January 8, 2015

Lạm phát của Việt Nam thấp mừng hay lo!(Phạm Quốc Hoàng - William D. Dudley)

Mới đây, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho biết, lạm phát tiếp tục được kiểm soát ở mức thấp. Chỉ số giá tiêu dùng Tháng 10 chỉ tăng 3,23% so với cùng kỳ 2013 và 2,36% so với đầu năm (là mức tăng thấp nhất trong vòng 10 năm qua). Thậm chí, lạm phát cơ bản (so với cùng kỳ) ở mức 3,09% trong Tháng 10/2014, tiếp tục xu hướng giảm kể từ đầu năm. Điều đó nên mừng hay lo?

Tuy nhiên, có lý do để lo lắng về những gì đang xảy ra ở Việt Nam. Bởi vì các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam đang đòi hỏi rất nhiều nợ để tiếp tục đạt tăng trưởng cao, một dấu hiệu cho thấy kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng GDP là vẫn còn phải lệ thuộc vào tín dụng cao, nợ nhiều hơn để cần thiết để tạo ra những phần trăm tăng trưởng GDP cao cho những năm tiếp theo.

Một kinh nghiệm mà Việt Nam phải thận trọng khi cựu Chủ tịch của FED, Ben S. Bernanke cảnh báo rằng. Xin trích nguyên văn: “Low inflation is not good for the economy because very low inflation increases the risks of deflation, which can cause an economy to stagnate”. Tạm dịch là: "Lạm phát thấp là không tốt cho nền kinh tế vì lạm phát rất thấp làm tăng nguy cơ giảm phát, mà có thể gây ra trì trệ cho một nền kinh tế". Đấy là ở bên ngoài nước Mỹ, mà hiện nay cả Âu châu và Nhật Bản đang lãnh cái nạn giảm phát còn nguy hiểm hơn lạm phát mà Việt Nam cần chú ý.

Về hiện tượng bất thường của Việt Nam mà giới hữu trách các nhà kinh tế ưa lạm dụng cụm từ là "inflation" (lạm phát). Trong từ "phát", ta cần hiểu thêm trong kinh tế mà ai cũng biết là nạn "giảm phát" (deflation), hay "thiểu phát" (disinflation), hay "suy phát" (stagflation), hay mới đây tại Âu châu người ta lại sáng chế ra một từ "giảm phát" mới đó là "lowflation", để ám chỉ cho khối kinh tế sử dụng đồng EUR, là khối Eurozone. Nội dung có nghĩa là giá cả có tăng mà tăng chậm hơn tiêu chí đề ra. Theo định nghĩa mới này, thuật ngữ "giảm phát" được cho là hơi quá. Như vậy, dù đinh nghĩa như thế nào đi nữa về "lạm phát quá thấp", nó cho thấy, khi một tỷ lệ lạm phát thấp thường đi kèm với một kịch bản tăng trưởng trì trệ, hay dự báo mà kinh tế Việt Nam có thể đang gặp phải.

Tại cuộc họp báo ngày 6/10/2014, về Báo cáo cập nhật khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, WB cho rằng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ước tính khoảng 5,4% trong năm nay và khó có thể vượt qua 5,5% trước năm 2016. Đó là mức tăng trưởng dưới tiềm năng đối với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam là hiện tượng bất thường.

Cho nên, rõ ràng, với cái đà hiện tại tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các năm trước thì kinh tế Việt Nam đang bị lãnh cái nạn mà trong kinh tế gọi là "disinflation" (thiểu phát), tức là ở giữa hai trường hợp lạm phát và giảm phát. Đó và dấu hiệu tiên báo cho sự xoay chuyển từ lạm phát qua giảm phát (Việt Nam chưa rơi vào giảm phát), là khi đà tăng trưởng sản xuất sút giảm liên tục đi cùng nạn lạm phát, mà dẫn đến hiện tượng trong kinh tế gọi là "suy phát" (stagflation), tức là sản xuất trì trệ đình đốn mà vẫn bị cái bóng của lạm phát đe dọa mà có thể gọi là "lạm phát niềm tin do tâm lý".

