November 28, 2014

ĐI QUA


ĐI QUA

Ta đi qua một lần sen úa
mới biết mình chưa hiểu một làn hương.

Ta đi qua một lần người hát
mới biết mình chưa hiểu một niềm đau.

Ta đi qua một lời không ngỏ
mới biết mình chưa hiểu mình đâu!

Ta đi qua một ngày thật lặng
chợt giật mình, chưa hiểu về nhau.

Đinh Vũ Hoàng Nguyên

November 27, 2014

Gửi tiết kiệm 30 năm lĩnh lãi và gốc 4.385 đồng

Số tiền tiết kiệm bà Thủy gửi năm 1983 trị giá tương đương gần hai chỉ vàng, nay đến tất toán bà được ngân hàng trả 4.385 đồng.

Báo Tuổi trẻ mới đây phản ánh trường hợp bà Lê Thị Bích Thủy (ngụ Bình Thạnh, TP HCM) có khoản tiền gửi 270 đồng (tương đương gần 2 chỉ vàng thời điểm gửi) tại Quỹ Tiết kiệm Xã hội chủ nghĩa thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ năm 1983. Đây là sổ tiết kiệm không kỳ hạn có lãi và có thưởng.

Sau 30 năm, tức vào đầu tháng 10 năm nay, bà Thủy đến cơ sở Bạch Đằng, hiện là Kho bạc Nhà nước quận Bình Thạnh để lãnh tiền tiết kiệm theo quy định. Bà được biết kho bạc không còn có nghĩa vụ thanh toán mà phải qua Ngân hàng Công Thương (Vietinbank) để giải quyết.

Trao đổi với VnExpress, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM Nguyễn Hoàng Minh cho biết, bà Thuỷ gửi tiền vào giai đoạn hệ thống ngân hàng chỉ có một cấp, nghĩa là chỉ có duy nhất Ngân hàng Nhà nước từ trung ương đến địa phương, không có ngân hàng thương mại như ngày nay.

Từ năm 1988 trở đi, khi ngân hàng chuyển đổi từ hệ thống một cấp sang hai cấp, thì ngân hàng thương mại được thành lập. Các hồ sơ của khách hàng ở những quỹ tiết kiệm thuộc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh cấp quận thì được bàn giao sang Vietinbank, nếu khoản tiền gửi ở cấp huyện thì giao cho Agribank xử lý. "Khoản tiền gửi của bà Thuỷ thuộc quận nên được bàn giao sang Vietinbank", ông Minh nói.

Đại diện Vietinbank cho VnExpress biết sổ tiết kiệm của bà Thủy hiện được lưu trữ tại kho của nhà băng. Theo quy định về tiền gửi và lãi suất của Ngân hàng Nhà nước cũng như Vietinbank trong từng thời kỳ, ngân hàng đã tính ra số tiền gốc (bà Thủy gửi 270 đồng vào năm 1983) và lãi của khoản tiền gửi tiết kiệm của bà đến ngày 30/11/2014 là 4.385 đồng.

Cũng theo đại diện VietinBank, tiền gốc của bà Thuỷ được đổi theo tỷ lệ quy định tại từng thời kỳ dựa trên Thông tư 08 của Ngân hàng Nhà nước, còn tiền lãi (không kỳ hạn) được hưởng theo quy định từng giai đoạn của Nhà nước. Trong bảng tính lãi suất này, có thời kỳ lãi không kỳ hạn lên đến 9% (tháng 3 và 4/1989), còn mức thấp nhất là 0,1% vào năm 2000 và 2013.


Một phần bảng tính lãi và vốn gốc cho sổ tiết kiệm của bà Thuỷ. Ảnh: Lệ Chi


Vietinbank thông tin thêm, để tạo điều kiện thuận lợi cho bà Thuỷ trong việc giao dịch nhận lại số tiền gửi tiết kiệm, ngân hàng chỉ định chi nhánh 7 thực hiện chi trả cho khách hàng khoản tiền gửi tiết kiệm này.

Bà Thủy cho biết đã nhận được thông báo của Vietinbank về việc tất toán sổ tiết kiệm. Tuy số tiền quá ít nhưng bà vẫn sẽ đến ngân hàng làm thủ tục.

Chia sẻ về việc tiền gốc và lãi mà bà Thuỷ nhận được quá ít sau 30 năm gửi tiết kiệm, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM cho rằng, những khoản tiền gửi này quá lâu, và trải qua các kỳ đổi tiền nên để đảm bảo được giá trị đồng tiền huy động này tùy thuộc nhiều yếu tố như điều kiện kinh tế của thế giới, kinh tế vĩ mô của Việt Nam cũng như chính sách lãi suất từng giai đoạn. Hơn nữa, ngân hàng huy động vốn bằng tiền gửi và không có ràng buộc bảo đảm bằng vàng hay thóc nên việc chi trả vẫn phải tính trên cơ sở lãi suất từng thời kỳ.

Vị Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước thông tin thêm, ngoài trường hơp bà Thuỷ, cơ quan này đã nhận được hai trường hợp có khoản tiền gửi tiết kiệm lâu năm với số tiền tương ứng là 50 đồng và 17 đồng nhờ giải quyết. "Ngân hàng Nhà nước đang tra soát lại dữ liệu để xử lý dứt điểm cho khách hàng", ông nói.

Ông Minh nhấn mạnh, chủ trương của Ngân hàng Nhà nước luôn đảm bảo tiền gửi của người dân qua hệ thống ngân hàng. Người gửi tiền sẽ nhận được cả vốn lẫn lãi cho bất kỳ khoản tiền gửi nào, bất kỳ thời điểm nào. “Nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước là phải xử lý tất toán, chi trả đúng, đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền”, ông khẳng định.

November 26, 2014

VietinBank trả gốc và lãi cho bà Thủy... 4.385 đồng

TT - Ngày 24-11, đại diện Ngân hàng (NH) Công thương VN (VietinBank) cho biết sau khi rà soát hồ sơ lưu trữ, NH xác nhận sổ tiết kiệm của khách hàng Lê Thị Bích Thủy hiện được lưu trữ tại kho của VietinBank. 

Hai cuốn sổ tiết kiệm từ năm 1983 của bà Lê Thị Bích Thủy - Ảnh: T.T.D.


Theo quy định về tiền gửi và lãi suất của NH Nhà nước và VietinBank trong từng thời kỳ, VietinBank đã tính toán số tiền gốc (bà Thủy gửi 270 đồng vào năm 1983) và lãi của khoản tiền gửi tiết kiệm của bà Thủy tính đến thời điểm 30-11-2014 là 4.385 đồng.

Theo đại diện VietinBank, con số này dựa trên cách tính tiền gốc và lãi suất trong từng thời kỳ. Theo đó, tiền gốc được đổi theo tỉ lệ quy định tại từng thời kỳ theo thông tư 08-NH/TT của NH Nhà nước, còn tiền lãi được hưởng lãi suất tiền gửi tiết kiệm của NH trong từng thời kỳ theo quy định của Nhà nước.

VietinBank cũng cho biết để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc giao dịch nhận lại số tiền gửi tiết kiệm, VietinBank chỉ định chi nhánh 7 thực hiện chi trả cho khách hàng khoản tiền gửi tiết kiệm. Đây cũng là chi nhánh NH mà bà Thủy từng đến thực hiện tất toán nhưng không thành công.

Ngày 24-11, bà Lê Thị Bích Thủy, chủ nhân của sổ tiết kiệm gửi từ năm 1983, cho biết đã nhận được thông báo của VietinBank về việc tất toán sổ tiết kiệm của bà cũng như số tiền lãi phải trả. Tuy số tiền nhận được khá thấp nhưng bà Thủy cho biết vẫn sẽ đến NH làm thủ tục.

Theo ông Nguyễn Hoàng Minh - phó giám đốc NH Nhà nước chi nhánh TP.HCM, những khoản tiền gửi lâu năm trước đây chủ yếu là tiền gửi không có kỳ hạn nên lãi suất không cao.

Nhận xét về lãi suất tiền gửi của bà Thủy, ông Minh cho biết trừ những năm 1990 lãi suất có tăng cao, còn lại lãi suất tiền gửi về sau điều chỉnh theo lạm phát. Hiện NH Nhà nước chỉ quy định mức trần lãi suất tiền gửi VND kỳ hạn trên 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5,5%/năm, còn lãi suất tiền gửi không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn dưới 1 tháng thì tùy NH áp dụng, miễn là không quá 1%/năm.

Ông Minh cũng cho biết NH Nhà nước tiếp tục nhận được nhiều trường hợp có khoản tiền gửi tiết kiệm lâu năm như của bà Thủy gửi về nhờ giải quyết. “Nhiệm vụ của NH Nhà nước là phải xử lý tất toán, chi trả đúng, đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền” - ông Minh nói.

Ngã ngửa khi nhận lãi tiết kiệm!

TT - Liên quan đến câu chuyện “tiền tiết kiệm bốc hơi sau 30 năm”, ngày 7-11 Tuổi Trẻ tiếp tục nhận được nhiều chia sẻ của bạn đọc cũng đang giữ những sổ tiết kiệm gửi những năm 1980. 

