September 26, 2014

Cò bất động sản!

Được gọi nôm na là "cò", số lượng người môi giới bất động sản tăng một cách chóng mặt.
Họ có thể là bà bán nước chè chén, đến những nhân viên môi giới chuyên nghiệp của các sàn bất động sản... thế nhưng ít ai biết những trăn trở của họ.

Đất nào cũng có, giá nào cũng chấp nhận

Đó là khẳng định của Long, một người chuyên môi giới nhà đất tại quận Long Biên (Hà Nội) và khi có khách hàng ngỏ ý muốn đi xem mảnh đất giá 50 triệu đồng tại quận Long Biên mà anh đang rao bán.

Ngay tức thì Long phát giá 100.000 đồng tiền xăng xe đi xem, nếu giao dịch thành công thì số tiền này sẽ được trừ vào tiền môi giới đất… Và sau một hồi lượn đến “chóng mặt” không thể nhớ nổi đường đi nữa thì chúng tôi cũng tới… bờ sông Hồng. Chỉ cái “chòi” tý xíu nằm trong tận cùng của con đường mòn mà chỉ có thể đi bộ xuyên qua cả rừng lau sậy ở bờ sông mới vào được, Long bảo “nhà” đấy anh!

Long chia sẻ, nghề của bọn tôi chỉ mong thị trường bất động sản luôn “sốt sình sịch”, bởi khi đó người đi mua nhà đất càng nhiều thì giới “cò” càng có cơ hội kiếm được nhiều tiền. Ngoài tiền phần trăm thu được từ cả bên bán lẫn bên mua, thì “cò” cũng dễ dàng khống chế, nâng mức giá bán để ăn tiền chênh lệch. Nhưng thời điểm hiện tại, không phải lúc nào cũng có đất mà khách cần vì thế khi có khách chúng tôi phải chia sẻ với nhau, cả về mảnh đất mình biết… cho các “cò” khác và đương nhiên khi bán được thì tùy theo tỷ lệ đóng góp để lấy hoa hồng.

Khi thị trường nhà đất trong cơn sốt thì “cò” có thể “ngồi mát ăn bát vàng”, thế nhưng khi cơn sốt qua đi thì phải có “mánh” mới trụ được và đây cũng chính là lúc mà sự cạnh tranh trong giới “cò” bất động sản diễn ra khốc liệt nhất, Long cho biết thêm.

Những địa chỉ “ma”

Công việc hàng ngày của Long là lên mạng Internet tìm kiếm những lô đất mà khách hàng muốn bán, tìm kiếm những người có nhu cầu mua nhà rồi ngồi ráp nối với nhau. Lúc thì lại đi lang thang khắp nơi tìm những tờ rơi của người dân có nhà đất rao bán dán trên tường rào để liên hệ làm trung gian và tìm đầu ra. Long bật mí: mỗi “cò” nhà phải có sẵn 5 – 7 địa chỉ “ma” những địa chỉ này là những căn nhà không người ở và nằm trong ngõ ở các vị trí “đẹp, dễ nhìn” và đặc biệt là đường đi thì phải đạt yêu cầu là “đi một lần đố tìm lại được”.

Khi có khách yêu cầu xem nhà, các cò sẽ dẫn đi xem 2 – 3 vị trí theo thỏa thuận với chi phí là 100.000 – 200.000 đồng. Và đương nhiên là đi đến đâu cũng “chủ nhà đi vắng rồi, anh, chị xem bên ngoài xem có được không? Có gì để em liên hệ sau”. Nếu khách có nhu cầu thực sự thì “cò” sẽ ghi lại những yêu cầu của khách và… dò tìm nhà sau. Theo Long thì mỗi ngày đưa 3 – 5 lượt “gà” đi xem là “đủ ăn” rồi.

Hưng, một cò nhà đất nổi tiếng ở Hà Tây trước đây thì lại hơi khác. Hưng cho hay, đã bỏ nghề môi giới lâu rồi, giờ chạy xe ôm thôi. Cái nghề môi giới tiền “vào” nhanh nhưng cũng “đi” nhanh lắm. Trước kia chỉ ngồi “buôn nước bọt” thôi mỗi ngày cũng có thể thu nhập cả trăm triệu đồng, có những mảnh đất mà vừa được chủ đất nhờ rao buổi sáng thì chiều đã có người đến mua. Chẳng phải bỏ xu nào mà tiền chục, tiền trăm triệu cứ về ầm ầm. Thế nhưng tiền nhiều rồi sinh ra lô, đề, cờ bạc… giờ thì chỉ có mỗi hai bàn tay trắng thôi.

September 17, 2014

Siêu ngu dân(P3)

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng trưởng thành thế nào?

Theo Forbes, đến tháng 3/2014 tài sản của ông Vượng ước tính ở mức 1,6 tỷ USD, tăng từ mức 1,5 tỷ USD vào năm 2013.

Tạp chí Forbes (của Mỹ) vừa công bố danh sách tỷ phú thế giới năm 2014. Trong danh sách này, năm nay có 1.645 tỷ phú được phát hiện, với tổng giá trị tài sản ròng đạt 6,4 nghìn tỷ USD, tăng 1 nghìn tỷ USD so với mức 5,4 nghìn tỷ USD vào năm ngoái.

Đặc biệt, ông Phạm Nhật Vượng tiếp tục là người Việt Nam duy nhất được vinh danh, đứng ở vị trí 1.092/1.645 tỷ phú (năm 2013, ông Vượng xếp vị trí thứ 974). Theo công bố của Forbes, tài sản của ông Vượng ước tính ở mức 1,6 tỷ USD, tăng từ mức 1,5 tỷ USD vào năm 2013.

Chân dung ông Phạm Nhật Vượng và một số thông tin trên Forbes
Forbes đánh giá, năm 2013 là một năm mà Chủ tịch Vingroup bận rộn với việc huy động vốn. Ông đã huy động được 1 tỷ USD để rót cho hàng chục dự án bất động sản khắp Việt Nam. Ông cũng đã hoàn thành một dự án lớn là Vincom Mega Mall Royal City, công trình được quảng bá là khu tổ hợp bán lẻ và giải trí dưới mặt đất lớn nhất châu Á. Các nỗ lực này đã đưa giá cổ phiếu Vingroup tăng 15% trong vòng 1 năm qua.

Ông Phạm Nhật Vượng (quê gốc Hà Tĩnh), sinh năm 1968, tại Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, nhờ những thành tích học tập xuất sắc, Phạm Nhật Vượng đã được chọn sang du học ở Moscow (Nga) tại Trường Mỏ địa chất và theo học ngành Kinh tế địa chất.

Sau khi tốt nghiệp, ông chuyển tới Ukraine, thành lập nên công ty thực phẩm LLC Technocom. Công ty này sản xuất hơn 100 sản phẩm khác nhau, từ mỳ ăn liền tới khoai tây nghiền. Số tiền Vượng thu được qua kinh doanh tổng cộng lên tới cả tỷ USD. Khi thành lập Tập đoàn kinh tế Technocom, trở thành Tập đoàn giữ vị trí số một trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm ăn nhanh tại Ukraine và xuất khẩu cho 29 quốc gia trên thế giới.

Lĩnh vực kinh doanh này phát triển lên nhanh nhanh chóng, tổng số vốn hiện nay lên tới hàng trăm triệu USD với hơn 3.000 cán bộ công nhân viên đang làm việc. Anh Phạm Nhật Vượng là Chủ tịch Tập đoàn Technocom kiêm Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Việt Nam tại Ukraine.

Đầu những năm 2000, ông Phạm Nhật Vượng đầu tư về quê hương và hiện vừa là sáng lập viên, vừa là thành viên Hội đồng quản trị Vinpearl Land (VPL) và Công ty cổ phần Vincom (VIC). Tháng 8/2009, Đại hội đầu tiên của Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài đã được tổ chức tại Hà Nội. Ông Phạm Nhật Vượng được tín nhiệm bầu là chủ tịch Hiệp hội.

Tháng 9/2009, Tập đoàn Technocom đổi tên thành Tập đoàn Vingroup (tên đầy đủ là: Tập đoàn Đầu tư Việt Nam), chuyển trụ sở từ Kharkov (Ukraine) về Hà Nội, Việt Nam.

Vincom có tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Vincom, tiền thân là Công ty Cổ phần Thương mại Tổng hợp Việt Nam, được thành lập chính thức vào ngày 3 tháng 5 năm 2002 với vốn điều lệ ban đầu là 196 tỷ đồng, sau đó gần một năm đã tăng lên 251 tỷ đồng.

Từ lợi nhuận chưa phân phối trong các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng, công ty đã nâng vốn điều lệ lên 600 tỷ đồng. Gần đây nhất, công ty đã hoàn tất việc tăng vốn điều lệ lên gần 1.200 tỷ đồng và thành 2.000 tỷ đồng vào tháng 9 năm 2009. Công ty đang xây một tổ hợp lớn gồm căn hộ cao cấp, văn phòng, khu mua sắm ở Hà Nội.

Năm 2006, ông đã bán tháp A Vincom tại 191 Bà Triệu cho ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam (BIDV). Cuối năm 2011, ông lại bán tháp B Vincom cho ngân hàng cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) và chuyển toàn bộ trụ sở văn phòng Tập đoàn và các đơn vị thành viên tại Hà Nội về Khu đô thị sinh thái Vincom Village tại Sài Đồng (quận Long Biên, Hà Nội) vào đầu tháng 1/2012.

Hiện ông Phạm Nhật Vượng nổi tiếng là một doanh nhân người Việt Nam, là tỷ phú USD đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam (từ 7/3/2011 với giá trị tổng tài sản lên đến khoảng 21.200 tỷ đồng Việt Nam, tương đương 1 tỷ USD…

Năm 2013 vừa qua, ông Phạm Nhật Vượng đã chèo lái Tập đoàn Vingroup (VIC) thực hiện nhiều thương vụ đình đám, gây chấn động dư luận. Đây là thời điểm đánh dấu sự thăng hoa trên con đường sự nghiệp của ông chủ Vingroup khi trở thành tỷ phú Việt đầu tiên được vinh danh trên tạp chí Forbes bản quốc tế, trở thành gương mặt trang bìa cho số đầu tiên của phiên bản Forbes Việt Nam.

Bên cạnh đó, Vingroup còn phát hành thành công 200 triệu USD trái phiếu quốc tế (trái phiếu sinh lợi cao). Thương vụ này đã đưa Vingroup trở thành doanh nghiệp tư nhân đầu tiên của Việt Nam thành công với loại hình này; đồng thời tiếp tục giữ vị thế dẫn đầu trong công tác tiếp cận và huy động vốn từ thị trường tài chính quốc tế…

Đầu năm 2014, Vingroup lại gây chú ý mạnh mẽ của dư luận khi công bố việc thành lập Công ty TNHH VinE-Com để tham gia vào lĩnh vực thương mại điện tử. Theo đó, công ty này sẽ có vốn điều lệ 1.050 tỷ đồng, trong đó Vingroup đóng góp 70%. VinE-com nhằm hướng đến mục tiêu tạo ra kênh bán lẻ trực tuyến cho tất cả các sản phẩm, dịch vụ không chỉ của tập đoàn mà còn của các đối tác, bao gồm các khách hàng đang thuê diện tích trong trung tâm thương mại của Vingroup và khách hàng bên ngoài./.

Siêu ngu dân(P2)

300 người tỷ phú trong nhóm siêu giàu Việt Nam

Dường như là nghịch lý, trong khủng hoảng, số người siêu giàu Việt Nam vẫn tăng lên nhanh chóng với tốc độ tăng được dự báo đứng đầu thế giới trong 10 năm tới.
Điểm mặt danh sách siêu giàu

Chưa hết giật mình với con số 200 người Việt siêu giàu với tài sản trị giá 30 triệu USD trở lên mà một ngân hàng của Thụy Sĩ đưa ra hồi tháng 9/2013, lại có thông tin số người siêu giàu Việt Nam sẽ tăng với tốc độ cao nhất thế giới trong 10 năm tới.

Mức tăng được dự đoán lên tới gần 170%, với tổng số người siêu giàu lên gần 300 người.

Điểm những tên tuổi trên các sàn chứng khoán chỉ có khoảng 20 người đang nắm giữ khối lượng cổ phiếu có giá trị từ 600 tỷ đồng tương đương với khoảng 30 triệu USD đạt ngưỡng lọt vào hạng siêu giàu.

Như vậy, so với gần 200 người siêu giàu được nói đến gần đây, số đại gia ẩn danh siêu giàu vẫn chiếm đên 90%. Tổng giá trị tài sản cũng cao gấp nhiều lần so với con số tỷ USD của những ông chủ đã lên sàn hiện tại.

Nhiều người không biết ngoài những cái tên đình đám trên sàn chứng khoán như tỷ phú USD đầu tiên Phạm Nhật Vượng, ông trùm BĐS-cao su Đoàn Nguyên Đức (HAG), 2 đại gia sắt thép Trần Đình Long (HPG), Lê Phước Vũ (HSG), ông lớn ngân hàng-BĐS-bán lẻ Hà Văn Thắm (OGC), doanh nhân-chính trị gia Đặng Thành Tâm (KBC, ITA), ông vua cá tra Dương Ngọc Minh (HVG), ông lớn công nghệ Trương Gia Bình (FPT), đại gia bánh kẹo Trần Kim Thành (KDC)… và vợ con, còn có những ai thuộc tốp siêu giàu.

Hàng loạt đại gia lọt vào danh sách siêu giàu
Hàng loạt đại gia lọt vào danh sách siêu giàu

Điểm những gương mặt nổi lên nhanh chóng trong một vài năm gần đây có thể thấy, siêu giàu còn gồm nhóm các đại gia trở về từ Đông Âu như Nguyễn Đăng Quang (MSN), Hồ Hùng Anh (Techcombank), Lê Viết Lam (SunGroup), Đặng Khắc Vỹ (VIB), Nguyễn Thanh Hùng (Sovico), Trịnh Thanh Huy (BĐS Bình Thiên An), Nguyễn Cảnh Sơn (Eurowindow Holding), Ngô Chí Dũng (VPBank) …

Các đại gia còn được truyền tai với những cái tên như Bà Nguyễn Thị Nga (BRG, SeABank), ông Vũ Văn Tiền (Geleximco), “chúa đảo” Đào Hồng Tuyển (Tuần Châu), vua hàng hiệu Jonathan Hạnh Nguyễn (IPP), Trần Quý Thanh (Tân Hiệp Phát), ông Huỳnh Uy Dũng (Sóng Thần), ông Đỗ Minh Phú (DOJI), ông Võ Quốc Thắng (DTG), CEO của Nam Cường, ông Đoàn Quốc Việt (BIM Group), ông Trầm Bê (STB), ông Vũ Quang Hội (Bitexco), Lê Văn Kiểm (Long Thành), Lê Thanh Thản (Lai Châu)…

Nhìn vào tốc độ tăng gia tăng số lượng người giàu ở Việt Nam, nhiều người giật mình vì sự lấn lướt các nước khác. Tuy nhiên, xét về số lượng, con số 2-3 trăm người siêu giàu là khá khiêm tốn, so với con số cả chục nghìn ở Nhật Bản, Trung Quốc, hay hàng nghìn của đất nước nhỏ bé Singapore, hoặc chỉ bằng 30-40% của những nước gần tương đương “cùng chiếu” như Pakistan, Philippines, Thái Lan, Malaysia…

Điểm đáng chú ý là trong bối cảnh khủng hoảng, số lượng người siêu giàu Việt cùng một vài nước trong khu vực lại đang tăng lên nhanh chóng, trái ngược với sự sụt giảm ở nhiều nền kinh tế lớn hoặc mới nổi trên thế giới.

Nhiều người giàu hơn là tất yếu

Đến nay, hiều doanh nhân không muốn thể hiện sự giàu có của mình. Không ít doanh nhân nổi tiếng trong lĩnh vực mình hoạt động và có thể rất giàu có nhưng mỗi khi được nhắc tên rộng rãi đều không muốn. Có rất nhiều lý do khiến họ không muốn được nhắc đến để được yên ổn làm ăn.

Thực tế, những tai họa còn nóng hổi gần đây đổ sập lên đầu một số doanh nhân nổi tiếng cũng có thể phần nào ảnh hưởng tới tâm lý của những người trong cuộc. Nhiều người lo ngại làm ăn kinh doanh lớn thể nào chả có chuyện nên càng nổi, họ càng dễ bị “soi”.