Lý do, khi người tiêu dùng thấy hàng hóa có vẻ giảm giá liên tục thì người tiêu dùng tại Việt Nam có xu hướng chờ đợi, tạm hoãn mua để chờ đợi giá sẽ giảm hơn nữa. Khi người tiêu dùng mà chần chừ mua như vậy thì nhà sản xuất bị tồn kho ế ẩm và khi kéo dài thì đến hạn trả nợ ngân hàng nên phải tìm cách bán tháo, có nghĩa là muốn bán còn rẻ hơn nữa. Và dẫn đến hậu quả là cả nhà sản xuất, tức doanh nghiệp và người tiêu thụ dìm nhau trong bế tắc, khiến kinh tế tuy không "suy trầm" (recession), vì tăng trưởng thấp, mà có thể sẽ bị "depression" (suy thoái), là không tăng nữa mà còn giảm. Cho nên, dẫn đến hậu quả là doanh nghiệp sa thải công nhân làm thất nghiệp tăng rồi dẫn đến phá sản hàng loạt của doanh nghiệp khiến nguồn thu ngân sách nhà nước bị hao hụt, kéo theo kinh tế bị tăng trưởng thấp như đã thấy tại Việt Nam mà người ta dự báo.

Hiện nay, các ngân hàng thương mại tại Việt Nam liên tục hạ lãi suất thấp đó là điều tốt, nhưng khi tiền bơm ra lại không đẩy mạnh được vào đầu tư cho sản xuất, và ngân hàng dư thanh khoản vì thiếu doanh nghiệp và người dân đi vay để đưa tiền vào kinh tế, dẫn đến nạn ách tắc thanh khoản, nên các ngân hàng lại đem tiền mua trái phiếu làm nơi trú ẩn an toàn để kiếm lãi. Gặp trường hợp này có thể là vì giới tiêu dùng và các nhà sản xuất vẫn chưa thấy một tín hiệu tin tưởng vì thiếu niềm tin. Cho nên, bây giờ Việt Nam phải khôi phục niềm tin giới tiêu dùng, thay vì lạc quan tếu vì lạm phát giảm.

Phạm Quốc Hoàng - William D. Dudley

Phạm Quốc Hoàng, William D. Dudley (USA)

Như đã nhắc nhiều lần, sau 7 năm thế giới đã quen với đồng USD rẻ. Nguồn The New York Times do Phạm Quốc Hoàng, William D. Dudley (USA) phân tích cách đây nửa năm. Khi đông USD lên giá các rổ ngoại tệ kia bị hạ giá. Ở VN ta hay quen dùng "ổn định tỷ giá USD/VND", hay "điều chỉnh tỷ giá". Việt Nam vẫn úp mở không nói rằng mình phá giá mà chỉ nói là "điều chỉnh tỷ giá". Lối thông tin mập mờ ấy không lừa được thị trường và vì mập mờ, người ta còn chờ đợi sẽ có phá giá nữa. Cho nên VN cần hạn chế những bài báo viết về "điều chỉnh tỷ giá 2% hay bao nhiêu đi nữa". Nếu biết như vậy thì TT Putin của Nga ngố đâu phải nữa đêm bật dậy nâng lãi suất lên 17% để bảo vệ đồng Rúp. Nếu tiền đồng VND có bị mất giá thì đó cũng là quy luật cung cầu thôi, nếu VN nhân cơ hội tiền VND mất giá 2% để gia tăng xuất khẩu, tức là xuất siêu nhiều hơn nhập siêu thì tiền VND sẽ tăng giá trở lại vả dễ ra khỏi khó khăn với nền móng lành mạnh hơn. Còn nếu cứ rui ngủ người dân là "ổn định tỷ giá USD/VND", thì càng bị mất giá, bởi dan VN bây giờ rất khôn ranh, họ cí thể truy cập vào trang báo nước ngoài để biết tỷ giá hối đoái chứ không để tin tức báo một chiều bưng bít thông tin đâu. Bởi giới đầu cơ họ biết cả rồi chứ không dại dột tin theo báo VN đâu.
Anh ta là tỷ phú USD, là cáo già tài chính, nghe đâu đã rút vốn về đầu cơ tại Nhật kiếm lời vì đồng Yên (JPY). Đúng là năm xưa anh ta có viết trên tờ Vneconomy bài báo "Góc nhìn: Bình tĩnh với nợ công", và hiện nay họ có viết trên tờ ACSB "Lạm phát của Việt Nam thấp mừng hay lo!". Link:http://www.acbs.com.vn/.../LegalDocument/PrintReview.aspx..., và tờ TBKTSG http://www.thesaigontimes.vn/.../Gia-xang-dau-giam-va...hay http://www.thesaigontimes.vn/.../Kich-ban-tac-dong-va-ung... kể cat tờ Vietstock về cách đầu tư chứng khoán. Tóm lại, người Việt tại Mỹ vẫn thích truy cập vào tờ Vneconomy và tờ TBKTSG, các bài của Vneconomy họ đăng vẫn chủ yếu phỏng vấn hay lấy nguồn tin của chuyên gia kinh tế, nên họ trích nguyên văn đôi khi nó không hợp bạn đọc nên cũng phải thông cảm cho tờ Vneconomy. Cho nên, phải thông cảm cho tờ Vneconomy, mình thì chuyên trích dẫn nguồn làm bằng chứng rõ ràng. Cụ thể tờ Vneconomy này cũng bị mình dẫn nguồn tin từi báo khác về trang nhà của Vneconomy.