Ông Quãng Văn Hai (Bình Thạnh, TP.HCM) gửi tiết kiệm 1.800 đồng tháng 11-1975, đến năm 2000 số tiền nhận lại là 23.562 đồng. Trong ảnh: thông báo mời lãnh tiền tiết kiệm của NH Công thương VN chi nhánh 3 gửi cho ông Hai - Ảnh: Hữu Khoa

Do đồng tiền mất giá, người gửi tiết kiệm lại không đến điều chỉnh một thời gian dài dẫn đến giá trị cuốn sổ tiết kiệm giảm dần theo thời gian

Phần lớn đều cho biết họ khá băn khoăn về cách tính lãi của ngân hàng (NH).

Kể câu chuyện của cha mình là ông Quãng Văn Hai, anh Quãng Hùng Minh (ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM) cho hay năm 2001, sau khi “gõ cửa” nhiều nơi, gia đình ông được hướng dẫn đến NH Công thương VN (VietinBank) chi nhánh 3, TP.HCM sẽ là đơn vị chi trả cho khoản tiết kiệm có số dư gửi là 1.800 đồng vào ngày 8-11-1975 do ba anh Minh đứng tên.

Trong thông báo mời đến lãnh tiền tiết kiệm, VietinBank chi nhánh 3 cho biết số dư tài khoản tiết kiệm của ba anh Minh tới ngày 31-12-2000 là 23.562 đồng. Đây là số tiền được tính dựa trên lãi qua từng thời kỳ đổi tiền và lãi suất thay đổi theo thời kỳ.

“Nhận giấy mời lãnh tiền mà nhà tôi ngã ngửa. Tiền lời không đủ tiền xe lên NH lãnh tiền nên ba tôi cũng bỏ luôn. Đến giờ tôi vẫn giữ tờ giấy báo làm kỷ niệm” - anh Minh nói.

Cảm thông câu chuyện của bà Bích Thủy, bạn đọc Khang Minh cũng cho biết trong gia đình có hai cuốn sổ tiết kiệm gửi trong giai đoạn từ năm 1979-1985 nên rất hiểu rõ giá trị số tiền lúc đó.

“Có một chuyện rất vui là cuối năm 1980 tôi trúng thưởng... 1 đồng. Cả tổ tôi 15 người hò reo như vỡ chợ. Số tiền ấy đủ bao chè cho mọi người. Rồi cũng như cô Thủy, mấy mươi năm sau, tôi cầm hai sổ tiết kiệm đến nơi tôi đã gửi tiền, cô thu ngân cũng chỉ nhìn cười... buồn”.

Theo chuyên gia tài chính Đinh Thế Hiển, trước đây phần lớn người dân đi gửi tiền tiết kiệm hay mua các dạng công trái... trong tinh thần đóng góp xây dựng đất nước nên ít ai để ý đến lãi thế nào.

Về nguyên tắc, những sổ tiết kiệm này dù bao năm đi nữa trách nhiệm của NH phải lưu trữ, xác minh hồ sơ, chứng từ để luôn bảo đảm chi trả cho người dân, dù người dân quên 20-30 năm thì vẫn phải cộng dồn lãi suất và tính toán đúng.

Thực tế, do đồng tiền mất giá, người gửi tiết kiệm lại không đến điều chỉnh một thời gian dài dẫn đến giá trị cuốn sổ tiết kiệm giảm dần theo thời gian.

Giám đốc một NH thương mại cũng nhìn nhận nhiều người gửi tiền tiết kiệm trong giai đoạn những năm trước do biến động lịch sử nên cùng với thời gian số tiền bị trượt giá đi đáng kể. Vấn đề là cách chi trả thế nào để người gửi tiền cảm thấy được chia sẻ.

Bạn đọc Khanhnd8... cho biết: “Tôi còn nhớ một NH của Pháp có văn phòng ở phố Tràng Thi, Hà Nội có chi trả tiền tiết kiệm cho một khách hàng VN gửi tiết kiệm từ năm 1953 cách đây vài năm. Số tiền chi trả được tính theo giá lạm phát hằng năm cộng lãi suất của kỳ hạn tương ứng kỳ hạn gửi của khách hằng hằng năm nên sau hơn 50 năm, giá trị của sổ tiết kiệm đó không hề giảm sút”.

Hiện nay, huy động tiền gửi thông qua kênh tiết kiệm là một trong những nghiệp vụ quan trọng của NH, đây cũng là nguồn vốn huy động có vai trò đối với nền kinh tế.

Ông Đinh Thế Hiển cho rằng cùng với đó, sự phát triển thị trường tài chính, mỗi sản phẩm dịch vụ đều có quy định rõ, nên dù người gửi tiền có quên 5 năm hay 10 năm đi nữa thì cũng được đảm bảo lợi ích.

Đại diện HDBank cho biết trong huy động tiền gửi tiết kiệm từ dân cư, NH có rất nhiều sản phẩm tiết kiệm và linh hoạt trong phương thức trả lãi như trả lãi cuối kỳ, trả lãi trước, trả lãi hằng tháng, hằng quý, hằng năm...

Đối với các khoản tiền gửi thông thường, NH sẽ tự động gia hạn thẻ tiết kiệm thêm một kỳ hạn mới theo lãi suất hiện hành tại thời điểm gia hạn nếu khách hàng không có đề nghị gì khác.

Trong suốt thời gian gửi tiết kiệm, nếu NH có thay đổi các quy định, điều khoản liên quan đến khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng, NH sẽ gửi thông báo cho khách hàng qua nhiều hình thức như thông tin trên website, gửi tin nhắn, gửi thư qua đường bưu điện...

Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng hiện người dân gửi tiền tiết kiệm vào các NH với mục đích chủ yếu là tiết kiệm và sinh lời, lãi suất tiền gửi NH cũng đã được điều chỉnh theo lạm phát, ngày càng sát với biến động thị trường.

“Người tiêu dùng có thể phàn nàn lãi suất thấp nhưng nếu so với lạm phát thì tiền gửi của họ cũng được bảo đảm có lời. Các định chế tài chính thị trường VN đang dần hoàn thiện và NH cạnh tranh nhiều hơn nên trường hợp như bà Thủy sẽ khó xảy ra” - ông Đinh Thế Hiển nhận xét.


Khi nào ngân hàng đóng tài khoản?

Theo các NH, về nguyên tắc, tất cả khoản tiền gửi có giá trị của khách, NH đều duy trì chứ không thể tự tất toán.

Thông thường lãi suất của tài khoản tiết kiệm cao hơn lãi suất của tài khoản gửi thanh toán và người chủ tài khoản không được hưởng dịch vụ thanh toán qua NH như tài khoản tiền gửi thanh toán.

Theo ông Nguyễn Thanh Toại - phó tổng giám đốc NH ACB, những tài khoản tiền gửi thanh toán trong thời gian nhất định theo quy định của NH nếu không có giao dịch sẽ bị đóng và được xem là tài khoản “ngủ”.

Chẳng hạn ở ACB, những tài khoản tiền gửi trong sáu tháng liên tục mà không phát sinh giao dịch, hệ thống sẽ chuyển qua tình trạng “tạm ngừng hoạt động” (inactive).

Tình trạng này kéo dài trên 12 tháng thì hệ thống quản lý sẽ chuyển tài khoản sang chế độ “ngủ” (dormir), tách riêng để dễ kiểm soát, tránh tài khoản bị lạm dụng.

Khi yên vị với chế độ “ngủ”, các tài khoản này sẽ không phát sinh lãi hay bị trừ chi phí gì vì theo quy định của NH, tài khoản phải luôn duy trì mức tối thiểu không dưới 100.000 đồng.

Tiền tiết kiệm "bốc hơi" sau 30 năm!

TT - Sau hơn 30 năm, chủ nhân sổ tiết kiệm số tiền tương đương 2 chỉ vàng quyết định đi lãnh tiền. Tuy nhiên, kết quả bà nhận cuốn sổ không còn đồng nào.

Hai cuốn sổ tiết kiệm từ năm 1983 của bà Lê Thị Bích Thủy - Ảnh: T.T.D.


Đó là câu chuyện lạ lùng của bà Lê Thị Bích Thủy (ngụ Bình Thạnh, TP.HCM) có khoản tiền gửi tại Quỹ tiết kiệm xã hội chủ nghĩa của Ngân hàng Nhà nước VN.

Chưa lấy lãi ngày nào

Năm 1983, theo sự vận động của tổ dân phố nơi sinh sống, bà Thủy gửi tiết kiệm 270 đồng (mệnh giá thời điểm đó) vào Quỹ tiết kiệm chi nhánh Bà Chiểu, địa điểm lãnh tiền tại Kho bạc Nhà nước ở địa chỉ 368 Bạch Đằng, P.14, Q.Bình Thạnh.

Theo sổ tiết kiệm bà Thủy vẫn còn giữ, số tiền gửi này được chia thành hai lần, lần thứ nhất vào ngày 17-9-1983 trị giá 150 đồng và lần gửi thứ hai vào ngày 1-10-1983 là 120 đồng.

