March 28, 2015

Phương Thơ(P4)



Bất kể những gì được gọi là nợ công dẫn đến đồng nội tệ bị trượt giá đó là sự tích lũy hàng năm của sự "thâm hụt ngân sách" (budget deficits). Đó là kết quả của nhiều năm chính phủ của những quốc gia đó chi tiêu nhiều hơn từ nguồn thu từ thuế, và nạn nhập siêu trong kinh tế. Với VN, khi mà ADB mới đây cảnh báo mức nợ công chính thức đã tròn con số 60% của tổng sản lượng GDP. 

Nạn nhập siêu kinh tế có 2 loại: Loại nhập siêu cho đầu tư sản xuất như máy móc, linh kiện,...mà không hiệu quả cho sản xuất kinh doanh bởi nạn tham nhũng móc ngoặc để thu hồi ngoại tệ dẫn đến việc thiếu hụt ngoại thì sẽ làm đồng bạc mất giá, nếu tình trạng này kéo dài nó tiên báo cho sự suy nhược kinh tế. 

Loại nhập siêu hàng xa xỉ do dân chúng "nhập siêu" mua tiêu xài, nó tiên báo rằng kinh tế thịnh đạt, thu nhập của người dân tăng, loại nhập siêu này đi kèm đồng nội tệ tăng giá. 

Nếu vào mùa Thu năm nay, nếu lãi suất tại Mỹ tăng, dù chỉ là 0,75 điểm cơ bản, tức là 0,75%, thì cũng khiến con nợ là các doanh nghiệp hay nhà nước khác trên thế giới phải trả chi phí đi vay cao hơn chưa kể là trả lãi với đồng USD tăng giá và đồng USD sẽ hiếm hơn trong quốc gia đó. Vì đằng sau dấu phẩy lãi suất gia tăng của Mỹ thì con nợ đi vay và yết giá bằng đông USD cũng phải thanh toán lãi bạc tỷ USD ở nhà. Nếu các quốc gia này mà sẵn gặp khó khăn tài chính bên trong thì sẽ bị nguy nhất với ảnh hưởng đồng nội tệ sẽ mất giá và lạm phát của quốc giá đó là bằng đồng USD chứ không phải bằng đồng nội tệ. Kết quả là Mỹ tăng lãi suất thì giới đầu tư, và các chủ nợ cho vay ở các nước đó sẽ bán các khoản nợ yết giá bằng nội tệ để mua USD và càng gây thêm biến động cho thị trường khi họ muốn đầu tư vào Mỹ chứ chả cần phải nói đến đồng USD tăng giá. 

Nói gọn lại là lượng tư bản tài chính yết giá bằng đồng USD trên thế giới sẽ giảm dần và trở thành đắt đỏ hơn so với trước đây. Nếu Mỹ tăng lãi suất thì xu hướng tư bản tào chính rút về Mỹ là nơi có lời hơn sẽ có đà gia tốc tăng mạnh hơn và gây nguy cơ dội ngược vào kinh tế cho các nước đã đi vay quá nhiều mà vay bằng đồng tiền Mỹ, khiến đồng USD tại quốc gia đó trở nên khan hiếm, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ thiếu hụt USD tài trợ cho sản xuất kinh doanh. 

Cho nên, VN phải hết sức thận trọng tránh lãng phí, hạn chế các tỉnh nào cũng muốn xây sân bay cấp quốc tế khi mà thu nhập của người dân chưa đủ để mà đi máy bay, xây đường cao tốc chưa dùng đã lún, hay mới đây người ta chặt cây tại Hà Nội và vẽ ra đủ loại phí để bòn rút ngân khố quốc gia mà người ta chỉ "rút kinh nghiệm" mà không chịu từ chức, khiến giới đầu tư và các nhà tài trợ e ngại sẽ không dám cho VN vay với lãi suất tài trợ nhẹ lãi thì VN sau này sẽ khó vay tiền kiểu viện trợ và cần tới sự tài trợ của thị trường, với điều kiện lãi vay đắt đỏ hơn khi cái dây neo đồng bạc của VN ngày càng căng ra dù đồng bạc xanh của Mỹ không hẳn tiếp tục tăng giá.


--------------------------


Trả lời Shirouto Toushika. Những cụm từ "điều chỉnh tỷ giá" hay giữ ổn định tỷ giá ai muốn hiểu sao cũng được. Đó là ngôn ngữ thời thượng chẳng chứa đựng nội dung nào cả. Nếu mà nó là chiếc đũa thần kỳ như vậy thì bây giờ nước Nga của Putin phải sang VN học hỏi chứ đâu cần phải nâng lãi suất trên 2 con số và ào ạt bán ra ngoại tệ như đồng USD và EUR để giữ cho đồng Rúp Nga - Ruble (RUB)khỏi bị trượt giá, và sao không nhân cơ hội đồng RUB rẻ thế thì sao nước Nga không xuất cảng cho mạnh qua các nước đồng minh như Bắc Hàn, Trung Quốc, Ấn Độ, Syria,... Ta nên nhớ Trung Quốc, Nhật Bản ấn định giá trị thấp đồng Nhân dân tệ (CNY), và đồng Yên Nhật (JPY) của họ bằng cách neo giá nó với đồng USD, cùng với một số rổ tiền tệ khác để đòng bạc rẻ xuất khẩu dễ cạnh tranh. Họ giữ tỷ giá thấp bằng cách mua trái phiếu kho bạc Mỹ. Đây là lý do giải thích phần nào hai nước này là chủ nợ lớn nhất của Mỹ. 

Ngoài hai nước Nhật, TQ dựa vào xuất cảng rất lớn ta cần chú ý thêm một nước theo lối trung lập đó là nước Đức, cũng là một nước dựa vào xuất cảng rất mạnh dù đồng EUR năm xưa luôn cao hơn đồng USD. Cụ thể năm 2008 thì 1,43 USD mới đổi được 1 EUR, nhưng nước Đức vẫn xuất cảng rất mạnh mà còn mạnh hơn Nhật rất nhiều, tức là đạt thặng dư mậu dịch trong xuất siêu. Lý do Đức có thể tự chủ về linh kiện, nguyên liệu cho sản xuất ráp chế, cũng giống như Nhật, họ tự chủ nhiều lĩnh vực kỹ thuật sản xuất và chế tạo... 

Điều đó giải thích vì sao? Lấy thí dụ như xứ Venezuela chơ đơn giản. Đơn vị tiền tệ: Bolívar Venezuela bị trượt giá nặng vậy sao không tranh thủ bán hàng cho rẻ nhờ đồng bạc mất giá để thu ngoại tệ về. Nó chả khác mấy khi Tập đoàn Samsung nói rằng, các doanh nghiệp VN chưa thể sản xuất nổi con ốc dùng cho linh kiện điện tử chủ yếu là điện thoại của họ. 

Bây giờ thực tế, nếu NHNN VN phá giá đồng bạc thêm 2%, đầu tiên là phản ứng của thị trường cổ phiếu bị bể, giá trị vốn hóa nhiều công ty VN sẽ bị bốc hơi và thiếu thanh khoản. Các nhà đầu tư quốc tế kể cả trong nước kéo tiền ra, doanh nghiệp dựa vào xuất khẩu yết giá trên TTCK bị kẹt kẹt vốn không có tiền. Thực tế mà nói các mặt hàng của VN xuất khẩu trên thế giới hiện nay còn bị cáo buộc bán phá giá chứ đừng nói là phá giá đồng nội tệ để bán rẻ hơn trước cho nước ngoài.


-----------------------------------------


Việc tính GDP này của VN cũng nên đặt lại như sau. Khi tính GDP như vậy, có lẽ VN tính gộp luôn giá trị nhà cửa bất động sản bán ế bỏ trống họ cũng tính vào GDP, đường xá mới xây bị lún, hay cầu bị và sửa lại, người ta cũng tính luôn vào giá trị GDP, sắt thép, xi măng hay xăng dầu tích trữ để bình ổn chưa dùng đến họ cũng tính vào GDP luôn. Thậm chí việc đốn chặt cây xanh tại Hà Nội, nhưng họ vẫn có thể tính vào GDP luôn không chừng....

Cần hiểu rằng, việc mở rộng GDP (tăng GDP) của một quốc gia là dấu hiệu cho thấy của một nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, trong khi GDP co cụm lại, nó cho thấy một sự suy giảm trong nền kinh tế của một quốc gia. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng GDP dự kiến của một quốc gia có thể được sử dụng để xác định mức độ thích hợp của vấn đề nợ hoặc xác định nếu các công ty hoạt động trong nước có thể gặp vấn đề về tăng trưởng.

Các nhà đầu tư quốc tế thường đặt kỳ vọng một giá trị cao về ước tính GDP của quốc gia đó, bởi vì chúng ảnh hưởng đến gần như tất cả các phần của nền kinh tế của một quốc gia. Cụ thể, một mức tăng trưởng GDP cao thường được đi kèm với việc tăng lương, tỷ lệ thất nghiệp thấp, và mở rộng lợi nhuận doanh nghiệp, trong khi ngược lại là một GDP sút giảm, đó là một dấu hiệu xấu cho các nhà đầu tư tại một quốc gia, là dấu hiệu tiên báo đi kèm sự phá sản của nhiều doanh nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, tiền lương cắt giảm sức mua suy yếu. Mà sức mua của người dân VN hiện nay khá yếu mà một tờ báo lớn của VN gửi cho tôi e-mail để tìm hiểu cách thống kê và tính GDP của Mỹ.


------------------------------------


March 24, 2015

Phương Thơ(P3)

Cơ bản vẫn là: Vốn hóa thị trường: Vốn hóa thị trường là tổng giá trị thị trường chứng khoán của các công ty, hoặc giá cổ phiếu nhân với số lượng cổ phiếu lưu hành. Nôm na viết theo Anh ngữ là: 

TTCK VN cơ bản vẫn là: Market capitalization: Market cap is the total stock market value of the company, or the share price multiplied by the number of shares outstanding. Tức là: Vốn hóa thị trường là tổng giá trị thị trường chứng khoán của các công ty, hoặc giá cổ phiếu nhân với số lượng cổ phiếu lưu hành.

Về bối cảnh hồ sơ TTCK VN, thì người ta có thể đo lường kích thước của thị trường cổ phiếu ở "market capitalization", tức là nhân số cổ phiếu với giá niêm yết trên TTCK VN còn nhỏ mà thực tế nếu tính toán theo cung tiền M2, và đối chiếu với doanh thu các công ty niêm yết giá trên TTCK thì rõ ràng cổ phiếu các doanh nghiệp VN thực tế là dắt chứ không rẻ như người ta nói. Cho nên, TTCK VN luôn rơi vào vòng luẩn quẩn. Cụ thể, nếu thanh khoản tăng đột biến nhận một lượng tiền quá lớn chảy vào thì thổi lên bong bóng, khi rút ra ào ạt thì bỏng bể, thanh khoản sụt giảm thê thảm, và nhiều công ty lỗ lã nặng, ngân hàng thận trọng không dám cho vay, vì nợ xấu. Mà trái bóng căng quá thì sẽ xì. Nếu xì ra chầm chậm thì ta có hiện tượng gọi là “điều chỉnh” hay hạ cánh an toàn. Nếu xì ra thật mạnh trong khoảng thời gian ngắn, ta có nạn bể bóng. 

Cơ bản vẫn là các nhà đầu tư VN rất non tay, chẳng hạn, hễ nghe thông tin nhà đầu tư ngoại bán mạnh hay tháo vốn vì tin rằng giá cổ phiếu sẽ hạ nữa để nhảy vào bắt đáy nên các nhà đầu tư VN cũng bọc xuôi theo thị trường và cũng đầu tư vào cửa bán cùng nhà đầu tư ngoại quốc nên góp phần làm giá chứng khoán của họ hạ hơn nữa mà không thể xác định được đâu là cái đáy thấp nhất để đầu tư vào thị trường con Gấu và đâu là cái đỉnh cao nhất để nhận biết TTCK sẽ điều chỉnh (tức là TTCK có thể mất 10% giá trị trong nhiều ngày sụt giá).

Và bây giờ hết ai dám liều lĩnh "mua trên sự sợ hãi, bán vào sự tham lam" (buy on fear, sell on greed). Việc phân tích kỹ thuật là vô giá trị. Chỉ cần động thái "xả hàng" là TTCK VN đỏ rực.

-------------------

Câu hỏi xác đáng. Tôi hết sức thận trọng trả lời, không thôi người ta lại bảo là "thế lực thù địch"...bởi nó liên hệ lãi suất, tăng trưởng GDP, tỷ giá, doanh thu, cung tiền M2,...và nhiều thứ khác. Tuy nhiên bạn có thể theo dõi danh sách các tổng số mã cổ phiếu các doanh nghiệp VN niêm yết trên thị trường là có thể tính ra không quá khó lắm. Khi tính toán bạn phải trừ hao hụt đi, vì các công ty VN nổi tiếng là khai man sổ sách. Thí dụ đơn giản nhất, bạn có thể. giá cổ phiếu và mức tăng trưởng của tại sàn Apple Inc (Dow Jones, NASDAQ:AAPL) là ảnh đại diện của bạn với giá 166.13 USD/cổ phiếu, và doanh thu của nó tạo ra lợi nhuận rất ấn tượng. Dù P / E của nó rất cao là 22, nhưng dân trong nghề vẫn coi đó là rẻ. Ngược lại, P / E của các doanh nghiệp VN khá thấp, doanh thu đôi khi là âm và lỗ triền miên, hoặc có lời đi nữa khi chia ra lợi nhuận mà so với lãi suất dài hạn vẫn kém lời rõ ràng đó là đắt...