January 5, 2015

25 gạch đầu dòng để tích lũy tiền trong năm mới

Mua chiếc xe đạp đi làm hay bắt đầu kiếm một công việc tay trái, có nhiều cách bạn có thể làm để gia tăng thu nhập bản thân trong năm nay.

Những ngày đầu năm mới là khoảng thời gian tốt nhất để làm mới lại bảng chi tiêu ngân sách cá nhân. Cân nhắc 25 điều dưới đây, bạn có thể cải thiện tình hình tài chính của mình trong 12 tháng tới:


1. Quyết định mục tiêu tài chính

Mục tiêu dài hạn của bạn là gì? Một căn hộ 3 phòng ngủ hay chuyến du lịch châu Âu dài ngày? Sau khi chọn được mục tiêu, bạn đặt ra số tiền cần để biến mục tiêu thành hiện thực và bắt đầu lao động vì số tiền đó.

2. Thiết kế chương trình chi tiêu

Nhiều người tiêu hai phần ba số tiền họ kiếm được vào 3 thứ thiết yếu nhất là thực phẩm, nhà cửa và di chuyển. Tuy nhiên vẫn còn nhiều thứ khác cần đến tiền như tiết kiệm, đồ gia dụng, đời sống giải trí... Hãy thiết kế một bảng chi tiêu ngân sách năm bằng cách phân bố tỷ lệ chi tiêu cho từng mục.

3. Kháng cự sự cám dỗ của thú vui mua sắm

Nhiệm vụ của những người bán hàng là tung ra những lời mỹ miều để "dụ dỗ" chúng ta chi tiền. Tuy nhiên nếu tỉnh táo, bạn có thể kháng cự lại những cám dỗ này. Các loại khuyến mãi, giảm giá, cơ hội trúng thưởng... là vài chiêu mà các nhà bán lẻ dùng để lôi kéo người mua. Hãy suy nghĩ trước xem đó có phải món đồ thực sự thiết yếu và nói "không" nếu bạn không mua cũng không sao.

4. Theo dõi chi tiêu

Ghi lại chi tiết từng khoản chi một hàng ngày và theo dõi lại mỗi hai tuần để biết khoản nào lãng phí như đi ăn nhà hàng, đi taxi. Bạn có thể ghi ra một cuốn sổ hoặc tiện hơn ghi lên một công cụ online để có thể theo dõi từ bất kỳ đâu bằng thiết bị di động cầm tay.

5. Không ngại mặc cả

Giá niêm yết nhiều khi vẫn dành ra một phần đề phòng khách hàng thương lượng. Hãy tận dụng chúng và không ngại mặc cả ở bất cứ đâu.

