March 24, 2015

Phương Thơ(P3)

Cơ bản vẫn là: Vốn hóa thị trường: Vốn hóa thị trường là tổng giá trị thị trường chứng khoán của các công ty, hoặc giá cổ phiếu nhân với số lượng cổ phiếu lưu hành. Nôm na viết theo Anh ngữ là: 

TTCK VN cơ bản vẫn là: Market capitalization: Market cap is the total stock market value of the company, or the share price multiplied by the number of shares outstanding. Tức là: Vốn hóa thị trường là tổng giá trị thị trường chứng khoán của các công ty, hoặc giá cổ phiếu nhân với số lượng cổ phiếu lưu hành.

Về bối cảnh hồ sơ TTCK VN, thì người ta có thể đo lường kích thước của thị trường cổ phiếu ở "market capitalization", tức là nhân số cổ phiếu với giá niêm yết trên TTCK VN còn nhỏ mà thực tế nếu tính toán theo cung tiền M2, và đối chiếu với doanh thu các công ty niêm yết giá trên TTCK thì rõ ràng cổ phiếu các doanh nghiệp VN thực tế là dắt chứ không rẻ như người ta nói. Cho nên, TTCK VN luôn rơi vào vòng luẩn quẩn. Cụ thể, nếu thanh khoản tăng đột biến nhận một lượng tiền quá lớn chảy vào thì thổi lên bong bóng, khi rút ra ào ạt thì bỏng bể, thanh khoản sụt giảm thê thảm, và nhiều công ty lỗ lã nặng, ngân hàng thận trọng không dám cho vay, vì nợ xấu. Mà trái bóng căng quá thì sẽ xì. Nếu xì ra chầm chậm thì ta có hiện tượng gọi là “điều chỉnh” hay hạ cánh an toàn. Nếu xì ra thật mạnh trong khoảng thời gian ngắn, ta có nạn bể bóng. 

Cơ bản vẫn là các nhà đầu tư VN rất non tay, chẳng hạn, hễ nghe thông tin nhà đầu tư ngoại bán mạnh hay tháo vốn vì tin rằng giá cổ phiếu sẽ hạ nữa để nhảy vào bắt đáy nên các nhà đầu tư VN cũng bọc xuôi theo thị trường và cũng đầu tư vào cửa bán cùng nhà đầu tư ngoại quốc nên góp phần làm giá chứng khoán của họ hạ hơn nữa mà không thể xác định được đâu là cái đáy thấp nhất để đầu tư vào thị trường con Gấu và đâu là cái đỉnh cao nhất để nhận biết TTCK sẽ điều chỉnh (tức là TTCK có thể mất 10% giá trị trong nhiều ngày sụt giá).

Và bây giờ hết ai dám liều lĩnh "mua trên sự sợ hãi, bán vào sự tham lam" (buy on fear, sell on greed). Việc phân tích kỹ thuật là vô giá trị. Chỉ cần động thái "xả hàng" là TTCK VN đỏ rực.

-------------------

Câu hỏi xác đáng. Tôi hết sức thận trọng trả lời, không thôi người ta lại bảo là "thế lực thù địch"...bởi nó liên hệ lãi suất, tăng trưởng GDP, tỷ giá, doanh thu, cung tiền M2,...và nhiều thứ khác. Tuy nhiên bạn có thể theo dõi danh sách các tổng số mã cổ phiếu các doanh nghiệp VN niêm yết trên thị trường là có thể tính ra không quá khó lắm. Khi tính toán bạn phải trừ hao hụt đi, vì các công ty VN nổi tiếng là khai man sổ sách. Thí dụ đơn giản nhất, bạn có thể. giá cổ phiếu và mức tăng trưởng của tại sàn Apple Inc (Dow Jones, NASDAQ:AAPL) là ảnh đại diện của bạn với giá 166.13 USD/cổ phiếu, và doanh thu của nó tạo ra lợi nhuận rất ấn tượng. Dù P / E của nó rất cao là 22, nhưng dân trong nghề vẫn coi đó là rẻ. Ngược lại, P / E của các doanh nghiệp VN khá thấp, doanh thu đôi khi là âm và lỗ triền miên, hoặc có lời đi nữa khi chia ra lợi nhuận mà so với lãi suất dài hạn vẫn kém lời rõ ràng đó là đắt...

Và việc giải thích đến vẫn đề nhạy cảm là kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán nữa...