Và việc giải thích đến vẫn đề nhạy cảm là kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán nữa...

-------------------
Shirouto Toushika: Để tìm ra bong bóng tài sản (asset bubble), hay các tài sản độc hại (toxic assets), của TTCK VN là không khó lắm, tuy nhiên nó đụng vào vấn đề "nhạy cảm", liên quan đến vấn đề nội tại của kinh tế VN, nên tôi không giải thích vì sẽ tốn nhiều thống kê rất phức tạp. Đó chỉ là lý thuyết về dài hạn khi nền kinh tế và TTCK đi song hành thì thảm họa xẩy ra. Bởi vì trong ngắn hạn thị trường chứng khoán không phải là nền kinh tế và nền kinh tế không phải là thị trường chứng khoán. Bởi vì nền kinh tế là một cách xác định tất cả chúng ta làm, mua, bán và tiêu thụ. Thị trường chứng khoán là một phần của nền kinh tế, TTCK đại diện cho hầu hết các thành phần của các công ty lớn nhất và mạnh mẽ nhất có doanh thu lợi nhuận thì chứng khoán sẽ tăng, vì nếu nhà đầu tư tin rằng tác tác động vĩ mô về chính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái nó không ảnh hưởng đến hướng kinh doanh của công ty, nên nhà đầu tư họ sẽ mua vào nhóm cổ phiếu đó và làm tăng giá chứng khoán.
-------------------

Đối với TTCK VN (nhiều người nói là sòng bạc cũng không sai chút nào) thì giá cổ phiếu được giao dịch hàng ngày được điều khiển bởi cung và cầu của người mua và người bán. Không giống như các nhà đầu tư dài hạn ở các TTCK khác, các nhà đầu tư ngắn hạn (đầu cơ) tại VN thường đặt cược vào sự thay đổi giá cả và trở về đúng hướng của nó bằng cách dựa vào biểu đồ phân tích kỹ thuật trong "biến động giá cả hàng ngày" (daily price swings). Nếu ra sàn giao dịch quan sát có lẽ đây là sở trường khai thác của nhà đầu tư VN. Nếu lấy thí dụ so sánh giá cả là "con sóng", là quan sát "đỉnh sóng" để ước đoán giá cổ phiếu nào sẽ lên tới cái đỉnh nào hay rơi xuống tới cái đáy sâu nào thì đảo chiều, từ cao trào đảo thành thoái trào hay ngược lại để mua và bán. Phân tích dựa vào biểu đồ kỹ thuật TTCK VN mà các tờ báo chuyên đề chứng khoán phân tích từ đầu năm đến nay như thống kê của tôi là sai đến 70%, các công ty chứng khoán phân tích còn tệ hơn, nhiều thân chủ nhà đầu tư cò con bỏ chạy và bỏ luôn trả tiền huê hồng môi giới cho công ty chứng khoán. 

Các nhà đầu tư VN đa số không phải là những nhà phân tích tài chính, hay kinh tế để phân tích chi tiết về lời lỗ khi biến động tỷ giá hối đoái. Giả sử tiền nội tệ VND của VN bất ngờ lên giá so với USD như là 20,000 VND đổi chác được 1 USD, ta sẽ thấy thanh khoản nhà đầu tư ngoại quốc sẽ ào ạt bơm theo nhiều ngõ, hoặc vào các quỹ đầu tư, dù rằng các chỉ số chứng của VN có sụt điểm. Ở bên kia đầu là nhà đầu tư nội là bán tháo rồi mong giá xuống để bắt đáy để kiếm lời thật nhanh (đánh cược, đánh bạc). Thật không may, trò chơi bắt đáy là không bao giờ bắt con dao đang rơi (never catch a falling knife) đã khiến nhiều nhà đầu tư VN "đứt tay", và lỗ nặng.

Tóm gọi lại là TTCK VN điều chỉnh mấy tháng nay là do tỷ giá đồng nội tệ VND bị mất giá. Chỉ số chứng khoán chính VN-Index tính từ đầu năm 2015 đến nay từ cái đỉnh 592,57 điểm đạt được vào tháng Hai năm 2015, nay rơi xuống còn 567.43 điểm do đông USD mạnh lên, đồng nội tệ VND bị giàng cái neo quá căng, có khi là bị đứt neo nên xẩy ra tâm lý bán chốt lời để hạn chế rủi ro là chính.

March 22, 2015

Chế độ đi Tu nghiệp sinh Nhật Bản

Người Việt Nam cùng một số nước khác đến làm việc tại Nhật Bản dưới dạng đi xuất khẩu lao động theo pháp luật của Nhật Bản được gọi là tu nghiệp sinh và thực tập sinh. 

Chế độ tu nghiệp sinh và thực tập sinh được chính phủ Nhật Bản sáng lập với mục đính đưa người nước ngoài sang đất nước Nhật Bản học hỏi kinh nghiệm khoa học kỹ thuật, kỹ năng của Nhật Bản đem về truyền bá và phục vụ đất nước, học hỏi đa ngành nghề, được phát triển dưới dạng chế độ tu nghiệp dành cho người nước ngoài, giao lưu quốc tế và cống hiến quốc tế.

Các cơ quan liên quan như: Công ty tiếp nhận, hiệp hội tiếp nhận, công ty xuất khẩu lao động các nước và các sở ban ngành Nhật Bản gồm: sở pháp vụ, sở ngoại giao, sở lao động, sở kinh tế, sở giao thông…Trong các sở liên ngành kết hợp và thiết lập nên cơ quan tổ chức hiệp lực pháp nhân tu nghiệp quốc tế có tên là JITCO trực tiếp chỉ đạo và điều hành.

Cơ quan JITCO trực tiếp chỉ đạo thực hành chế độ tu nghiệp sinh và thực tập sinh, hội thảo và trao đổi giải quyết các vấn đề lien quan. Khi xảy ra việc lien quan đến nhân quyền hay việc nhập quốc, tư cách lưu trú đều được hỗ trợ từ hiệp hội JITCO.



1. Mục đích chế độ

Chương trình gửi và nhận tu nghiệp sinh Việt Nam sang tu nghiệp tại các công ty Nhật Bản là nhằm mục đích tiếp thu kiến thức, khoa học kỹ thuật công nghệ cao của Nhật Bản. Sau khi về nước sẽ thực hiện chuyển giao kỹ thuật khoa học công nghệ cho đất nước, góp phần thúc đẩy phát triển đất nước. Ngoài ta cũng là cầu nối nhằm mục đích tăng cường hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam và Nhật Bản.

2. Thời gian tu nghiệp

Thời hạn tu nghiệp kỹ thuật tại Nhật Bản là một năm, sau đó sẽ thi kỹ năng tại Nhật Bản. Dựa theo kết quả thi kỹ năng và công nhận của công ty tiếp nhận, nghiệp đoàn tiếp nhận cũng như hiệp hội quốc tế JITCO đánh giá thì sẽ được gia hạn tiếp năm tiếp theo

(Mỗi lần gia hạn không quá một năm.)

3. Thời hạn cư trú.

Sau khi nhận được kết quả kỳ thi đạt kết quả tốt và sự đồng ý của cơ quan phái cử Việt Nam, công ty tiếp nhận Nhật Bản, nghiệp đoàn tiếp nhận Nhật Bản cùng với sự đánh giá và nhận xét của tổ chức hợp tác quốc tế JITCO thì tu nghiệp sinh sẽ chuyển sang giai đoạn thực hành kỹ thuật và những thực tập sinh này sẽ được gia hạn năm tiếp theo, tổng số thời gian ở Nhật Bản không quá 3 năm.

4. Phương thức và kế hoạch tu nghiệp.

Sẽ được tiến hành theo kế hoạch tu nghiệp do công ty tiếp nhận Nhật Bản đặt ra.
Chương trình tu nghiệp tại Nhật Bản bao gồm phần tu nghiệp phi kỹ thuật và tu nghiệp kỹ thuật, việc phân chia tỷ lệ thời gian sẽ tuân thủ theo luật pháp Nhật Bản.
Nghiệp đoàn tiếp nhận Nhật Bản sẽ thực hiện một phần của chương trình tu nghiệp phi kỹ thuật còn công ty tiếp nhận tu nghiệp sinh sẽ thực hiện một phần tu nghiệp phi kỹ thuật và chương trình tu nghiệp kỹ thuật.

5. Quyền lợi của tu nghiệp sinh.

Theo quy đinh của điều 24 luật lao động Nhật Bản, trong thời gian tu nghiệp công ty tiếp nhận sẽ trả trực tiếp cho tu nghiệp sinh tiền trợ cấp tu nghiệp hàng tháng vào một ngày quy định trong tháng tiền trợ cấp để tu nghiệp sinh duy trì mức sống như một công dân Nhật bình thường.

Trong trường hợp phát sinh chi phí đi lại vì công việc trong Nhật Bản thì tu nghiệp sinh sẽ được trả một khoản bằng chi phí đi lại ngoài số tiền trợ cấp đó.
Trong thời gian tu nghiệp phía công ty tiếp nhận hoặc hiệp hội tiếp nhận phải có trách nhiệm cung cấp miễn phí cho tu nghiệp sinh chổ ở, thiết bị phục vụ cuộc sống thông thường, nơi ở phải đảm bảo sức khỏe và phù hợp với điều kiện khí hậu .Trong trường hợp tu nghiệp sinh tự nấu ăn thì công ty tiếp nhận hoặc hiệp hội tiếp nhận phải cho mượn miễn phí các thiết bị cho tu nghiệp sinh các dụng cụ thiết yếu cho cuộc sống.

6. Trợ cấp tu nghiệp

Công ty tiếp nhận phải chi trả tiền trợ cấp hàng tháng cho mỗi tu nghiệp sinh là 64,000Yên / tháng (bao gồm cả tiền ăn).
Tu nghiệp sinh được chu cấp phần tiền học phí để học tiếng nhật trong thời học giáo dục định hướng trước khi xuất cảnh.
Thời gian tu nghiệp 1 tuần làm trong vòng 40 giờ, một ngày làm việc 8 tiếng.

Ngày nghỉ của tu nghiệp sinh tuân theo chế độ nghỉ của công ty tiếp nhận, sẽ được nghỉ một ngày trong tuần, không nhất định là ngày chủ nhật.
Năm thứ nhất được hiệp hội tiếp nhận tham gia đóng bảo hiểm tu nghiệp để phục vụ cho khi gặp sự cố,khi đau ốm bệnh tật.
Năm thứ hai trở đi thì công ty tiếp nhận sẽ đóng nộp bảo hiểm xã hội tương đương với một xã viên của công ty.

7. Trách nhiệm của tu nghiệp sinh

Trong quá trình tu nghiệp tại Nhật Bản, tu nghiệp sinh phải thực hiện các nghĩa vụ sau:
- Tu nghiệp sinh phải tham gia chương trình tu nghiệp một cách nghiêm túc theo kế hoạch tu nghiệp, không được tự rời bỏ công ty tiếp nhận, trộm cắp, làm trái pháp luật.

- Sau khi về nước tu nghiệp sinh phải quay lại nơi làm việc cũ, đem những kiến thức đã học hỏi tại Nhật Bản góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước.

- Trong thời gian Tu nghiệp, không được phép gọi gia đình, người thân, sang sống cùng .

- Trong thời gian tu nghiệp tu nghiệp sinh không được phép về nước.

- Trong thời hạn tu nghiệp tại Nhật Bản, tu nghiệp sinh không được phép tham gia các hoạt động chính trị, tôn giáo hoặc lấy vợ lấy chồng hay các hoạt động kinh tế khác.

- Trong thời gian tu nghiệp tu nghiệp sinh không được vi phạm các điều luật Nhật Bản, những quy định của nghiệp đoàn và công ty tiếp nhận.

- Sau khi kết thúc chương trình tu nghiệp tại Nhật Bản tu nghiệp sinh phải trở về nước đúng thời hạn.


8. Đình chỉ tu nghiệp

Khi tu nghiệp sinh vi phạm hợp đồng, công ty và nghiệp đoàn tiếp nhận không tha thứ cho hành vi đó, sẽ liên lạc với công ty phái cử Việt Nam can thiệp và giải quyết. Nếu tu nghiệp sinh bị buộc về nước thì các kinh phí liên quan đến cá nhân tu nghiệp sinh sẽ phải chịu và chi trả.

LINK: huongnghiepnhatban.com/tin-tuc-xkld/286-che-do-di-tu-nghiep-sinh-nhat-ban.html

March 18, 2015

Những món đặc sản ngay cả người Nhật cũng sợ



Người Nhật nổi tiếng với khẩu vị đặc biệt và không ngại thử những món lạ, nhưng có những món đặc sản chính họ cũng phải lấy hết cam đảm mới dám ăn.

Sushi côn trùng: Thay vì thịt cá như thông thường, món sushi này được dùng kèm với gián, sâu và các loại ấu trùng khác. Ảnh: MSN.