6. Tìm hiểu về sản phẩm trên mạng trước khi ra cửa hàng

Xem các sản phẩm trên mạng trước khi ra cửa hàng là cách nhanh nhất bạn tìm được nơi bán giá rẻ nhất mà không phải đi ra ngoài. Hoặc khi tìm trên mạng, bạn có thể tìm được chỗ vừa bán hàng giá rẻ vừa giao hàng đến tận nhà miễn phí.

7. Kiếm tiền từ hơn một nguồn

Chỉ một nguồn trả lương khiến bạn gặp nhiều nguy cơ nếu bị mất việc hoặc lương giảm. Nếu có thêm một công việc tay trái, bạn sẽ có thêm thu nhập trong năm nay. Nơi tìm việc có thể là thế giới mạng với hàng trăm cách đa dạng để kiếm tiền, hoặc một công việc vào buổi tối.

8. Kinh doanh riêng

Nhiều người đã quyết định bỏ đi làm thuê để mở công việc kinh doanh riêng của mình, nhằm giành quyền quyết định tài chính của bản thân. Những công việc kinh doanh dù nhỏ nhất cũng đáng cân nhắc như mở một website, blog riêng và kiếm tiền nhờ quảng cáo, hoặc làm một mảnh vườn nhỏ trồng rau hoặc hoa đem bán.

9. Thương thảo tăng lương

Nếu vẫn đang làm trong công ty, bạn vẫn may mắn hơn nhiều người đang thất nghiệp. Nếu đã lâu chưa được tăng lương, đây là cơ hội để bạn thương lượng với sếp để gia tăng nguồn thu nhập.

10. Trả ngay các khoản nợ lãi cao trước.

Lãi thẻ tín dụng là một trong những loại nợ có lãi cao nhất. Nếu đang có những khoản chưa trả bạn cần trả ngay.

11. Cố gắng trả sớm tất cả các khoản nợ

Ngoài nợ lãi cao, bạn còn khoản nợ nào khác như nợ tiền học Đại học, nợ mua nhà hoặc mua xe? Nếu có, bạn cần làm việc nhiều hơn bình thường để nhanh chóng trả nợ.

12. Cắt giảm tối đa phí đầu tư

Khi bạn mang tiền đi đầu tư thông qua các công ty, tổ chức thương bị thu phí. Hãy giảm tối đa khoản phí đó bằng cách lựa chọn công ty có phí thấp hoặc chon các loại hình đầu tư tốn ít phí.

13. Bắt đầu từ sớm, đầu tư thường xuyên

Sức mạnh của sự cộng dồn là bạn càng tiết kiệm từ sớm thì càng có nhiều tiền để đầu tư và để dành khi về già. Đừng đợi dến khi đến giữa giai đoạn sự nghiệp rồi mới bắt đầu tiết kiệm.

14. Đừng theo dõi thị trường mỗi ngày

Thị trường luôn có lúc tăng lúc giảm. Nếu bạn đầu tư về dài hạn, không nhất thiết mất quá nhiều thời gian theo dõi bảng giá mỗi ngày để chuốc lấy sự căng thẳng. Thay vào đó, bạn cần kiểm tra danh mục đầu tư mỗi quý một lần và có sự điều chỉnh nếu cần thiết.

15. Tính toán kế hoạch tài chính khi về hưu

Trong bảng tài chính cá nhân của bạn cần xác định được mình sẽ có bao nhiêu tiền khi về hưu. Nếu muốn về hưu một cách thoải mái không cần viện đến con cháu, bạn sẽ cần tiết kiệm nhiều hơn.

16. Tiết kiệm cho về hưu từng bước nhỏ

Để dành 10% thu nhập cho lúc về hưu là quá nhiều. Nếu bạn bắt đầu tiết kiệm từ khi còn trẻ, chỉ cần 2 đến 3% thu nhập mỗi tháng để vào danh mục về hưu là đủ. Sau đó bạn sẽ gia tăng số tiền này lên bằng cách tăng dần tỷ lệ tiết kiệm hoặc mang đầu tư dài hạn.