Tuy nhiên, một xu hướng không thể thay đổi là nền kinh tế sẽ ngày càng minh bạch hơn. Số lượng DN lên sàn đang ngày một tăng lên bất chấp nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và trong một thời gian dài TTCK trầm lắng. Đi cùng với quá trình này, số lượng người giàu chắc chắn sẽ tăng lên nhanh chóng do tài sản được công khai. Tên tuổi của những “siêu giàu” mới sẽ được công nhận.

Gần đây, giới đầu tư chứng kiến nhiều DN lớn lên sàn như BIDV, Phân lân Ninh Bình… Rất nhiều DN dự kiến sẽ niêm yết trong năm 2014 và các năm sắp tới. Quá trình cổ phần hóa gắn với niêm yết cũng đang được thúc đẩy với hàng loạt tên tuổi lớn như: Vinatex, Viglacera, Vietnam Airlines, Viwaseen, Hancorp, Cienco 5, Vinamotor, Vinawaco, DN con của Tập đoàn Hóa chất, Dầu khí… cũng có thể sẽ mang lại những người giàu có mới bởi không ít các đại gia nhiều tiền có thể rót tiền vào một số DN tiềm năng.

Đặc biệt, trên thị trường, còn rất nhiều ngân hàng (NH) chưa lên sàn. Có rất nhiều đại gia đang chi phối tại các NH này và họ sẽ lọt tốp những người siêu giàu khi tài sản được minh bạch hoàn toàn.

Mới đây, cơ quan quản lts đã có những yêu cầu về quá trình tái cơ cấu NH, giải quyết sở hữu chéo trong lĩnh vực này. Trong đó, yêu cầu các NHCP lên sàn chứng khoán. Bên cạnh đó, quy định mới cũng yêu cầu các DN ngoài sàn phải công bố thông tin. Các DN có quy mô từ 120 tỷ đồng trở lên phải thực hiện các yêu cầu công bố thông tin giống như DN niêm yết.

Khi một nền kinh tế minh bạch hơn, một đất nước minh bạch hơn, tài sản của quốc gia cũng như của các gia đình, các cá nhân sẽ được nhận biết rõ ràng hơn. Dòng tiền chảy như thế nào, tiền sinh ra tiền như thế nào cũng như các đại gia giàu như thế nào, kiếm tiền bằng những cách như thế nào sẽ rõ ràng hơn. Số lượng người giàu có lẽ sẽ tăng lên ở tốc độ nhanh hơn so với các nước khác.

Siêu ngu dân(P1)

Bài viết có đoạn kết gợi dục: “Chúng ta cứ tưởng tượng một du khách đến một thành phố lạ được một cô gái dụ về phòng. “Em sẽ cho anh những giây phút tuyệt vời nhất trong đời, nhưng anh phải để em trói tay chân và bịt mắt anh lại trên giường này”. Tôi tin là một người dù ngu đến đâu cũng lo ôm quần mà chạy.” (!)

Về nội dung chính, có câu :”câu hỏi cho Việt Nam là chúng ta đáp ứng được bao nhiêu điều kiện trên của những nhà đầu tư có lựa chọn (nhà đầu tư trong nước nhiều khi không được tự do này). Trong nền kinh tế thị trường, khách hàng là Thượng Đế và nguyên lý đầu tiên của chương trình tiếp thị là biết khách hàng muốn gì, cần gì và được thỏa mãn như thế nào. Nhìn lại các đòi hỏi căn bản nêu trên, chúng ta dễ dàng nhận biết những rào cản nào đang ngăn chận dòng tiền đầu tư chứng khoán vào Việt Nam.”

Chắc chắn ông Alan Phan không đọc tin tài chính:

- “Southeast Asia’s best performer has been bullish after strong inflows boosted Vietnamese shares, which have surpassed a high of nearly five years.” (tạm dịch: sau khi dòng vốn mạnh mẽ đổ vào, cổ phiếu trên thị trường chứng khoán mạnh nhất Đông Nam Á là Việt Nam đã vượt qua ngưỡng cao gần 5 năm).

- “FTSTI has gained 5.54 percent since the beginning of the year, far below top risers Vietnam at 24.23 percent and the Philippines at 23.16 percent.” [tạm dịch: “FTSTI (chú thích của người dịch: FTSTI là chỉ số chuẩn cho thị trường chứng khoán Singapore và được dùng theo dõi các hoạt động của 30 công ty hàng đầu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Singapore) đã đạt được 5,54% kể từ đầu năm, nhưng thấp hơn nhiều so với 2 TTCK hàng đầu là Việt Nam với 24,23% và Philippines với 23,16%”).

( trích từ: SE Asia Stocks-Profit-taking sends Philippines, Vietnam markets down,Tue Sep 9, 2014 5:33pm IST

Doanh nghiệp được bán vốn dưới mệnh giá

Nếu không bán hết số cổ phần chào bán trong vòng 3 tháng, chủ sở hữu vốn Nhà nước tại doanh nghiệp có thể giảm giá tối đa 10% để thu hút nhà đầu tư, theo quy định mới của Chính phủ.

Chính phủ vừa ban hành Quyết định 51 quy định một số nội dung về thoái vốn, bán cổ phần và đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN).

Quyết định là một bước tiến lớn của cơ quan quản lý khi lần đầu cho phép doanh nghiệp Nhà nước được thoái vốn dưới mệnh giá và giá trí sổ sách. Đây được xem là một trong những điểm nghẽn lớn nhất trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước hiện nay.


Việc cho bán vốn dưới mệnh giá được kỳ vọng sẽ tháo gỡ điểm nghẽn cổ phần hóa.


Theo quy định mới, việc thoái vốn được thực hiện trên nguyên tắc hạn chế tối đa tổn thất đầu tư và bảo toàn vốn Nhà nước ở mức cao nhất. Đồng thời, doanh nghiệp phải trích lập bổ sung cho đủ dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính.

Việc chuyển nhượng vốn theo hình thức thỏa thuận chỉ được thực hiện sau khi bán đấu giá cổ phần không thành công (không có hoặc chỉ có một nhà đầu tư tham gia đấu giá). Nếu thỏa thuận không thành công, có thể đề nghị Tổng công ty Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) mua lại trong thời hạn 60 ngày.

Giá khởi điểm để tổ chức bán đấu giá công khai được xác định trên kết quả của tổ chức thẩm định giá nhưng không thấp hơn giá trị sổ sách của khoản đầu tư trừ đi dự phòng tổn thất.

Cổ phiếu đã niêm yết có thị giá dưới 10.000 đồng mỗi cổ phần thì bán theo biên độ quy định trên sàn. Nếu sau 3 tháng không bán hết thì giảm giá bán tối đa 10% so với bình quân giá giao dịch thành công của 15 ngày trước đó để bán thỏa thuận.

Đối với công ty chưa niêm yết được định giá thấp hơn mệnh giá thì tổ chức bán cổ phần công khai. Nếu không thành công, doanh nghiệp có thể bán thỏa thuận với giá không thấp hơn giá đấu thành công thấp nhất (trường hợp giá khởi điểm bán đấu giá lần đầu không thành công). Còn nếu nhà đầu tư bỏ cọc hoàn toàn thì giá thỏa thuận không thấp hơn giá đấu thấp nhất. Thời gian hoàn tất việc bán thỏa thuận tối đa là 60 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp tiền mua cổ phần của cuộc đấu giá lần đầu.

Nếu thỏa thuận không thành công thì mức giả khởi điểm để bán lần 2 giảm tối đa không quá 10% so với giá khởi điểm lần đầu.

Đối với trường hợp doanh nghiệp Nhà nước sở hữu từ 5% vốn điều lệ tại các ngân hàng thương mại thì Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét tiếp nhận hoặc chỉ định ngân hàng khác (thuộc khối quốc doanh) mua lại trước khi đề nghị SCIC mua.

Quyết định lần này cũng quy định chi tiết về đăng ký giao dịch và niêm yết trên công khai. Theo đó, trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đơn vị cổ phần hóa phải hoàn tất thủ tục đăng ký công ty đại chúng, lưu ký tại Trung tâm lưu ký chứng khoán và đăng ký giao dịch trên sàn giao dịch của công ty đại chúng chưa niêm yết (UpCom).

Trường hợp công ty đáp ứng các điều kiện niêm yết, sau khi thực hiện các thủ tục trên thì trong thời hạn một năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải niêm yết tại các Sở Giao dịch chứng khoán

Quyết định này có hiệu lực với các doanh nghiệp đã chính thức chuyển thành công ty cổ phần trước ngày 1/11/2014.

September 14, 2014

Tổng kết, Vậy lãnh đạo là gì?(P4)

Trên đây chúng ta đã có bài Điều gì làm nên lãnh đạo và Thành tố của tuyệt vời , tóm tắt các điểm chính về lãnh đạo. Nay chúng ta bắt đầu đi sâu hơn vào chi tiết, từ những điểm chính trong hai bài đó.

Lãnh đạo có lẽ là nghệ thuật sống hấp dẫn nhất cũng như mù mờ nhất của con người. Hấp dẫn vì lãnh đạo giỏi luôn luôn làm cho mọi thành viên đi theo bùng lửa trong lòng. Mù mờ vì (1) lãnh đạo tùy thuộc rất mạnh vào cá tính người lãnh đạo, và (2) vì đa số mọi người hay nhầm lẫn chức vị với lãnh đạo.

Hãy tưởng tượng đến một câu thanh niên lập quán phở. Từ “cái không”, cậu thuê nhà, sửa cửa, tìm đầu bếp hoặc tự nấu, quảng cáo tiếp thị, đón khách , nếu cần thì làm tiếp viên và chùi nhà luôn, tạo thành tiệm phở. Khi tiệm phở thành công, cậu thuê một quản lý trông coi tiệm, để cậu đến nơi khác mở thêm tiệm mới. Cậu này là lãnh đạo, và người quản lý của tiệm phở là quản lý.

1. Điều khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý là lãnh đạo tạo từ “cái không” ra “cái có” và quản lý thì giữ cái có cho đừng mất đi thành cái không. Lãnh đạo cần tầm nhìn, cần lòng tin, cần sáng tạo, cần can đảm, cần khả năng khởi lửa trong lòng những người theo mình. Quản lý cần quy tắc, phương thức vạch sẵn, duy trì và sử dụng những phương thức này để duy trì và phát triển tổ chức.

Dĩ nhiên là ta muốn các quản lý đều có tính lãnh đạo, như vậy thì tổ chức mới có đủ năng lực sáng tạo và động lực để tiến. Tuy nhiên, các khóa học dạy kỹ năng quản lý (management) nhưng lại gọi là khóa học về lãnh đạo (leadership), làm hại nghệ thuật lãnh đạo rất nhiều, vì làm cho người ta hiểu lầm là lãnh đạo chỉ là những kỹ năng quản lý.

Khác biệt giữa quản lý và lãnh đạo cũng thường là khác biệt giữa lãnh đạo và chức vị. Các chức vị trong các tổ chức là các chức vị quản lý. Lãnh đạo có thể có chức vị, như là giám đốc hội đồng quản trị, nhưng thông thường là không có chức vị, như người chủ quán phở mới mở, tự mình phải làm đủ mọi chuyện từ chỉ huy và giao tiếp đến quét nhà. Chức vị thông thường nhất cho lãnh đạo là “người sáng lập.”

Bất cứ người nào thành lập môt dự án nào đó, một nhóm nào đó, như là “Thanh niên ái quốc tranh đấu cho cà phê vỉa hè” :-) , thì đương nhiên là lãnh đạo của dự án đó, của nhóm đó, mà chẳng cần ai cho mình một chức vị lãnh đạo nào cả. Lãnh đạo là một vai trò tự nhiên nằm trên vai của người lãnh đạo, hoàn toàn không lệ thuộc vào chức vị của tổ chức. Người có “chức vị lãnh đạo” có thể là lãnh đạo thực của tổ chức đó, hoặc cũng có thể chỉ là bù nhìn nếu các thành viên chỉ nghe theo lời của một người khác, tức là người “lãnh đạo thực sự”, dù rằng người này chỉ có chức vị “phó thường dân” trong tổ chức.

leadershipyouth

2. Điều quan trọng nhất cho lãnh đạo là phải biết mình và quản lý được chính mình. Nếu không biết ngay cả mình thì không biết được ai cả, nếu không quản lý được cả mình thì không quản lý được ai cả, làm sao làm lãnh đạo được? Biết mình và quản lý mình thực ra chỉ là một việc, vì nếu ta thực sự biết ta đương nhiên là ta tự quản lý ta được.

Đó chính là làm chủ được tất cả mọi sinh hoạt tri thức và cảm tính của mình. Biết khi nào cơn giận muốn đến, tại sao nó muốn đến, và có khả năng chận nó lại, không cho nó phủ chụp lên mình, vì “giận mất khôn”, làm sao dẫn đường cho ai được?

Tất cả mọi loại cảm xúc—thành kiến, nóng giận, sợ hãi, bảo thủ, yêu, ghét, v.v..— đều có có thể làm cho ta mất thông minh, đều phải được nhận diện, chận đứng và quản lý. Nêu không thì không thể thành lãnh đạo khá được. Một cái tâm luôn luôn tĩnh lặng và bình tĩnh là điều tiên quyết của lãnh đạo. Ngay cả trong các võ đường khi xưa, ngoài giờ chạy nhảy đấm đá, ngồi thiền tập hít thở, tập đầu óc tĩnh lặng, được con nhà võ gọi là tập khí công, là điều quan trọng nhất trong võ học chính tông (Ngày nay, phần nhiều các võ đường không hiểu mức quan trọng của việc này). Tiếng đồn là tập khí công cách đó thì công lực sẽ tăng tuyệt đỉnh. Thật ra, cái chính của ngồi thiền như vậy là để tâm tĩnh lặng, không thể nhảy choi choi vì giận, vì sợ, hay vì gì cả. Thông thường khi gặp nguy hiểm, adrenaline tăng đột ngột và làm cho não bộ ta không còn sáng suốt như lúc thường. Tập tâm tĩnh lặng để adrenaline không thể làm cho ta thành u tối là điều tiên quyết của võ học, và tiên quyết cho tướng trên chiến trường. Tướng mà giữa chiến trận mịt trời tâm vẫn lặng như mặt hồ thu, thì rất khó thua.

3. Lãnh đạo phải tự có lửa trong lòng, vì lãnh đạo phải tự động viên mình và động viên người khác. Thông thường chẳng mấy ai động viên lãnh đạo vì (1) người lãnh đạo có tầm nhìn thường làm các việc chẳng có nghĩa lý gì (nếu không nói là điên) đối với đa số người, và (2) lãnh đạo cứ phải động viên mọi người thường xuyên, nên chẳng ai nghĩ là chính lãnh đạo cũng cần được động viên. Vì vậy, lãnh đạo phải có lửa rất mạnh trong lòng. Cho nên, yêu một cái gì đó, đam mê một cái gì đó, mơ ước đắm đuối một điều gì đó, là một thành tố không thể thiếu trong lãnh đạo. Và nếu ta gạt bỏ đam mê của mình và sống cái đam mê của người khác, dù người khác đó là cha mẹ, thì rất khó để có đủ lửa làm lãnh đạo.

Ở đây ta dùng các từ rất nóng, như đam mê, say đắm, để nhấn mạnh đến sức mạnh của điều tạo ra lửa trong lòng. Nhưng đam mê này không nhất thiết phải hừng hực như lửa, mà nó có thể là một ước muốn rất mạnh mẽ nhưng tĩnh lặng và dịu dàng, như đam mê đi tu hay đam mê hy sinh cuộc đời lo cho các người nghèo nơi thôn ấp. Thực ra, như đã nói trên, quản lý tâm được tĩnh lặng là điều kiện tiên quyết cho lãnh đạo, cho nên nếu ta đam mê mạnh nhưng tâm ta cứ nhảy chồm chồm vì đam mê đó, thì ta chưa đủ khả năng lãnh đạo. Phải có ước muốn và quyết tâm rất mạnh, nhưng vẫn quản lý được tâm tĩnh lặng, như vậy mới là lãnh đạo.