Hachinoko (ấu trùng ong): Ấu trùng ong được xào với xì dầu và đường. Nhiều người nhận xét món này khá ngon, nhưng hình dạng của chúng đủ khiến nhiều người chết khiếp. Ảnh: CNNGo.

Sanshouo (kỳ giông): Kỳ giông khổng lồ từng xuất hiện trong những cuốn sách dạy nấu ăn từ thế kỷ 17 của Nhật. Nhưng ngày nay chúng là loài được bảo tồn, việc chế biến và thưởng thức một con kỳ nhông có thể khiến bạn phải vào tù. Ảnh: Akb-news.

Ngày nay, bạn có thể thưởng thức một giống kỳ giông khác ít quý hiếm hơn. Ảnh: Akb-news.

Kusaya (cá thối): Những người không chịu nổi món đậu thối Natto có lẽ phải đeo mặt nạ với món này. Bề ngoài của món Kusaya khá bình thường, hơi giống cá hồi hun khói. Nhưng khi ăn, có lẽ bạn sẽ phải chạy thẳng vào nhà vệ sinh. Đây là món ăn truyền thống của đảo Izu, trong đó người dân dùng nhiều loại cá trong nước biển, để chúng lên men trong vài ngày. Tuy nhiên, loại nước này được dùng đi dùng lại, từ năm này qua năm khác, khiến cá có một mùi vị không thể đặc biệt hơn. Ảnh: CNNGo.

Shiokara (hải sản lên men): Món ăn nặng mùi này của Nhật được làm từ các loại hải sản như mực được để tự lên men. Thường những người dám ăn món này phải uống thêm rượu. Ảnh: Telegraph.

Shiro no odorigui (cá nhảy múa): Về cơ bản đây là món cá sống. Những con cá nhỏ sẽ giãy giụa trong miệng khi bạn ăn, chính vì thế món này mới có tên “shiro no odorigui”, nghĩa là “cá nhảy múa”. Ảnh: Wikipedia.



Shirako (tinh hoàn cá tuyết): Món này thường được ăn sống, tuy nhiên vị và hình dạng của nó không dễ chịu gì cho lắm. Người Nhật cho rằng shirako rất tốt cho chuyện phòng the của nam giới. Ảnh: Gourmettravelle.

1001 yếu tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán


Dưới đây là một số yếu tố tác động đến giá cổ phiếu, mà hầu như ai cũng từng trải nghiệm đau đớn ngoài ý muốn trước khi trở thành triệu phú USD.


Những nhà đầu tư cổ phiếu giàu kinh nghiệm có thể kiếm tiền bằng cách nhảy vào, nhảy ra và mua giá thấp bán giá cao. Đấy là trường hợp lý tưởng trong đầu tư cổ phiếu. Tuy nhiên, trên thực tế, đầu tư cổ phiếu là công việc rất khó khăn và phải gánh chịu nhiều rủi ro. Có những rủi ro bạn có thể kiểm soát được, nhưng cũng có những rủi ro ngoài tầm kiểm soát, chẳng hạn như khi thị trường đảo chiều.

Dưới đây là một số yếu tố tác động đến giá cổ phiếu, mà hầu như ai cũng từng trải nghiệm đau đớn ngoài ý muốn trước khi trở thành triệu phú USD.

1. Cung và cầu (Điều cơ bản nhất mà nhà đầu tư nào cũng phải biết)

Giá cổ phiếu được quyết định bởi cung và cầu, cho nên, có thể nói cung cầu là một “kẻ cai trị tàn bạo” của thị trường chứng khoán. Cổ phiếu hấp dẫn có nhiều người mua hơn người bán thì giá tăng lên, trong khi cổ phiếu kém hấp dẫn thì ngược lại.

Giống như bất kỳ thị trường nào khác, nơi có người mua nhiều hơn người bán thì giá cả sẽ tăng lên, cho đến khi các nhà đầu tư chuyên nghiệp bắt đầu rút tiền ra khỏi thị trường và giá trị mua bán cổ phiếu bị giảm xuống.

Cũng cần thận trọng trong trường hợp nhu cầu cao còn nguồn cung thì thấp, và kết quả là giá cả tăng lên kèm theo cái bẫy thanh khoản. Đó là một con dao hai lưỡi, dễ tác động và thay đổi tâm lý nhà đầu tư, dẫn đến giá cổ phiếu đảo chiều sụt giảm rất nặng.

2. IPO (Phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng)

Các đợt IPO thành công sẽ thúc đẩy đà tăng cho thị trường chứng khoán, ngược lại, một đợt IPO thất bại có thể sẽ tác động tiêu cực dây chuyền.

Theo thống kê và kinh nghiệm, thông thường nên tránh IPO vào quý cuối cùng trong năm, vì nhà đầu tư có thể chưa thoát khỏi các khoản đầu tư bị kẹt, kém lợi nhuận. IPO thường sôi động và thuận lợi vào quý 1 đầu năm hoặc hết quý 2.

Nên thận trọng với các đợt IPO của các công ty nhỏ, đó là các công ty "làm mới" lại giá trị cổ phiếu, thực chất mang yếu tố đầu cơ.

3. Standard & Poor’s và nợ công

Trên thế giới có 3 công ty xếp hạng tín nhiệm lớn gồm Standard & Poor’s, Moody's và Fitch Ratings kiểm soát hơn 95% thị trường trái phiếu thế giới, trong đó ảnh hưởng nhất là hãng Standard & Poor’s, chuyên đánh giá về nợ công các quốc gia.

Thật không may cho thị trường chứng khoán nào bị "trúng tên lửa" của Standard & Poor’s, khi họ bất ngờ hạ bậc trái phiếu dài hạn của quốc gia vì nguy cơ vỡ nợ công. Một đợt tụt dốc của giá cổ phiếu có thể làm "bốc khói" xóa sạch lợi nhuận mà nhà đầu tư đã tích lũy trong nhiều tháng chỉ trong 1 hoặc 2 phiên.

4. Hốt hoảng gây ra khủng hoảng

Yếu tố tâm lý bầy đàn (herd mentality) thường dẫn đến hiện tượng "Sợ hãi làm cho các nhà đầu tư nhảy ra khỏi thị trường (bán thấp) - Fear makes investors jump out of the market (selling low)", gây ra sự giảm sàn ở nhiều cổ phiếu. Kể cả các cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt cũng không miễn nhiễm được sự sụt giảm bởi tâm lý bầy đàn vì không tìm được lực mua do nhà đầu tư e ngại đứng ngoài.

Lý do có thể xuất phát từ tâm lý lo ngại do nguy cơ chiến tranh, khủng bố, và quan trọng nhất đó là việc bắt giam những nhà đầu tư lũng đoạn thị trường tài chính và cổ phiếu, chẳng hạn như bán khống (short-sell).

(Còn tiếp)

Phạm Quốc Hoàng - William D. Dudley

Lạm phát thấp: Mừng hay lo?


Bây giờ cần phải khôi phục niềm tin giới tiêu dùng, thay vì lạc quan vì lạm phát thấp.

Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10/2014 tăng 0.11% so với tháng trước và tăng 3.23% so với cùng kỳ năm trước. So với đầu năm, CPI tháng 10 chỉ tăng 2.36%, mức tăng thấp nhất trong vòng 11 năm qua. Lạm phát cơ bản (so với cùng kỳ) ở mức 3.09% trong tháng 10/2014 tiếp tục xu hướng giảm kể từ đầu năm.

Điều này là nên mừng hay lo? Thực tế, có lý do để lo lắng về những gì đang xảy ra.

Cựu Chủ tịch Fed, Ben S. Bernanke từng cảnh báo rằng: "Lạm phát thấp là không tốt cho nền kinh tế vì lạm phát rất thấp làm tăng nguy cơ giảm phát, mà có thể gây ra trì trệ cho nền kinh tế" (Nguyên văn: Low inflation is not good for the economy because very low inflation increases the risks of deflation, which can cause an economy to stagnate). Hiện nay, cả châu Âu và Nhật Bản đang phải hứng chịu nạn giảm phát còn nguy hiểm hơn cả lạm phát. Một tỷ lệ lạm phát thấp thường đi kèm với kịch bản tăng trưởng trì trệ, mà có thể nền kinh tế Việt Nam đang gặp phải.

Tại cuộc họp báo ngày 6/10/2014 về Báo cáo cập nhật khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ước tính khoảng đạt 5.4% trong năm nay và khó có thể vượt qua mức 5.5% trước năm 2016. Đó là mức tăng trưởng dưới tiềm năng đối với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam.

Với mức tăng trưởng kinh tế hiện tại thấp hơn nhiều so với các năm trước, kinh tế Việt Nam có thể đang ở trong giai đoạn mà kinh tế gọi là "disinflation" (thiểu phát), tức là ở giữa hai trường hợp lạm phát và giảm phát. Đó và dấu hiệu của sự xoay chuyển từ lạm phát qua giảm phát (Việt Nam chưa rơi vào giảm phát), là khi đà tăng trưởng sản xuất sút giảm liên tục đi cùng nạn lạm phát, mà dẫn đến hiện tượng trong kinh tế gọi là "suy phát" (stagflation), tức là sản xuất trì trệ đình đốn mà vẫn bị cái bóng của lạm phát đe dọa mà có thể gọi là "lạm phát niềm tin do tâm lý".

Lý do là khi người tiêu dùng thấy hàng hóa có vẻ giảm giá liên tục thì có xu hướng chờ đợi, tạm hoãn mua để chờ giá sẽ giảm hơn nữa. Khi người tiêu dùng chần chừ mua như vậy thì nhà sản xuất bị tồn kho ế ẩm và khi kéo dài thì đến hạn trả nợ ngân hàng nên phải tìm cách bán tháo, có nghĩa là muốn bán còn rẻ hơn nữa. Và dẫn đến hậu quả là cả nhà sản xuất, tức doanh nghiệp, và người tiêu thụ đều “tắc”, khiến kinh tế tuy không "suy trầm" (recession) vì tăng trưởng thấp mà có thể sẽ bị "depression" (suy thoái), là không tăng nữa mà còn giảm.

Hiện nay, các ngân hàng thương mại liên tục hạ lãi suất thấp. Đó là điều tốt, nhưng khi tiền bơm ra lại không đẩy mạnh được vào đầu tư cho sản xuất, và ngân hàng dư thanh khoản vì thiếu doanh nghiệp và người dân đi vay để đưa tiền vào kinh tế, dẫn đến nạn ách tắc thanh khoản, nên các ngân hàng lại đem tiền mua trái phiếu làm nơi trú ẩn an toàn để kiếm lãi. Gặp trường hợp này có thể là vì giới tiêu dùng và các nhà sản xuất vẫn chưa thấy một tín hiệu tin tưởng vì thiếu niềm tin. Cho nên, bây giờ cần phải khôi phục niềm tin giới tiêu dùng, thay vì lạc quan vì lạm phát thấp.

Phạm Quốc Hoàng - William D. Dudle

Phương Thơ(P2)

TTCK thế giới bây giờ chuyển từ đầu tư sang cá cược. Giá cổ phiếu được điều khiển bởi các mối quan hệ giữa người mua và người bán (cung và cầu). Nôm na là cổ phiếu hấp dẫn có nhiều người mua hơn người bán, thì giá cả tăng lên, trong khi cổ phiếu kém hấp dẫn hiệu ứng ngược lại giá sẽ giảm. Các nhà đầu tư hiện nay đánh cược vào biến động tỷ giá. Cụ thể đồng EUR, USD, Yên Nhật,.. Các nhà đầu tư đánh cược vào Ngân hàng trung ương Âu châu ECB mua vào trái phiếu thông qua chương trình nới lỏng định lượng (QE), tức là ECB có thể in thêm bạc đem ra mua chợ mua lại các tài sản đầu tư tài chính. Tất nhiên, không ai nói là "in tiền" theo lối thô thiển như vậy, và trả ra bằng bạc mặt (nói theo ngôn ngữ VN là tiền tươi thóc thật). Thí dụ là ào ạt mua trái phiếu dài hạn khiến năng suất trái phiếu sút giảm, tức là làm lãi suất dài hạn của nhiều loại tín dụng cũng giảm với kết quả tương tự như hạ lãi suất ngắn hạn, khiến đồng bạc EUR mất giá. 

Trên nguyên tắc, khi lãi suất hạ và tiền nhiều thì trị giá đồng bạc phải giảm. Nhưng đồng EUR sẽ mất giá là so với ngoại tệ nào khi mà các nền kinh tế Trung Quốc, Liên bang Nga, Brazil, Chile, Argentina, Ấn Độ, Indonesia, Nam Phi, và Turkey gặp bất chắc khó khăn về kinh tế cũng chả khá mấy? Tiền EUR chỉ mất giá khi lạm phát tại EU cao hơn các nước đó là điều chưa và khó xảy ra trong tương lai. Cho nên, giới đầu tư bắt đầu kéo tiền ra khỏi các TTCK khác và dồn tiền vào TTCK Âu châu, mà tâm điểm là TTCK DAX 30 tại Frankfurt (Đức quốc) và các TTCK khác tại Âu châu. 