Trong trí nhớ của bà Thủy, số tiền này tương đương năm tháng lương của một công chức và đáng giá tiền sinh hoạt nhiều tháng của một gia đình đông người.

“Vào thời điểm đấy, vàng có giá 120-130 đồng/chỉ nên số tiền đó mua được nhiều thứ. Sinh hoạt hằng ngày cho một gia đình 5-6 người chỉ mất 1-2 đồng. Tiêu chuẩn bán gạo mỗi đầu người chỉ có vài đồng/tháng. Lương của một cán bộ phường chỉ tầm 35-45 đồng/tháng” - bà Thủy nói.


Tiền gửi không đủ tiền phí quản lý (!)

Theo quy định của ngân hàng, toàn bộ sổ sách chứng từ ngân hàng đều lưu lại trong 20 năm, thậm chí lâu hơn. Tất cả khoản tiền gửi có giá trị của khách, ngân hàng đều phải giữ lại hết dù khách không giao dịch thời gian dài, không thể tự tất toán. Tuy nhiên, trường hợp số dư tài khoản dưới mức tối thiểu quy định của ngân hàng và không hoạt động trong thời gian dài thì ngân hàng sẽ tự tất toán vì giá trị không đáng là bao. Chẳng hạn thời điểm hiện nay, nhiều ngân hàng quy định số dư tiền gửi hay thẻ thanh toán không dưới 50.000 đồng. Nếu tài khoản dưới mức này thì ngân hàng sẽ thu phí quản lý, ví dụ 20.000-30.000 đồng/tháng. Trong trường hợp đó, do phí quản lý nhiều hơn lãi nhập vào thì đến một lúc nào đó sẽ trừ hết số dư thì tài khoản sẽ về 0 đồng. 


Theo bà Thủy, tại thời điểm đó không có nhiều người muốn gửi tiền nên phường, tổ vận động bà con gửi tiền tiết kiệm, thấp nhất thì 1 đồng, có người chỉ gửi vài chục đồng.

Riêng gia đình bà Thủy kinh doanh nên cũng có đồng ra đồng vào. Cầm cuốn sổ tiết kiệm trên tay, bà Thủy nói nó được bà giữ cẩn thận trong nhiều năm, nhưng chỉ vì nghĩ mình chưa cần đến số tiền này nên bà cũng không tính đến đi rút.

“Hồi đó, nhân viên ngân hàng đi cùng với tổ trưởng tới tận nhà vận động gửi tiền tiết kiệm để ủng hộ xây dựng đất nước” - bà Thủy giải thích. Khoản tiền gửi từ lúc đứa con đầu của bà 6 tuổi, đến nay bà Thủy lên chức bà nội.

Chỉ còn giá trị kỷ niệm (?)

Ngày 8-10-2014, bà Thủy đến cơ sở Bạch Đằng, hiện là Kho bạc Nhà nước Q.Bình Thạnh, để lãnh tiền tiết kiệm theo quy định lúc bà làm sổ tiết kiệm, nhưng nơi đây cho biết kho bạc không còn có nhiệm vụ này nữa mà hướng dẫn qua “Ngân hàng Công thương ở đường Đinh Tiên Hoàng”.

Theo lời chỉ dẫn trên, bà Thủy tìm đến Ngân hàng Sài Gòn Công thương (Saigonbank) trên đường Đinh Tiên Hoàng, Q.Bình Thạnh. Nhân viên ở đây cho biết đúng là trụ sở trước đây của quỹ tiết kiệm nhưng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Sau nhiều biến chuyển, Saigonbank chi nhánh Bà Chiểu chỉ tiếp nhận trụ sở, còn quỹ tiết kiệm, nơi bà Thủy gửi tiền, được chuyển về Ngân hàng Công thương (VietinBank) chi nhánh 7 có phòng giao dịch trên đường Phan Đăng Lưu, Q.Bình Thạnh.

Chiều 4-11, bà Thủy đến VietinBank chi nhánh 7 để biết số phận của cuốn sổ tiết kiệm. Tiếp nhận cuốn sổ, cô giao dịch viên khá bất ngờ vì “chưa thấy bao giờ”.

Dù ngả màu vàng nhưng nội dung ghi rõ là sổ tiết kiệm không kỳ hạn có lãi và có thưởng. Quy định cũng ghi rõ số tiền gửi ít nhất là 1 đồng, vì vậy số tiền bà Thủy gửi thời điểm đó chắc chắn khá lớn.

Trong phần quy định tiền lãi, tiền thưởng ghi: cuối mỗi năm quỹ tiết kiệm tính lãi và nhập vào vốn của người gửi tiền. Trong khoảng thời gian từ tháng một đến tháng ba năm sau, người gửi cần đem sổ tiết kiệm đến nơi gửi tiền để quỹ tiết kiệm ghi nhập lãi vào vốn.

Đại diện chi nhánh ngân hàng thừa nhận “tại chi nhánh này đã tiếp nhận nhiều trường hợp gửi tiền ngân hàng lâu năm quay lại làm thủ tục, nhưng cũ như trường hợp bà Thủy thì chưa có!”.

Bà Thủy kể: “Cô nhân viên giải thích do năm 1985 Nhà nước có thực hiện đổi tiền theo tỉ giá 10 đồng tiền cũ bằng 1 đồng tiền mới, nên khoản tiền 270 đồng của tôi còn 27 đồng, không phát sinh lãi gì. Vì số tiền này thấp hơn tiền duy trì tài khoản theo quy định nên khoản tiền trong sổ bị trừ còn 0 đồng. Sổ hiện chỉ còn có giá trị làm kỷ niệm”. 

Theo đại diện phòng giao dịch VietinBank chi nhánh 7, thỉnh thoảng ngân hàng cũng nhận được sổ tiết kiệm cũ, nhưng cuốn sổ này chưa thấy bao giờ.

Những tài khoản giao dịch tại chi nhánh ngân hàng đều được lưu giữ thông tin và có thể tra cứu trên hệ thống.

Trường hợp hơn mười năm, người gửi tiền quay lại rút tiền cũng có, ngân hàng cũng tìm ra được nhưng số tiền chỉ còn vài chục ngàn đồng do lạm phát quá cao, lãi suất thấp nên giá trị đồng tiền giảm.

“Tiền của khách hàng gửi ngân hàng phải trả là điều hiển nhiên, nhưng thực tế có rất nhiều tài khoản ban đầu cũng có thể vài trăm ngàn, nhưng cùng thời gian số tiền đó không còn là bao, sau đó người gửi cũng bỏ luôn” - vị đại diện cho biết.

Lúng túng chi trả

Tháng 10-2010, Ngân hàng Nhà nước có hướng dẫn việc chi trả đối với các khoản tiền gửi tiết kiệm của dân cư trong khoảng thời gian từ năm 1983-1985.

Trong văn bản hướng dẫn, Ngân hàng Nhà nước có lưu ý đây là khoảng thời gian diễn ra sự kiện phát hành đồng tiền ngân hàng mới, thu đổi tiền ngân hàng cũ với quy định 10 đồng tiền cũ đổi được 1 đồng tiền mới.

Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho người có tiền gửi tiết kiệm, việc quy đổi sẽ được chia theo giai đoạn, trong đó tiền gửi từ ngày 1-6-1981 đến 31-12-1984 được quy đổi theo tỉ lệ 6 đồng cũ bằng 1 đồng mới. Như vậy, khoản tiền gửi của bà Thủy sẽ là 45 đồng chứ không phải 27 đồng như nhân viên ngân hàng nói.

Ngân hàng Nhà nước thừa nhận trên thực tế trường hợp gửi tiền tiết kiệm lâu năm là không ít.

Với khoản tiền gửi tiết kiệm từ trước khi hệ thống ngân hàng VN chuyển cơ chế hoạt động từ một cấp sang hai cấp, việc thực hiện chính sách tiết kiệm có nhiều thay đổi nên nhiều tổ chức tín dụng còn lúng túng, chưa thống nhất trong việc chi trả cho khách hàng.

November 24, 2014

Thông tư 36: Điểm danh những khoản đầu tư trên 5% của ngân hàng tại TCTD khác

Vietcombank hiện đang sở hữu cổ phần của 5 ngân hàng và công ty tài chính khác, 4 trong số này sở hữu trên 5%

Điều 20 của Thông tư 36 đã có những giới hạn về việc ngân hàng thương mại mua, nắm giữ cổ phiếu của các tổ chức tín dụng (TCTD) khác. Theo đó, ngân hàng thương mại chỉ được nắm giữ cổ phiếu của tối đa không quá 2 TCTD khác, trừ trường hợp TCTD khác là công ty con của ngân hàng đó.

Bên cạnh đó, tỷ lệ nắm giữ tại TCTD khác phải dưới 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết của TCTD khác đó và không được cử người tham gia hội đồng trị quản trị của TCTD mà ngân hàng mua mua cổ phần, trừ trường hợp TCTD đó là công ty con của ngân hàng hoặc ngân hàng thương mại tham gia tái cơ cấu, xử lý TCTD yếu kém theo chỉ định của Ngân hàng Nhà nước.