4. Lãnh đạo phải có mục đích. Đây còn gọi là tầm nhìn, nếu ta muốn ám chỉ mục đích xa hơn là một hai năm. Lãnh đạo là dẫn đường, mà dẫn đường thì đương nhiên là phải biết đi đâu. Mà đi đâu, thì đó là quyền và nghĩa vụ của người lãnh đạo. Mình cứ muốn đi đâu trước, rồi gọi mọi người đi theo, ai muốn đến cùng nơi thì sẽ theo mình, ai không muốn thì không theo. Đây là điều rất quan trọng trong lãnh đạo. Ví dụ, Gandhi muốn dành độc lập bằng đấu tranh bất bạo động. Có rất nhiều người Ấn lúc đó chủ trương bạo động. Nếu Gandhi nghe theo họ, và thay đổi đường lối thì đó không còn là Gandhi nữa. Lãnh đạo phải đặt mục tiêu, và mọi người đi theo lãnh đạo.

Nhưng tại sao ta hay nghe nói lãnh đạo phải đi theo dân? Đi theo ở đây là đi theo ước muốn và rung động của dân—dân muốn công ăn việc làm, không bị áp bức, con cái có trường học, khi bệnh có bệnh viện, có quyền giữ tài sản, v.v… Phục vụ những ước muốn này là “đi theo dân”. Còn xuất cảng/nhập cảng thế nào, tổ chức giáo dục thế nào, tổ chức phát triển thế nào, đó là mục tiêu của lãnh đạo. Thủ tướng không thể nói với các bộ trưởng, “Muốn làm gì đó thì làm.” Thủ tướng phải có đường đi rõ ràng để các bộ trưởng cùng đi trong đường đó. Tương tự như thế, người sáng lập một nhóm bạn trẻ phải biết là mình muốn lập nhóm để làm gì thì mới có thể kêu gọi bạn bè gia nhập được.

leadership-flyingbirds
5. Lãnh đạo phải có hấp lực tự nhiên. Tự nhiên tức là tự mình mà có, không cần các trò quỷ quái hay tiếp thị rẻ tiền. Lãnh đạo là dẫn đường cho một nhóm người, đương nhiên là phải có hấp lực để người theo mình. Nhưng hấp lực đó từ đâu mà có?

Đương nhiên hấp lực đến do mục đích và hăng say (lửa) của mình, nhưng nó còn lệ thuộc vào một số yếu tố khác.

• Những giá trị mà mọi người ưa thích: Nói chung, ta có thể nói ai cũng quý trọng nhân lễ nghĩa trí tín, tạm dịch (không hoàn toàn chính xác) là lòng thương người, lễ độ, lòng trung thành, trí tuệ, và thành thật. Người có những cá tính này đương nhiên là có nhiều người yêu.

Tuy nhiên, người ta lại rất ghét đạo đức giả, hoặc “tự xem là đạo đức” (self-righteous), hoặc máy móc. Cho nên nếu miệng nói nhân lễ nghĩa trí tín để chỉ đạo đức giả thì thiên hạ ghét. Hoặc cứ xem ta là người đạo đức hơn thiên hạ, cũng không ai ưa. Hoặc cứ dùng đạo đức công thức máy móc như rôbô, cũng rất đáng chán.

Nói chung là nếu ta nhân lễ nghĩa trí tín thật trong lòng, và đừng mang nhân lễ nghĩa trí tín của ta ra mà đo người khác và phê bình người khác, nếu ta khiêm tốn và thành thật với những khuyết điểm của mình một tí, thì ta sẽ có hấp lực tự nhiên. Và vì là hấp lực tự nhiên, nên nó tự nhiên mà có. Nếu ta cố cho có, thì không có được, mà nếu có thì cũng không “tự nhiên.”

• Càng mở rộng cửa lòng ta thì nhiều người càng dễ vào. Con người của ta phong phú hơn chỉ là cái tên và chức vụ– ta có gia đình, con cái, sở thích cá nhân (ẩm thực, âm nhạc, phim ảnh, thơ phú, v.v..), lo lắng, quan tâm,… Người khác càng hiểu con người cá nhân của ta, càng dễ cho họ yêu ta. Ngược lại, ta càng quan tâm vào đời tư của người khác, càng dễ cho ta yêu họ. Dĩ nhiên quan tâm vào đời tư không có nghĩa là xâm phạm vào đời tư của người khác. Khi mình cảm thấy người ta có vẻ ngại là mình chúi mũi hơi sâu thì dừng lại ở đó.

6. Lãnh đạo phải tự tin. Vì lãnh đạo có tầm nhìn thì thường thấy cái mà người khác không thấy, cho nên thường là lãnh đạo không có thầy dìu dắt trong công việc của mình. Vì vậy, tự mình phải mần mò, thử từng bước một trên cuộc hành trình. Tính toán sai và sửa sai là chuyện thường. Nhiều người khác sẽ cho rằng mình sẽ thất bại, vì sai hơi nhiều. Nhưng mình phải tự tin vào quyết tâm của mình. Quyết tâm phải thành công là sẽ thành công. Không có quyết tâm này, không lãnh đạo được. Tự tin tạo nên quyết tâm và can đảm, không sợ thất bại.

leadership-lion-posters
7. Lãnh đạo là phục vụ: Leader is servant. Đây là một mô hình mà mọi “lãnh đạo” đều nói và chẳng mấy người làm. Theo mình nghĩ, nếu một cậu bé đánh giầy đang đáng giầy cho ta và ta lỡ tay làm đổ cà phê trên chiếc dép của cậu bé, nếu ta không xung phong mang chiếc dép đi rửa, thì ta không có khả năng phục vụ. Phục vụ có nghĩa là làm việc kiểu tiếp viên nhà hàng, hay bé đánh giày phục vụ khách. Dĩ nhiên là lãnh đạo quốc gia thì không có thời giờ phục vụ trong nhà hàng, nhưng nếu ông ta không sẵn sàng làm tiếp viên hay đánh giày khi có dịp, thì ông ta chưa đủ chín mùi tâm linh (spiritual maturity) và mọi “phục vụ” của ông ta chỉ là “dịch vụ đầu môi” (lip service).

8. Mọi chúng ta đều là lãnh đạo và đều là người đi theo. Trong cách sống bình đẳng và nâng đỡ nhau ngày nay, ai trong chúng ta cũng đều là lãnh đạo (leader). Cứ khởi động một dự án, thành lập một nhóm, dạy vài học trò, đương nhiên là lãnh đạo. Và ai trong chúng ta cũng là người đi theo (follower). Nếu ta ở trong một nhóm do người khác lãnh đạo, thì ta là người đi theo. Trong mô hình mạng lưới ngày nay, được Internet hỗ trợ mạnh mẽ, tất cả chúng ta lãnh đạo nhau và theo nhau, trong nhiều dự án khác nhau. Mô hình kim tự tháp, với một lãnh đạo cao nhất ở trên, rồi nhiều cấp thấp hơn đi xuống từ từ, còn lại rất ít trong xã hội. Ngay cả trong các đại công ty, mô hình kim tự tháp gần như biến mất. Người ta hay nói đùa (nhưng có thật) là sơ đồ tổ chức các công ty ngày nay chỉ có hai hàng—hàng đầu tổng giám đốc, hàng nhì tất cả mọi nhân viên của công ty.

Vì vậy mỗi người chúng ta, già trẻ nam nữ, đều cần có tự tin, đứng lên tổ chức các hoạt động lợi ích cho xã hội và làm lãnh đạo trong hoạt động đó, đồng thời hăng hái đi theo ủng hộ các lãnh đạo khác trong các hoạt động khác. Tất cả đều hỗ trợ nhau tiến bước đưa nước nhà tiến về phía trước.

Lãnh đạo là sức mạnh và ước muốn nội tâm thể hiện ra hành động bên ngoài. Gốc rễ là sức mạnh bên trong, nhưng phải có biểu hiện bên ngoài mới là lãnh đạo, vì dẫn đường là phải dẫn ai đó. Vì vậy, lãnh đạo là kết hợp cao nhất của nội tâm và hành động. Nó là biểu hiện cao nhất của sức sống con người. Và bởi vì lãnh đạo là tùy ta, chứ không tùy ai thăng chức cho ta cả, cho nên ai trong chúng ta cũng nên làm lãnh đạo cho một dự án nhỏ nào đó, để vừa giúp ích cho xã hội vừa phát triển nhân cách của mình bằng phương thức tối cao.

Điều làm nên tâm hồn nhà lãnh đạo?(P3)

Đó là sự khác biệt, niềm đam mê, lạc quan, khả năng thích ứng, khả năng lãnh đạo, tham vọng.
Sự khác biệt

Tâm hồn lãnh đạo là một khả năng tự nhiên, truyền cảm hứng cho những người quanh mình và khiến họ trở thành những người tốt nhất có thể.

Điều gì làm nên sự khác biệt của người lãnh đạo so với những người khác?
Tâm hồn lãnh đạo là một khả năng tự nhiên, truyền cảm hứng cho những người quanh mình và khiến họ trở thành những người tốt nhất có thể. Niềm đam mê, sự quả quyết, khả năng lãnh đạo và tham vọng, đó là những phẩm cách tốt nhất làm lên tâm hồn của người lãnh đạo.

Niềm đam mê
Không một ai thể hiện niềm “đam mê” giống như Richard Branson, người sáng lập ra thương hiệu nổi tiếng Virgin.
Branson không chỉ có niềm đam mê với công việc kinh doanh mà ông còn có niềm đam mê mãnh liệt với cuộc sống. Ông được mọi người biết đến bởi tính cách phiêu lưu và say mê cuộc sống. Chính điều này làm ông trở thành một trong những nhà lãnh đạo được ngưỡng mộ nhất vì khả năng cân bằng giữa công việc và cuộc sống một cách thành công.

Lạc quan
Jeff Bezos đã gây dựng cho mình một hiệu sách lớn nhất thế giới. Amazon.com được tung ra vào tháng 7/1995 và đã bán được 20.000 USD mỗi tuần trong 2 tháng liên tiếp. Cuối những năm 90, sự phá sản của “.com” đã làm cho cổ phiếu của Amazon rơi từ 100 USD xuống còn 6 USD. Chính sự lạc quan và lòng tin tưởng đã giúp Bezos vượt khỏi tình trạng này. Cuối cùng thì Amazon.com đã phát triển thành công ty sở hữu số tiền không nhỏ 5,7 tỷ USD.
Khả năng thích ứng
Khả năng thích ứng là một trong những điểm mạnh lớn nhất lãnh đạo cần có.
Những người sáng lập ra Google là Sergey Brin và Larry Page đã dùng quan điểm này cho bước tiến xa hơn qua việc không chỉ phản ứng được với những thay đổi mà còn để dẫn đường. Google vẫn tiếp tục dẫn đầu trong thế giới Internet với những sáng kiến cho phép con người có thể nhận ra và làm theo những cách mà trước đó họ không thể (Google Earth là một ví dụ).

Khả năng lãnh đạo
Một lãnh đạo giỏi là một người có sức hút và uy tín với quần chúng, một ý thức đạo đức và mong muốn xây dựng một tổ chức đoàn kết, trọn vẹn. Chúng ta có thể tìm thấy tất cả nhân tố ấy trong con người Mary Kay Ash, người sáng lập ra hãng mỹ phẩm nổi tiếng Mary Kay.
Ash nổi tiếng là một người có khả năng thúc đẩy và một lãnh đạo truyền cảm hứng tài năng. Cũng chính Ash là nguời đã thành lập công ty với một câu nói nổi tiếng: “Các bạn có thể làm được điều đó!”.

Tham vọng
Debbi Fields hầu như tay trắng khi bà 20 tuổi. Lúc đó bà chỉ là một người vợ trẻ xoay quanh công việc nội trợ và không có một chút gì về kinh nghiệm kinh doanh, điều duy nhất mà bà có đó là công thức làm bánh sôcôla được bồi thêm là giấc mơ chia sẻ loại bánh này với thể giới.
Fields đã mở cửa hàng đầu tiên mang tên bà vào năm 1977, dù có ý kiến cho rằng bà thật dại dột khi tin rằng việc kinh doanh có thể tồn tại chỉ bằng việc bán bánh quy. Nhưng cuối cùng họ đã sai, và bà đã gây dựng cho mình từ cửa hàng bán bánh quy đó thành một công ty trị giá 450 triệu USD.

Điều gì tạo nên một lãnh đạo?(P2)

Lãnh đạo là cuộc hành trình khám phá. Lãnh đạo là biểu hiện của một người ở mức cao nhất của người ấy, với mục đích làm điều gì đó tốt đẹp hơn và phát triển tiềm năng của những người khác. Đó không phải là công việc đơn độc, mà là công việc hợp thâu năng lượng từ những người chung quanh.

Trong vòng 20 năm qua, việc nghiên cứu về lãnh đạo đã đưa tôi đến Rô-ma, Hy Lạp, Bắc Phi và Trung Đông, và những kinh văn cổ của Trung Quốc cũng như các ký tự cổ của Ai Cập. Từ các nghiên cứu này, tôi đã rút ra sáu kết luận về lãnh đạo:

1. Khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý lớn hơn là khác biệt giữa hai nhóm kỹ năng.
Quản lý dựa trên mệnh lệnh và kiểm soát và sử dụng các tiến trình làm việc khoa học. Khoa học quản lý đến từ thời Cách mạng Kỹ nghệ, khi những đoàn nhân công thất học cần chỉ huy. Đằng khác, lãnh đạo tức là biểu hiện tinh thần của con người—nguồn thật của tuyệt vời. Chúng ta không thể dạy lãnh đạo theo cách ta dạy quản lý.

2. Quan tâm của chúng ta về lãnh đạo không phải là cơn sốt hay thời trang.
Lãnh đạo là một khái niệm đã được nghiên cứu hàng nghìn năm. Ta có thể thấy nó trong các kinh văn cổ từ Trung quốc đến Ai Cập. Chúng ta say mê khoa lãnh đạo vì nó là một phần của hiểu biết về bản tính con người chúng ta. Người ta biểu hiện tính lãnh đạo khi họ trình bày điểm tuyệt hảo của họ và của những người khác.

3. Để thành một lãnh đạo, trước hết bạn phải hiểu chính bạn.
Chẳng có hai người nào biểu hiện tính lãnh đạo giống nhau. Mỗi người chúng ta là một lãnh đạo đặc biệt. Vì vậy, ta sẽ thất bại nếu cứ cố sắp khoa lãnh đạo ngăn nắp vào trong cái hộp.


4. Lãnh đạo không đặt căn bản trên địa vị hay chức vị.
Tính lãnh đạo phát ra từ bất kỳ người nào có khả năng và được khuyến khích để biểu hiện chính mình trong khi làm việc có mục đích và ý nghĩa. Như là một xã hội, chúng ta phải lìa xa khái niệm rằng các giám đốc công ty là những người có tầm nhìn với những tư tưởng chuyển hóa. Chúng ta phải chuyển từ tình trạng lệ thuộc sang tình trạng tham gia, trong đó mọi người dùng năng lực và tiềm lực riêng của mình để phục vụ và làm tròn mục đích.
Lãnh đạo là một trình tự trong đó những người lãnh đạo và những người đi theo cùng hoạt động để đạt các mục tiêu chung. Chúng ta đều là người lãnh đạo và người đi theo vào những lúc khác nhau. “Đi theo” không phải là một vai trò thụ động. Người đi theo bảo đảm là người lãnh đạo theo đuổi mục đích.

5. Tính lãnh đạo không thể đạt được trong cô lập.
Người ta biểu hiện tính lãnh đạo khi họ hành động như là một bộ phận của một toàn thể, và tính năng này hoạt động tốt nhất khi cơ cấu tổ chức dạng mạng lưới thay thế cơ cấu đẳng cấp. Điều quan trọng là các cá nhân trong tổ chức cùng nhau phát triển, và tổ chức được đối xử như là một sinh vật có hít thở. Tính lãnh đạo cần môi trường thích ứng để nẩy nở.

6. Tính lãnh đạo phải có ưu tiên hơn quản lý trong thế giới thay đổi nhanh chóng ngày nay. 
Quản lý sống mạnh trong môi trường ổn định và cơ cấu đẳng cấp. Nhưng chúng ta đang sống trong một thế giới thay đổi liên tục, và chúng ta phải “viết luật mới.” Tính lãnh đạo sẽ ở ngay tại tâm điểm của tất cả cố gắng của chúng ta trong việc cải thiện tổ chức và thế giới. Tính lãnh đạo sẽ đòi hỏi can đảm–đó là cốt lõi của lãnh đạo.
Bạn có đang biểu hiện tiềm năng lãnh đạo của bạn? Hãy xem lại đời sống của bạn ở sở làm, ở nhà, và trong các sinh hoạt xã hội. Bạn là lãnh đạo hay chỉ thuần túy là một quản lý? Bạn có đang phát triển các kỹ năng lãnh đạo của bạn và sử dụng chúng để cải thiện tổ chức của bạn và cuộc đời riêng của bạn?
Hãy nhớ: Lãnh đạo là một hành trình, không phải là điều bạn có thể học trong một khóa học năm ngày. Lãnh đạo đòi hỏi thời gian và suy tưởng.

