March 18, 2015

Cảnh báo những ưu và nhược điểm của thương vụ M&A


Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (Mergers and Acquisitions, M&A) là hoạt động bình thường trong một nền kinh tế thị trường toàn cầu hóa ngày nay, và M&A chắc chắn sẽ là một xu thế không thể đảo ngược trong thời gian tới tại Việt Nam.


Trong các thương vụ sáp nhập, chắc chắn những thương vụ diễn ra theo hướng thôn tính thân thiện cũng nhiều mà thù nghịch có, nhưng giới lãnh đạo doanh nghiệp ở Việt Nam hầu như vẫn chưa ý thức được các hệ lụy cũng như các phương pháp chống bị đối thủ thôn tính.

Tại Việt Nam, phải thừa nhận rằng các doanh nghiệp mới thành lập hoặc doanh nghiệp nhỏ chiếm khá nhiều. Các doanh nghiệp nhỏ hầu ít sáng tạo để phát triển và điều đó có thể giết chết một số lượng lớn các doanh nghiệp này. Hoạt động M&A gần đây rộ lên Việt Nam là ý tưởng hay, vì có thể kéo những doanh nghiệp nhỏ vào sân chơi của các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, với thị trường đang ở trong giai đoạn khó khăn như hiện nay và nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang được định giá rất thấp, thì có lẽ đây là thời điểm tốt để những con "cá mập" săn bắt những con "cá bé".

Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ “trò chơi” M&A ú tim này, nếu không Việt Nam sẽ đánh mất mọi thứ về "chủ quyền thương hiệu" và kẻ mạnh là các "đại gia" nước ngoài sẽ kiểm soát một phần hoặc toàn bộ thị trường mà doanh nghiệp Việt Nam đã gầy dựng.

Chúng tôi lấy thí dụ mà đại đa số ai biết sử dụng công nghệ lướt web đều biết trò chơi chiến lược sáp nhập và thôn tính này. Cụ thể là việc Microsoft, khi họ có ý định muốn mua Netscape Navigator hay Netscapem là tên của trình duyệt web phổ biến trong những năm 1990 và là sản phẩm của Netscape Communications Corporation với sản phẩm Mozilla Firefox ngày nay, để thống trị thị trường trình duyệt web (browser) trong những năm tháng đầu tiên. Lúc đó, Netscape Nevigator vẫn còn là một sản phẩm trình duyệt web độc lập và cạnh tranh rất tốt với Internet Explorer.

Tất nhiên là thương vụ này không thành công. Nếu thành công, người dùng các sản phẩm của Microsoft e rằng sẽ không được Microsoft hào phóng gói Internet Explorer vào sản phẩm Windows miễn phí nữa mà phải trả phí. Khi Microsoft không mua được Netscape, họ liền chơi trò cạnh tranh bất chính để hạ bệ Netscape Navigator bằng mọi cách, như bán phần mềm Windows kèm với Internet Explorer (thực tế là miễn phí có sẵn trong phần mềm Windows của Microsoft) thì Netscape Nevigator không thể cạnh tranh lại vì hầu như những người dùng thiết bị máy tính thì đều mua Windows của Microsoft cả, và vì thế đều bị ép phải sử dụng luôn cả Internet Explorer, dù chẳng ai muốn sử dụng trình duyệt Internet Explorer kém cỏi này.

Từ thí dụ trên, các doanh nghiệp và các luật gia, các nhà kinh tế của Việt Nam cần phải am hiểu chuyên sâu về chiến lược kinh doanh của những con "cá mập" đi thâu tóm những con "cá bé", nhằm tránh để họ chiếm lĩnh thị phần độc quyền, thao túng giá để "móc túi" người tiêu dùng trong nước. Khi đã thâu tóm đối thủ hoàn toàn, họ nghiễm nhiên giành lấy thị phần mà doanh nghiệp bị thâu tóm đã bỏ rất nhiều công sức để gầy dụng thương hiệu và tiền bạc quảng cáo trên phương tiện truyền thông đại chúng cả chục năm.

Tuy nhiên, không phải bi quan đến mức như thế. Với tình trạng ít sáng tạo trong kinh doanh của các doanh nghiệp của Việt Nam, sáp nhập là cơ hội cho người lao động có năng lực chuyên môn phải phấn đấu hơn nữa. Một hệ quả thường thấy của các vụ M&A là nhân viên phải đảm nhận thêm nhiều công việc khác. Cấp quản lý cần phải giao tiếp với các nhân viên dưới quyền về khả năng làm việc này và giúp đỡ để họ đạt được các kỹ năng và kiến thức cần thiết để thành công với vai trò mới sau thương vụ. Điều này không thực sự dễ dàng như người ta tưởng đối với một nước đang hội nhập toàn cầu hóa như Việt Nam.

Đặc biệt, đây là lời cảnh báo cho những lãnh đạo hay nhân viên ngân hàng kém năng lực, nếu muốn không bị sa thải phải có tinh thần trách nhiệm, cầu tiến. Tất nhiên, Việt Nam cũng cần tham khảo thêm các thương vụ M&A ngân hàng Mỹ vào những năm 2008-2009, khi kinh tế Mỹ bị khủng hoảng buộc Cục Dự trữ Liên bang (Fed) phải dàn xếp để tổ hợp ngân hàng JPMorgan Chase (NYSE: JPM) mua lại ngân hàng đầu tư Bear Stearns, hay Bank of America Corp (NYSE, S&P 500: BAC) mua lại ngân hàng Merrill Lynch năm 2008 đã giúp Bank of America trở thành công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới lúc ấy, khi các đại gia này dính vào những khoản tiền cho vay dưới chuẩn. Vì "quá lớn để sụp đổ" (too big to fail) nên Fed buộc phải cho sáp nhập, nhằm tránh mang tiếng là lấy tiền thuế của dân để cứu những đại gia "too big to fail" này, để chặn đà lây lan sang lĩnh vực kinh tế khác...

Phạm Quốc Hoàng - William D. Dudley

No comments:

Post a Comment