Các trường hợp ngoại lệ được thực hiện khi việc mua, nắm giữ cổ phiếu nhằm tái cơ cấu, hỗ trợ tài chính cho TCTD gặp khó khăn và được Ngân hàng nhà nước chấp thuận hoặc được Ngân hàng nhà nước chỉ định theo quy định của pháp luật.

Hiện tại, có một số trường hợp ngân hàng thương mại đang sở hữu trên 5% cổ phần của các ngân hàng, công ty tài chính cũng như sở hữu cổ phần của nhiều hơn 2 TCTD.

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – Vietcombank hiện đang sở hữu cổ phần tại ít nhất 5 TCTD gồm Ngân hàng Quân Đội (MB), Ngân hàng Phương Đông (OCB), Eximbank, Saigonbank và Công ty Tài chính Xi măng. Trong số này, chỉ có Saigonbank là sở hữu dưới 5% (xem biểu đồ phía dưới).

Ngân hàng Hàng Hải - Maritime Bank hiện đang đầu tư vào MB (9,9%), MDBank (10,2%) và Tài chính Dệt may (11%). Hiện Maritime Bank đã được Ngân hàng nhà nước chấp thuận mua lại Công ty Tài chính Dệt may và MDBank thì có chủ trương sáp nhập vào Maritime Bank.

Không tính việc các ngân hàng thương mại góp vốn vào các ngân hàng liên doanh thì một số trường hợp sở hữu trên mức 5% còn có Vietinbank sở hữu 10,4% Saigonbank, ABBank sở hữu 8,4% EVN Finance và Techcombank sở hữu 10% Tài chính Hóa chất.

Hiện nhiều ngân hàng đã và đang tìm mua lại các công ty tài chính như Techcombank mua lại Tài chính Hóa Chất (VCFC), VPBank mua Tài chính Than Khoáng sản, HDBank mua công ty tài chính SGVF, SHB mua công ty Tài chính Vinaconex Viettel…

Thông tư 36 có hiệu lực từ 1/2/2015, do vậy các ngân hàng chỉ có hơn 2 tháng để thực hiện các điều chỉnh theo các quy định của thông tư này.


November 10, 2014

Những bài học làm giàu Robert Kiyosaki

Của Robert Kiyosaki - Theo Doanh Nhân Saigon – 8 Nov 2014

Robert Kiyosaki Toru là một nhà đầu tư, doanh nhân người Mỹ. Ông là tác giả chuyên viết sách về phát triển con người, diễn giả tạo động lực, và cũng là nhà bình luận tài chính.

(Trích cuốn “Rich Dad Poor Dad”, trong đó Robert Kiyosaki Toru chia sẻ tư tưởng và những bài học làm giàu của người giàu).

Tác giả cổ vũ cho việc làm giàu và cho rằng nhiều người trong xã hội – những người làm thuê – đã bỏ qua cơ hội làm giàu cho chính bản thân mình.

Cuốn sách liên tục nằm trong danh sách “sách bán chạy” và tạo ra một trào lưu làm giàu.

Tuy vậy, cũng có rất nhiều người phản đối quan điểm của tác giả về những người chọn cách sống không làm giàu – những người mà tác giả cho rằng bị rơi vào vòng luẩn quẩn của tiền bạc.

Robert Kiyosaki Toru có hai người cha. Một người cha ruột và một người là cha nuôi. Cha nuôi của ông là cha của Mike, một người bạn thân của ông.

Hai người cha đều thành công trong lĩnh vực của mình. Họ cùng có tính cách mạnh mẽ, và có ảnh hưởng đến người khác. Nhưng cả hai khác nhau hoàn toàn về những gì liên quan đến tiền.

Trong khi cha ruột cho rằng “sự đam mê tiền bạc là nguồn gốc của những điều xấu xa” và không quan tâm đến tiền, cha nuôi lại nghĩ rằng “thiếu hụt tiền bạc mới là nguồn gốc của những điều xấu” và cho rằng tiền chính là quyền lực.

Nguồn thu nhập chính yếu của cha ruột là từ công việc. Sau khi trả thuế và chi trả các hóa đơn đúng hạn, ông tiết kiệm để tích lũy.

Người cha nuôi kiếm rất nhiều tiền từ các khoản đầu tư, và luôn chi trả các hóa đơn sau cùng.

Câu nói cửa miệng của người cha ruột là “Tôi không có khả năng mua món đồ này”, trong khi đó người cha giàu tự hỏi mình “Làm sao để tôi có thể mua được món đồ này”.

Người cha ruột – vốn là người học giỏi và có bằng tiến sĩ – luôn khuyên nhủ tác giả cố gắng học giỏi, lấy bằng về luật, kế toán hay thạc sĩ quản trị kinh doanh để có thể kiếm công việc tốt, lương cao.

Người cha nuôi – vốn chưa học xong lớp 8 – khuyến khích tác giả học để thông minh hơn về tài chính, biết cách vận hành của tiền bạc, để biết cách bắt tiền bạc làm việc cho mình và để trở nên giàu có.

Tác giả gọi người cha ruột là cha nghèo, cha nuôi là cha giàu.

Vào năm 9 tuổi, tác giả đã quyết định học về tiền bạc, học những cách làm giàu từ người cha giàu.

Và đây là những bài học mà ông đã rút ra được từ quá trình này:

Bài học thứ nhất: Người giàu không làm việc để kiếm tiền, họ bắt tiền làm việc cho họ.

Người cha giàu nhận dạy tác giả làm giàu bằng cách thuê tác giả làm việc vào các chiều thứ Bảy với giá 10 xu một giờ – một mức giá khá thấp vào năm 1956.

Sau một thời gian làm việc cực nhọc, tác giả đã gặp cha giàu để đòi tăng lương. Sự ấm ức của tác giả vì cho rằng bị trả mức lương thấp được cha giàu ví như những cú xô đẩy của cuộc đời.

Theo cha giàu thì cuộc đời luôn xô đẩy chúng ta. Một số người sẽ bỏ cuộc, một số sẽ chiến đấu lại sự xô đẩy đó bằng cách “gây chiến” với ông chủ, với công việc hay thậm chí với vợ/chồng mình, chỉ một số rút ra những bài học từ cuộc đời và tiếp tục tiến về phía trước.

Tiếp đó, cha giàu dạy cho tác giả bài học về người nghèo và tiền. Người nghèo suốt đời làm việc vì tiền bạc mà không biết rõ mình làm việc vì mục đích gì. Và khi người nghèo kiếm ra nhiều tiền thì họ lại mắc nợ nhiều hơn.

Người nghèo bị kiểm soát bởi hai cảm xúc sợ hãi và sự khát khao. Sự sợ hãi không có tiền bắt họ phải làm việc và khi nhận được lương thì họ lại mong muốn những thứ mà họ có thể mua được, và khi đó cuộc đời của họ bị “bẫy” vào một vòng luẩn quẩn: thúc dậy, đi làm, trả hóa đơn, rồi thức dậy, đi làm và trả hóa đơn. Cứ thế vòng luẩn quẩn buộc chặt thời gian và tâm trí của người nghèo.

Ngược lại, người giàu không làm việc để kiếm tiền mà bắt tiền làm việc cho mình.

Với mong muốn học những bài học của người giàu, tác giả đã đồng ý làm việc không nhận lương cho cha giàu.

Sau vài tuần, được cha giàu đề nghị mức lương cao không tưởng, tác giả vẫn giữ nguyên ý định làm việc để học cách làm giàu, chứ không phải làm việc để kiếm tiền như cha nghèo và nhiều người khác đang làm.

Bài học quý giá tác giả học được từ cha giàu: luôn suy nghĩ, quan sát để tìm ra những cơ hội làm ra tiền vốn luôn hiện hữu chung quanh chúng ta. Tuy vậy, nhiều người nghèo không nhìn thấy những cơ hội này bởi vì họ đang bận rộn và quan tâm đến việc kiếm tiền, và sự đảm bảo trong công việc.

Áp dụng bài học này, tác giả đã nhận diện một cơ hội kinh doanh tốt. Tác giả xin lại những cuốn truyện tranh nằm trong kế hoạch hủy bỏ của đại lý truyện tranh với cam kết không được bán lại số truyện tranh này.

Tác giả đưa số truyện tranh vào trong phòng trống của mẹ của Mike, tạo ra một thư viện cho các bạn nhỏ thuê đọc tại chỗ. Chỉ với 10 xu, thay vì mua một cuốn truyện tranh, khách hàng của tác giả có thể đọc 5-6 cuốn. Điều quan trọng là tác giả không phải làm việc, mà thuê chị của Mike quản lý thư viện này. Tác giả và người bạn của mình – Mike – đã kiếm được 9,5 đô la Mỹ một tuần.

Bằng việc kinh doanh nho nhỏ này, tác giả đã trải nghiệm việc làm chủ tình trạng tài chính của mình mà không phụ thuộc vào bất kỳ ông chủ nào. Tác giả học được bài học làm giàu đầu tiên: không phải làm việc để kiếm tiền mà bắt tiền làm việc cho mình.