Leader là gì?(P1)

Khái niệm về Leader là gì? Leadership là gì? Người dẫn đầu ư? Không đúng! Chúng ta không nên tư duy theo kiểu nội từ như vậy. Có 1 câu chuyện.

Chuyện kể: "Có ông nọ cho thằng con đi học. Thằng bé đến nhà thầy đồ học chữ. Thầy dạy cho, chữ nhất là một nét, chữ nhị là hai nét, chữ tam là ba nét. Thằng bé về nhà tập viết. Ông bố thấy con tập viết vui lắm liền hỏi học chữ có khó không. Thằng con liền bảo: 

-Dễ ợt bố ạ! Nhất là một gạch ngang, nhị thì hai gạch ngang, tam thì ba gạch, cứ thế mà viết.

Ông bố gật gù cho là phải. Liền bảo thằng con viết chữ vạn cho ông xem.
Một lúc sau, ông đi vào thấy thằng bé hì hục trên đống giấy tờ liền hỏi nó đang làm gì. Thằng con trả lời: 

- Con gạch bao nhiêu giấy rồi mà vẫn không đủ một vạn gạch."

Đây là kiểu bố trí Teamwork của đại đa số người Việt chúng ta. Leader là đầu tàu, có thể lôi theo một quân đoàn hùng hậu. Có khi họ chả làm được gì những vẫn có trong quân số.




Còn như hình dưới đây là kiểu bố trí Teamwork có khoa học. Quân số ít nhưng tinh nhuệ. Leader là trung tâm, không phải người đi trước.




Ở kiểu thứ nhất, nếu leader dừng bước có nghĩa là cả đoàn người dừng bước. Do quân số quá đông, lực lượng không đều và phức tạp, việc quản lí là khó khăn.

Ở kiểu thứ hai, leader là trung tâm, mọi thành viên đều ngang bằng về vị trí và trách nhiệm. Quân số tinh giản dễ dàng quản lí và trao đổi.

Về cơ bản dễ dàng nhận ra cách bố trí nào hợp lí hơn. Và câu hỏi đặt ra là: Cái gì là mấu chốt tạo ra điều đó?

Leader, là người có trách nhiệm lớn nhất. Họ là người lãnh đạo, và quan trọng là họ tác động như thế nào đến thành viên. Một mệnh lệnh chỉ có giá trị dưới một thể chế. Rõ ràng cái lệnh hàng năm cống đồ sang Trung Quốc không thể áp dụng tại thời điểm này. Đơn giản là họ đã xóa bỏ cái thể chế đề ra nó. Vậy, mệnh lệnh không phải là vũ khí của leader.

Thực tế người lãnh đạo luôn ít hơn, ít hơn rất nhiều so với những người thực hiện.Vì không phải ai cũng làm được công việc đó. Nó là cả một nghệ thuật mà nhiều khi đã hiểu rõ về nó người ta vẫn thất bại.

Phân tích tâm lí

Vấn đề nảy sinh khi người ta không biết bắt đầu công việc từ đâu, kết thúc như thế nào, và hơn cả là làm gì. Họ cần một cái neo tinh thần để khẳng định những việc mình đang làm là đúng, hay để nhìn rõ phương hướng mình cần đi theo.

Leader đáp ứng nhu cầu đó cho họ. Anh/chị ta sẽ là người vạch ra con đường trên bản đồ tư duy cho mọi người, sẽ vẽ trong thinh không cái đích đến cho mọi người. Duy trì con đường đó đi theo đúng định hướng ban đầu và là người đưa ra quyết định cuối cùng cho mọi vấn đề.

Phân tích hình minh họa

Nhìn vào ảnh 2 ta thấy, leader là trung tâm thay vì là mũi nhọn. Nếu giả định họ đang ở trong một môi trường gồm nhiều thông tin. Các thông tin này sẽ tiếp cận đến các "điểm cầu" thành viên. Nó được xử lí và truyền đến trung tâm là leader. 

Ta sẽ thấy rằng, mọi thông tin sau khi được xử lí bởi thành viên sẽ dừng lại ở leader và không đi đâu khác. Các công việc teamwork, đặc biệt là nghệ thuật thì luôn có tình trạng không biết đâu là điểm dừng. Leader là người dừng mọi việc lại ở ngưỡng cần thiết, để kết thúc một công việc. Đó là ưu điểm mà mô hình thứ nhất không có. Thông tin đi từ cuối hàng lên đến leader sẽ không đảm bảo và thời gian cũng như chất lượng hoàn toàn không đảm bảo.

Thế leader là gì? Họ là những người dẫn dắt lối chơi, của một dàn nhạc, một đội bóng. Họ là người không dùng đến nắm đấm nhưng khiến người khác tuân lệnh. Vậy thực ra những người như Steve Jobs, Eric Cantona, Zinedin Zidane... đã làm những gì để dẫn dắt tập thể đến thành công? Cái gì khiến họ trở thành những leader?

Tiếp tục với một câu hỏi và đi tìm câu trả lời cho nó. Họ, rõ ràng không đơn thuần hò hét, quát nạt hay sẵn sàng đuổi việc bất cứ ai trái ý. Cái tạo cho họ sự khác biệt là khả năng truyền cảm hứng cho những người xung quanh. Mệnh lệnh chỉ tồn tại dưới một thể chế. Thay vì hò hét như đám "nhân sĩ" ngày nay về lật đổ chính quyền, đâu tranh nghị trường, post bài chửi bới, Bác Hồ chỉ nói "Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng...". Nếu một đất nước thối nát, chính những người dân phải biết nó thối nát như thế nào. Vậy cũng chẳng cần những kẻ rỗi hơi ngồi bắc cái mõ làng mà rêu rao. Bác Hồ đã truyền cảm hứng cho hàng triệu con người, trải suốt kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ. Cái mà ông Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu... đã không làm được. Đó là giá trị của một leader.

Khả năng đó gọi là Leadership - Năng lực lãnh đạo, nó là cả một quá trình mà tại đó một cá nhân có ảnh hưởng lên những người khác để họ hoàn thành một mục tiêu và một hướng dẫn nào đó theo phương cách nối kết với nhau sao cho có hiệu quả nhất. Các nhà lãnh đạo thực hiện quá trình này bằng chính các kỹ năng lãnh đạo của mình, chẳng hạn như lòng tin, sự tôn trọng, cách ứng nhân xử thế, tính cách, kiến thức hoặc kỹ năng. Mặc dù vị trí của bạn với tư cách nhà quản lý, nhà giám sát, trưởng các phòng ban… sẽ đem lại cho bạn thẩm quyền để chỉ đạo người khác hoàn thành những nhiệm vụ và mục tiêu của công ty, tuy nhiên, quyền lực này không khiến bạn trở thành nhà lãnh đạo theo đúng nghĩa của nó được. Đơn giản, nó chỉ giúp bạn ngồi vào vị trí “sếp” mà thôi. Còn năng lực lãnh đạo đem lại sự khác biệt vì nó khiến tự bản thân các nhân viên có mong muốn đạt được các mục tiêu cao hơn, trong khi “làm sếp” thường chỉ đơn thuần là “sai khiến” người khác.

Vậy, Leader là người truyền cảm hứng, là người dẫn dắt chứ không phải kẻ ra lệnh. Lại càng không phải người làm tất cả mọi việc. Đó là người giữ mồi lửa để kích nổ những nguồn năng lượng xung quanh. Leader không phải là tối thượng, họ là cổng nối, là nơi tập trung mọi mối quan hệ cá nhân. Không có khuôn khổ cứng nhắc nào đối với người lãnh đạo. Những khuôn phép đó dành cho nhà quản lí.

Một số điểm khi mua Chung cư

Mua nhà là việc trọng đại trong cuộc đời của mỗi người, Khi lựa chọn căn hộ chung cư ngoài giá cả, vị trí, chúng ta cần quan tâm đến hướng cửa, hình dạng bên ngoài và cấu trúc bên trong, yếu tố phong thủy...Làm thế nào để bạn tìm một ngôi nhà thật ưng ý xem ra là một vấn đề khá nan giải. Những điều lưu ý sau giúp bạn phần nào cho lựa chọn của mình

1 - Khả năng tài chính:

Trước khi quyết định chọn mua căn hộ chung cư, người mua nên tính toán lại khả năng tài chính của mình, đặc biệt là khi mua trả góp, hỗ trợ tài chính qua ngân hàng.

Ví dụ: bạn mua căn hộ trị giá 1 tỷ đồng, trả trước 30%, ngân hàng hỗ trợ 70%. Với lãi suất khoảng từ 1%-1.1%/ tháng, tùy vào từng ngân hàng. Bạn cần phải trả tiền lãi cho ngân hàng từ 7.000.000 tới 7.700.000 đồng mỗi tháng, chưa bao gồm tiền vốn phải trả tùy thuộc vào thời gian cho vay, càng ngắn hạn càng cao. Như vậy, tối thiểu bạn cũng phải trả khoảng 10 triệu đồng mỗi tháng.
Vì vậy bạn phải xem xét kỹ lưỡng khả năng của mỉnh trước khi tiến hành mua. Đừng để rơi vào tình trạng mua giá cao rôi rao bán vội vàng giá thấp vì không có khả năng chi trả.

2 - Thăm dò giá cả kỹ càng:

Tìm kiếm chung cư căn hộ bạn quan tâm để biết về giá đang rao bán hiện tại là bao nhiêu? Tiếp đến bạn hãy ghé thăm chung cư đó, vào một quán cà phê, bạn sẽ có rất nhiều thông tin về giá cả, chất lượng cũng như các thông tin khác…

Nhưng có một điều quan trọng nữa mà bạn nên tìm hiểu đó là, chung cư đó gồm bao nhiêu đối tác góp vốn, phân phối? Sau khi có thông tin này, bạn nên ghé thăm tất cả các đối tác góp vốn, phân phối, lựa chọn nhà phân phối nào giá cả và điều kiện tốt nhất cho mình.
Tốt nhất, nên mua trực tiếp từ CĐT để có thể yên tâm và nên lựa chọn CĐT lớn, uy tín.

3 - Phí chung cư, tiện tích:

Bạn nên kiểm tra các loại phí chung cư cần phải trả hàng tháng, có phù hợp, chấp nhận được không? Phí chung cư hiện nay là vấn đề các bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định mua. Nhiều người dở khóc dở cười vì mua chung cư xong mới biết phí chung cư trên zời…

Các tiện ích công cộng khác như, chỗ gửi xe máy, xe hơi, chỗ sinh hoạt công cộng như phòng lớn để phục vụ khi có hữu sự như hiếu, hỉ.., bể bơi, trung tâm thể dục, số thang máy… và các tiện ích khác.

4 - Phong thủy, môi trường, cộng đồng dân cư:Nếu bạn quan tâm tới phong thủy, bạn nên xem xét hướng của chung cư, căn hộ sao cho phù hợp với bạn.

Bạn nên xem xét công đồng dân cư kế cận chung cư nếu là chung cư mới, hay dân cư trong chung cư nếu là chung cư đã có người sử dụng, có phù hợp với lối sống của bạn hay không?
Giao thông đi lại, bạn nên kiểm tra đường ra vào có thuận tiện hay không? Có ngập nước vào mùa mưa không? Gần nhà trẻ, trường học, bệnh viện? Khu vực có được an ninh như cam kết hay không?

5. Khi tiến hành mua-bán chung cư

Thông thường các dự án căn hộ chung cư sẽ có việc đặt cọc hoặc giữ chỗ. 

Cũng cần hỏi kĩ về số tiền cọc này có được hoàn trả lại khi đổi ý hay không (thông thường nếu đặt cạoc thì không hoàn trả, còn giữ chỗ thì sẽ hoàn trả lại)? Trong khoảng thời gian là bao lâu? Nếu đồng ý mua thì có tính gộp vào tiền đóng đợt đầu của dự án hay không? Khoản tiền này lớn nên Cần phải có phiếu thu hợp lệ ( Phiếu thu của sàn có Dấu đỏ, các giấy tờ ủy nhiệm phân phối giữa chủ đầu tư và sàn BDS).
- Nếu là chung cư/Nhà riêng cần mua lại thì yêu cầu chủ nhà chứng thực việc sở hữu, không xảy ra tranh chấp. Các phí sang tên sổ đỏ bên nào sẽ chịu? Sau khi sở hữu muốn xây sửa thì có ảnh hưởng gì không, lưu ý gì?

Ngoài những vấn đề như vị trí,giá cả thì chúng ta nên nên lưu ý những điểm sau:

1.Nên chọn những chủ đầu tư lớn như HUD hoặc Vinaconex- vì mấy ông này hay có đất dự án rộng-đặc biệt ông HUD-nên họ không tận dụng tối đa diện tích để xây dựng.Trước em ở Văn Quán rất khoái vì có nhiều cây xanh.Chọn những toà càng có nhiều không gian chung càng nhiều càng tốt.

2.Nên mua nhà từ khoảng tầng 7-15-Vì ở thấp quá thì cũng nhiều bụi,nhiều muỗi,lại hay bị ồn ào.Cao quá thì đi lại bất tiện và nhỡ có sự cố gì thì cũng khó “chạy” hơn.

3.Nên chọn những nhà có thêm tầng hầm-vì như vậy nếu các mẹ có xe oto sẽ đỡ phải vứt ngoài đường.

4.Không nên chọn những toà nhà ở mặt đường lớn,đông người đi lại-Vì sân chơi sẽ ít,con cái đi lại hoặc chơi sẽ nguy hiểm vì nhiều xe cộ.Hoặc là chủ đầu tư cho thuê vài tầng để làm siêu thị thì sẽ bớt đi chỗ gửi xe,bớt chỗ vui chơi…..

5.Chọn những căn xa chỗ đổ rác,xa thang máy.Nên chọn những căn ô góc,càng nhiều mặt thoáng càng tốt.

6.Tuyệt đối tránh những căn mà có phòng nào đo bị bịt kín - không có cửa sổ hướng ra ngoài trời.

7.Tránh hướng cửa chính trực diện sang nhà đối diện-Nhiều khi muốn mở cửa ra cho thoáng rất bất tiện).

8.Nên chọn những căn có trên 1 nhà WC(nhiều khi không dùng đến mấy,hoặc hơi lãng phí nhưng bù lại sẽ có nhiều cái hay các mẹ ạ).

9.Chọn những toà nhà có hành lang càng rộng càng tốt-ngoài chức năng là lối đi chung,hành lang còn là nơi vui chơi cho trẻ em thậm chí nhiều khi còn là nơi liên hoan tầng mỗi khi có dịp.

10.Phải chú ý số lượng và chất lượng thang máy của toà nhà mình định mua.Bây giờ nhiều nơi có khoảng 3 thang máy chở người + 1 thang máy chở hàng(phục vụ cho việc chuyển nhà-nhưng khi bình thường vẫn dùng để chở người.Vì hằng ngày mình sử dụng cái này rất nhiều.

11.Cộng điểm cho những toà có 2 thang bộ thoát hiểm(tốt nhất là nó cửa sắt ra hành lang và luôn đóng(ko khoá nhé) để đề phòng khi có cháy hoặc sự cố gì thì sẽ không lan nhanh ra lối thoát hiểm và các tầng khác.

September 8, 2014

Doanh nghiệp bất động sản tiết lộ lý do khiến giá nhà cao

Nếu thủ tục hành chính giảm đi 30-50%, tức là giảm được 2-3 năm làm thủ tục cho doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí đầu tư khoảng 20%, theo đó giá nhà cũng sẽ giảm được 20%"...

Câu chuyện thủ tục hành chính khi chuẩn bị đầu tư thực hiện một dự án bất động sản, xây dựng khiến nhiều doanh nghiệp cảm thấy ám ảnh nhất. Sự rườm rà, nhiêu khê quá trình đầu tư dự án dẫn đến dự án chậm khởi công, tăng chi phí khiến giá nhà buộc phải tăng.