Nó cũng giải thích phần nào TTCK VN sụt thanh khoản. Chẳng hạn nếu tôi biết đa số những nhà đầu tư đem bạc tỷ USD, UER ra đánh cá rằng trong tương lai không xa, nền kinh tế Âu châu sẽ hồi phục, và đồng EUR sẽ tăng giá trở lại, thì tôi chẳng dại gì đem tiền ra đánh cá ngược vào các TTCK khác như TTCK VN chẳng hạn. Ngược lại, tôi sẽ đánh cá theo thị trường và đám đông, là các quỹ đầu tư lớn và cũng đầu tư vào TTCK Âu châu chứ không đầu tư vào TTCK VN hay các nước khác. Bởi lẽ nếu kinh tế Âu châu phục hồi, đồng EUR tăng giá như cũ, những nước tưởng khôn hơn thiên hạ khi thấy đồng EUR rẻ và đi vay tiền bừa bãi, tức là đi vay từ các chủ nợ là nhà đầu tư bên ngoài, là nhà đầu tư quốc tế, và vay bằng đồng tiền mạnh EUR dẫn đến dẫn đến lạm phát nợ của quốc gia đó là bằng đồng EUR chứ không phải là đồng nội tệ những quốc gia vay tiền, có nghĩa là làm "phá giá đồng tiền", hay "currency devaluations" của quốc gia đó và tôi sẽ bị lỗ lã nặng nề, cho dù kịch bản cổ phiếu tôi đầu tư vào TTCK đó có tăng 10% đi nữa, nếu chuyển đổi ra đồng EUR hay USD tôi cũng lỗ nặng đấy Lan Ngọc chủ bút bài báo Vneconomy này ạ !

Giải mã tâm lý bầy đàn trên thị trường chứng khoán


Tâm lý bầy đàn (herd mentality) là chất kích thích "doping" cho thị trường chứng khoán, khiến thị trường này rơi xuống một đáy mới hay xác lập một đỉnh cao hơn.

Một đợt sụp đổ của thị trường chứng khoán là mỗi khi thị trường mất hơn 10% trong một hoặc hai phiên giao dịch. Điều này khác biệt với một đợt điều chỉnh khi thị trường mất 10% hoặc ít hơn trong giai đoạn nhiều ngày.

Đợt điều chỉnh của thị trường có thể bắt nguồn từ một số sự kiện tạo ra sự sợ hãi và bán hoảng loạn liên tục. Đó là sự điên cuồng của sự tham lam rồi quay sang hoảng loạn sợ hãi, và nhà đầu tư bán ra bằng mọi giá. Sự sụp đổ giá chứng khoán này có thể lây lan sang các loại tài sản khác và cuối cùng là toàn bộ nền kinh tế.

May mắn thay, nhà đầu tư không cần phải là một nhà kinh tế hoặc nhà phân tích thị trường chứng khoán để có thể cảm nhận được những gì đang xảy ra do tâm lý bầy đàn. Tuy nhiên, các nhà đầu tư phải hiểu rằng, nền kinh tế và thị trường chứng khoán là hai lực lượng khác nhau trong ngắn hạn. Thị trường chứng khoán vẫn có thể tăng điểm mạnh mẽ bất chấp tin tức nền kinh tế bất ổn, vì các nhà đầu tư lớn thường đặt cược vào tương lai. Vì tin rằng đó chỉ là tâm lý bầy đàn nên họ sẽ mua vào làm tăng giá cổ phiếu, khiến nhiều người lỡ bán lại tiếc rẻ.

Thị trường chứng khoán có thể di chuyển nhanh chóng trong hai hướng tăng giảm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, điển hình như cung và cầu của người mua và người bán. Không giống như các nhà đầu tư dài hạn, nhà đầu tư ngắn hạn thường đặt cược vào sự thay đổi giá bằng cách dựa vào biểu đồ phân tích kỹ thuật biến động giá hàng ngày (daily price swings). Có lẽ đây là sở trường khai thác đã được học tắt đón đầu của nhà đầu tư Việt Nam.

Tuy nhiên, phương pháp phân tích kỹ thuât không có tác dụng hữu ích khi thị trường chứng khoán gặp phải tâm lý bầy đàn. Phân tích cơ bản có thể giúp nhà đầu tư dài hạn kiếm bộn tiền khi tâm lý bầy đàn bán tháo cổ phiếu chuyển sang tâm lý hưng phấn tột cùng khi họ đã thành công trong việc bắt "đáy” thị trường (market bottom), lúc giá cổ phiếu đi xuống rồi phục hồi xác lập một mức đỉnh cao hơn. Những nhà đầu tư lớn nhất không sử dụng phân tích kỹ thuật để đánh cược vào tâm lý bầy đàn.

Chỉ trong sáu tháng mà giá dầu sụt giảm tới hơn 60% thì nhóm cổ phiếu của các đại gia khai thác và bán dầu của các nước đều bị thiệt hại vì sụt giá chứng khoán. Thí dụ, đối với thị trường Mỹ, các đại gia dầu khí như Chevron Corp (Dow Jones, NYSE: CVX), Exxon Mobil Corp (Dow Jones, NYSE: XOM); hay của Việt Nam là Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (HOSE: PVD), Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX: PVS)... trong ngắn hạn sụt giá đảo điên rồi hồi phục như đã thấy.

Thế nhưng, chính tâm lý bầy đàn đẩy mạnh đà bán tháo và thanh khoản sụt giảm, nhưng lại có một mối lợi về trung hạn hay dài hạn là sự tích lũy vốn bắt đáy của các nhà đầu tư dài hạn, giới đầu cơ và các quỹ đầu tư đối xung (Hedge Fund). Giới đầu tư tài chính này phải chịu rủi ro rất lớn khi đoán sai nhưng lại lời lãi rất cao nếu đoán đúng, họ sẽ là tác nhân đẩy giá cổ phiếu tăng vọt. Tuy họ đầu tư theo kiểu đóng chốt theo hai cửa trái ngược (nên mới gọi là đối xung) để nếu có nhóm cổ phiếu sụt giá thì sẽ giúp họ bớt rủi ro, hoặc nếu hai cửa đều tăng giá thì họ kiếm lời rất lớn. Một khi họ rót vốn là rất lớn nên sẽ đẩy sự phấn khích khiến giá cổ phiếu tăng vọt lên đỉnh mới. Nếu tin tức vĩ mô cho thấy nền kinh tế phục hồi khả quan, các hedge fund này của Mỹ đang nhăm nhe nhảy vào thị trường chứng khoán Việt Nam trong tương lai không xa. Đó là “ưu điểm” của tâm lý bầy đàn trên thị trường chứng khoán khi kích động lòng tham của giới đầu tư.

Bài học kinh nghiệm về tâm lý bầy đàn đối với thị trường chứng khoán Việt Nam là khi nhìn vào các chỉ số thị trường, điều quan trọng là nhìn vào các xu hướng dài hạn (thường là qua 52 tuần) và xem các chỉ số có dấu hiệu thay đổi xu hướng hay tốc độ tăng trưởng của cổ phiếu.

Tâm lý bầy đàn lên cao trào khi các nhà đầu tư bị nhiễu loạn thông tin, kể cả "tin vịt" vì lý do kinh tế như tỷ giá biến động, bất động sản đóng băng, nợ xấu ngân hàng, lạm phát tăng trở lại, hay căng thẳng ngoài biển Đông,... như đã thấy trong quá khứ có thể dẫn đến thanh khoản đang tăng đột biến rồi co cụm lại, vì nhà đầu tư kéo tiền ra.

Tuy nhiên, một kinh nghiệm mà nhà đầu tư trong nước cần chú ý là với một thị trường chứng khoán chưa đủ sâu rộng về vốn hóa sẽ khiến cho việc bán tháo hay thoái vốn của các quỹ đầu tư lớn do tâm lý bầy đàn sẽ trở khó khăn, không khả thi. Bởi vì, nếu họ bán tháo hay thoái vốn quá nhanh thì họ sẽ không tìm được người mua. Nếu họ liều lĩnh bán tháo trực tiếp trên sàn giao dịch với quy mô lớn thì sẽ làm giá cổ phiếu của họ đang nắm giữ sụt giảm mà vẫn không có lực hấp thụ và bị lỗ nặng. Vì vậy, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ không có biến động về tâm lý bầy đàn thái quá.

Thứ nữa, mấu chốt ở đây vẫn là các nhà đầu tư Việt Nam phải có bản lĩnh. Nếu các nhà đầu tư Việt Nam cũng hùa theo tâm lý bầy đàn, cũng đầu tư vào cửa bán thì sẽ góp phần làm giá cổ phiếu sụt giảm nặng hơn nữa.

Một thí dụ về tâm lý bầy đàn do "tai nạn ngoài ý muốn" hay gặp trên thị trường chứng khoán. Chẳng hạn là từ vụ “scandal” sữa nhiễm khuẩn trước kia của Tập đoàn sữa Fonterra (New Zealand), và các nhà đầu tư phải đặt câu hỏi tại Việt Nam sẽ có công ty sản xuất sữa nào dính dáng tới sản phẩm sữa của New Zealand hay không. Trước mắt, dù các công ty tại Việt Nam không dính dáng đến Tập đoàn sữa Fonterra, nhưng chắc chắn rằng cổ phiếu của các công ty sản xuất sữa của Việt Nam, chẳng hạn như như Vinamilk (HOSE: VNM), sẽ sụt giá, mà sụt khá nặng, vì tâm lý ưa hốt hoảng của giới đầu tư. Đó là cơ hội cho nhà đầu tư chứng khoán kiếm mối lợi rất lớn. Họ lập tức bán nhanh cổ phiếu công ty sữa của các nhà sản xuất tại Việt Nam, dù lúc ấy nó vẫn tăng điểm nhẹ, vì chắc chắn là vài phiên sau nó sẽ sụt rất nặng.

Khi cổ phiếu đó sụt giảm về mức mà họ thấy hợp lý thì lập tức họ mua vào trước khi nó sẽ tăng vọt trở lại sau khi người ta chứng minh được các công ty sữa của Việt Nam là an toàn, thậm chí sản phẩm sữa Vinamilk của Việt Nam sẽ trở lên khan hiếm bởi người tiêu dùng sẽ quay sang săn lùng và đẩy doanh thu gia tăng. Và nếu biết khôn khéo quảng cáo sản phẩm trên phương tiện truyền thông ở thời điểm đó thì cổ phiếu công ty sản xuất sữa đó sẽ tăng vọt khá mạnh mẽ và lãi bạc tỷ bởi trò chơi cá cược ly kỳ do tâm lý bầy đàn gây ra.

Phạm Quốc Hoàng, William D. Dudley

Để thị trường chứng khoán Việt Nam là thước đo của nền kinh tế


Thị trường chứng khoán cũng là một chỉ số của nền kinh tế. Nếu nhà đầu tư tin tưởng vào nền kinh tế, họ sẽ mua cổ phiếu. Nếu một doanh nghiệp muốn phát triển, họ cần thêm tiền để tài trợ cho việc mở rộng thì có thể bán cổ phần ra công chúng.

Đối với việc đánh giá sức mạnh tăng trưởng và thịnh vượng của nền kinh tế của mọi quốc gia trên thế giới, các định chế tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (World Bank); Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF); Các ngân hàng khu vực, chẳng hạn với Á châu là Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB); và quan trọng nhất là các tổ chức xếp hạng tín dụng như Standard & Poor’s, Moody's, Fitch Ratings vẫn chủ yếu soi xét những yếu tố đặt lên hàng đầu, đó là thị trường chứng khoán ở những quốc gia đó.

Cụ thể, họ căn cứ vào các yếu tố ưu tiên trước nhất khi đánh giá nền kinh tế như sau: Tỷ giá hối đoái đồng nội tệ so với các giỏ ngoại tệ khác, chẳng hạn như tỷ giá VND/USD, kế đến là thị trường trái phiếu Chính phủ 10 năm và thị trường chứng khoán, rồi mới xét đến yếu tố khác như là tăng trưởng GDP, dân số, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), dự trữ ngoại hối, dư nợ cho vay khu vực tư nhân, nợ nước ngoài, chỉ số PMI, đầu tư trực tiếp nước ngoài, nợ chính phủ so với GDP, giá trị ngân sách Chính phủ, chi tiêu của Chính phủ, cán cân thương mại, tài khoản vãng lai, tài khoản vãng lai so với GDP, thuế suất doanh nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp... để đưa ra đánh giá tương đối chính xác về nền kinh tế nước đó.


Một ví dụ cụ thể, đối với việc đánh giá sức mạnh nền kinh tế Mỹ, người ta vẫn chủ yếu dựa vào chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones, tính cho 30 doanh nghiệp tiêu biểu nổi tiếng nước Mỹ. Chỉ số Dow Jones này đạt mức cao nhất mọi thời đại 18,053.71 điểm trong tháng 12/2014 khi Bộ Thương mại Mỹ công bố ước tính cuối cùng về GDP quý 3/2014 cho thấy từ tháng 7 đến tháng 9, kinh tế nước này tăng trưởng với tỷ lệ 5% tính theo năm; và đạt mức thấp kỷ lục 41.20 điểm trong tháng 7/1932. So với thời điểm trước khủng hoảng năm 1929, sản lượng công nghiệp của Mỹ giảm 46%, thương mại quốc tế giảm 70%, giá bán sỉ giảm 32%, trong khi lạm phát tăng 607%, và hơn 25% người lao động ở Mỹ mất việc làm. Đó là về thị trường chứng khoán nhìn từ kinh nghiệm của nước Mỹ.