Bài học thứ hai: Tại sao người giàu phải học về tài chính.

Để làm giàu, chúng ta phải học về tài chính để có kiến thức về tài chính và biết cách chăm sóc, phát triển cây tiền bạc của mình.

Nhiều bài học thực tiễn cho chúng ta thấy rằng việc chúng ta kiếm được bao nhiêu tiền không quan trọng bằng chúng ta giữ được bao nhiêu tiền và làm cho nó sinh sôi nảy nở.

Quy tắc thứ nhất về tài chính của người giàu là chỉ mua tài sản chứ không mua tiêu sản. Tài sản được cha giàu định nghĩa là những thứ tạo ra tiền cho mình. Tiêu sản là những thứ lấy tiền của mình.

Ví dụ: một cái nhà được mua để kinh doanh cho thuê thì nó là tài sản. Cũng cái nhà đó nếu mua để ở thì nó là tiêu sản, vì người mua phải trả tiền lần đầu, và trả góp nhiều lần sau.

Đối với người mới đi làm, mọi thu nhập – lương – của họ được dùng để trang trải các chi phí cho cuộc sống như thuế, tiền thuê nhà, thức ăn, quần áo, giải trí, đi lại. Họ hầu như chưa có tài sản lẫn tiêu sản.

Đối với người trung lưu, thu nhập – chính yếu vẫn là lương – cao hơn, chi phí gồm thuế, tiền thuê nhà, thức ăn, quần áo, giải trí, đi lại, nợ ngân hàng, nợ thẻ tín dụng… Phần dư ra họ mua tiêu sản như nhà, xe và những thứ khác mà họ nghĩ là tài sản.

Những chi phí cuộc sống cộng với nợ do tiêu sản đẻ ra tạo ra một gánh nặng thật sự trên vai những người trung lưu. Khi lương tăng lên, chi phí và gánh nặng tiêu sản của họ cũng tăng lên theo. Họ rơi vào vòng luẩn quẩn: đi làm, nhận lương và trả nợ.

Suốt cuộc đời đi làm của mình, người trung lưu không chỉ nuôi bản thân và gia đình, mà còn “oằn lưng” thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước, nuôi ngân hàng qua các khoản lãi, và làm giàu cho những người chủ, cổ đông của công ty.

Người giàu hầu như không có thu nhập từ lương. Thay vào đó, họ có nguồn thu nhập từ các tài sản mà họ đã đầu tư: lợi nhuận từ kinh doanh, tiền cho thuê, cổ tức, trái tức, tiền lãi từ việc bán lại tài sản.

Tổng các khoản thu nhập này cao hơn nhiều so với chi phí của họ. Số tiền chênh lệch họ lại đầu tư vào tài sản, những tài sản họ mới đầu tư lại tiếp tục tạo ra tiền cho họ, và cứ thế, tài sản của họ được sinh sôi nảy nở.

Người giàu chỉ mua tiêu sản, những đồ vật “xa xỉ” sau cùng khi dòng tiền của họ đã phát triển. Khi họ đã cảm thấy mình đủ giàu và có quyền hưởng thụ. Tuy vậy, số tiền mà họ bỏ ra để mua tiêu sản – những phần thưởng cho thành quả – chiếm phần rất nhỏ so với số tiền họ đầu tư vào tài sản.

Bài học thứ ba: Người giàu quan tâm đến việc kinh doanh của chính mình.

Nhiều người nhầm lẫn giữa nghề nghiệp chuyên môn và việc kinh doanh.

Ray Kroc – chủ chuỗi nhà hàng McDonald’s – đã phân biệt rất rõ: bán nhượng quyền kinh doanh hamburger chỉ là công việc chuyên môn của ông, còn việc kinh doanh của ông chính là bất động sản. Những địa điểm được ông chọn để mở cửa hàng McDonald’s luôn là những chỗ “đắc địa” và có giá tăng lên theo thời gian.

Người nghèo và trung lưu thật ra là đang làm công việc chuyên môn, chứ không phải làm kinh doanh. Thật sự thì họ đang làm chuyên môn cho công việc kinh doanh của những ông chủ, và góp phần làm cho ông chủ giàu lên.

Bài học thứ ba của cha giàu: Người giàu phải quan tâm đến việc kinh doanh của chính mình.Tức là phải xây dựng và luôn giữ cho cột tài sản vững chắc. Bất cứ 1 đồng nào được đưa vào tài sản đều phải trở thành một nhân công làm việc cho người giàu.

Những tài sản mà cha giàu và những người giàu khác thường hay sở hữu: những việc kinh doanh có thể được người khác quản lý để sinh lợi mà không cần đến sự có mặt của cha giàu (nếu phải quản lý thì việc kinh doanh trở thành công việc), cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, bất động sản có thể phát sinh thu nhập, bất cứ những thứ gì có giá trị, có thể tăng giá, và đã có sẵn trên thị trường.

Bài học thứ tư: Người giàu thông minh về tài chính và thành lập doanh nghiệp của mình.

Người giàu không cần phải học quá cao, nhưng cần thông minh về tài chính, hiểu rõ 4 lĩnh vực sau:

- Sự hiểu biết về kế toán, tài chính. Đó là khả năng đọc và hiểu những báo cáo tài chính. Khả năng này giúp người giàu nhận biết mặt mạnh, mặt yếu của bất kỳ công ty nào sau khi đọc báo cáo tài chính của nọ.

- Nắm vững các chiến lược đầu tư. Đó là khả năng chọn tài sản có khả năng sinh lợi, ra những quyết định đầu tư khôn ngoan.

- Hiểu rõ về thị trường, về tiếp thị. Người giàu nắm rõ quy luật cung và cầu để nhận diện các cơ hội kinh doanh. Người giàu cần nắm vững kỹ năng về tiếp thị và bán hàng.

- Hiểu biết luật pháp. Người giàu thành lập công ty nhằm đạt những thuận lợi về thuế và bảo vệ tài sản của mình. Người nghèo và trung lưu kiếm tiền, trả thuế rồi mới được dùng tiền. Người giàu – sở hữu công ty – thì kiếm tiền, dùng rồi mới trả thuế.

Bài học thứ năm: Người giàu tạo ra tiền.

Mọi người đều có những tài năng bẩm sinh, tuy vậy rất nhiều người đã không phát huy được tài năng đó bởi vì sự thiếu tự tin vào bản thân và sự sợ hãi.

Người thành công là người không sợ hãi sự thất bại và luôn chủ động tạo ra may mắn cho mình, chứ không thụ động ngồi chờ cơ hội.

Tương tự như vậy, với trí thông minh tài chính, với tinh thần không sợ thất bại, người giàu chủ động tìm cách tạo ra tiền cho mình.

Có hai dạng đầu tư để tạo ra tiền. Dạng thứ nhất là mua sản phẩm đầu tư trọn gói từ công ty trung gian, chẳng hạn như công ty bất động sản, công ty môi giới chứng khoán. Dạng thứ hai là mua từng phần và tự “ráp” lại. Đây là dạng của nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Để có thể trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp, ngoài 4 kiến thức chính của thông minh tài chính, người giàu cần phát triển 3 kỹ năng sau đây:

- Tim ra cơ hội mà người khác không nhìn thấy. Ví dụ một cái nhà ọp ẹp, cũ kỹ sẽ không được người bình thường chú ý. Nhưng bạn của tác giả đã nhìn thấy đây là một cơ hội đầu tư tốt vì ngôi nhà cũ này ở trên một miếng đất lớn. Sau khi mua, người này phá sập ngôi nhà, và chia đất thành nhiều lô nhỏ để bán và kiếm được lời.

- Dùng tiền người khác để kinh doanh. Tác giả tìm ra một căn hộ giá khá tốt. Tác giả đặt cọc 1/10 giá mua, và hẹn sẽ trả trong vòng 3 tháng. Chỉ trong vòng 3 ngày, tác giả đã bán lại căn nhà này và kiếm được lợi nhuận lớn trên số vốn nhỏ mà tác giả đã bỏ ra đặt cọc.

- Chỉ tuyển dụng, làm việc với người thông minh. Người giàu không phải người thông minh tuyệt đỉnh. Người giàu trở nên thông minh hơn vì tuyển dụng và làm việc với những người thông minh hơn mình.

Bài học thứ sáu: Người giàu làm việc để học chứ không làm việc để kiếm tiền.

Những người bình thường dựa vào chuyên môn nghề nghiệp và làm việc chăm chỉ để kiếm tiền và thăng tiến trong công việc. Những công việc mà họ tự hào thật ra chỉ đủ giúp họ khỏi phá sản, nhưng sẽ giữ họ trong vòng luẩn quẩn và họ sẽ không bao giờ giàu nếu cứ tiếp tục bám lấy những công việc ổn định đó của mình.