Lãnh đạo một doanh nghiệp bất động sản có tiếng ở Hà Nội (xin không nêu tên) tiết lộ: Thủ tục mất thời gian nhất là thỏa thuận quy hoạch, bởi quyền lợi giữa nhà đầu tư và người quản lý luôn ngược nhau. Tiếp đến là thủ tục về định giá đất và giao đất, việc này liên quan đến giá thành sản phẩm của chủ dự án.

“Nhà đầu tư luôn muốn xây cao, xây nhiều, xây nhỏ, nhưng nhà quản lý đưa ra những chế tài về mật độ dân số không được tăng, hạn chế chiều cao, hệ số sử dụng đất không được sử dụng nhiều…. Vì thế, vấn đề này dẫn đến chuyện “xin – cho”, thương lượng, thường kéo dài thời gian”, vị lãnh đạo này chia sẻ.

Cũng theo vị này, khâu quy hoạch là khâu mất nhiều thời gian nhất, nhà đầu tư lo lắng nhất, cảm thấy e ngại nhất khi làm một dự án. Bởi lẽ, khâu này phải qua nhiều cơ quan chức năng để giải quyết thủ tục.

Cũng có những quan điểm tương đồng, chia sẻ với PV, ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành – đơn vị đã trải qua quá trình đầu tư một số dự án ở nhiều giai đoạn khác nhau cho hay: Các thủ tục chuẩn bị khởi công một dự án nhà ở ngày nhiêu khê, phức tạp, thời gian kéo dài trung bình mất từ 3 đến 6 năm, tùy dự án làm tiêu hao tài sản và công sức của doanh nghiệp, dự án chậm khởi công, chậm đưa sản phẩm ra thị trường và tăng giá bán nhà ở.

Ông Đực cho rằng, việc phê duyệt quy hoạch 1/500 là khâu khá rắc rối, bởi lẽ có chỉ tiêu thì Sở Quy hoạch kiến trúc, có chỉ tiêu từ quận, huyện, có khi còn phải tham khảo ý kiến của người dân ở khu vực định quy hoạch… nên để đạt được chỉ tiêu quy hoạch thường mất thời gian tới 1 năm, có khi còn nhiều hơn. Việc này theo ông, cơ quan chức năng cần có sự điều chỉnh hợp lý hơn.

Vấn đề khác mà vị lãnh đạo doanh nghiệp này trăn trở, đó là điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ được thực hiện khi chủ đầu tư đã hoàn tất bồi thường 100% dự án và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo Nghị định 69/2009/NĐ-CP về tính tiền sử dụng đất theo giá thị trường.

Doanh nghiệp phải trải qua 4 khâu: thuê công ty thẩm định giá sát giá thị trường trình Sở Tài chính, Sở Tài chính thẩm định lại, Hội đồng xét duyệt trình UBND thành phố, UBND thành phố duyệt … mất thời gian từ 3 – 6 tháng, đó là chưa kể Sở Tài chính không đồng ý chứng thư thẩm định thì doanh nghiệp phải thực hiện lại từ đầu.

“Hiện nay, một dự án chung cư của Công ty phải ngừng thi công vì chứng thư thẩm định không được Sở Tài chính chấp nhận và phải làm lại từ đầu”. ông Đực cho hay.

Thêm vào đó, từ khi có Nghị định 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 thì dự án phát triển nhà ở đều phải thực hiện các nội dung về quản lý dự án đầu tư, sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì mới được cấp phép xây dựng. Vì một số lý do như doanh nghiệp chỉ đền bù được hơn 80% diện tích đất, tính tiền sử dụng đất, hoàn thành hạ tầng kỹ thuật … nên thời gian cấp giấy chứng nhận rất lâu, có khi phải mất từ 2 – 3 năm, như vậy thủ tục đầu tư dự án lại phải kéo dài thêm 2 – 3 năm nữa.

Vấn đề thủ tục cấp phép xây dựng cũng khiến chủ đầu tư mệt nhoài, ông Đực cho hay: Dự án phát triển nhà ở phải được cơ quan thẩm quyền chấp thuận đầu tư, tiếp theo lấy ý kiến thiết kế cơ sở tại Sở Xây dựng, chủ đầu tư tự phê duyệt dự án đầu tư. Chủ đầu tư phải xin Giấy phép xây dựng trước khi khởi công dự án. Thời gian để thực hiện các thủ tục này mất thêm khoảng 1 năm.

Theo nhẩm tính của vị Phó giám đốc này, tổng cộng doanh nghiệp phải mất từ 3 – 6 năm để có thể khởi công xây dựng dự án. Thời gian quá dài vì những thủ tục không cần thiết và chi phí đầu tư dự án cũng tăng cao.

Ông Đực kiến nghị Nhà nước xem xét lại, nên áp dụng qui định về quản lý đầu tư dự án phát triển nhà ở như giai đoạn 1 trước khi có Nghị Định 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006. Theo đó, dự án phát triển nhà ở được khởi công xây dựng khi có quyết định giao đất của UBND Thành phố và thoả thuận quy hoạch 1/500 của Sở Quy hoạch kiến trúc.

Thủ tục không cần phải thẩm duyệt trước: Phòng cháy chữa cháy, đánh giá tác động môi trường… Không cần phải được cơ quan thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới được xây dựng. Thời gian chỉ mất 1 năm là thời gian hợp lý cho chủ đầu tư khởi công. 

Tại buổi làm việc với Bộ Xây dựng vào tháng 8 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Cải cách thủ tục hành chính hoàn toàn nằm trong khả năng của chúng ta. Nhất thiết phải tăng cường, nâng cao năng lực quản lý nhà nước theo hướng chặt chẽ, hiệu lực, hiệu quả song quản lý còn phải tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư phát triển. Những thủ tục nào không cần thiết, dứt khoát phải cắt bỏ.

Đồng thời, cần xây dựng một kế hoạch hành động cụ thể, chi tiết về cải cách thủ tục hành chính trong xây dựng, phải coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm với mục tiêu trong năm 2015 là “cắt giảm ít nhất 1/3 thời gian thực hiện thủ tục hành chính về đầu tư xây dựng”.

September 7, 2014

5 Góc Nhìn Khác Về Sinh Hoạt Của Người Nhật


Theo Doanh Nhan Saigon – 25/8/2014

Dường như người Nhật rất thấm nhuần và áp dụng giáo lý đạo Phật trong cuộc sống hằng ngày, họ xem mọi người đều bình đẳng vì cùng có Phật tánh như nhau. Những chuyện dưới đây có thể xem là “chuyện lạ” so với thực tế ở nhiều quốc gia khác.

Chuyện thứ nhất: Trung thực

Ở Nhật, bạn khó có cơ hội bắt taxi để đi một cuốc đường dài. Vì sao? Các bác tài sẽ tự chở bạn thẳng đến nhà ga tàu điện ngầm, kèm lời hướng dẫn “Hãy đi tàu điện ngầm cho rẻ”.

Sự trung thực của người Nhật in đậm nét ở những “mini shop không người bán” tại Osaka. Nhiều vùng ở Nhật không có nông dân. Ban ngày họ vẫn đến công sở, ngoài giờ làm họ trồng trọt thêm. Sau khi thu hoạch, họ đóng gói sản phẩm, dán giá và để thùng tiền bên cạnh. Người mua cứ theo giá niêm yết mà tự bỏ tiền vào thùng. Cuối ngày, trên đường đi làm về, họ ghé đem thùng tiền về nhà. Nhẹ nhàng và đơn giản. Các con đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay Osaka… cũng không nơi nào bạn phải gửi giỏ, túi xách.

Quầy thanh toán cũng không đặt ngay cổng ra vào. Người Nhật tự hào khẳng định động từ “ăn cắp vặt” gần như đã biến mất trong từ điển. Nếu bạn đến Nhật, toàn bộ các cửa hàng sẽ tự động trừ thuế, giảm 5 – 10% khi biết bạn là khách nước ngoài.

Chuyện thứ hai: Không ồn nơi công cộng

Nguyên tắc không gây tiếng ồn được áp dụng triệt để tại Nhật. Tất cả đường cao tốc đều phải xây dựng hàng rào cách âm, để nhà dân không bị ảnh hưởng bởi xe lưu thông trên đường. Osaka bỏ ra 18 tỷ USD xây hẳn 1 hòn đảo nhân tạo để làm sân bay rộng hơn 500ha ngay trên biển. Lý do đơn giản chỉ vì “người dân không chịu nổi tiếng ồn khi máy bay lên xuống”.

Tại các cửa hàng mua sắm, dù đang vào mùa khuyến mãi, cũng không một cửa hàng nào được đặt máy phát ra tiếng. Tuyệt đối không được bật nhạc làm ồn sang cửa hàng bên cạnh. Muốn quảng cáo và thu hút thì cách duy nhất là thuê một nhân viên dùng loa tay, quảng cáo với từng khách.

Chuyện thứ ba: Nhân bản

Vì sao trên những cánh đồng ở Nhật luôn còn một góc nguyên, không thu hoạch? Không ai bảo ai, những nông dân Nhật không bao giờ gặt hái toàn bộ nông sản mà họ luôn để phần 5 – 10% sản lượng cho các loài chim, thú trong tự nhiên.

Chuyện thứ tư: Bình đẳng

Mọi đứa trẻ đều được dạy về sự bình đẳng. Để không có tình trạng phân biệt giàu nghèo ngay từ nhỏ, mọi trẻ em đều được khuyến khích đi bộ đến trường. Nếu nhà xa thì xe đưa đón của trường là chọn lựa duy nhất. Các trường không chấp nhận cho phụ huynh đưa con đến lớp bằng xe hơi.

Việc mặc đồng phục vest đen từ người quét đường đến tất cả nhân viên, quan chức, cho thấy một nước Nhật không khoảng cách. Những ngày tuyết phủ trắng nước Nhật, từ trên cao nhìn xuống, những công dân Nhật như những chấm đen nhỏ di chuyển nhanh trên đường. Tất cả họ là một nước Nhật chung ý chí, chung tinh thần lao động.

Văn hóa xếp hàng thấm đẫm vào nếp sinh hoạt hàng ngày của người Nhật. Không có bất cứ sự ưu tiên. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một ngày ở Nhật, bạn thấy người xếp hàng ngay sau lưng mình chính là Thủ tướng.

Chuyện thứ năm: Nội trợ là một nghề

Ở Nhật Bản, hàng tháng chính phủ tự trích lương của chồng đóng thuế cho vợ. Do đó, người phụ nữ ở nhà làm nội trợ nhưng vẫn được hưởng các tiêu chuẩn y như một người đi làm. Về già, vẫn hưởng đầy đủ lương hưu.

Độc đáo hơn nữa là nhiều công ty áp dụng chính sách, lương của chồng sẽ vào thẳng tài khoản của vợ. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình vì thế luôn được đề cao, tôn trọng.

Nhiều Góc Nhìn Về Nợ Xấu



GNA: Sau khi TS Alan Phan khuyên NHNN nên để cho VAMC bán nợ xấu với giá thanh lý, nhiều chuyên gia đã phản biện.

- Theo ông Bùi Kiến Thành, khó bán nợ xấu như hàng thanh lý vì cơ chế pháp lý không rõ ràng, người mua sẽ không làm gì được với tài sản thâu tóm…

- Theo báo Đầu Tư, nhiều nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng mua với giá 30% thị giá, nhưng NHNN, VAMC và chủ nợ chê là giá quá bèo…

- Theo GS Đỗ Thiên Anh Tuấn của chương trình Fulbright, vấn đề mấu chốt là cần phải khơi thông nợ xấu bằng cách bán đi các tài sản đảm bảo, cho phá sản doanh nghiệp… để lấy tiền

- Theo TBKTSG, việc phẫu thuật nợ xấu sẽ không bao giờ thành công vì VAMC …không có tiền thật (chỉ giấy..)

- Hỏi lại ông già Alan, ông nói nếu NHNN bán với giá 10% của giá vốn, ông bảo đảm sẽ tổ chức một quỹ quốc tế và mua hết nợ trong 2 năm.

Vì đây là một đề tài quan trọng cho mặt trận kinh tế, GNA xin đăng lại tất cả các góc nhìn từ các chuyên gia.

GNA

Ông Bùi Kiến Thành:Khó bán nợ xấu như hàng thanh lý vì….

Báo Đất Việt – Nguyên Thảo – 3/9/2014

Các ngân hàng thương mại cố che giấu nợ xấu, làm biến mất đi một số nợ xấu nhưng thực tế nợ xấu không mất đi được.

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho biết về cách đối mặt với tình trạng nợ xấu trầm trọng trong hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng của Việt Nam. Đồng thời, chuyên gia Bùi Kiến Thành cũng cho biết, khó có thể bán nợ xấu như hàng thanh lý, quan điểm này khác với những gì chuyên gia kinh tế TS Alan Phan đã nêu ra trong bài viết trước.

Theo đó, chuyên gia Bùi Kiến Thành cho rằng, sẽ không có ai mua vì mua không để làm gì, thanh lý “đống nợ” đó bằng cách nào? Ai sẽ mua những tài sản đó? Với giá nào? Trong thời hạn bao nhiêu lâu? Nhất là với nợ xấu liên quan đến bất động sản đi liền với các thủ tục giấy tờ đất đai có giải quyết được không? Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào rõ ràng về việc này.

Ngân hàng che đậy nợ xấu

PV: - Nợ xấu tại hầu hết các ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính tính đến 30/6/2014 đều tăng, có ngân hàng đã vượt mức 5%, thậm chí từ 7-8%. Theo đó, mức bình quân hệ thống đến tháng 6/2014 tăng 21,5% so với cuối tháng 5/2014 và tăng 38,2% so với cuối năm 2013.

Đặc biệt, nợ xấu theo báo cáo có lúc tăng, giảm cụ thể cuối năm 2013 chỉ hơn 3%, đến tháng 4/2014 tại cuộc họp Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng nhà nước (NHNN) báo cáo là 7%, sau đó tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm ngành ngân hàng nợ xấu được báo cáo chỉ còn hơn 4%. Trong khi Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s từng công bố nợ xấu của Việt Nam có thể lên đến 15%.

Theo ông, với những con số trên phải nhìn nhận về tình hình nợ xấu như thế nào? Việc nợ xấu tăng giảm và có khả năng sẽ ở mức cao cho thấy điều gì?

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành: - Con số nợ xấu tiền hậu bất nhất do có nhiều lý do. Ví dụ vào cuối năm 2013, NHNN cho phép ngân hàng thương mại cấu trúc nợ xấu bằng phương thức cho doanh nghiệp vay mới để trả nợ cũ tức là đáo nợ. Nợ xấu biến thành nợ mới và là nợ không xấu do chưa tới hạn.

Đây là những thủ thuật làm việc giữa các cơ quan quản lý nhà nước và ngân hàng thương mại cố che giấu nợ xấu, làm biến mất đi một số nợ xấu nhưng thực tế nợ xấu không mất đi được. Về việc này quản lý nhà nước nên làm rõ đừng bịt mắt đi trong đêm tối, như vậy càng không có cách nào giải quyết được khó khăn.

Vấn đề thứ 2, một số nợ xấu được bán cho Công ty Quản lý tài sản VAMC, thực tế là các ngân hàng thương mại quét nhà, dọn rác và VAMC tiếp nhận một đống rác, một đống nợ xấu. Sau đó hệ thống ngân hàng tự tin nói rằng không còn nợ xấu do nợ xấu không còn trong báo cáo tài chính của ngân hàng.

Năm 2013 NHNN từng ra Thông tư 02 yêu cầu ngân hàng khai báo nợ xấu và phải phân loại nợ theo quy định nhưng các ngân hàng cho rằng như vậy sẽ nguy hiểm tới hệ thống ngân hàng, NHNN đã “thông cảm” và gia hạn đến 1/6/2014 nhưng đến nay ngân hàng vẫn không thực hiện việc kê khai, xếp hạng lại nợ xấu.

Đồng thời, NHNN cũng không cương quyết buộc ngân hàng phải khai báo trung thực nợ xấu khiến những con số về nợ xấu từ năm 2012 đến nay vẫn mù mờ, không phản ánh đúng thực trạng. Con số khi lên, khi xuống tùy tiện, quản lý nhà nước phải làm rõ để cả nước nắm biết được tình hình các ngân hàng thế nào, không thể để ngân hàng muốn nói gì thì nói, muốn khai gì thì khai.

