuộc chiến tranh tiền tệ khi muốn bắt trước Nhật để sắm cho được cái cung kèm " khuyến mãi với 3 mũi tên". Tôi nghĩ rằng mũi tên thứ nhất mà VN bắn ra đầu tiên là trúng vào TTCK, nơi các con bạc đang say sưa sát phạt nhau, dẫn đến sự sụp đổ của thị trường cổ phiếu VN. Mũi tên thứ hai, có lẽ là sẽ bắn trúng và làm thủng cái trần nợ công 65% GDP, và nghĩa vụ trả nợ của các DNNN, do chính phủ bảo lãnh cho doanh nghiệp vay nợ bằng đồng ngoại tệ. Mũi tên thứ ba, có lẽ nguy kịch nhất đó là bắn trúng thẳng vào túi tiền của người dân. 

Đầu tiên cần đánh giá những quốc gia nợ nần dân chúng trong nước họ nhiều nhất, dẫn đầu danh sách là Nhật, kế đến là Đức, tiếp theo lần lượt là Mỹ, Mexico. Đối với Nhật, cần hiểu rằng tuyệt đại đa số là "nội trái", được yết giá bằng đồng Yen, tức là Nhật nợ Nhật chứ không nợ nước ngoài. Nhật Bản không phải là nguy cơ bị vỡ nợ công, bởi vì hầu hết các khoản nợ của họ được tài trợ bởi công dân của của Nhật. Nôm na là những chủ nợ của đa số các khoản nợ ấy lại là Ngân hàng Trung ương Nhật (BoJ), điều đó có nghĩa là chủ nợ cũng là chủ nhà in giấy bạc là đồng JPY, và nhờ vậy Nhật có quyền quyết định về phân lời lãi cao thấp khi in tiền bơm bạc vào kinh tế. Cho nên, thị trường tài chính Nhật vẫn ổn định và không bị biến động về lãi suất. Thực tế, bây giờ Nhật phát hành tờ giấy nợ trái phiếu chính phủ 10 năm chỉ trả tiền lời cỡ 0,35%, thấp hơn cả Đức.


--
Chuyên gia Mỹ phân tích: "Tiền chảy vào đâu khi Fed nâng lãi suất?". Link: http://vietstock.vn/.../tien-chay-vao-dau-khi-fed-nang...

Tiền Mỹ tăng giá giới tiêu dùng sẽ mạnh tay nhập khẩu hàng hóa VN, nếu như doanh nghiệp VN đừng vì cái lợi trước mắt m
à bán hàng cho TQ mà dán cái mác "sản xuất tại VN". Thực tế VN có dân số 90 triệu người. Cần hiểu rằng, tuyệt đại đa số đầu tư của doanh nghiệp Mỹ, Âu châu, Nhật, đầu tư ra nước ngoài chẳng hạn, lại nhắm vào các nước mà doanh nghiệp tư nhân làm chủ, có khả năng tiêu thụ nội địa cao. Vì vậy, yếu tố thị trường nội địa của VN cũng quan trọng, khi dân số Việt Nam đã vượt quá 90 triệu, và vì nằm trong khu vực có hoạt động mậu dịch mạnh cửa ngõ đường biển giao thông hàng hải chiến lược nhất nên Việt Nam có thể là bàn đạp giúp cho nhà đầu tư tái xuất khẩu ra ngoài. Vốn FDI cũng sẽ quay lại VN thôi. Cái quan trọng là VN nên thoát khỏi cái bóng của nước láng giềng TQ xấu tính. VN đạt xuất siêu của Mỹ bao nhiêu thì đi nhập siêu bấy nhiêu cho TQ, khiến đồng bạc VN luôn bị trượt giá. 

Với thị trường cổ phiếu chứng khoán VN được ví là sòng bạc, không đóng góp đáng kể nào cho việc gọi vốn tinh vi vào sản xuất, mà ngược lại TTCK VN lại là nơi "rửa tiền" mà còn bám vào vốn vay ngân hàng đi đánh bạc nhằm hưởng mức lời chênh lệch cao hơn lãi suất, khi thị trường đảo chiều, cổ phiếu bị xì nhà đầu tư vay vốn ngân hàng bỏ chạy và để lại núi nợ xấu cho ngân hàng, thì dòng vốn FDI mới đóng vai trò quan trọng bền vũng nhất. Tuy nhiên, VN muốn phát triển và có tiềm lực tài chính lành mạnh thì trước nhất phải cải tổ luật lệ trên TTCK này.


---
Một số thôi, khi tiền Mỹ tăng giá các tay đầu tư cổ phiếu tại Mỹ sẽ kéo tiền ra để chốt lời khiens có thể chứng khoán Mỹ sụt giá, họ có thể đầu tư vào trái phiếu Mỹ, tuy nhiên một số sẽ nhân cơ hội đầu tư mạnh vào các TTCK có đồng nội tệ bị suy yếu, bởi lẽ 1 USD của họ sẽ mua được nhiều cổ phiếu hơn, họ muốn sở hữu nhiều cổ phần và cổ phiếu của nước đó về dài hạn. Hoặc đầu tư theo thương vụ M&As...