Người giàu, nếu phải làm việc, họ sẽ không làm việc để kiếm tiền, mà họ sẽ nhắm đến những công việc giúp họ học hỏi những kỹ năng cơ bản của thông minh tài chính: kế toán đầu tư, tiếp thị và những hiểu biết về luật kinh doanh, đầu tư cũng như những kỹ năng quản lý tài chính để thành công: quản lý vòng quay tiền mặt, quản lý hệ thống, quản lý nhân sự.

Một trong những kỹ năng đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của người giàu là kỹ năng giao tiếp với người khác và kỹ năng bán hàng. Tác giả đã thực hiện đúng việc này. Ông xin vào Marine Corps để học cách lãnh đạo và quản lý một tổ chức, và ông làm việc cho Xerox Corps để học kỹ năng bán hàng.

Bài học thứ bảy: Người giàu phải biết vượt qua được những chướng ngại vật.

Có nhiều người thông minh về tài chính nhưng vẫn không thể làm giàu, và vẫn kẹt trong vòng luẩn quẩn của người làm thuê. Đó là bởi vì họ không vượt qua được 5 cản trở sau:

- Lo sợ bị mất tiền. Nỗ lo sợ bị mất tiền là nỗi lo sợ có thật và hiện hữu trong mỗi chúng ta. Những người quá lo sợ mất tiền chọn việc đi làm thuê để suốt đời kẹt trong vòng luẩn quẩn. Những người lo sợ ít hơn thì chọn lối đầu tư an toàn: học cách cân bằng đầu tư, hoặc chọn những tài sản ít rủi ro như trái phiếu. Chỉ những người can đảm dám chấp nhận rủi ro – đã tính toán trước – với những đầu tư của mình mới có thể làm giàu một cách nhanh chóng.

- Sự hoài nghi. Mỗi chúng ta đều có một chú gà con – hoài nghi và sợ hãi – trong tâm hồn. Chúng kêu lên thảng thốt “trời sắp sập” mỗi khi chúng ta muốn làm một điều gì đó mới, có tính bứt phá. Cha giàu dạy: hãy rán con gà con ấy như ông Sanders đã làm. Ở tuổi 66, ông Sanders đã đi chào bán món gà rán của mình và bị từ chối 1.009 lần cho đến khi ông thành công và trở thành triệu phú.

- Sự lười biếng. Sự lười biếng ngự trị trong mỗi con người chúng ta. Những người trông có vẻ bận rộn thật ra là họ đang lười biếng. Họ đang cố gắng bận rộn để trốn chạy việc quan trọng nào đó. Để chữa bệnh lười biếng trong việc làm giàu, chúng ta cần có một chút lòng tham. Ít lòng tham thì không đủ để chúng ta hành động. Lòng tham quá cao cũng không tốt.

- Thói quen. Những thói quen, chứ không phải giáo dục, quyết định cuộc sống của chúng ta.Người giàu cần phải có những thói quen của người giàu. Thói quen quan trọng của người giàu là trả cho mình đầu tiên, sau đó mới trả cho những người khác. Nhờ áp lực của những chủ nợ, người giàu p hải tìm cách kiếm tiền trả cho họ.

- Tính kiêu ngạo. Sự kiêu ngạo, và tự cho mình biết hết mọi thứ đã làm cho nhiều người mất đi những cơ hội làm giàu.

Bài học thứ tám: Hãy khởi đầu bằng 10 bước.

Bước 1: Hãy xác định một mục tiêu lớn hơn thực tế để giúp mình luôn vượt qua khó khăn và đạt mục tiêu của mình.

Bước 2: Hãy lựa chọn được giàu có vào mỗi ngày. Hãy đầu tư vào việc học trước khi bắt đầu làm giàu.

Bước 3: Luôn giao tiếp và học hỏi. Chọn bạn cẩn thận.

Bước 4: Nắm vững một công thức trước khi học công thức khác.

Bước 5: Hãy trả cho bản thân mình đầu tiên. Trong trường hợp bị áp lực về tài chính, hãy cố gắng tìm cách làm ra tiền mới để trả nợ. Không bao giờ đụng đến tài sản.

Bước 6: Chỉ sử dụng những người môi giới giỏi và trả cho họ xứng đáng.

Bước 7: Luôn quan tâm đến tiền lời từ đầu tư (ROI) và những kết quả khác.

Bước 8: Luôn nhớ tài sản sẽ giúp chúng ta mua được những vật dụng, đồ dùng cao cấp. Hãy mua tài sản trước.

Bước 9: Khi làm việc gì hãy tưởng tượng những anh hùng của lĩnh vực đó. Khi ấy chúng ta sẽ được truyền cảm hứng và cũng thấy công việc trở nên dễ hơn.

Bước 10: Hãy dạy cho người khác, và chúng ta cũng sẽ được học; hãy cho và chúng ta sẽ được nhận lại.

November 9, 2014

HỌC KANJI ( CHỮ HÁN – PHẦN 1)

HỌC KANJI ( CHỮ HÁN – PHẦN 1)

Khi học một chữ hán các bạn cần phải nhớ các yếu tố dưới đây.

I. Cấu tạo chữ hán ( gồm có BỘ + THÂN)

II. Cách đọc chữ hán gồm có :

1. âm hán việt ( không bắt buộc phải nhớ. Tuy nhiên nếu nhớ được âm hán việt, các bạn sẽ có khả năng tự kết hợp từ theo âm hán việt để tăng vốn từ của mình lên)

2. âm Kun(くんよみ – là cách đọc tiếng Nhật theo âm Nhật)khi chữ hán đứng một mình (không phải 100%, cũng có nhiều trường hợp đặc biệt), và một chữ hán cũng có nhiều cách đọc khác nhau

3. âm ôn(おんよみ – tức là cách đọc tiếng nhật theo âm hán)khi từ 2 chữ hán tr ở lên ghép với nhau (không phải 100%, cũng có nhiều trường hợp đặc biệt) , và cũng có nhiều cách đọc khác nhau

III. Cách viết chữ hán ( theo quy tắc nét nào viết trước nét nào viết sau. Tuy nhiên nhiều chữ khó và quá nhiều nét cũng phải tự suy đoán)

Tiếp theo mình sẽ đi vào phân tích cụ thể nhé:

I. Cấu tạo của chữ hán
Gồm có 2 phần ( phần bộ và phần thân)

1. Bộ : Thể hiện ý nghĩa của chữ hán đó ( chữ đó có bộ gì thì nó thường mang nghĩa lien quan đến ý nghĩa của bộ đó)

2. Thân. ( để nhận biết cách đọc của chữ đó)
Những chữ có phần thân giống nhau sẽ đọc na ná giống nhau, tuy nhiên bộ khác nhau sẽ mang nghĩa khác nhau

VD1. BỘ giống nhau, THÂN khác nhau …….>>>> thì Đọc khác nhau, Nghĩa khác nhau ( nhưng đều có điểm chung tương đồng là diễn tả sự vật, sự việc, hiện tượng, trạng thái, hành động… liên quan đến nghĩa BỘ đó biểu đạt)

信(しん) = イ(bộ nhân đứng) + 言(thân) 。( tin tưởng)
待 (たい) = イ(bộ nhân đứng) + 寺 (thân). ( chờ đợi)
  住(じゅう)  = イ(bộ nhân đứng) + 主 (thân) ( sinh sống)
Ba chữ trên đây
BỘ giống nhau …..>>>> nên nghĩa tuy khác nhau nhưng cùng có điểm tương đồng nói chung lien quan đến con người ( được thể hiện ở Bộ)
Thân khác nhau…..>>>> nên đọc khác nhau

VD2. Bộ khác nhau, thân giống nhau ……….>>>> thì Đọc giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau

生(せい) = 生(vừa là Chữ vừa là Bộ - sinh)( Sinh đẻ, sống)
性(せい) = 忄(bộ tâm )  + 生(thân) ( tính tình, tính cách)
星(せい) = 日 (bộ nhật ) + 生(thân) ( hành tinh)
姓 (せい)  = 女 (bộ nữ ) + 生(thân) ( họ cũ, danh tính)

Ba chữ trên đây 
BỘ khác nhau …..>>>> nên nghĩa khác nhau 
Thân giống nhau…..>>>> nên đọc giống nhau

VD3. BỘ khác nhau , Âm hán việt Giống nhau ………….>>>> nhưng nghĩa khác nhau
連(れん )(âm hán việt: LIÊN) = 廴 (bộ dẫn) +車(thân) ….>>> ( Liên lạc)
蓮(れん)(âm hán việt: LIÊN) = 艹 (bộ thảo) +連(thân)……>>>( Hoa sen )
Chữ 1: bộ dẫn …>>> liên quan đến đường, đường lối, lối đi 
Chữ 2: bộ Thảo ….>>> liên quan đến cây, cỏ, hoa
MỘT VÀI CÁCH HIỂU VÀ NHẬN BIẾT BỘ CHỮ
1. Có rất rất nhiều các bộ chữ hán.
( theo như 214 bộ thủ chữ hán Trung quốc – tham khảo :

Các bạn đừng hiểu lầm rằng phải nhớ tất cả các bộ thì mới học được chữ hán.
Nên nhớ các bộ thường dùng và thường gặp 
Nên nhớ các bộ chữ ( vừa là chữ vừa là bộ ) 
Vd: 
廴 dẫn ( liên quan đến đường cái)
艹 Bộ thảo( liên quan đến cỏ cây, hoa 
穴 huyệt (xué) hang lỗ
立 lập ( đứng, lập trường)
竹 trúc (tre trúc )
米 mễ ( liên quan đến mì, gạo)
糸 (糹, 纟) mịch (liên quan đến sợi ,tơ nhỏ)
广 nghiễm (liên quan đến mái nhà )
疒 nạch ( liên quan đến bệnh tật)
聿duật (cây bút)
………………..vv và vv……………….