Hiện, một phần rất lớn nợ xấu đã đi vào bất động sản, chứng khoán. Chứng khoán khi đã thua lỗ không có cách nào để gỡ, thu hồi. Còn bất động sản đang nằm một đống, phân khúc sản phẩm cao cấp không có thị trường, không có đầu ra mà muốn có đầu ra người mua phải có tiền, nhưng hiện nay hàng trăm nghìn doanh nghiệp đang chết, tiền trong dân không có để mua bất động sản, bất động sản vẫn nằm yên đó.

PV: - Mới đây, NHNN vừa có chỉ đạo các ngân hàng thương mại mở rộng cho vay tín chấp. Tuy nhiên, nếu theo phản ánh của các ngân hàng thương mại, đối tượng đáp ứng được điều kiện cho vay tín chấp phải có các điều kiện như vốn điều lệ trên 100 tỷ, doanh thu tháng… ưu thế sẽ lại thuộc về các doanh nghiệp nhà nước.

Trong khi đó, báo cáo của Chính phủ gửi đến Quốc hội tính đến năm 2012, cho thấy khoản nợ vay từ các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước là 402.955 tỷ đồng, tương ứng 1/3 tổng dư nợ của cả nền kinh tế.

Ông bình luận như thế nào về chủ trương này và tác động của nó tới vấn đề nợ xấu như thế nào? Và việc doanh nghiệp nhà nước vẫn tiếp tục được cấp tín dụng nhiều hơn khối doanh nghiệp tư nhân và làm ăn thua lỗ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe hệ thống ngân hàng và toàn nền kinh tế như thế nào?

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành: - Vốn dĩ việc cho vay là trách nhiệm của ngân hàng xác định trường hợp nào là thế chấp, trường hợp nào là tín chấp sau khi nghiên cứu từng dự án phát triển kinh doanh về khả năng hoàn trả vốn, có thể có thế chấp, không có thế chấp, có thể là tín chấp.

Ngoài ra, cho vay tín chấp tại sao nói doanh nghiệp phải có vốn điều lệ 100 tỷ đồng mới cho vay? Điều này phải dựa trên hiệu quả kinh doanh thay vì vốn điều lệ. Vì có doanh nghiệp chỉ có 2-3 tỷ đồng vốn điều lệ nhưng sản phẩm tốt, thị trường tốt, không thể vin vào vốn điều lệ. Làm như vậy sẽ không hợp lý, không đúng pháp luật.

Việc quy định vốn điều lệ trên 100 tỷ đồng mặc nhiên thừa nhận việc cho vay tín chấp phần lớn nhằm vào các doanh nghiệp nhà nước. Nhưng vấn đề vốn điều lệ của các doanh nghiệp nhà nước có thể là 10.000 tỷ đồng nhưng tại thời điểm hiện tại có thể âm, tiếp tục xin giảm nợ, xóa nợ, mắc nợ nhà nước. Vì vậy nó không phản ánh sức khỏe thật sự của doanh nghiệp nên không thể đưa ra những điều kiện như vậy.

Các doanh nghiệp nhà nước từ trước đến giờ vẫn được coi như con cưng còn các doanh nghiệp tư nhân như con ghẻ, thể hiện chế độ bao cấp, tư duy kinh tế tập trung, không phải là kinh tế thị trường. Nhà nước chỉ đạo ngân hàng cho doanh nghiệp nhà nước vay mặc dù hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước là thua lỗ nên vấn đề này không hợp lý.

Ngân hàng phải nghiên cứu từng dự án, từng doanh nghiệp, sức khỏe của doanh nghiệp. Dự án phát triển kinh doanh dựa trên sản phẩm, thị trường, thị phần, ban lãnh đạo… để quyết định cho vay chứ không thể đưa ra quyết định duy ý chí. Việc nhà nước tạo điều kiện để doanh nghiệp nhà nước được vay, tạo khó khăn thêm cho doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ – lực lượng tạo ra lao động nhiều nhất khiến thành phần này khó tiếp cận được nguồn vốn sẽ khiến nền kinh tế trì tệ không phát triển được.

Nếu tình trạng này xảy ra, không có những biện pháp giải quyết nợ xấu chồng chất lên nợ xấu, các doanh nghiệp nhà nước lỗ vẫn tiếp tục lỗ, và nợ xấu tiếp tục tăng thêm trong khi doanh nghiệp vừa và nhỏ không được tiếp cận được nguồn vốn thì không thể phát triển.

Khó bán nợ xấu như hàng thanh lý!

PV: - Về việc xử lý nợ xấu, năm 2013 Tổng công ty quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam VAMC đã mua lại khoảng 39.000 tỷ đồng nợ xấu nhưng sang năm 2014 quá trình này chững lại, 6 tháng đầu mới mua được 11.414 tỷ nợ gốc. Trong khi VAMC vẫn mua nợ xấu bằng “giấy” và chưa tìm được đầu ra cho những khoản nợ xấu đã mua. Theo ông đây có phải chỉ là hình thức giảm nợ xấu ảo, thực tế nợ xấu không những giảm mà còn tăng thêm vì nợ xấu dồn về VAMC và VAMC không bán được nên phải cộng lãi vốn mua vào tổng khối nợ?

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành: - Rõ ràng VAMC mua hàng mấy chục nghìn tỷ đồng nhưng bán ra chỉ khoảng hơn 1.000 tỷ đồng. VAMC ôm nợ xấu để giúp các ngân hàng giải quyết vấn đề báo cáo tài chính chứ không giải quyết được nợ xấu, và nợ xấu vẫn là nợ xấu, nó không nằm trong kho của ngân hàng mà chuyển sang nằm trong kho của VAMC.

Nhưng có vấn đề khác là VAMC đã trả cho ngân hàng bằng trái phiếu đặc biệt để ngân hàng có thể thế chấp vay từ ngân hàng nhà nước. Làm ăn bê bối, tạo ra nợ xấu rồi không có thanh khoản để cho vay tiếp thì cứ đem nợ xấu bán cho VAMC, lấy trái phiếu đặc biệt đi thế chấp vay ngân hàng nhà nước, nhà nước lại cung cấp tiền cho ngân hàng để ngân hàng tiếp tục cho vay và tiếp tục tạo thêm nợ xấu.

PV: - Vừa qua, NHNN có đề nghị xin tiền cấp cho VAMC mua nợ, về bản chất là lấy tiền ngân sách ra mua những khoản tiền mà ngân sách đã cấp và đã bị tổn thất thành nợ xấu. Ông có bình luận gì về điều này?

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành: - Tại sao phải cấp tiền cho VAMC, VAMC mua nợ xấu có trả bằng tiền mặt đâu? VAMC có vốn điều lệ 500 tỷ đồng nhưng đã mua đến 50.000 tỷ đồng nợ xấu. VAMC được nhà nước cho phép phát hành trái phiếu đặc biệt, nếu lấy thêm từ ngân sách nhà nước thì bao nhiêu cho đủ? Không có doanh nghiệp nào như VAMC vốn điều lệ 500 tỷ đồng mua 50.000-60.000 tỷ đồng, ôm một đống nợ xấu, không bán được, không đòi nợ được, và vẫn còn tiếp tục mua vào đến bao nhiêu nữa?

Hoạt động của VAMC cũng đặt ra yêu cầu các ngân hàng phải trích lập dự phòng 20%/năm trong 5 năm, có nghĩa là sau 5 năm nếu không giải quyết được VAMC sẽ trả lại cho ngân hàng để tự giải quyết nợ xấu đó nhưng ngân hàng làm sao trích lập được dự phòng, lấy tiền đâu ra? Do những ngân hàng có nhiều nợ xấu đều là những ngân hàng ốm yếu, làm ăn thua lỗ.

PV: - Có ý kiến cho rằng việc bán nợ xấu phải được bán như bán hàng thanh lý không thể đòi hỏi mức giá cao như mong muốn, ông có đồng tình với quan điểm này không? Nếu thực hiện bán nợ xấu như bán hàng thanh lý thì trên thực tế sẽ diễn ra điều gì, có nhiều DN bị phá sản không, thưa ông?

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành: - Nợ xấu của Việt Nam phần nhiều có thế chấp, không hoàn toàn vô giá trị. Nguyên tắc là cho vay đến mức tối đa 50% giá trị tài sản thế chấp nhưng nhiều khi giá trị của tài sản được thổi phồng lên nhiều lần giá trị thực.

Các nước không làm thế, phần lớn họ cho vay tín chấp nên khi nợ thành nợ xấu, nợ không còn giá trị bao nhiêu nên sẽ bán như hàng thanh lý còn ở Việt Nam nợ có thế chấp nên còn phần nào giá trị, nhưng để siết nợ, giải chấp và thanh lý tài sản là không đơn giản. Nhà đầu tư Việt Nam không có tiền mua, nhà đầu tư nước ngoài cũng không mua nợ xấu mà không có giải pháp thu hồi vốn vậy nợ xấu bán cho ai?

Thậm chí giảm 10-20-30-40-50% cũng không có ai mua vì mua không để làm gì? Chẳng hạn, nếu tài sản thế chấp là những thành phố ma xung quanh Hà Nội, nếu siết nợ các thành phố ma đó, thì sẽ thanh lý “đống nợ” đó bằng cách nào? Ai sẽ mua những tài sản đó? Với giá nào? Trong thời hạn bao nhiêu lâu? Và các thủ tục giấy tờ đất đai có giải quyết được không? Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào rõ ràng về việc này.

Nợ xấu trở thành đống rác không có cách nào giải quyết càng để lâu càng tệ. Nợ xấu hoàn toàn bế tắc chưa thấy biện pháp giải quyết, Việt Nam chỉ có một giải pháp là để nợ xấu sang một bên, nhà nước và ngân hàng tạo mọi điều kiện giúp doanh nghiệp phục hồi và phát triển tạo ra công ăn việc làm, để tăng tổng cầu… khôi phục khả năng trả nợ.

Nhưng thực tế nhà nước không có chính sách phù hợp mà lại hành hạ doanh nghiệp với đủ thứ khó khăn, khiến doanh nghiệp chết thêm còn ngân hàng vẫn duy trì mức lãi suất cao, cho vay với yêu cầu phải có tài sản thế chấp nhưng doanh nghiệp không còn tài sản để thế chấp, không phát huy được tín dụng tín chấp chất lượng trên cơ sở kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Tóm lại, phải tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp có thể phục hồi bằng những đơn thuốc phù hợp, nếu doanh nghiệp chết sẽ không có ai trả nợ xấu.

PV: - Trong trường hợp vấn đề nợ xấu chưa giải quyết triệt để Việt Nam sẽ phải đối mặt với những nguy cơ gì, thưa ông? Những vấn đề nợ xấu, sở hữu chéo chưa được giải quyết có thể nói đến việc tái cơ cấu nền kinh tế hay không?

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành: - Hệ thống ngân hàng sẽ khốn khó do vướng mắc cho vay và không đòi được nợ. Khó mà có giải pháp nếu không minh bạch thông tin. NHNN yêu cầu các ngân hàng khai đầy đủ nợ xấu, nhưng ngân hàng không khai, bịt mắt mà không chịu nhìn vào thực tế.

Năm 2014, NHNN vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 12-14% nhưng tăng tín dụng cho ai? Theo một phó thống đốc NHNN từ đầu năm đến nay 90% lượng tiền trong ngân hàng chủ yếu cho Chính phủ vay hay mua trái phiếu Chính phủ, thay vì tăng tín dụng cho doanh nghiệp, và điều này cần phải thay đổi.

Chưa thể giải quyết nợ xấu, sở hữu chéo, lợi ích nhóm, quan liêu, tiêu cực, thì tái cơ cấu gì bây giờ? Chữ “tái cơ cấu” có nghĩa là đang làm ăn không tốt, cần phải “cơ cấu lại” để đạt được kết quả tốt hơn nhưng doanh nghiệp nhà nước “tái cơ cấu” có làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hơn hay không? Doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa nhưng nhà nước vẫn giữ cổ phần chi phối, để duy trì hệ thống quản lý “công chức”, giữ lại những người điều hành không có khả năng thì “tái cơ cấu” gì?

Doanh nghiệp tư nhân đang chết lên, chết xuống, chi phí tiêu cực đè nặng trên vai, lo sống cũng khó, tái để họ sống chứ không tái để họ chết. Chữ “tái” là giúp người đang bệnh, yếu, trở nên ít bệnh, phục hồi, phát triển nhưng hiện chúng ta lại làm ngược lại là xô người ta ngã thêm. Phải nhìn vấn đề cho rõ, tái theo hướng này, thì nền kinh tế sẽ đi về đâu?

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Nguyên Thảo (thực hiện)

VAMC không muốn hay sợ bán nợ xấu ?

Nguồn tin của Báo Đầu tư điện tử – Baodautu.vn cho hay­­­­­­, hiện nhiều nhà đầu tư nước ngoài chỉ trả giá nợ xấu khoảng 30% giá trị tài sản. Mức giá này được các doanh nghiệp và ngân hàng trong nước coi là quá “bèo”.

Thời gian qua, nhiều khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và các ngân hàng đưa ra bán đấu giá năm, bảy lần, nhưng vẫn thất bại. Dù vậy, lãnh đạo VAMC vẫn khẳng định, mua nợ về không phải để bán.

Nợ mua không phải để bán

Nợ xấu đang tăng mạnh trở lại từ đầu năm đến nay. Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho biết, đến cuối tháng 6/2014, nợ xấu ở mức 4,17%, cao hơn mức 4,07% vào cuối tháng 5/2014 và mức 3,61% cuối năm 2013.





Trong khi nợ xấu tăng nhanh thì VAMC – vốn được coi là lực lượng chủ lực trong xử lý nợ xấu, lại đang mua nợ lẫn bán nợ rất chậm chạp.

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch HĐTV Công ty VAMC, tính đến hết tháng 8/2014,VAMC đã mua 59.000 tỷ đồng nợ xấu. Trong đó, số nợ xấu đã mua từ đầu năm đến nay là 19.630 tỷ đồng với giá trị phát hành trái phiếu đặc biệt là 12.019 tỷ đồng, cách khá xa so với mục tiêu mua 70.000 – 100.000 tỷ đồng nợ xấu mà VAMC đặt ra trong năm 2014.

Việc mua nợ chậm của VAMC có thể không đáng lo, bởi số lượng nợ xấu mà các ngân hàng đăng ký bán cho VAMC đã vượt quá chỉ tiêu của cả năm. Vấn đề đáng lo là việc xử lý nợ, bán nợ diễn ra khá chậm.

Theo nguồn tin của Báo Đầu tư điện tử – Baodautu.vn, số nợ xấu mà VAMC bán ra đến nay mới đạt khoảng trên dưới 1.500 tỷ đồng, rất nhỏ so với số nợ xấu VAMC mua vào và càng không thấm vào đâu so với tổng nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng. Dù từ đầu năm đến nay, các ngân hàng đã xử lý 33.000 tỷ đồng nợ xấu, song số nợ xấu này chủ yếu được xử lý bằng nguồn trích lập dự phòng rủi ro của các ngân hàng chứ không phải thông qua VAMC.

Ông Tô Duy Lâm, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM thừa nhận, 7 tháng đầu năm, các ngân hàng trên địa bàn đã xử lý 8.000 tỷ đồng nợ xấu. Trong đó, số nợ xấu bán cho VAMC chỉ vỏn vẹn 1.000 tỷ đồng, phần còn lại các ngân hàng phải tự xử lý bằng nguồn trích lập dự phòng rủi ro và các giải pháp khác.

Trước ý kiến cho rằng, VAMC chỉ mua nợ để đấy, còn khâu xử lý nợ, bán nợ lại quá chậm, ông Nguyễn Quốc Hùng khẳng định, VAMC không phải mua nợ xấu về bán mà mua về để rà soát, đánh giá và xem xét các khoản nợ, các khách hàng. Theo đó, những doanh nghiệp có khả năng sản xuất kinh doanh, có thể phục hồi được thì sẽ được xem xét điều chỉnh lãi suất, được tiếp tục vay vốn. Thời gian qua, đã có những doanh nghiệp được VAMC và tổ chức tín dụng hỗ trợ vay vốn để tiếp tục sản xuất kinh doanh, trả nợ cũ và nợ mới.

Cũng theo ông Hùng, với những khoản nợ khó có khả năng thu hồi, VAMC phối hợp với các tổ chức tín dụng phát mãi tài sản để thu hồi nợ, tránh thiệt hại nặng thêm. Tuy nhiên, việc bán nợ cũng không hề dễ dàng. Có những khoản nợ, các đơn vị này bán đấu giá tài sản lần thứ ba vẫn chưa thành công. Có ngân hàng tổ chức phát mãi tài sản lần thứ 5, thứ 7 vẫn thất bại, dù ngân hàng đã chấp nhận bán với mức giá thị trường.