Trở về bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam thì sao? Câu hỏi mà nhiều nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế vẫn đặt ra là chuyện cũ cần phải nhắc lại, đó là "tính minh bạch" và thiếu thông tin cho nhà đầu tư cá nhân và công chúng muốn gửi gắm tài sản của họ vào thị trường chứng khoán thay vì họ giữ vàng, USD, hay đem tiền ký thác ngân hàng lấy lãi - đó không phải là cách huy động vốn đẩy tiền vào nền kinh tế hữu hiệu khi vì lý do nào đó nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát cao hoặc giảm phát, và nợ xấu ngân hàng, hay dẫn đến việc ách tắc thanh khoản cho doanh nghiệp cần huy động vốn.

Một mấu chốt quan trọng là việc thống kê để đo sức khỏe của nền kinh tế Việt Nam hầu như rất khó đoán được, vì thị trường cổ phiếu và trái phiếu chưa đủ sâu rộng. Nếu nhìn thống kê nền kinh tế Việt Nam năm 2014 vừa qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5.9%, thì các lý thuyết kinh tế đã vạch ra là giá tài sản tổng hợp các doanh nghiệp cả nước, lãi và tốc độ phát triển về dài hạn phải đi đôi với nhau. Không thể có tỷ lệ lãi hay lợi nhuận thực trong dài hạn mà các doanh nghiệp Việt Nam vừa công bố trong năm 2014, sau khi khử lạm phát (gọi chung là lãi suất), lại có tỷ lệ lợi nhuận quá thấp so với khả năng tăng trưởng GDP. Con số tỷ lệ lợi nhuận quá thấp so với khả năng tăng trưởng GDP là khá lý tưởng cho thị trường cổ phiếu tăng trưởng mạnh, nếu con số này vượt quá khả năng tăng GDP thì nó là bong bóng tài sản đáng báo động.

Nếu xét tăng trưởng GDP năm 2015 phấn đấu đạt cao hơn năm 2014 (dự kiến đạt 6.2%) mà đem đối chiếu với lãi suất cơ bản dài hạn của Việt Nam hiện nay thì không suôn sẻ. Lãi suất có thể là phép thử để xem xét tình hình kinh tế. Giá trị của cố phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam có tăng “quá đà” hay không còn tùy thuộc vào lợi nhuận thực sự chúng có thể tạo ra. Điều này là không thể tính toán được, cho dù chuyên gia phân tích tài chính và chứng khoán giỏi nhất của Goldman Sachs cũng bó tay, vì tại Việt Nam, thị trường trái phiếu và cổ phiếu chưa đủ sâu rộng để khai thác đúng tiềm năng gọi vốn tinh vi. Ngoài ra, còn rất nhiều doanh nghiệp, các công ty lớn của Việt Nam vẫn chưa niêm yết trên sàn chứng khoán với nhiều lý do, hoặc họ chưa quen với loại hình đầu tư cổ phiếu và trái phiếu này...


Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, muốn theo kịp đà tăng trưởng kinh tế song hành, các công ty sẽ cần phải bán cổ phiếu (IPO) và trở thành công ty đại chúng. Bằng cách này, công ty sẽ được rất nhiều tiền mặt một cách nhanh chóng, và nó báo hiệu rằng công ty đủ khả năng để thực hiện quá trình IPO. Hạn chế duy nhất là những người sáng lập các công ty ấy không còn sở hữu công ty bởi vì họ đã bán nó cho các cổ đông. Nhưng đó không phải là nỗi lo, vì họ có thể giữ lại quyền kiểm soát trong công ty nếu họ sở hữu trên 51% cổ phần.

Nhiều nhà đầu tư, kể cả nhà đầu tư ngoại, sở hữu cổ phiếu “blue chip” như Vinamilk (HOSE:VNM) đã góp phần đưa công ty này lên tầm vóc quốc tế. Điều này sẽ giúp nền kinh tế phát triển, vì nó cung cấp vốn đối với các công ty có nhu cầu phát triển. Niêm yết trên thị trường chứng khoán có nghĩa là thông tin về tình hình kinh doanh, khả năng tài chính của công ty dễ dàng tiếp cận được, và điều này làm tăng sự tin tưởng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Kết quả là thị trường chứng khoán trở thành nơi thu hút các nhà đầu tư bỏ tiền nhiều hơn, làm cho công ty dễ dàng mở rộng kinh doanh hơn để gia tăng lợi nhuận nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thị trường chứng khoán cũng là một chỉ số của nền kinh tế. Nếu nhà đầu tư tin tưởng vào nền kinh tế, họ sẽ mua cổ phiếu. Nếu một doanh nghiệp muốn phát triển, họ cần thêm tiền để tài trợ cho việc mở rộng. Thay vì các công ty có thể vay một số tiền từ ngân hàng và họ phải trả lãi suất, nếu lạm phát thì lãi trả lại rất cao, có thể làm chậm sự tăng trưởng công ty. Nếu công ty muốn mở rộng ra ngoài thị trường nội địa của mình thì cũng cần thêm vốn. Cách mà nhiều công ty lựa chọn để tăng vốn là chào bán cổ phần ra công chúng, thường là nhiều vốn hơn so với các công ty có thể vay ngân hàng, nhưng khi ngân hàng rơi vào nợ xấu thì công ty rất khó tiếp cận vốn vì điều kiện thế chấp ngặt nghèo, làm chậm sự phát triển của công ty và đẩy nền kinh tế trì trệ.

Để có thể đạt được những mục tiêu này, thì các lĩnh vực dịch vụ môi giới chứng khoán của Việt Nam phải chuyên nghiệp hơn nữa, phải biết tư vấn cho thân chủ bỏ tiền ra mà có lợi cho thân chủ, tránh hiện tượng "bán khống" (short selling) gây lũng đoạn thị trường và đánh mất niềm tin của nhà đầu tư, vốn sớm muộn gì cũng khiến lĩnh vực môi giới chứng tàn lụi và kéo theo hệ lụy bể bóng đầu tư khi tin tức kinh tế đi một nơi, thị trường chứng khoán đi một nẻo. Quan trọng nhất hiện nay tại Việt Nam vẫn thiếu đơn vị thực hiện dịch vụ ngân hàng đầu tư để tư vấn IPO cho doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp, nhiều công ty chứng khoán vẫn chưa thể hiện hết vai trò đúng nghĩa của một ngân hàng đầu tư.

Phạm Quốc Hoàng - William D. Dudley

Giải mã nguyên tắc đầu tư của ông hoàng chứng khoán Warren Buffett


Kể từ khi bong bóng Dot-com bị vỡ vào ngày 10/3/2000, thị trường chứng khoán Mỹ dao động mạnh vì những tin tức bất lợi về tài trợ địa ốc cùng lúc với tình trạng thị trường nhà đất xuống thấp vào năm 2008-2009 kéo dài cho đến năm 2014 khi nền kinh tế Mỹ bắt đầu hồi phục. Giới đầu tư chứng khoán từ lớn đến nhỏ đều bồn chồn lo lắng, tuy nhiên, người đứng đầu một công ty chuyên đầu tư vào cổ phần, chứng khoán từ hơn nửa thế kỷ nay vẫn bình chân như vại - đó là Warren Buffett.

Ông Warren Buffett, bậc thầy về đầu tư trong ngành chứng khoán


Ông được coi là thiên tài đầu tư chứng khoán và là người giàu thứ nhì sau thiên tài điện toán Bill Gates trong danh sách những người giàu nhất Hoa Kỳ. Trong số những người sở hữu tài sản minh bạch, ông xếp thứ tư trên thế giới sau Bill Gates, Carlos Slim (Mexico), Amancio Ortega (Tây Ban Nha), song thực tế Warren Buffett xếp thứ ba nếu tính cả các quỹ đầu tư của ông.

Thống kê đơn giản sau sẽ cho thấy mức tăng trưởng của công ty đầu tư Berkshire Hathaway do Warren Buffett làm Tổng Giám đốc chấp hành, đồng thời là người sở hữu cổ phần nhiều nhất như thế nào. Nếu năm 1956 bạn có 1,000 USD (giả dụ tương đương với 8,600 USD theo thời giá năm 2014) để bỏ vào đây thì số tiền ấy bây giờ - tức 58 năm sau, là gần 50 triệu USD.

Và bây giờ rất nhiều người có lẽ tiếc hùi hụi. Họ chẳng thể nào mua nổi ngay cả một cổ phiếu của công ty này nữa, bởi giá một cổ phiếu hạng nhất của công ty Berkshire Hathaway Inc. (BRK-A) yết giá tại sàn NYSE giờ đây đã lên tới gần 206 ngàn USD, loại hai cũng mấp mé hơn 137 ngàn USD. Tính đến năm 2014, các quỹ tại Berkshire Hathaway của Warren Buffett đã có giá trị 107.6 tỷ USD.

Hành trình tạo nên sự nghiệp

Warren Buffett sinh ngày 30/8/1930 tại Omaha, Nebraska. Từ lúc nhỏ ông đã chứng tỏ khả năng bẩm sinh nhạy bén về tính toán tiền bạc và kinh doanh.

Năm lên 6 tuổi, Warren Buffett đã biết đi buôn vặt kiếm lời. Warren Buffett mua một lốc 6 chai Coca Cola với giá 25 xu rồi đem bán lại mỗi chai 5 xu, vị chi lời 5 xu bỏ túi sau khi bán hết 6 chai Coca Cola.

Năm 11 tuổi, Warren Buffett đã học được bài học kinh nghiệm đầu tiên trong việc mua bán cổ phần. Lúc bấy giờ Warren Buffett gom góp tất cả tiền để dành mua vài cổ phần của công ty Cities Servies với giá 38 USD/cp cộng thêm 25 xu lẻ. Sau đó cổ phiếu này sụt giá mạnh. Rất lo ngại, cậu đợi đến khi giá cổ phiếu lên trở lại rồi đem bán với giá 40 USD/cp. Nhưng sau vài năm giá cổ phiếu của hãng này tăng vọt đến 200 USD (thời giá hồi bấy giờ). Thông qua kinh nghiệm đầu đời này, Warren Buffett học được cách phải bình tĩnh, kiên nhẫn và biết chọn những công ty có căn bản vững vàng nếu muốn đầu tư vào chứng khoán.

Thông qua mua bán cổ phần, năm 1962, Warren Buffett đã trở thành triệu phú. Ông bắt đầu mua lượng lớn cổ phần của công ty Berkshire Hathaway, một công ty sản xuất vải vóc ở New Bedford, bang Massachusetts đang gặp nhiều khó khăn. Đến năm 1965, ông giữ quyền kiểm soát công ty..., và trở thành Chủ tịch từ năm 1969. Sau đó, Warren Buffett biến nó thành cỗ máy đầu tư chính cho ông. Tài sản riêng của ông lúc này là 25 triệu USD. Và từ đó trở đi thì việc kinh doanh của ông cứ thế tiến triển vượt bậc, hơn bất cứ một công ty nào khác. Trong suốt gần nửa thế kỷ, giá cổ phần của công ty Berkshire Hathaway luôn tăng, bất chấp cả những cơn bão lớn đã 4 lần làm thị trường chứng khoán Mỹ điên đảo.

Những nguyên tắc vàng trong đầu tư

Câu hỏi được đặt ra ở đây là làm cách nào mà ông Warren Buffett đã vượt lên trên những xáo trộn của thị trường để mang tiền về cho các cổ đông của Berkshire Hathaway tài tình đến như vậy?

Cách thức đầu tư của nhà tỷ phú Warren Buffett là chọn lọc các công ty ở giai đoạn đầu “thật sự rẻ” và “thích ứng” dựa theo một số công thức tính toán? Chẳng hạn, tỷ số lợi nhuận trên mỗi cổ phần, một khi chia cho giá cả cổ phiếu ở thị trường thì phải có mức cao hơn so với lãi suất dài hạn của công khố phiếu Mỹ. Lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS), giá trị chứng khoán của công ty trong tương lai sẽ như thế nào? Tỷ số thu hồi lợi nhuận mong đợi dựa theo cách tính trung bình của ROE (Return On Equity) có được trên 14% sau khi trừ đi giá trị phân lời trái phiếu của Mỹ hay không?

Nhiều người vẫn lầm lẫn khi cho rằng câu "thần chú" thông thường của nhà đầu tư và cả Warren Buffett ưa thích là "P/E thấp bằng cổ phiếu mặc cả thì nên mua; P/E cao bằng cổ phiếu đắt đỏ không nên mua.". Đó là lầm lẫn tai hại. Nhiều nhà đầu tư bảo thủ, trong đó có Warren Buffett lại thích tỷ lệ PEG, bởi vì nó hàm chứa yếu tố tốc độ tăng trưởng. Thậm chí tốt hơn là chia cổ tức điều chỉnh tỷ lệ PEG. Một P/E thấp có thể cho thấy rằng các nhà đầu tư cảm thấy khó khăn phía trước do công ty đó không vượt qua chính mình chứ không phải giá cổ phiếu đó rẻ và hấp dẫn để mù quáng mà mua.