-------------------
Shirouto Toushika: Để tìm ra bong bóng tài sản (asset bubble), hay các tài sản độc hại (toxic assets), của TTCK VN là không khó lắm, tuy nhiên nó đụng vào vấn đề "nhạy cảm", liên quan đến vấn đề nội tại của kinh tế VN, nên tôi không giải thích vì sẽ tốn nhiều thống kê rất phức tạp. Đó chỉ là lý thuyết về dài hạn khi nền kinh tế và TTCK đi song hành thì thảm họa xẩy ra. Bởi vì trong ngắn hạn thị trường chứng khoán không phải là nền kinh tế và nền kinh tế không phải là thị trường chứng khoán. Bởi vì nền kinh tế là một cách xác định tất cả chúng ta làm, mua, bán và tiêu thụ. Thị trường chứng khoán là một phần của nền kinh tế, TTCK đại diện cho hầu hết các thành phần của các công ty lớn nhất và mạnh mẽ nhất có doanh thu lợi nhuận thì chứng khoán sẽ tăng, vì nếu nhà đầu tư tin rằng tác tác động vĩ mô về chính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái nó không ảnh hưởng đến hướng kinh doanh của công ty, nên nhà đầu tư họ sẽ mua vào nhóm cổ phiếu đó và làm tăng giá chứng khoán.
-------------------

Đối với TTCK VN (nhiều người nói là sòng bạc cũng không sai chút nào) thì giá cổ phiếu được giao dịch hàng ngày được điều khiển bởi cung và cầu của người mua và người bán. Không giống như các nhà đầu tư dài hạn ở các TTCK khác, các nhà đầu tư ngắn hạn (đầu cơ) tại VN thường đặt cược vào sự thay đổi giá cả và trở về đúng hướng của nó bằng cách dựa vào biểu đồ phân tích kỹ thuật trong "biến động giá cả hàng ngày" (daily price swings). Nếu ra sàn giao dịch quan sát có lẽ đây là sở trường khai thác của nhà đầu tư VN. Nếu lấy thí dụ so sánh giá cả là "con sóng", là quan sát "đỉnh sóng" để ước đoán giá cổ phiếu nào sẽ lên tới cái đỉnh nào hay rơi xuống tới cái đáy sâu nào thì đảo chiều, từ cao trào đảo thành thoái trào hay ngược lại để mua và bán. Phân tích dựa vào biểu đồ kỹ thuật TTCK VN mà các tờ báo chuyên đề chứng khoán phân tích từ đầu năm đến nay như thống kê của tôi là sai đến 70%, các công ty chứng khoán phân tích còn tệ hơn, nhiều thân chủ nhà đầu tư cò con bỏ chạy và bỏ luôn trả tiền huê hồng môi giới cho công ty chứng khoán. 

Các nhà đầu tư VN đa số không phải là những nhà phân tích tài chính, hay kinh tế để phân tích chi tiết về lời lỗ khi biến động tỷ giá hối đoái. Giả sử tiền nội tệ VND của VN bất ngờ lên giá so với USD như là 20,000 VND đổi chác được 1 USD, ta sẽ thấy thanh khoản nhà đầu tư ngoại quốc sẽ ào ạt bơm theo nhiều ngõ, hoặc vào các quỹ đầu tư, dù rằng các chỉ số chứng của VN có sụt điểm. Ở bên kia đầu là nhà đầu tư nội là bán tháo rồi mong giá xuống để bắt đáy để kiếm lời thật nhanh (đánh cược, đánh bạc). Thật không may, trò chơi bắt đáy là không bao giờ bắt con dao đang rơi (never catch a falling knife) đã khiến nhiều nhà đầu tư VN "đứt tay", và lỗ nặng.

Tóm gọi lại là TTCK VN điều chỉnh mấy tháng nay là do tỷ giá đồng nội tệ VND bị mất giá. Chỉ số chứng khoán chính VN-Index tính từ đầu năm 2015 đến nay từ cái đỉnh 592,57 điểm đạt được vào tháng Hai năm 2015, nay rơi xuống còn 567.43 điểm do đông USD mạnh lên, đồng nội tệ VND bị giàng cái neo quá căng, có khi là bị đứt neo nên xẩy ra tâm lý bán chốt lời để hạn chế rủi ro là chính.

No comments:

Post a Comment