Sợ bán nợ?

Việc không “mặn mà” bán nợ của VAMC được một thành viên của Hội đồng tư vấn Chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia lý giải, hiện hầu hết các khoản nợ xấu mà VAMC mua về là nợ xấu của các doanh nghiệp. VAMC mong muốn bán nợ của các doanh nghiệp này với điều kiện các nhà đầu tư mua nợ sẽ xây dựng phương án tái cơ cấu, giúp phục hồi hoạt động, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài đặt vấn đề mua nợ của Viêt Nam hiện nay đều là nhà môi giới, muốn mua nợ giá “bèo” để sau đó bán lại kiếm lời hơn là đầu tư tài chính vào doanh nghiệp.

Nguồn tin của Báo Đầu tư điện tử – Baodautu.vn cho hay­­­­­­, hiện nhiều nhà đầu tư nước ngoài chỉ trả giá nợ xấu khoảng 30% giá trị tài sản. Mức giá này được các doanh nghiệp và ngân hàng trong nước coi là quá “bèo”.

Cho đến thời điểm này, lãnh đạo NHNN vẫn khẳng định, VAMC là mô hình phù hợp với hoàn cảnh đặc thù ở Việt Nam. Tuy nhiên, các mục tiêu đặt ra quá lớn trong khi kinh phí xử lý nợ xấu không có, khiến VAMC chuyển động rất chậm. Nhiều chuyên gia cho rằng, VAMC đang “mua thời gian” hơn là mua nợ.

Về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Hồng khẳng định, tại nhiều nước trên thế giới, chi phí xử lý nợ xấu rất cao (chiếm tới 15 – 20% GDP) trong khi Việt Nam phải xử lý trong điều kiện hạn chế của ngân sách và cơ chế về luật pháp còn nhiều điểm bất cập, đăc biệt là xử lý tài sản đảm bảo nên tốc độ xử lý chậm là khó tránh.

Về phần VAMC, ông Hùng cũng tin tưởng, một khi nền kinh tế phục hồi, doanh nghiệp khởi sắc thì việc xử lý nợ xấu sẽ được đẩy nhanh hơn.

Theo Thùy Liên – Đầu Tư
“Phẫu thuật” nợ xấu
Hải Lý – TBKTSG – 4/9/2014



(TBKTSG) – Quí 4 năm ngoái khi Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) đi vào hoạt động và những khoản nợ đầu tiên được mua, người ta đã hy vọng nhìn thấy “ánh sáng cuối đường hầm” để “phẫu thuật” nợ xấu. Nhiều người cho rằng một cơ chế xử lý nợ đã ra đời, giống như ở các nước trong các cuộc khủng hoảng trước đây, và cơ chế này sẽ mang lại hiệu quả.

Cơ chế hoạt động của một tổ chức như VAMC ở các quốc gia khác thực chất là Nhà nước bỏ tiền ra mua nợ, ôm khoản nợ đó một thời gian, sau đó khi kinh tế phục hồi, thị trường tài chính, bất động sản ấm lên, Nhà nước bán ra, thu tiền về. Những ngân hàng bán nợ “sống lại” là nhờ bán dứt điểm được khoản nợ, có tiền tươi thóc thật để kinh doanh, hồi sinh.

Nhưng VAMC không như vậy. VAMC mua nợ bằng giấy. Giấy đó là trái phiếu đặc biệt, được mang lên giao dịch với Ngân hàng Nhà nước để vay tiền. Bán nợ, cầm giấy, ngân hàng vẫn phải tiếp tục đòi nợ và thêm một công đoạn mới là mỗi năm trích dự phòng rủi ro 20% tổng giá trị tờ giấy cầm ấy.

Hoá ra VAMC, đúng như Ngân hàng Nhà nước (NHNN) định nghĩa ngay từ đầu, “không phải đôi đũa thần” vì nó không có tiền. Đã thế cơ chế của nó cũng không đổi mới. Trong cuộc họp báo thường kỳ cuối tháng 8 vừa qua, đại diện VAMC nhấn mạnh công ty đang gặp khó khăn trong việc phát mãi tài sản đảm bảo thông qua đấu giá. VAMC đã tổ chức ba lần đấu giá nhưng đều thất bại.

Chuyện đấu giá thất bại của VAMC là hiển nhiên. Nếu VAMC đấu giá được thì mới đáng ngạc nhiên! Từ hồi nào đến giờ, các ngân hàng bán tài sản đảm bảo qua đấu giá để thu hồi nợ mà có được mấy đâu. Có ngân hàng nay đã chán đấu giá đến tận cổ. Họ mà bán được tài sản đảm bảo, thì hà cớ gì cần đến VAMC nữa?

Bán đấu giá bây giờ trăm người bán, một người mua. Bán không được mới nhờ cậy đến VAMC. VAMC đấu giá theo cách thông thường, sao bán được? Cái tên VAMC không làm cho người mua nhiều hơn, không làm cho giá bán linh hoạt hơn, cũng không làm cho thị trường nợ chuyển động…thất bại là ở đó!

Chung qui lại bản chất câu chuyện là ở sự mất giá của tài sản đảm bảo so với giá trị khoản vay. Khoản vay không bao giờ mấy giá, nó chỉ có giá thêm nhờ lãi mẹ đẻ lãi con, trong khi giá trị tài sản thế chấp đang giảm, nhất là bất động sản. Tất cả mọi đối tượng đều đang chờ thị trường bất động sản tăng lại, thì có vẻ như còn lâu nó mới tăng. Về mặt tâm lý, đáy của thị trường tài sản thường diễn ra ở thời điểm mà người ta không còn nhòm ngó đến nó nữa. Nó lên cũng vậy, nó xuống cũng thế. Sự buông tay, sự chán nản cùng cực xuất hiện, đáy mới đến.

VAMC công bố đến cuối tháng 8-2014 đã mua được tổng cộng 59.000 tỉ đồng nợ xấu. Con số này có thể thấp hơn số nợ xấu phát sinh từ tháng 10-2013 đến nay. VAMC ôm nợ, mà “ôm chùa”, thì làm sao nợ giảm được?

Cái cần hiện nay là cho VAMC một cơ chế thật và một chút tiền mồi, khoảng 3.000 – 5.000 tỉ đồng để giải phẫu nợ. Cơ chế ấy là cho phép VAMC bán đấu giá tài sản theo giá thị trường, bán đến khi có người mua. Thí dụ giá trị khoản vay là 100 tỉ đồng, giá trị tài sản thế chấp khi vay là 150 tỉ đồng. Nay tài sản ấy có thể chỉ còn giá trị tương đương 50 tỉ đồng. Có bán không? Hay đợi đến khi nó được 100 tỉ đồng, bằng giá trị gốc khoản vay mới bán? Vướng mắc này cần được tháo gỡ.

Còn cứ với cách thức tiến hành hiện tại, sẽ chẳng có ngân hàng nào giải thể, phá sản vì nợ, nhưng sẽ nợ đến “chết”.

Ngân hàng ảo tưởng, VAMC ‘nuôi nợ’: Nợ xấu chạy vòng quanh

Theo Nguyên Thảo – Báo Đất Việt – 4/9/2014

Ngân hàng, khách hàng đều ảo tưởng về những khoản nợ xấu vẫn có giá trị và kỳ vọng mức giá cao nếu thị trường phục hồi.

Trong khi đó, VAMC được thành lập nhằm xử lý nợ xấu của các ngân hàng và tổ chức tín dụng thay vì xử lý nợ bằng những dòng tiền thật, mua đứt bán đoạn lại mua nợ bằng giấy, không có những ràng buộc để xử lý nợ xấu… là những lý do được ông Đỗ Thiên Anh Tuấn – Giảng viên Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright cho biết trong cuộc trao đổi với Đất Việt.

Ngân hàng nhà nước sốt sắng xử lý nợ xấu vì…

PV: - Nợ xấu tại hầu hết các ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính tính đến 30/6/2014 đều tăng, có ngân hàng đã vượt mức 5%, thậm chí từ 7-8%. Tính đến tháng 6/2014 nợ xấu toàn hệ thống đã tăng 21,5% so với cuối tháng 5/2014 và tăng 38,2% so với cuối năm 2013. Đặc biệt, nợ xấu theo báo cáo có lúc tăng lúc giảm. Cụ thể, cuối năm 2013 chỉ hơn 3%, đến tháng 4/2014 tại cuộc họp Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng nhà nước báo cáo là 7%, sau đó tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm ngành ngân hàng nợ xấu lại được báo cáo chỉ còn hơn 4%. Trong khi Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s từng công bố nợ xấu của Việt Nam có thể lên đến 15%.

Theo ông, với những con số trên phải nhìn nhận về tình hình nợ xấu như thế nào? Việc nợ xấu tăng giảm và có khả năng sẽ ở mức cao cho thấy điều gì?

Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn: - Trong những năm qua kinh tế hầu như không có sự cải biến nào đáng kể nên nguyên nhân biến động mang tính chu kỳ của các con số nợ xấu không phải do tính chu kỳ của nền kinh tế mà theo chu kỳ kế toán.

Nghĩa là, giữa và cuối liên độ tức là cuối tháng 6 và cuối năm, ngân hàng sẽ dùng dự phòng rủi ro tín dụng đã trích lập để xử lý nợ làm cho tỷ nợ xấu giảm xuống tạm thời nhưng sau đó nợ xấu lại tăng lên do theo thời gian lại có thêm nhiều khoản nợ đến hạn không thể trả được và chuyển sang nợ quá hạn hoặc nợ xấu từ nhóm 3, tức nợ quá hạn từ 91 ngày trở lên.

Có một điểm lưu ý là trong khi số liệu chính thức do các ngân hàng công bố như vậy, nhưng số liệu được đưa ra bởi Thanh tra Ngân hàng nhà nước (NHNN) lại thường cao hơn gấp đôi con số đó. Chẳng hạn như khi nợ xấu bình quân do các ngân hàng công bố là 3% thì Thanh tra NHNN là 6%, ngân hàng công bố 4% thì Thanh tra NHNN công bố là 8%.

Thậm chí, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm Quốc tế như Fitch hay Moody’s đôi khi cũng có đưa ra một vài con số và thường là cao hơn con số chính thức được các ngân hàng báo cáo hay thậm chí là số liệu của Thanh tra NHNN.

Một số người cho rằng sở dĩ có sự chênh lệch này là do các tổ chức căn cứ vào chuẩn mực kế toán quốc tế IAS được cho là khá khắt khe để phân loại nợ thay vì dựa vào chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS).

Liên quan đến vấn đề này tôi nghĩ rằng chỉ đúng một phần, bởi vì để có thể phân loại nợ theo IAS đòi hỏi các tổ chức này phải tiếp cận được sổ sách và hệ thống kế toán của các ngân hàng chứ không thể chỉ là các báo cáo tài chính tổng hợp.

Trong điều kiện thông tin tài chính của rất nhiều tổ chức tín dụng và ngân hàng Việt Nam rất kém minh bạch như hiện nay thì ngay cả việc có được các báo cáo tài chính đi kèm với thuyết minh đã là khó chưa nói đến khả năng tiếp cận hệ thống kế toán gần như là không thể. Vì vậy, tôi không cho là các tổ chức như trên có thể tính được nợ xấu cho toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam dựa trên IAS.

Thực ra, nếu chúng ta chịu khó đọc kỹ các báo cáo của họ thì sẽ thấy rằng các tổ chức này chỉ đưa ra sự phỏng đoán về con số nợ xấu và cách mà họ thường ước đoán là nhân con số báo cáo chính thức lên gấp 3, thậm chí gấp 4 lần. Tuy nhiên con số của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đưa ra cũng chỉ là ước đoán nhưng thường lại có ấn tượng mạnh với người nghe vì một số lý do.

Chẳng hạn như đây là các tổ chức xếp hạng tín nhiệm tên tuổi của thế giới và một lý do quan trọng nữa là con số nợ xấu khá cao mà họ ước đoán thường nằm trong “dãy đáng ngờ” của nhiều người trong khi các cơ quan Việt Nam luôn tìm cách bác bỏ.

Điều này chúng ta có thể nhận thấy được thông qua sự thiếu nhất quán trong lời nói và hành động của NHNN. Một mặt NHNN vẫn thừa nhận con số nợ xấu chỉ 3-4% mà các ngân hàng báo cáo, mà nếu như phải thừa nhận thì NHNN cũng chưa bao giờ thừa nhận nợ xấu cao quá 10% tổng dư nợ.

Nếu thực sự nợ xấu quá thấp như vậy tại sao NHNN lại phải sốt sắng lập Công ty mua bán nợ VAMC và hối thúc xử lý nợ xấu? Việc NHNN hối thúc ngân hàng phải đẩy nhanh công việc xử lý nợ cho thấy cơ quan này biết được tính nghiêm trọng của vấn đề nợ xấu như thế nào và bản thân NHNN cũng rất sốt ruột với quy mô nợ xấu quá lớn và xem đó là tác nhân quan trọng làm cản trở dòng chảy vốn tín dụng hiện nay.

Nợ xấu chỉ khoảng 3-4% thì không cần phải xử lý nợ xấu, NHNN không cần phải sốt ruột như vậy nhưng NHNN lại rất suốt ruột cho thấy nợ xấu không thể ở mức 3-4% như công bố chính thức. Vậy tại sao NHNN vẫn chấp nhận con số được báo cáo mà không có động thái điều chỉnh để cho ngân hàng phản ánh đúng hơn con số nợ xấu?

Nếu NHNN hiểu rằng bức tranh nợ xấu không chỉ là 3-4% như báo cáo, rõ ràng Thông tư 02 ra đời sẽ phơi bày thực chất hơn thực trạng nợ xấu nhưng NHNN đã ban hành Thông tư 09 sửa đổi Thông tư 02 về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, lùi một số điều khoản trong Thông tư 02, và như vậy chẳng khác gì NHNN đang thực thi chính sách kiểu “con đà điểu”.

PV: - Về việc xử lý nợ xấu, năm 2013 Tổng công ty quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam VAMC đã mua lại khoảng 39.000 tỷ đồng nợ xấu nhưng sang năm 2014 quá trình này chững lại, 6 tháng đầu mới mua được 11.414 tỷ nợ gốc. Trong khi VAMC vẫn mua nợ xấu bằng “giấy” và chưa tìm được đầu ra cho những khoản nợ xấu đã mua. Theo ông đây có phải chỉ là hình thức giảm nợ xấu ảo, thực tế nợ xấu không những giảm mà còn tăng thêm vì nợ xấu dồn về VAMC và VAMC không bán được?

Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn: - Từ khi đề án thành lập VAMC được đề xuất trên giấy chúng tôi đã nói mô hình này không giúp xử lý được căn cơ vấn đề nợ xấu vì nó chỉ giống như cái kho cất giữ tạm nợ xấu qua đó giúp ngân hàng làm đẹp sổ sách còn thực ra khoản nợ xấu không hề biến mất. Mô hình VAMC hiện tại có quá nhiều bất cập, nó không tạo động cơ để có thể xử lý nhanh và có hiệu quả nợ xấu.

Một trong số bất cập chủ yếu là bản thân VAMC không có nguồn lực thực để mua đứt bán đoạn nợ xấu. Vốn điều lệ của VAMC chỉ là 500 tỷ đồng, là vốn pháp định nhằm đảm bảo vị trí pháp lý của VAMC, không phải là nguồn lực dùng để mua lại nợ xấu của hệ thống ngân hàng bởi vì nợ xấu được ước tính lên đến hàng trăm ngàn tỷ đồng. Vốn điều lệ của VAMC thậm chí còn thấp hơn vốn tự có của một số công ty quản lý tài sản (AMC) trực thuộc các ngân hàng thương mại.

Tất nhiên bản thân AMC không nhất thiết phải có vốn tự có lớn, thay vào đó công ty này có thể huy động nguồn lực từ bên ngoài chẳng hạn như phát hành trái phiếu, sau đó dùng nguồn lực này để mua lại nợ xấu của ngân hàng, từ đó tìm cách bán lại cho nhà đầu tư thứ cấp.