17. Sống với người thân

Nếu bạn chưa lập gia đình, sống chung với bố mẹ hay anh chị em sẽ tiết kiệm được nhiều khoản.

18. Học cách nói "Không"

Trước khi nhận lời giúp một ai đó, bạn phải cân nhắc tình hình tài chính cá nhân của mình. Nếu cho mượn hoặc cho vay tiền làm ảnh hưởng đến đời sống gia đình, có thể đẩy bản thân vào cảnh nợ nần thì cần từ chối. Bạn có thể chọn cách giúp đỡ khác không liên quan đến tiền bạc.

19. Sống đơn giản

Cuộc khủng hoảng tài chính vừa rồi đã giúp nhiều người có thói quen sống đơn giản hơn, như học cách tự làm nhiều thứ thay vì thuê thợ, nấu ăn ở nhà thường xuyên thay vì ra nhà hàng, đạp xe thay vì tốn tiền cho các loại phương tiện khác. Thậm chí nam giới có thể tự cắt tóc ở nhà thay vì ra tiệm. Những thay đổi nhỏ trong cuộc sống có thể giúp bạn cắt giảm tương đối chi phí sinh hoạt hàng tháng.

20. Tìm những sở thích đơn giản

Sở thích đi mua sắm cần được thay bằng những sở thích khác như thăm thú bảo tàng, tham gia các hội nhóm hay đạp xe đi picnic.

21. Lên kế hoạch bữa ăn cho cả tuần

Thực phẩm chiếm một phần khá lớn trong chi tiêu hàng tháng. Nhất là nếu thường xuyên đến nhà hàng, số tiền sẽ tăng lên rất nhiều. Để tránh những bữa đột xuất bên ngoài và tiết kiệm ngân sách ăn uống, hãy lên kế hoạch bữa ăn cho cả tuần và đi mua một lúc. Con gà nướng bữa tối có thể để dành một phần để làm bữa sáng cho ngày hôm sau.

22. Cân nhắc thời điểm sinh con

Theo một thống kê tại Mỹ, việc nuôi con từ lúc sinh ra đến 18 tuổi tiêu tốn một phần tư của một triệu USD, chưa bao gồm chi phí học đại học. Nếu bạn chưa tích trữ đủ tiền để nuôi con, hãy lên kế hoạch và chờ một vài năm nữa.

23. Dùng ít sản phẩm hơn

Có những thứ không cần thiết nhưng bạn vẫn đang dùng như các sản phẩm tẩy rửa nhà tắm đắt đỏ, nước dưỡng thể, nước hoa. Hay cân nhắc xem sản phẩm nào không thể thiếu và cái nào không có cũng không sao.

24. Tắt thiết bị khi không sử dụng

Các loại thiết bị như tivi, đầu đĩa nếu không xem hoặc nghe, bạn nên tắt ngay. Bạn đang ở trong phòng nào thì chỉ nên bật đèn phòng đó. Chú ý tắt khi không sử dụng sẽ giúp bạn tiết kiệm một phần trong hóa đơn tiền điện hàng tháng.

25. Làm từ thiện

Cho đi là nhận lại. Bạn có thể làm từ thiện với đồ không còn dùng nữa nhưng vẫn còn tốt như quần áo cũ, đồ chơi, đĩa nhạc hoặc so thể hiến máu, quyên tiền. Mang đồ cũ cho những người đang cần chúng cũng là cách giúp bạn dọn dẹp bớt đồ đạc trong ngồi nhà của mình.

Fitch đánh giá tín nhiệm MB ổn định

Hãng xếp hạng tín dụng Fitch vừa thông báo xếp hạng nợ dài hạn của Ngân hàng Quân đội Việt Nam (MB) được đánh giá ở 'B' với triển vọng ổn định.

Xếp hạng này phản ánh tình hình tài chính và khả năng quản trị rủi ro tương đối mạnh so với các ngân hàng trong nước. Fitch cũng đánh giá hoạt động mở rộng chi nhánh của MB khá tốt trong vai trò một trong những nhà băng thương mại tư nhân lớn nhất Việt Nam. Mức tín nhiệm này cũng dựa trên tốc độ tăng trưởng cho vay trên trung bình ngành và tỷ lệ tiền gửi của khách hàng doanh nghiệp cao. Đây là lần đầu tiên Fitch đánh giá tín nhiệm với MB.