Sau khi mua thì hãy quên chúng đi vì chúng ta sẽ nắm giữ những khoản đầu tư đó trong một thời gian rất dài, trừ phi sự chọn lựa có những sai lầm, hoặc vì một biến cố nào xảy đến, hoàn toàn trái ngược với tiên liệu như khủng bố, hay máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines bị bắn rơi, Nhà nước Hồi giáo (IS), dịch bệnh Ebola..., khiến giá trị cổ phiếu của các hãng bảo hiểm và hàng không tụt dốc không phanh...

Tóm lại, nguyên tắc đầu tư của Warren Buffett là đi săn tìm những công ty tốt, sản phẩm/dịch vụ luôn có nhu cầu cao, mức lợi nhuận công ty tạo ra lớn cùng với thành phần quản trị và điều hành tài ba, biết tận dụng vốn tồn đọng làm tăng giá trị công ty để có thể ước tính lợi tức và giá trị chứng khoán trong tương lai gần. Nếu so với thời điểm sàng lọc hiện tại, giá phải thật rẻ, để có thể nắm chắc tỷ số thu hồi lợi nhuận đầu tư cao. Một khi quyết định đầu tư thì phải cầm giữ cổ phần với thời gian lâu dài không chạy theo tâm lý đám đông.

Có gì trong danh mục chứng khoán của Warren Buffett?

Sau cùng, người viết trình bày sơ lược về nhà tỷ phú có tài sản minh bạch như Warren Buffett. Dường như ai cũng có vẻ rất mến mộ Warren Buffett bởi tính cách giản dị, kiếm tiền không vì cá nhân mà vì cộng đồng, rất hào phóng chi tiền thông qua các quỹ từ thiện. Ông hiện đang đầu tư vào 30 mã cổ phiếu tại tất cả các sàn giao dịch chứng khoán tại Wall Street như Dow Jones, NASDAQ, NYSE, Standard and Poor’s 500.

Trong danh sách 29 mã cổ phiếu mà Warren Buffett đang nắm giữ thì có đến 7 mã cổ phiếu được yết giá tại sàn trung bình công nghiệp Dow Jones: Coca-Cola Co (KO), International Business Machines Co ..(IBM), American Express Co (AXP), Procter and Gamble Co (PG), Wal-Mart Stores Inc (WMT), Exxon Mobil Corp (XOM), Visa Inc (V).

Còn lại 22 mã cổ phiếu được yết giá tại các sàn NYSE, Standard & Poor’s 500, NASDAQ. Danh sách gồm: Wells Fargo & Co (WFC: NYSE), U.S. Bancorp (USB: NYSE), Directv (DTV: NASDAQ), Moody's Corporation (MCO: NYSE), DaVita HealthCare Partners Inc (DVA: NYSE), Phillips 66 (PSX: NYSE), General Motors Co (GM: NYSE), ConocoPhillips (COP: NYSE), Liberty Media Corporation Class A (LMCA: NASDAQ), Bank of New York Mellon Corp (BK: NYSE), National Oilwell Varco Inc. (NOV: NYSE), Suncor Energy Inc (SU: NYSE), Chicago Bridge and Iron Company (CBI: NYSE), Viacom Inc. (NASDAQ: VIA), M & T Bank Corp (MTB: NYSE), VeriSign Inc. (VRSN: NASDAQ), Costco Wholesale Corporation (COST: NASDAQ), USG Corp (USG: NYSE), Precision Castparts Corp. (PCP: NYSE), Wabco Holdings Incorporated (WBC: NYSE), Deere & Co (DE: NYSE), Torchmark Corporation (TMK: NYSE).

Cần lưu ý rằng, trong 29 mã cổ phiếu mà Warren Buffett đầu tư, có mã được yết giá tại nhiều sàn giao dịch cùng lúc, ví dụ như Coca-Cola Co (mã chứng khoán KO), yết giá tại 3 sàn là Dow Jones, NYSE, Standard and Poor’s 500...

Phạm Quốc Hoàng - William D. Dudley

Biến động tỷ giá USD/CNY, USD/VNĐ, VNĐ/CNY: Lợi và hại cho Việt Nam


Ngay cả chính các nước khối BRICS còn không giao dịch song phương bằng đồng tiền của họ, mà cũng phải quy đổi ra bằng đồng USD để bảo vệ lợi thế của mỗi nước thì Việt Nam phải tính toán hết sức thận trọng, vì Trung Quốc cần bạn hàng hơn là mua hàng.

Tỷ giá USD/CNY

Hiện nay, dù đồng USD tăng giá so với các rổ ngoại tệ được lưu hành rộng trên thế giới là đồng Euro (EUR), Yên Nhật (JPY), Bảng Anh (GBP), đồng đô la Canada (CAD), Krona Thụy Điển (SEK), Franc Thụy Sĩ (CHF), Nhân dân tệ Trung Quốc (CNY), đô la Úc (AUD), Peso Mexico (MXN), đồng đô la New Zealand (NZD)... nhưng Trung Quốc vẫn ấn định giá trị thấp cho đồng Nhân dân tệ (CNY), bằng cách neo giá nó với đồng đô la Mỹ, cùng với một rổ tiền tệ khác. Họ giữ tỷ giá bằng cách mua trái phiếu kho bạc Mỹ, làm hạn chế nguồn cung đồng USD. Điều này khiến cho đồng CNY được định giá thấp so với đồng USD và các rổ ngoại tệ khác để giữ giá xuất khẩu rẻ, dễ cạnh tranh.

Tuy nhiên, các tin tức nới lỏng tiền tệ bằng biện pháp QE đã làm lu mờ việc đồng USD lên giá, và đã được đồn đoán nhiều trên thị trường và truyền thông. Ngân hàng Trung ương các nước trên thế giới theo dõi và nói rất nhiều về chính sách tiền tệ nới lỏng tại các nước Nhật Bản, khối kinh tế Eurozone của 19 nước sử dụng chung đồng EUR, và kể cả Trung Quốc cũng đang cân nhắc sử dụng biện pháp QE này trong những tháng đầu năm 2015. Hiện một số nền kinh tế kinh tế lớn của thế giới đang chứng kiến tình trạng giảm phát, đi cùng với việc ngày 15/1/2015, Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ (SNB) bất ngờ công bố hai quyết định là chấm dứt việc neo giá đồng Franc Thụy Sĩ (CHF) vào đồng EUR và thả nổi đồng CHF, khi hạ lãi suất dưới mức âm thêm 0.75%. Cùng lúc, Ngân hàng Trung ương của nhiều nước đua nhau cắt giảm lãi suất gần dưới mức âm khiến người ta liên tưởng đến một bóng ma chiến tranh tiền tệ sắp tái diễn.

Điều này khiến nhiều chuyên gia phân tích kinh tế hàng đầu của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) và Ngân hàng Trung ương Nhật (BoJ) cho rằng, việcCục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) họp hôm 29/1/2015 cho thấy, Fed sẽ quyết định thời điểm nâng lãi suất lần đầu tiên trong gần một thập niên duy trì lãi suất thấp, có thể vào giữa tháng 6/2015. Việc này sẽ khiến Trung Quốc phải chuyển hướng là sẽ không dìm đồng CNY thấp nữa mà sẽ thả nổi đồng CNY tăng giá có kiểm soát, để chuyển hướng vào tiêu thụ nội địa và gia tăng đầu tư ra bên ngoài làm lực đẩy phát triển kinh tế thay vì giành đầu tàu xuất khẩu cho tăng trưởng kinh tế bằng đồng tiền rẻ như mấy thập niên qua. Điều này liệu sẽ tác động gì đến Việt Nam, người viết sẽ tiếp tục phân tích dưới đây.

Về bối cảnh đồng CNY, kể từ năm 1994, Trung Quốc áp dụng chế độ ngoại hối cố định, theo hối suất nhất định, nên đồng USD giảm giá tới đâu thì đồng CNY sụt giá đến đấy. Khi đồng USD tăng giá, đồng CNY của Trung Quốc vẫn không tăng mà còn giảm giá một cách giả tạo vì không theo quy luật cung cầu. Nhờ vậy mà hàng hóa Trung Quốc vẫn luôn rẻ hơn thực tế, có nghĩa là Trung Quốc gián tiếp trợ cấp xuất khẩu bằng hối suất rẻ. Theo dự báo, Trung Quốc có lẽ sẽ nỗ lực để đồng Nhân dân tệ được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa vào rổ tiền tệ mang tên quyền rút vốn đặc biệt (SDR).

Từ đầu năm 2015, thị trường tài chính các nơi trên thế giới, kể cả tại Trung Quốc, đều dự đoán là cuối cùng Bắc Kinh phải nâng giá đồng CNY, và vì dự đoán như vậy nên mới có nạn đầu cơ và có nhiều đề xuất giao dịch ngoại hối trực tiếp giữa Trung Quốc và các nước khác, kể cả Việt Nam. Hiện nay, tỷ giá hoán đổi USD/CNY là 1 USD ăn xấp xỉ 6.25 CNY. Con số này không tăng đáng kể nào so với ngày 28/6/2010 là 6.7890 CNY đổi lấy 1 USD, dù năm 2010 đồng USD đã đụng đáy.

Tỷ giá CNY/VNĐ (nếu Việt Nam giao dịch cả tỷ giá CNY/VNĐ và USD/CNY)

Hiện Việt Nam là quốc gia có mối quan hệ sâu rộng với Trung Quốc. Trong năm 2014, với kim ngạch nhập khẩu ước tính đạt 43.7 tỷ USD, tăng 18.2% so với năm 2013, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, theo báo cáo vừa được Tổng cục Thống kê phát hành chiều 27/12/2014. Đó là con số rất lớn nếu so sánh với GDP của Việt Nam.

Trong năm 2013, thực tế theo thống kê của ngân hàng đầu tư Goldman Sachs, trao đổi mậu dịch giữa Việt Nam với Trung Quốc lên đến 50 tỷ USD, cao hơn năm 2014, thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc đã lên đến gần 24 tỷ USD, tăng 44.5% so với năm 2012. Trong lĩnh vực đầu tư, Trung Quốc cũng là một trong những đối tác hàng đầu của Việt Nam.

Nếu đồng CNY tăng giá thì sẽ ảnh hưởng đến ngành xuất nhập khẩu của Việt Nam, cũng như đối với các dự án đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam là điều chắc chắn và Việt Nam phải tính toán ngay bây giờ để ứng phó cho tương lai.

Trước mắt việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái của Trung Quốc còn rất khiêm tốn dù đồng USD đã tăng giá, nhưng về lâu dài thì đây là một tiến trình không thể đảo ngược khi Trung Quốc có tham vọng quốc tế hóa đồng CNY. Khi đồng CNY tăng giá, điều đó có nghĩa là tiêu dùng nội địa và đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc sẽ phải gia tăng. Bởi lẽ khi đồng CNY tăng giá, lương bổng tại Trung Quốc trả cho nhân công sẽ phải tăng, nên các công ty Trung Quốc sẽ dời nhà náy đem sang đầu tư tại các nước khác có nhân công rẻ hơn, và Việt Nam sẽ là một trong những thị trường nằm trong chiến lược phát triển đó của Trung Quốc.

Riêng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, khi đồng CNY tăng giá, thì hàng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ trở nên đắt đỏ hơn, và làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc. Đây sẽ là một cơ hội đối với ngành xuất khẩu của Việt Nam để thâm nhập vào thị trường Trung Quốc, đặc biệt là nếu các khoản trao đổi đó được thanh toán bằng đồng USD chứ không phải đồng đồng CNY. Qua đó Việt Nam có thể hy vọng giảm bớt thâm hụt mậu dịch đối với bạn hàng khổng lồ Trung Quốc mắc bệnh "nghiện xuất khẩu" này.

Một yếu tố khác khiến Việt Nam cần suy nghĩ và hết sức thận trọng theo dõi từng động thái của Trung Quốc, đó là với một đơn vị tiền tệ CNY tăng giá, trong tương lai không xa, bộ máy sản xuất công nghiệp của họ sẽ từng bước nâng cao về mặt chất lượng. Cụ thể, giá thành của Trung Quốc sẽ cao hơn so với các nước đang phát triển khác, như vậy Trung Quốc sẽ từng bước đưa ngành công nghiệp hướng đến với những sản phẩm có trị giá gia tăng cao hơn mà gần nhất là theo mô hình tăng trưởng của Hàn Quốc, sau đó sẽ tiến xa hơn theo mô hình của Nhật Bản, EU rồi đến Mỹ.

Chẳng hạn là trước năm 2004, đồng CNY của Trung Quốc được neo giá vào đồng USD với giá trị thấp để bán rẻ các mặt hàng ngành dệt may, mỗi năm thu về đến 75% thặng dư mậu dịch cho Trung Quốc. Khi nâng giá đồng CNY vào năm 2005, tỷ trọng các ngành dệt may, và các ngành gia công phần thô của Trung Quốc đã giảm đi đáng kể, đồng thời Trung Quốc đã đẩy mạnh khu vực sản xuất trang thiết bị cơ khí và điện tử để trở thành một trong những "công xưởng thế giới" cung cấp các thiết bị gia công linh kiện máy vi tính, màn hình tivi, điện thoại, xe lửa cao tốc của thế giới...