VAMC cũng có chức năng phát hành trái phiếu nhưng thật lạ là trái phiếu mà VAMC đang phát hành chẳng giống ai. VAMC phát hành trái phiếu để hoán đổi nợ xấu cho ngân hàng dựa theo mệnh giá nợ (nợ gốc trừ phần đã trích lập dự phòng – PV) nhưng lại không trả lãi và cũng không có giá trị đáo hạn.

Chính điều này đã không tạo động cơ để VAMC có thể xử lý nợ một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Thay vào đó mô thức mà VAMC đang sử dụng có thiên hướng “nuôi nợ”. “Nuôi nợ” cũng đang là cách mà nhiều NHTM đang áp dụng. Và nếu như vậy thì có VAMC cũng không khác gì không có VAMC!

Trong trường hợp này rõ ràng các ngân hàng cũng không cần phải nhờ đến vai trò “bảo mẫu” của VAMC. Hơn nữa, sau 5 năm nếu VAMC không xử lý được khoản nợ thì cũng không sao vì cuối cùng nó sẽ được chuyển trả về cho ngân hàng như ban đầu.

Trong khi đó, kinh nghiệm từ các mô hình công ty mua bán nợ của một số nước như Hàn Quốc hay Malaysia có rất nhiều hàm ý rất quan trọng đối với Việt Nam mà chúng ta có thể học hỏi.

Chẳng hạn, mô hình KAMCO của Hàn Quốc đã mua nợ theo giá trị thị trường đồng thời có nguồn lực thực để xử lý nợ nhưng VAMC lại mua theo mệnh giá và không có nguồn lực thực. KAMCO được thúc ép để xử lý nợ nhanh không để dây dưa, khoản nợ KAMCO mua sẽ ưu tiên để xử lý trước thay vì “nuôi nợ” như VAMC.

Về tạo lập thị trường mua bán nợ, KAMCO cũng rất thành công khi tạo ra được thị trường mua bán nợ cho khu vực doanh nghiệp tư nhân. Năm 1998 khi KAMCO ra đời, vai trò của KAMCO chiếm tới 97-98% trên thị trường mua bán nợ nhưng chỉ trong 2 năm tiếp theo vai trò của KAMCO đã giảm xuống còn trên dưới 50% và đến 2001-2002, KAMCO chỉ tham gia chưa tới 5% giao dịch trên thị trường mua bán nợ và 95% còn lại là khu vực tư nhân tham gia. Với mô hình này chỉ trong vòng 4-5 năm đã giúp xử lý gần hết nợ xấu của Hàn Quốc.

Một vấn đề quan trọng nữa là trong quá trình xử lý nợ chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn do các rào cản pháp lý vốn chưa có tiền lệ. Chính vì vậy nếu như các công ty xử lý nợ không được trao một hoặc một số đặc quyền nào đó thì cũng sẽ rất khó để xử lý nợ thành công.

Về phương diện này thì mô hình Danaharta của Malaysia đáng để Việt Nam học tập. Hiện một trong những trở ngại rất lớn trong việc xử lý các tài sản đảm bảo cho các khoản nợ tại Việt Nam đó chính là những vướng mắc về mặt pháp lý khiến cho các ngân hàng với tư cách là chủ nợ không thể thanh lý tài sản để thu nợ.

Các rào cản này một khi vẫn chưa được tháo gỡ và VAMC vẫn chưa được mạnh dạn trao một đặc quyền nào để xử lý thì việc có chuyển nợ lại cho VAMC thì cũng không giải quyết được vấn đề gì. Thực ra, vấn đề xử lý tài sản đảm bảo ở đây không chỉ liên quan đến vấn đề pháp lý như đã nói mà nó còn liên quan đến nhiều vấn đề khác phức tạp hơn nhiều.

Ảo tưởng giá trị tài sản

PV: - Việc thanh lý tài sản đảm bảo, vướng mắc lớn nhất trong trường hợp Việt Nam nằm ở điều gì, phải chăng do việc Việt Nam không bán với giá thị trường mà mong muốn bán với giá cao và không ai chịu trách nhiệm, thưa ông?

Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn: - Chúng ta luôn có ảo tưởng về giá trị tài sản. Trước đây mua tài sản với giá 10 đồng đến khi chúng ta bán hoặc buộc phải bán vẫn nghĩ có thể bán được hơn 10 đồng vì cố tình bỏ qua điều kiện thị trường hiện tại và mơ về ảo tưởng mức giá trong tương lai khi thị trường hồi phục.

Đứng ở góc độ ngân hàng, trước đây khi cho vay, ngân hàng nhận thế chấp tài sản là 10 đồng thì nay, khi nền kinh tế suy giảm, thị trường tài sản đi xuống thì giá tài sản cũng phải giảm theo, không thể đòi hỏi vẫn là 10 đồng như thời kỳ bùng nổ trước đây, càng không thể nói rằng đợi thị trường hồi phục sau 5-7 năm nữa thì sẽ bán được với giá hơn 10 đồng. Chính vì sự ảo tưởng như vậy mà các ngân hàng vẫn tiếp tục nắm giữ tài sản, không muốn xử lý để “chờ thời”.

Một lý do nữa nằm ở sự sai lầm trong việc định giá tài sản thế chấp trước đây của các ngân hàng. Trong điều kiện thị trường tài sản, đặc biệt là bất động sản, bị bong bóng giá, các ngân hàng đã “trót” định giá quá cao các tài sản đảm bảo lên gấp 2 thậm chí gấp 3 lần.

Việc định giá như vậy là sai hoàn toàn so với các nguyên tắc thẩm định giá trị tài sản mà Bộ Tài chính đã ban hành cũng như không phù hợp với các chuẩn mực thẩm định giá quốc tế được đề xuất bởi Ủy ban Tiêu chuẩn Thẩm định giá Quốc tế (IVSC).

Trong những trường hợp này không loại trừ khả năng cố định nâng khống giá trị tài sản đảm bảo của nhân viên thẩm định mà nguyên nhân có thể là do đạo đức nghề nghiệp nhưng một nguyên nhân nữa là do sự “ảnh hưởng” của các ông chủ đứng sau ngân hàng.

Chính vì vậy, một khi bong bóng giá tài sản nổ, tài sản thế chấp không đủ giá trị để đảm bảo cho khoản nợ hiện tại nên thường ngân hàng sẽ không có nhiều động cơ bán nhanh để “cắt lỗ” mà tâm lý là vẫn tiếp tục “nuôi nợ” nhằm “chờ thời”. Chính sách “nuôi nợ” không phải lúc nào cũng xấu nhưng quan trọng là phải phù hợp với bối cảnh và động cơ dẫn dắt. Trong điều kiện hiện nay, “nuôi nợ” là một chính sách quá rủi ro và tốn kém mà tôi nghĩ chúng ta không nên theo đuổi và khuyến khích người khác theo đuổi.

Góc độ thứ hai là bản thân người thế chấp tài sản cũng có ảo tưởng tương tự. Trong khi thị trường dựa theo tình hình thị trường tài sản hiện tại cũng như các yếu tố liên quan, những người tham gia chỉ trả mức giá 6 đồng thì con nợ vẫn hi vọng 5-7 năm sau khi thị trường tốt lên thì sẽ có mức giá cao hơn mà nếu không thì kiếm được thêm đồng nào thì hay đồng đó. Chính điều này cũng dẫn đến tình trạng không ai có động cơ xử lý thanh lý tài sản cả.

Nhưng cũng có những loại tài sản mà các ngân hàng cũng muốn bán để xử lý nhanh khoản nợ nhưng lại gặp phải những rào cản pháp lý. Hiện có rất nhiều quy định liên quan đến xử lý tài sản đảm bảo nợ vay nhưng rất nhiều điều khoản trong các quy định vẫn còn nhiều nội dung mập mờ, không tương thích, thiếu nhất quán đã khiến cho việc xử lý nợ của ngân hàng trên thực tế là không hề dễ dàng.

Bên cạnh đó, ngoài hệ thống luật pháp của Việt Nam không hiệu quả, thời gian để thực hiện quá trình tố tụng tại tòa liên quan đến tranh chấp tài sản cũng rất lâu nên việc đưa nhau ra tòa cũng không mang lại hiệu quả và các ngân hàng cũng không hề muốn điều này.

Ngân hàng Thế giới (WB) trong báo cáo về Môi trường kinh doanh (Doing Business) cũng cho thấy thời gian xử lý phá sản cũng như thanh lý tài sản ở Việt Nam mất bình quân 5 năm, giá trị thu hồi được cũng cực kỳ thấp khoảng 16%, trong khi Trung Quốc tương ứng là 1,7 năm và 35%, Malaysia là 1,5 năm và 50%, Thái Lan là 2,7 năm và 42%, Hàn Quốc là 1,5 năm và 82%, Nhật Bản là 0,6 năm và 93%…

Với thực trạng này rõ ràng không ai có động cơ đem nhau ra tòa kiện tụng, ngân hàng cũng phải làm nhiệm vụ kinh doanh, không có nhân viên nào được trả lương để chuyên theo đuổi vụ kiện đến 5-10 năm mà cũng chưa chắc sẽ đi đến đâu. Chính phủ gần như vẫn chưa có chiến lược hành động để cải thiện thứ hạng về giải quyết phá sản mà Việt Nam luôn là một trong số ít nước đội sổ từ khi báo cáo Doing Business của WB ra đời.

PV: - Có ý kiến cho rằng việc bán nợ xấu phải được bán như bán hàng thanh lý không thể đòi hỏi mức giá cao như mong muốn, ông có đồng tình với quan điểm này không? Nếu thực hiện bán nợ xấu như bán hàng thanh lý thì trên thực tế sẽ diễn ra điều gì, có nhiều doanh nghiệp bị phá sản không, thưa ông?

Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn: - Nguyên tắc là khi khách hàng vay không trả được nợ, ngân hàng với tư cách là chủ nợ cần được trao quyền đầy đủ để có thể xử lý nhanh chóng tài sản đảm bảo để thu hồi nợ mà không bị trở ngại nào.

Có một số người cho rằng trong điều kiện hiện nay sở dĩ ngân hàng không thể xử lý được tài sản đảm bảo là do thị trường không thuận lợi nên không bán được tài sản. Tôi không hiểu nổi thế nào gọi là không thuận lợi nhưng tôi hiểu rằng không bao giờ có chuyện tài sản không bán được.

Vấn đề là tài sản đó được bán với mức giá nào, không thể đồng nhất nó với không bán được trong một nền kinh tế thị trường. Chỉ có điều là khi thị trường đồng ý trả giá cho tài sản là 50 đồng trong khi người bán cứ muốn bán được với mức giá 100 đồng thì sẽ không ai mua.

Trong trường hợp này không ai có thể chấp nhận lý lẽ rằng trong tương lai tài sản của tôi sẽ đáng giá 100 đồng thay vì bán bây giờ chỉ 50 đồng. Nếu nói như vậy thì cách tốt nhất là nên kiếm tiền đâu đó để trả nợ cho ngân hàng và giữ lại tài sản của mình và chờ đến khi bán được 100 đồng.

Nếu không kiếm được tiền ở đâu khác thì ngân hàng phải được trao quyền bán tài sản để thu nợ. Tất nhiên việc bán tài sản của ngân hàng phải dựa trên nguyên tắc bán với nỗ lực tốt đa, trên tinh thần công khai, minh bạch, không phải bán nhanh, bán gấp với giá trị “vừa đủ” để thu nợ thay vì vẫn có thể bán được với giá cao hơn mà phần chênh lệch đó là thuộc về khách hàng thế chấp.

PV: - Vừa qua, NHNN có đề nghị xin tiền cấp cho VAMC mua nợ, về bản chất là lấy tiền ngân sách ra mua những khoản tiền mà ngân sách đã cấp và đã bị tổn thất thành nợ xấu. Ông có bình luận gì về điều này?

Ông Đỗ Thiên Anh Tuấn: - Cũng cần phân biệt 2 dòng tiền là từ ngân sách và NHNN. Tiền từ ngân sách, Bộ Tài chính trình Chính phủ rồi Chính phủ sẽ trình Quốc hội quyết theo quy định của Luật Ngân sách 2002.

Tuy nhiên, tôi không tin ngân sách còn đủ tiền để làm việc đó vì nợ xấu hiện nay là mấy trăm ngàn tỷ đồng trong khi ngân sách không có khoản tích lũy nào để có thể chuyển cho VAMC mua nợ cả. Chưa kể Việt Nam đang đối mặt với gánh nặng nợ công quá cao, và năm nay cũng không đủ tiền trả nợ buộc phải đi vay mới để trả các khoản nợ cũ.

Tuy nhiên, ở đây Chính phủ vẫn có thể bán đi 1 số doanh nghiệp nhà nước và dùng nguồn tiền đó để tài trợ cho VAMC. Theo Đề án tái cấu trúc DNNN ban hành theo Quyết định 929, Chính phủ đang đề ra lộ trình hết năm 2015 sẽ cổ phần hóa 432 doanh nghiệp nhà nước (DNNN) cũng như thoái vốn tiếp ở các DNNN đã cổ phần hóa một phần, trong đó có một số DNNN rất lớn như Vietnam Airlines, Mobifone, PV Gas, Sabeco …

Tuy nhiên việc cổ phần hóa là một chuyện, lấy tiền được về ngân sách là một chuyện khác, rồi bơm trả ra VAMC cũng đòi hỏi phải thiết kế một cơ chế mới phù hợp. Trên thực tế như chúng ta biết cổ phần hóa xong thì các cơ quan giằng xé giữ lại chỗ này, giữ lại cho kia một ít mà cuối cùng không thấy “chiếc bánh ngân sách” có thêm phần nào, chưa kể có đến lượt VAMC không.

Ngoài ra nếu dòng tiền là từ NHNN thì cũng không ổn. Dòng tiền từ NHNN cũng có nghĩa là cơ quan này phải in thêm tiền mà điều này sẽ vi phạm vào nguyên tắc phát hành tiền, làm tăng cung tiền ra nền kinh tế và dẫn đến một số áp lực lên các cân đối vĩ mô cũng như việc theo đuổi mục tiêu ổn định vĩ mô mà ta đang theo đuổi mấy năm nay.

Thực ra, theo cơ chế trái phiếu VAMC hiện nay thì các ngân hàng vẫn có thể chiết khấu các trái phiếu đó tại NHNN để có tiền tái đầu tư, song do nền kinh tế vẫn tắc, tín dụng không tăng trưởng được, thanh khoản lại cũng đang dư thừa nên các ngân hàng cũng không mặn mà tái chiết khấu.

Vấn đề mấu chốt, như tôi đã nói, là cần phải khơi thông được các khoản nợ xấu trên tinh thần phải bán đi các tài sản đảm bảo, xử lý việc phá sản doanh nghiệp… để thúc đẩy dòng tiền từ con nợ.

Nếu không thì phải khuyến khích một dòng tiền thứ cấp khác chảy vào thị trường mua bán nợ. Ý tôi muốn nói là nguồn tiền từ các nhà đầu tư nước ngoài. Rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn tham gia vào thị trường mua bán nợ Việt Nam nhưng do nhiều rào cản pháp lý khiến dòng tiền này không chảy vào được mà cuối cùng chúng ta cứ loay hoay mãi với dòng tiền từ khu vực trong nước.

Trong khi tình trạng ngân sách không có tiền, tư nhân trong nước người có tiền thật cũng không dám tham gia vì quá rủi ro chỉ, có kẻ không có tiền phải đi vay mượn mới có động cơ tham gia vì nếu được thì “ăn cả” mà nếu không thì cũng không mất gì.

Với cơ chế xử lý nợ hiện nay chẳng khác nào chúng ta đang lôi kéo những kẻ thích đánh cược tham gia thay vì khuyến khích người có tiền thực sự. Rủi ro tất nhiên là một đặc tính cố hữu của bất kỳ một giao dịch nào nói chung hay một giao dịch mua bán nợ nói riêng.

Trong một thị trường hiệu quả sẽ có cơ chế để người nào có thể chấp nhận rủi ro tốt hơn sẽ đón nhận rủi ro và người nào không thể chấp nhận rủi ro thì cũng có thể từ bỏ nó. Vấn đề ở đây không phải là rủi ro sẽ được bù đắp mà là rủi ro chỉ nên được bù đắp cho người có thể chấp nhận rủi ro chứ không phải cho kẻ dám “đánh cược” với rủi ro. Cơ chế xử lý nợ xấu nói riêng, mô hình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nói chung của chúng ta đang làm điều hoàn toàn ngược lại.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Nguyên Thảo (thực hiện)