Báo cáo của MB cho thấy họ có hệ thống phân loại khoản vay thận trọng hơn nhiều nhà băng khác. Đến cuối tháng 6/2014, nợ xấu của MB là 3,11%, nằm trong giới hạn cho phép theo Thông tư số 2 của Ngân hàng Nhà nước. Các khoản vay của MB cũng phân bổ trên nhiều ngành và có tỷ lệ thế chấp cao. Những nền tảng tín dụng này sẽ giúp giảm thiểu các rủi ro tiềm tàng từ tăng trưởng cho vay mạnh của MB. Ngân hàng đang đặt mục tiêu tăng quy mô tài sản với tốc độ gấp 1,5-2 lần trung bình ngành trong trung hạn.

Fitch dự đoán MB sẽ duy trì được vốn hóa quanh mức hiện tại, do tăng trưởng tài sản nhanh có thể được hỗ trợ bởi khả năng tạo vốn nội bộ cao và phát hành vốn mới nếu cần thiết. Thanh khoản và hoạt động cấp vốn cũng được quản lý tốt với tỷ lệ cho vay trên tiền gửi dưới 70% khá xa, nhờ tăng trưởng tiền gửi mạnh những năm gần đây. Trái với nhiều nhà băng khác, MB phụ thuộc khá lớn vào lượng tiền gửi từ doanh nghiệp với tỷ lệ 63% tính đến hết tháng 6/2014.

Lượng tiền gửi doanh nghiệp tại MB có đóng góp khá lớn từ các khối nhà nước. Họ cũng có khả năng tiếp cận rộng nhờ mạng lưới chi nhánh của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) - cổ đông lớn nhất của ngân hàng. Chi phí đi vay thấp và ít phụ thuộc vào mạng lưới chi nhánh bán lẻ cũng đã hỗ trợ khoản lời từ cho vay và lợi nhuận tổng của nhà băng. Các số liệu này đều cao hơn so với các nhà băng khác trong nước.

Thông tư 36 cấm một ngân hàng sở hữu trên 5% một nhà băng khác có thể khiến cấu trúc cổ đông của MB thay đổi trong năm nay, nhưng sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến xếp hạng tín dụng ngân hàng này. Fitch cho rằng MB sẽ không gặp khó khăn đáng kể khi tìm kiếm nhà đầu tư mới.

Hãng cho biết có thể nâng xếp hạng của MB nếu vốn hóa của hãng được cải thiện, tăng trưởng cho vay bền vững và mạng lưới chi nhánh tăng trong khi vẫn duy trì được kết quả kinh doanh. Môi trường ngân hàng tại Việt Nam và chính sách quản lý được củng cố cũng sẽ giúp MB thăng hạng.

Tuy nhiên, nếu chất lượng tài sản MB giảm sút đáng kể khiến vốn hóa đi xuống, hoặc mối quan hệ với Viettel thay đổi khiến chi phí hoạt động tăng lên sẽ khiến MB bị hạ bậc. Khả năng bị mua bán - sáp nhập cũng có thể gây tác động tiêu cực.

January 1, 2015

- TÂM SỰ CỦA MỘT NGƯỜI MỚI CƯỚI VỢ -

Tự dưng lại có một cô gái trẻ đẹp về ở cùng nhà. Ngủ dậy, nhìn sang thấy một người đang nắm bên cạnh, ngoan ngoãn như chú mèo con, tự dưng lòng ấm lại, ngọt ngào…
Ngẫm lại thì đâu có cái gì là tự dưng mà đến, nhất là với một món quà vô giá thế này. Mình đã phải chinh chiến trên tình trường bao năm, với những kinh nghiệm máu xương, cả những vết sẹo lâu lành. Phải qua bao tháng ngày chạy theo người ta mà tán tỉnh, mà xum xoe…

Rồi một ngày, khoác lên người bộ cánh đắt tiền nhất từ trước tới nay, cười đến cả trẹo quai hàm trước quan viên hai họ, dắt nàng đi giữa những cánh hoa hồng, kéo váy cho nàng kẻo nàng dẫm phải,… rồi mới được phép dắt nàng về nhà. Từ đây, lịch sử đã sang trang.