Chính vì yếu tố tham vọng quốc tế hóa đồng CNY, rõ ràng Trung Quốc phải đến lúc thả nổi đồng đồng CNY trong trong tương lai không xa. Điều đó có nghĩa là đồng CNY sẽ buộc phải tăng giá, nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân thương mại Việt Nam - Trung Quốc, mà còn ảnh hưởng đến tổng kim ngạch đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam. Về lâu dài, nó còn tác động cả đến chiến lược phát triển của Việt Nam trong lĩnh vực cơ khí, điện tử, hay các lĩnh vực công nghiệp phụ trợ cao cấp của Việt Nam đang hướng tới, chẳng hạn như sản xuất linh kiện điện tử, viễn thông, cơ khí tự động mà Việt Nam đang liên doanh với nước ngoài, kể cả lĩnh vực mà Việt Nam đang dần làm chủ một phần về công nghiệp cơ khí, điện tử. Cho nên, một khi Trung Quốc cân bằng lại chính sách phát triển của họ, tức là vừa chú trọng hơn đến tiêu thụ nội địa, vừa nâng cấp cỗ máy sản xuất thì sẽ mở ra cho Việt Nam cơ hội cũng nhiều mà rủi ro cũng không kém.

Việc giao dịch thanh toán trực tiếp bằng đồng CNY tại Việt Nam (về lý thuyết nếu việc giao dịch đó bằng cả VNĐ và CNY)

Có thông tin Hiệp hội Doanh nghiệp Trung Quốc đề nghị thanh toán trực tiếp bằng đồng CNY tại Việt Nam, điều này có lợi hay có hại? Đó là câu hỏi tâm điểm mà giới chuyên gia kinh tế và doanh nghiệp cũng như người dân Việt Nam chờ đợi một sự giải thích rõ ràng.

Báo cáo gửi Thủ tướng mới đây, Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổng hợp kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp, trong đó Hiệp hội Doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam và Ngân hàng Công thương nước này (ICBC) đề xuất cho mở rộng phạm vi sử dụng đồng Nhân dân tệ (CNY).

Ngoài ra, Hiệp hội Doanh nghiệp Trung Quốc còn đề xuất cho ICBC thực hiện hợp tác về nghiệp vụ Nhân dân tệ với các ngân hàng thương mại Việt Nam đang thực hiện nghiệp vụ liên quan đến đồng CNY.

Cụ thể, giao dịch và mua bán trực tiếp bằng đồng CNY và đồng VNĐ một mặt cho phép cả Việt Nam lẫn Trung Quốc cùng giảm bớt mức độ lệ thuộc vào tỷ giá của đồng USD. Nếu vì một lý do nào đó đồng USD bị mất giá, dự trữ ngoại tệ bằng đồng USD của Việt Nam và Trung Quốc qua đó cũng hạn chế giảm theo. Ngược lại, trong trường hợp đồng USD tăng cao, thì hàng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ tăng giá, qua đó mất sức cạnh tranh, nhưng Trung Quốc lại có lợi thế là sẽ giảm được những chi phí giao dịch trung gian qua đồng USD, nhưng nếu Trung Quốc vẫn dìm giá đồng CNY thấp thì Việt Nam sẽ bị thiệt hại nặng khi chuyển đổi tỷ giá đồng CNY sang USD.

Tuy nhiên, việc mở rộng tầm mức ảnh hưởng quốc tế của đồng CNY cũng sẽ đặt ra nhiều thách thức đối với bản thân của Trung Quốc. Thách thức hàng đầu là Trung Quốc sẽ mất dần khả năng kiểm soát đồng CNY. Nguy cơ tiếp theo là đồng tiền Trung Quốc có chiều hướng tăng giá dần theo luật chơi của thị trường. Một nguy cơ rủi ro nữa là vấn đề cả Việt Nam và Trung Quốc cũng như nhiều quốc gia Á Châu khác vẫn dùng đồng USD làm đơn vị thanh toán luồng giao dịch song phương của họ. Cho nên mua bán hay đầu tư gì với nhau cũng phải đổi qua đồng USD, rồi trả lệ phí và chịu thêm yếu tố rủi ro ngoại hối là tỷ giá đồng nội tệ của hai nước có thể lên xuống so với đồng USD.

Nói chung, nước nào cũng phải nghĩ đến quyền lợi riêng của mình và dù có tăng cường giao dịch song phương với nhau thì không chỉ có riêng Việt Nam và Trung Quốc mà còn nhiều quốc gia khác đều có bạn hàng lớn nhất vẫn là Mỹ, và trong hoàn cảnh hiện nay, nỗi lo của họ chính là đồng USD lên giá khi các ngoại tệ kia đều gặp khó khăn và sẽ còn bị biến động rất mạnh. Tuy nhiên, với nền kinh tế dành bộ máy sản xuất vào xuất khẩu, việc tiền VNĐ có bị mất giá nhẹso với đồng USD thì cũng có lợi thế cho Việt Nam dễ xuất khẩu hơn vì hàng hóa rẻ hơn so với Trung Quốc.

Cụ thể, trong năm 2014, đồng USD luôn lên giá so với VNĐ ở biên độ có kiểm soát thì Mỹ vẫn tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch trong năm 2014, ước tính đạt 28.5 tỷ USD, tăng 19.6% so với năm 2013, chưa kể lợi thế khi Việt Nam trao đổi thương mại với các nền kinh tế mới nổi như Brasil, Ấn Độ, Nam Phi...

Yếu tố sau cùng cần hết sức thận trọng, đó là đối với giao dịch ngoại hối hiện nay trên thế giới, là hơn 85% các giao dịch ngoại hối lại liên quan đến đồng USD. Hơn nữa, khoảng 42% nợ của thế giới được phát hành bằng đồng USD. Kết quả là, các ngân hàng, và các thị trường tài chính nước ngoài đòi hỏi rất nhiều USD để tiến hành trao đổi bán buôn trong kinh doanh.

Một trong những điểm để nhận ra bối cảnh của thế giới hiện nay là báo cáo mới đây của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS, Bank for International Settlements) cho biết các khoản nợ ngoài hệ thống ngân hàng hiện nay trên thế giới bằng đồng USD lên tới 9,000 tỷ USD, trong đó Trung Quốc là nước có tỷ lệ nợ rất lớn chưa qua chu kỳ trả nợ mà chưa ai rõ. Còn nợ chính thức của thế giới, được ghi trong sổ sách bằng đồng USD là khoảng 5,000 tỷ USD.

Đối với việc thanh toán một chiều bằng đồng CNY giữa Việt Nam và Trung Quốc, thì chắc chắn rủi ro là hoàn toàn về phía Việt Nam. Trường hợp mà Việt Nam cần chú ý đó là các nền kinh tế mới nổi BRICS gồm Brasil, Nga (Russia), Ấn Độ (India), Trung Quốc (China) và Nam Phi (South Africa) giao dịch hoán đổi tự do bằng đồng tiền chung của họ và chấp nhận cho thanh toán bằng đồng tiền các nước khối BRICS với đối tác bên ngoài theo tỷ giá hối đoái của thị trường. Tuy nhiên, ngay cả chính các nước khối BRICS này còn không giao dịch song phương bằng đồng tiền của họ, mà cũng phải quy đổi ra bằng đồng USD để bảo vệ lợi thế của mỗi nước thì Việt Nam phải tính toán hết sức thận trọng, vì Trung Quốc cần bạn hàng hơn là mua hàng.

Phạm Quốc Hoàng - William D. Dudley (USA)

Cảnh báo những ưu và nhược điểm của thương vụ M&A


Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (Mergers and Acquisitions, M&A) là hoạt động bình thường trong một nền kinh tế thị trường toàn cầu hóa ngày nay, và M&A chắc chắn sẽ là một xu thế không thể đảo ngược trong thời gian tới tại Việt Nam.


Trong các thương vụ sáp nhập, chắc chắn những thương vụ diễn ra theo hướng thôn tính thân thiện cũng nhiều mà thù nghịch có, nhưng giới lãnh đạo doanh nghiệp ở Việt Nam hầu như vẫn chưa ý thức được các hệ lụy cũng như các phương pháp chống bị đối thủ thôn tính.

Tại Việt Nam, phải thừa nhận rằng các doanh nghiệp mới thành lập hoặc doanh nghiệp nhỏ chiếm khá nhiều. Các doanh nghiệp nhỏ hầu ít sáng tạo để phát triển và điều đó có thể giết chết một số lượng lớn các doanh nghiệp này. Hoạt động M&A gần đây rộ lên Việt Nam là ý tưởng hay, vì có thể kéo những doanh nghiệp nhỏ vào sân chơi của các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, với thị trường đang ở trong giai đoạn khó khăn như hiện nay và nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang được định giá rất thấp, thì có lẽ đây là thời điểm tốt để những con "cá mập" săn bắt những con "cá bé".

Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ “trò chơi” M&A ú tim này, nếu không Việt Nam sẽ đánh mất mọi thứ về "chủ quyền thương hiệu" và kẻ mạnh là các "đại gia" nước ngoài sẽ kiểm soát một phần hoặc toàn bộ thị trường mà doanh nghiệp Việt Nam đã gầy dựng.

Chúng tôi lấy thí dụ mà đại đa số ai biết sử dụng công nghệ lướt web đều biết trò chơi chiến lược sáp nhập và thôn tính này. Cụ thể là việc Microsoft, khi họ có ý định muốn mua Netscape Navigator hay Netscapem là tên của trình duyệt web phổ biến trong những năm 1990 và là sản phẩm của Netscape Communications Corporation với sản phẩm Mozilla Firefox ngày nay, để thống trị thị trường trình duyệt web (browser) trong những năm tháng đầu tiên. Lúc đó, Netscape Nevigator vẫn còn là một sản phẩm trình duyệt web độc lập và cạnh tranh rất tốt với Internet Explorer.

Tất nhiên là thương vụ này không thành công. Nếu thành công, người dùng các sản phẩm của Microsoft e rằng sẽ không được Microsoft hào phóng gói Internet Explorer vào sản phẩm Windows miễn phí nữa mà phải trả phí. Khi Microsoft không mua được Netscape, họ liền chơi trò cạnh tranh bất chính để hạ bệ Netscape Navigator bằng mọi cách, như bán phần mềm Windows kèm với Internet Explorer (thực tế là miễn phí có sẵn trong phần mềm Windows của Microsoft) thì Netscape Nevigator không thể cạnh tranh lại vì hầu như những người dùng thiết bị máy tính thì đều mua Windows của Microsoft cả, và vì thế đều bị ép phải sử dụng luôn cả Internet Explorer, dù chẳng ai muốn sử dụng trình duyệt Internet Explorer kém cỏi này.

Từ thí dụ trên, các doanh nghiệp và các luật gia, các nhà kinh tế của Việt Nam cần phải am hiểu chuyên sâu về chiến lược kinh doanh của những con "cá mập" đi thâu tóm những con "cá bé", nhằm tránh để họ chiếm lĩnh thị phần độc quyền, thao túng giá để "móc túi" người tiêu dùng trong nước. Khi đã thâu tóm đối thủ hoàn toàn, họ nghiễm nhiên giành lấy thị phần mà doanh nghiệp bị thâu tóm đã bỏ rất nhiều công sức để gầy dụng thương hiệu và tiền bạc quảng cáo trên phương tiện truyền thông đại chúng cả chục năm.

Tuy nhiên, không phải bi quan đến mức như thế. Với tình trạng ít sáng tạo trong kinh doanh của các doanh nghiệp của Việt Nam, sáp nhập là cơ hội cho người lao động có năng lực chuyên môn phải phấn đấu hơn nữa. Một hệ quả thường thấy của các vụ M&A là nhân viên phải đảm nhận thêm nhiều công việc khác. Cấp quản lý cần phải giao tiếp với các nhân viên dưới quyền về khả năng làm việc này và giúp đỡ để họ đạt được các kỹ năng và kiến thức cần thiết để thành công với vai trò mới sau thương vụ. Điều này không thực sự dễ dàng như người ta tưởng đối với một nước đang hội nhập toàn cầu hóa như Việt Nam.

Đặc biệt, đây là lời cảnh báo cho những lãnh đạo hay nhân viên ngân hàng kém năng lực, nếu muốn không bị sa thải phải có tinh thần trách nhiệm, cầu tiến. Tất nhiên, Việt Nam cũng cần tham khảo thêm các thương vụ M&A ngân hàng Mỹ vào những năm 2008-2009, khi kinh tế Mỹ bị khủng hoảng buộc Cục Dự trữ Liên bang (Fed) phải dàn xếp để tổ hợp ngân hàng JPMorgan Chase (NYSE: JPM) mua lại ngân hàng đầu tư Bear Stearns, hay Bank of America Corp (NYSE, S&P 500: BAC) mua lại ngân hàng Merrill Lynch năm 2008 đã giúp Bank of America trở thành công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới lúc ấy, khi các đại gia này dính vào những khoản tiền cho vay dưới chuẩn. Vì "quá lớn để sụp đổ" (too big to fail) nên Fed buộc phải cho sáp nhập, nhằm tránh mang tiếng là lấy tiền thuế của dân để cứu những đại gia "too big to fail" này, để chặn đà lây lan sang lĩnh vực kinh tế khác...