2. Các chữ hán chỉ bộ phận con người, liên quan đến con người sẽ vừa là chữ vừa là bộ

人(イ、彳)(ひと)bộ nhân đứng, nhân kép ( người)
手(扌)(て)  Bộ thủ (tay)
足(あし) Bộ túc ( chân)
口(くち)Bộ khẩu ( mồm, miệng)
頭(あたま ) bộ thủ ( đầu)
耳(みみ)Bộ nhĩ ( tai)
目(罒)(め) bộ mục ( mắt)
心(心、忄)(こころ)bộ tâm nằm, tâm đứng
毛(け)bộ mao ( lông)
首(くび)bộ thủ ( cổ)
舌(した)bộ thiệt( lưỡi)
衣(衤)bộ y (, quần áo, y phục)
男(おとこ)bộ nam ( đàn ông, con trai)
女(おんな)bộ nữ ( đàn bà, con gái)
父(ちち)bộ phụ ( bố)
母(はは)bộ mẫu ( mẹ)
子(こ)bộ tử ( con)
自(じ)bộ tự ( tự , bản thân)
力(ちから)bộ lực ( sức mạnh)
刀 (刂)(かたな)bộ đao ( mạnh mẽ) 
小(こ)bộ tiểu ( nhỏ bé)
大(だい)bộ đại ( to, lớn)
士(し)bộ sĩ ( chiến sỹ, binh sỹ , sỹ tử)
………vv và vv…………………

3. Các yếu tố cấu thành nên vũ trụ, các yếu tố thiên nhiên, động thực vật sẽ vừa là chữ vừa là bộ

日 (ひ) Bộ Nhật (liên quan đến ngày, mặt trời)
月(つき) Bộ nguyệt ( liên quan đến mặt trăng
火(灬) (ひ)Bộ hỏa (liên quan Lửa
水(氵、氺)(みず)Bộ thủy (liên quan nước)
木(き) Bộ mộc (liên quan cây cối)
金(かね) Bộ kim (liên quan kim loại)
土(つち) Bộ thổ (liên quanđất đai)
川(巛)(かわ)bộ xuyên ( liên quan sông ngòi)
山(やま)bộ Sơn ( liên quan núi)
田(た)Bộ điền ( liên quan đồng ruộng)
方(ほう)Bộ phương( liên quan phương hướng)
)  
虫(むし)Bộ côn Trùng( liên quan đến côn trùng)
犬(犭)(いぬ)Bộ khuyển ( liên quan đến động vật)
革(かわ)Bộ cách ( liên quan đến da động vật)
鳥(とり)bộ điểu ( liên quan đến họ nhà chim)
飛 (飞 )(ひ)Bộ Phi ( liên quan đến bay trên không trung, bầu trời)
肉 bộ nhục ( liên quan đến thịt)
示 (礻) bộ thị (liên quan đến kỳ, chỉ thị; thần đất)
石 bộ thạch (liên quan đến sỏi đá)
色 bộ sắc (liên quan màu, dáng vẻ, nữ sắc)

Kinh nghiệm làm giàu của triệu phú 27 tuổi

Đặt mục tiêu thành triệu phú năm 16 tuổi, Ivanov đã lập tài khoản tiết kiệm từ rất sớm, sau đó nhập ngũ, học đại học từ xa và dùng tiền lương để đầu tư chứng khoán, bất động sản.

Anton Ivanov không phải là một triệu phú điển hình. Anh mới 27 tuổi, không được thừa kế, mà cũng chẳng làm việc ở Thung lũng Silicon.

Ivanov đã tạo nên khối tài sản triệu USD bằng cách rất cổ điển. Anh đọc sách, tiết kiệm sớm và thường xuyên, sau đó đầu tư cổ phiếu và bất động sản. Anh thậm chí lên kế hoạch trở thành triệu phú từ khi mới học phổ thông. Tất cả những kinh nghiệm làm giàu đều được Ivanov chia sẻ trên blog Financessful của mình.

"Tôi chính là minh chứng cho việc nếu rất muốn một điều gì đó và luôn làm việc vì nó, bạn sớm muộn cũng sẽ đạt được thôi. Chính thói quen và nguyên tắc đã giúp tôi giàu có", anh cho biết trên Yahoo Finance.


Anton Ivanov đã lên kế hoạch thành triệu phú từ năm 16 tuổi. Ảnh: Anton Ivanov


10 năm trước, Ivanov cũng như các thiếu niên khác tại Mỹ - học phổ thông và làm thêm tại một chuỗi đồ ăn nhanh. Cha mẹ anh di cư từ Nga sang Mỹ năm 2002. Một người làm luật sư và một làm kế toán. Cuộc sống của họ cũng như các gia đình trung lưu khác ở ngoại ô San Diego.

Nhưng Ivanov đã sớm nhận ra hàng xóm của mình có vẻ đều giàu hơn nhà anh rất nhiều. Cha mẹ anh đều chi rất phóng tay và chẳng mấy tin tưởng vào các dịch vụ tài chính. Ivanov không đổ lỗi cho họ, vì cả hai chuyển đến Mỹ chỉ vài năm sau khi phải trải qua một trong những cuộc suy thoái tồi tệ nhất nước Nga thời đó. Nhưng cùng lúc, anh cũng cảm thấy mình phải làm điều gì đó.

"Ở trường, chúng tôi không được dạy nhiều về tài chính. Cha mẹ cũng chẳng nói chuyện với tôi về tiền bạc. Tất cả những gì tôi muốn biết đều phải tự học", Ivanov cho biết.

Anh rất thích những quyển sách dạy làm giàu. Cuốn ưa thích của anh là "Nghĩ và làm giàu" xuất bản năm 1937 của Napoleon Hill, với các chiến lược chi tiết để vượt qua chướng ngại tâm lý khi làm giàu.

"Cuốn này cực kỳ có ảnh hưởng với tôi. Không chỉ là loại sách dạy làm giàu bình thường, nó còn giúp tôi xây dựng tầm nhìn và tâm lý để có thể đạt được bất kỳ điều gì mình muốn", anh nói. Vì thế, ở tuổi 16, Ivanov đã đặt mục tiêu: Phải trở thành triệu phú.

Anh đã mở một tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng và đặt toàn bộ tiền làm thêm vào đó trong 3 năm. Đến khi tốt nghiệp phổ thông, anh đã có 10.000 USD. Lẽ ra Ivanov đã có thể dùng số tiền này để trả học phí đại học, nhưng anh biết từng đó vẫn là chưa đủ. "Bố mẹ không thực sự chuẩn bị cho chi phí đi học của tôi. Tôi biết mình sẽ phải đi vay để đủ tiền. Mà việc này tôi rất kiêng kị", anh nói.

Vì thế, khi bạn bè đăng ký vào đại học, Ivanov lại kỷ niệm sinh nhật 18 tuổi bằng một tài khoản tiết kiệm dành cho khi về hưu, rồi đi làm vài công việc hành chính gần nhà. Năm 20 tuổi, anh đăng ký vào Hải quân Mỹ và kiếm được 55.000 USD mỗi năm nhờ làm kỹ thuật viên điện tử trong quân đội. Ivanov cũng đăng ký học từ xa để lấy bằng cử nhân công nghệ thông tin - lập trình. Dĩ nhiên, khóa học của anh là do Chính phủ chi trả.

"Khi so sánh giữa việc đi học và vào quân đội, lựa chọn thứ 2 có vẻ sáng suốt hơn. Do tôi sẽ kiếm được tiền ngay thay vì chờ đến khi tốt nghiệp. Tôi cũng có thể đi học miễn phí nữa", anh nói.

Ivanov còn mở một tài khoản chứng khoán để đầu tư. Anh biết mình không có năng khiếu chọn cổ phiếu. Vì thế, Ivanov chọn các quỹ đầu tư giá rẻ có danh mục bao phủ phần lớn thị trường. "Đó là cái mà tôi gọi là danh mục đầu tư lười biếng", anh nói. Mỗi năm, anh đều cân bằng lại danh mục này một lần.

Ivanov đổ vào thị trường 40.000-45.000 USD hằng năm, cho đến khi khủng hoảng tài chính 2008 nổ ra. Khi ấy, anh không bán ra như nhiều người khác. "Thị trường chạm đáy là lúc tôi đầu tư mạnh hơn nữa. Tôi hầu như chẳng suy nghĩ gì cả", anh nói.