Theo như lời của nhiều người đã “sang sông” thì cái trang thứ hai này khá là ẩm đạm, khá là bí bách. Nghe họ đồn rằng, khi bước vào cái trang thứ hai này thì mình sẽ bị tước đi một số quyền lợi và vắt lên lưng vô số nghĩa vụ. Lòng vừa hồi hộp vừa lo lo.

Nửa đêm, tỉnh dậy, vắt tay lên trán và ngỡ ngàng về chức vụ mới: làm chồng. Nghĩa là sẽ phải chìa đôi vai ra cho một kẻ không bà con thân thích dựa vào. Nghĩa là mọi hành vi lời nói đều ảnh hưởng đến sự buồn vui, kể cả sự sống còn của người đó. Nghĩa là phải lo cho họ cơm no áo ấm, phải lo cho họ những chuyến đi chơi xa trong những ngày lễ tết cận kề. Rồi sắp tới, sẽ là chỗ đứng của một đàn con. Sẽ phải ăn nói trịnh trọng, đi đứng đàng hoàng để làm tấm gương sáng chói. Sẽ phải làm người lái thuyền, đứng mũi chịu sào, chèo chống đi qua những cơn… bão giá. Sẽ phải, sẽ phải,… lo lắng lắm thay.

Sáng phải dậy sớm. bình thường có thể nhịn đói đi làm, nhưng hôm nay, chỉnh tề ngồi vào bàn ăn cùng người ta, thật ấm cúng. Phải dậy sớm để còn dư chút thời gian mà hôn tạm biệt người ta trước khi dắt xe ra cổng đi làm. Ra đường, thấy lòng phơi phới niềm vui. Cố lên, từ này mỗi ngày lương của ta phải chia thành đôi cơ đấy.

Chiều về, trời còn nắng nhạt, anh bạn cùng phòng hí hửng với chầu bia đang đợi. Hắn nhìn ta với vẻ cảm thông và không thèm mời. Kệ hắn, ta biết là hắn cười để che lấp cõi lòng trống trải bên trong. Thong dong chạy xe về nhà, đường hôm nay dường như khác lạ. Cảm giác có ai đang chờ đợi mình, mong ngóng mình thật thi vị. Cảm giác như mình đang có “của để dành” ở nhà, muốn chạy ù về để mở ra ngắm nghía.

Mình đã tìm được niềm vui trong lao động “khổ sai”(ngôn ngữ của mấy thằng bạn). Cùng nàng nhặt rau, nấu nước, thật là chan hòa, thật là trìu mến. Lại ngỡ ngàng vì mới ngày nào thôi, còn lủi thủi đi ăn cơm hàng. Từ nay, ta sẽ giã biệt những ngày đói no thất thường. Cảm giác mình là trung tâm để người ta chăm sóc thật hạnh phúc. Vừa tận hưởng vừa nâng niu từng sự chăm sóc đó mà càng yêu hơn kẻ đang sống cùng ta trong một mái nhà.

Ta sẽ giã biệt nốt quãng thời gian “gặp đâu là nhà, ngã đâu là giường” vô tư và vô vị. Đêm nay, trong ánh đèn huyền ảo, ta sẽ được sống trọn vẹn với những khoảng khắc bất tận, đầy ý nghĩa…

Tử vi 2015 tuổi Giáp Tý nam mạng chi tiết



Tử vi 2015 xem chi tiết tử vi tuổi Giáp Tý nam mạng về vận niên, tài chính, tình cảm, sức khỏe và các điểm nổi bật từng tháng trong năm mới Ất Mùi 2015

Đây là phần luận giải lá số tử vi Giáp Tý nam mạng, 32 tuổi (âm lịch), sinh từ 02/02/1984 đến 20/01/1985 trong năm 2015 Ất Mùi