Sau đó, chịu ảnh hưởng từ các cuốn sách "Triệu phú đầu tư bất động sản" và "Triệu phú nhà bên", Ivanov còn muốn đổ tiền vào bất động sản. Và thời điểm anh chọn chính là lúc bong bóng nhà đất tại Mỹ vỡ vụn.

Năm 2009, Ivanov chỉ mất 80.000 USD cho một căn chung cư 400.000 USD ở San Diego. Anh hiện cho thuê với giá 36.000 USD. Ngày nay, bất động sản này có giá ước tính hơn 600.000 USD. Đầu năm nay, anh lại mua một căn hộ hai tầng giá 430.000 USD và cho thuê với giá 21.000 USD.

"Tôi tin tưởng vào việc chấp nhận rủi ro một cách khôn ngoan. Nếu nhận thấy cơ hội và cho rằng điều đó là đúng, bạn nên nắm lấy. Nhưng hãy hiểu rõ bạn vẫn có thể sai lầm và chuẩn bị trước hậu quả", anh cho biết.

Ivanov hy vọng sẽ có trong tay 10 bất động sản khi anh 40 tuổi. Nhưng anh cũng chẳng vội vàng làm điều này. Tiền thuê nhà, tiền làm chính và làm thêm được anh phân chia vào tài khoản về hưu đầu tiên, sau đó đến quỹ tiết kiệm phòng trường hợp khẩn cấp và cuối cùng mới là tài khoản chứng khoán. 

Luôn tiết kiệm 60% thu nhập là điều rất đáng nể ở Ivanov, nếu bạn biết một người Mỹ trung bình chỉ dành ra 5% thu nhập một năm. Cách làm của anh là tự động hóa mọi thứ. "Cứ để tài khoản ngân hàng ghi lại số tiền ra vào sẽ giúp bạn luôn bám sát được mục tiêu", anh nói.

Năm 2013, anh xuất ngũ và tiếp tục sống khá tằn tiện để dành tiền đầu tư. Ivanov đặt mục tiêu tăng thu nhập lên đầu tiên và kiếm được việc phát triển phần mềm tại một công ty. Anh còn làm thêm trong thời gian rảnh rỗi, nâng thu nhập lên 100.000 USD mỗi năm (chưa bao gồm tiền thuê nhà).

Tất cả chi phí, từ tiền tập gym hàng tháng đến lễ cưới dự định năm 2016, đều được anh lên kế hoạch và tiết kiệm từ trước. Đây chính là chìa khóa thành công của Ivanov.

"Thường thì cứ đầu năm, tôi lại lên kế hoạch cho 2-5 năm tới. Tôi viết ra tất cả chi phí có thể và tính toán cần tiết kiệm bao nhiêu mỗi tháng để đạt mục tiêu đúng thời hạn", anh nói.

Ivanov đã cán mốc 1 triệu USD tài sản vào tháng 6 năm nay, chỉ 2 tháng trước sinh nhật 27 tuổi. Anh rất vui mừng vì thành tích này, nhưng cũng chẳng ngạc nhiên. "Nếu bạn thực sự muốn điều gì đó, bạn sẽ tìm được cách vượt qua chướng ngại. Tôi đã tin vào điều đó năm 16 tuổi và đến giờ lại càng tin tưởng", anh nói.

November 3, 2014

7 quy tắc tiền bạc ai cũng cần biết

Mỗi năm, nữ ca sĩ Rihanna kiếm được hàng chục triệu USD. Nhưng năm 2009, cô hoàn toàn cháy túi.

Theo Motley Fool, những quy tắc dưới đây có thể áp dụng với tất cả mọi người, dù bạn là ai, kiếm được bao nhiêu tiền và đầu tư ra sao.

1. Tiêu tiền để chứng tỏ mình giàu là cách nghèo đi nhanh nhất


Rihanna từng suýt phá sản năm 2009. Ảnh: AFP

Mỗi năm, nữ ca sĩ Rihanna kiếm được hàng chục triệu USD. Nhưng năm 2009, cô hoàn toàn cháy túi. Rihanna kiện cố vấn tài chính không làm tròn bổn phận của mình. Và người này đáp lại rằng: “Tôi có cần phải nói với cô ấy rằng nếu cứ tiếp tục vung tiền mua sắm, cuối cùng tất cả những gì cô ấy còn lại sẽ chỉ là những món đồ thay vì tiền không?”.

Quy tắc vàng đầu tiên về tiền bạc chính là sự giàu có là thứ bạn không nhìn thấy được. Nó không phải là xe hơi, quần áo hay trang sức. Đó là những tài sản như tiền mặt, cổ phiếu, trái phiếu, tiền gửi ngân hàng. Chúng sẽ giúp bạn mua được sự tự do và an toàn. Vì thế, hãy lựa chọn thứ bạn muốn một cách khôn ngoan.

2. Giàu có chỉ mang tính tương đối

Theo nhà kinh tế học Branko Milanovic của Ngân hàng Thế giới, “Nhóm người nghèo nhất tại Mỹ (5%) thực ra còn giàu hơn hai phần ba dân số thế giới”. Hơn nữa, “chỉ khoảng 3% dân số Ấn Độ có thu nhập cao hơn những người nghèo nhất tại Mỹ”.

Cách đơn giản nhất để đánh giá về sự giàu có của bạn là so sánh bản thân với những người xung quanh. Vì mức sống ở Mỹ cao, thành công của bạn cũng chỉ thuộc dạng bình thường. Nếu bạn muốn cảm thấy mình giàu có, hãy nhìn vào 90% dân số không phải người Mỹ hoặc châu Âu. Bạn sẽ nhận ra rằng cảm giác về sự giàu có thực ra chỉ là trò chơi tinh thần.

3. Đầu tư không phải để tối thiểu hóa sự buồn chán, mà là tối đa hóa lợi nhuận

Con đường dẫn tới đầu tư thành công thường khá nhàm chán, đòi hỏi sự nhẫn nại và kiên định. Đa số mọi người đều muốn sôi nổi hơn, vì vậy, họ liên tục điều chỉnh các khoản đầu tư của mình. Chính điều này đã phá hủy sự giàu có của họ. Nếu muốn giàu hơn mức trung bình, bạn phải làm được điều mà hầu hết mọi người không thể. Trong đầu tư, điều này có nghĩa là chịu đựng sự nhàm chán. Đây là một kỹ năng rất quan trọng.

4. Cách duy nhất để giàu có là tạo khoảng cách giữa thu nhập và cái tôi của bạn

Để làm giàu, điều quan trọng nhất là bạn tiết kiệm được bao nhiêu, chứ không phải kiếm được từng nào. Tỷ lệ tiết kiệm chính là khoảng cách giữa cái tôi và thu nhập của bạn. Hãy cố gắng duy trì và nới rộng khoảng cách này.

5. Tài sản đáng giá nhất bạn có chính là khả năng phớt lờ suy nghĩ của người khác

Hầu hết mọi người đều mắc sai lầm về tiền bạc. Vì vậy, để làm tốt hơn cũng có nghĩa bạn phải tiêu tiền khác họ. Thế là bạn không tiêu nhiều như họ, đầu tư khác họ và từ từ trở nên giàu có. Những điều này có thể khiến người khác nghĩ bạn là kẻ ngốc. Nhưng đừng quan tâm, vì có thể họ mới chính là những kẻ ngốc. Nhà đầu tư nổi tiếng của Mỹ - Charlie Munger cho rằng: “Một số người sẽ luôn luôn giàu nhanh hơn bạn. Đây cũng chẳng phải bi kịch gì cả”. Khả năng phớt lờ suy nghĩ của người khác về bạn là thứ buộc phải có để đạt được những kết quả phi thường.

6. Dành nhiều thời gian phân tích thất bại hơn là nghiên cứu thành công

Bạn có thể học được nhiều điều về tiền bạc từ một người từng bị phá sản hơn là từ nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett. Bởi vì trở nên ngốc nghếch thường dễ hơn xuất sắc. Vì vậy, bạn cần nỗ lực để tránh đưa ra những quyết định sai lầm nhiều hơn quyết định đúng. Nhà kinh tế học Eric Falkenstein nhận định: “Trong tennis chuyên nghiệp, 80% các cú đánh của vận động viên là giành điểm, trong khi ở giải nghiệp dư, người ta đánh trượt 80%. Điều tương tự cũng xảy ra với đấu vật, cờ tướng và đầu tư. Người mới nên tập trung vào việc tránh lỗi, còn các chuyên gia sẽ đánh những cú lớn”.

7. Mọi thứ đều có thể xảy ra tại bất cứ thời điểm nào, bởi bất cứ lý do gì

Có thể tuần tới bạn sẽ bị sa thải, ngày mai bạn có thể bị kiện hoặc tự nhiên trúng số. Giá cổ phiếu có thể tăng trong thời gian dài hơn và lao dốc nhanh gấp đôi so với dự tính của bạn. Những việc liên quan đến tiền cũng như vậy, bạn không biết được điều gì sẽ xảy ra và chẳng thể làm gì với nó cả.


Thanh Tuyền (VnExpress)