Phạm Quốc Hoàng - William D. Dudley

March 17, 2015

Phương Thơ(P2)

Trích một đoạn viết trên tờ Times của ông ông Phạm Quốc Hoàng, William D. Dudley viết cách đây 1 năm rằng:

"Hiện nay, một số nhà kinh tế Việt Nam hay so sánh nợ công của Việt Nam so với Mỹ, Nhât Bản, là một trong những quốc gia có tỷ lệ nơ công cao nhất thế giới, trong đó Nhật Bản đội sổ với tỷ lệ nợ công gần 228%, Mỹ xếp thứ 6 với tỷ lệ nợ công là 101,5%, tức là xếp sau Hy Lạp, Italy, Bồ Đào Nha, Singapore để đưa ra khuyến dụ là tỷ lệ nợ công của Việt Nam không thấm vào đâu so với những nước kể trên nên không đáng ngại để tiếp tục vay tiền tài trợ các dự án phát triển kinh tế mà chưa thẩm định rủi ro. Đó là cách so sánh khập khiễng cực kỳ nguy hiểm. Bởi vì tuyệt đại đa số là các món nợ của Nhật là "nội trái", được yết giá bằng đồng JPY, tức là "Nhật nợ Nhật" chứ không nợ ngoài. Cụ thể, chủ nợ của đa số các khoản nợ ấy lại là BoJ, nghĩa là chủ nợ cũng là chủ nhà in giấy bạc là đồng JPY và nhờ vậy Nhật có quyền quyết định về năng suất trái phiếu cao thấp khi bơm tiền ra. Vì thế, thị trường tài chính Nhật vẫn ổn định và không bị giao động nặng về lãi suất. Thực tế, năng suất trái phiếu quốc tái kỳ hạn 10 năm của Nhật cực thấp, hơn cả Mỹ, và Đức, cùng một số nước có cùng đẳng cấp xếp hạng tín dụng là ba chữ A hoa AAA.

Bởi vì, các tỷ lệ nợ trên GDP của Mỹ là ít rủi ro và nó không quan trọng đối với một đất nước mà đồng tiền được dân chúng trong nước, hay giới đầu tư nước ngoài tin dùng, họ có thể phát hành nợ bằng đồng tiền riêng của mình. Chẳng hạn Mỹ nợ quốc tế bằng đồng USD, nên có thể chỉ cần "in thêm tiền" (print more money) để trả nợ. Vì lý do này, nguy cơ vỡ nợ công của Mỹ là rất thấp, dù các món nợ công của Mỹ ngày càng phình ra. Nhật Bản nợ của tỷ lệ GDP đến năm 2014 là mấp mé 228%, và đã được tích lũy trong nhiều thập kỷ. Nhật Bản không phải là nguy cơ vỡ nợ cao, bởi vì hầu hết các khoản nợ của chính phủ Nhật Bản được tài trợ bởi công dân của họ nên không bị áp lực tăng lãi suất và lãnh đạo các chính phủ Nhật Bản bị kiểm soát chặt chẽ của dân chúng trong hơn 20 chục năm qua có đến 15 đời thủ tướng lên xuống như đèn kéo quân đã thay nhau cầm quyền vì bị áp lực của dân chúng Nhật Bản. 

Đối với nợ công của những quốc gia, dù tỷ lệ nợ thấp, nhưng lại rất dễ vỡ nợ. Lý do các khoản nợ đó nếu đi vay từ các chủ nợ là nhà đầu tư bên ngoài, là nhà đầu tư quốc tế, và vay bằng đồng tiền mạnh như USD, EUR, Bảng Anh (GBP), đồng đô la Canada (CAD), Krona Thụy Điển (SEK), Franc Thụy Sĩ (CHF), đô la Úc (AUD)..., hay vẫn chủ yếu là đồng USD, có nghĩa là nhà đầu tư họ sẽ không nhượng bộ tha thứ khi nói đến việc trì hoãn thanh toán nợ của quốc gia đó. Và dẫn đến lạm phát nợ của quốc gia đó là bằng đồng USD chứ không phải là đồng nội tệ những quốc gia vay tiền, có nghĩa là làm "phá giá đồng tiền" (currency devaluations) của quốc gia đó sẽ gia tăng có thể nhanh chóng dẫn đến mức độ nợ cao hơn.".

Đối với Việt Nam, ông Phạm Quốc Hoàng, William D. Dudley dự báo việc NHNN Việt Nam có phá giá VND đến biên độ 3% cũng chưa phải lo ngại, bởi các đồng nội tệ các nước khác họ còn bị mất giá trên 5%, đó là quy luật thôi, nếu Việt Nam biết nhân cơ hội đồng bạc bị phá giá mà gia tăng xuất khẩu thì nó sẽ nhắm vào hai mũi tên là doanh nghiệp được cải thiện, dự trữ ngoại tệ sẽ tăng, nhập siêu sẽ giảm, đồng nội tệ sẽ tăng giá lại, còn nếu nhập siêu vẫn không giảm thì đó là bi kịch cho Việt Nam. Nhưng phải có bi kịch thì người ta mới chịu cải tổ sửa chữa chứ cái gì cũng vẽ ra bức tranh tốt đẹp khi gặp khủng hoảng thì hết ai cứu mình.

S&P, Moody's và Fitch dựa vào đâu để xếp hạng tín nhiệm?

S&P, Moody's và Fitch thường căn cứ vào các yếu tố như: tăng trưởng GDP, dân số, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), dự trữ ngoại hối, dư nợ cho vay khu vực tư nhân, nợ nước ngoài, thị trường chứng khoán, chỉ số PMI, đầu tư trực tiếp nước ngoài, nợ chính phủ so với GDP, ngân sách, chi tiêu của chính phủ, cán cân thương mại, tài khoản vãng lai, tài khoản vãng lai so với GDP, thuế suất doanh nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp... để đưa ra một thang điểm tương đối chính xác về nền kinh tế nước đó.

Nhưng cơ bản, tựu trung lại, thì các tổ chức xếp hạng tín nhiệm sẽ phân tích các yêu tố chuyên môn như sau:

Đầu tiên, là họ xét quốc gia đó mắc nợ trước đấy bao nhiêu và hàng năm, hàng tháng phải trả nợ bao nhiêu tiền, cả vốn lẫn lời (nếu đã mắc nợ nhiều thì sẽ rất khó vay thêm, nếu vay được thì trả lãi đắt).

Thứ hai, ngoài việc trả nợ, quốc gia đó còn phải nhập khẩu bao nhiêu, nôm na là sẽ còn phải chi ra bao nhiêu ngoại tệ so với vốn liếng dự trữ ngoại tệ sẵn có. Nói vắn tắt lại là vốn liếng ngoại tệ còn đủ cho mấy tuần hay mấy tháng nhập khẩu? Nếu dưới ba tháng là có rủi ro!

Thứ ba, là khả năng xuất khẩu quốc gia đó để thu hồi ngoại tệ nhiều hay ít, căn cứ trên tình hình chủ quan của quốc gia và khách quan của các thị trường quốc tế, mà khả năng xuất siêu càng cao thì rủi ro càng ít, khả năng đó mà kém tức hay bị nhập siêu thì càng dễ bị xuống cấp tín nhiệm.

Thứ tư, quốc gia đó đầu tư bao nhiêu, có khả năng sinh lời chừng nào để sau này còn thanh toán nợ nần trong nước lẫn nước ngoài? Đây là yếu tố rất quan trọng dẫn đến sự thẩm định "chính sách ổn định kinh tế vĩ mô" (macroeconomic stabilization policy) của quốc gia ấy.

Thứ năm, là lượng tiền tệ lưu hành và lãi suất điều hành của ngân hàng trung ương cao hay thấp so với sản lượng GDP để ước tính ra rủi ro lạm phát. Cần nhớ rằng lạm phát cũng trực tiếp ảnh hưởng đến giá trị đồng nội tệ của quốc gia đó và khả năng trả nợ bằng ngoại tệ qua tỷ giá, chủ yếu tỷ giá đồng USD.

Nếu quốc gia nào đi vay ngoại tệ thì dễ bị rủi ro về ngoại hối. Khi đi vay bằng ngoại tệ, nếu quản lý kinh tế kém là hay bị "thâm hụt ngân sách" (budget deficits), hay bị nhập siêu nặng thì quốc gia đó còn có thể bị nạn lạm phát, làm đồng tiền nội tệ bị mất giá chỉ cần vài đơn vị phần trăm so với đồng USD thì cũng phải trả lãi bạc triệu và gánh nợ lại càng nặng nề hơn trước.

Sau cùng, khi vay mượn, nếu tỷ lệ nợ so với GDP vượt quá "debt ceiling" (trần nợ) trong thời gian dài, các nhà đầu tư, tức chủ nợ, sẽ bắt đầu lo lắng. Họ sẽ đòi hỏi một mức lãi suất cao hơn để phòng ngừa rủi ro của quốc gia đó vỡ nợ. Điều này làm tăng chi phí trả lãi đắt đỏ của đất nước mắc nợ. Tồi tệ hơn, điều này có thể đẩy quốc gia đó vào một cuộc khủng hoảng nợ, và tác động luôn vào các khoản nợ nước ngoài của quốc gia đó.

Tuy nhiên, một tỷ lệ nợ cao so với GDP không hẳn là xấu, miễn là nền kinh tế của đất nước tăng trưởng tốt, vì đó là một cách để sử dụng đòn bẩy tài chính để thúc đẩy tăng trưởng trong dài hạn.

Cũng đừng nên nhầm lẫn giữa "nợ công" (public debt) với "nợ nước ngoài" (external debt). Nợ nước ngoài là số tiền nợ các nhà đầu tư nước ngoài của cả chính phủ và khu vực tư nhân. Nhưng nợ công sẽ có ảnh hưởng đến nợ nước ngoài; cụ thể, nếu lãi suất tăng lên trên nợ công, các chủ nợ cho vay, là các nhà đầu tư, cũng sẽ tăng lãi suất lên cho tất cả các khoản nợ tư nhân. Đó là lý do các doanh nghiệp tư nhân thường gây sức ép buộc chính phủ của họ để giữ nợ công trong một phạm vi hợp lý, để các doanh nghiệp họ có thể vay tiền trên thị trường quốc tế với phân lời thấp, tức là trả lãi suất thấp.

Phạm Quốc Hoàng, William D. Dudley

Quỹ Đầu tư GS Capital Partners (Goldman Sachs - NYSE)

Phương Thơ(P1)

Về phân tích chuyên môn, với lãi suất ngắn hạn tại Mỹ vẫn duy trì ở mức thấp gần số không, do Hội đồng Dự trữ Liên bang tức là Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ quyết định. Đây là lãi suất nền hay cơ bản, là cơ sở để các ngân hàng và doanh nghiệp tài chính tính cho thân chủ của mình là khách vay hay người ký thác tiền gửi. Cho nên, khi tăng hay hạ lãi suất ấy, Fed gián tiếp tác động vào sự tính toán về tiêu thụ hay đầu tư sản xuất tại Hoa Kỳ và quốc tế, do đó sẽ dội ngược vào giá vàng. Nhưng vì hoàn cảnh toàn cầu hóa của kinh tế thế giới, nhiều quốc gia neo giá đồng bạc của họ vào đồng bạc của Mỹ, nên quyết định về lãi suất tại Mỹ cũng trực tiếp ảnh hưởng đến các quốc gia khác. Nếu lãi suất ngắn hạn của Mỹ lên 2% thì giá vàng sẽ tuột đáy. 

Về lãi suất cho vay dài hạn của Mỹ thì được thả nổi cho thị trường quyết định theo các tiêu chuẩn cung cầu, lợi suất trái phiếu và mức an toàn, tức là khả năng hoán đổi giấy nợ (tức trái phiếu) thành tiền mặt nhanh chóng. Các thị trường đều theo dõi lời phát biểu của các nhân vật có thẩm quyền FED và đối chiếu với tình hình thực tế để dự đoán chiều hướng sắp tới của lãi suất cơ bản, thường được gọi là "federal funds rate", hay viết tắt "fed funds rate" và từ đó tính ra chuyện làm kinh doanh hay đầu tư của họ. Nếu giá vàng mà còn giảm nữa thì các thị trường Á châu sẽ điều chỉnh lãi suất là hạ lãi suất chứ không tăng. Có nghĩa là lãi suất tại VN buộc phải hạ thêm nữa, và USD sẽ còn lên giá so với tiền VND.

Bây giờ giới đầu cơ vàng có đồn đoán mốc chặn của vàng là 1,200 USD/oz, và điểm nâng là 1,150 USD/oz. Nếu khoảng 3 tháng nữa mà giá vàng không vượt qua điểm chặn 1,200 USD/oz, là giá vàng sẽ đảo chiều đi xuống đáy là dưới 800 USD/oz, vì nhà đầu tư họ buộc phải kéo tiền ra để chuyển thành tiền mặt trả lãi vốn cho thân chủ, và người ta có thể nghĩ đến việc nung vàng ra làm vật trang hoàng cho các sản phẩm sang trọng như ô tô hạng sang trọng Rolls-Royce, điện thoại mạ vàng iPhone của Apple...


Một số ngân hàng trung ương trên thế giới đã lỗ nặng nề khi "chống Mỹ, tức tẩy chay đồng USD". Cụ thể, Ngân hàng trung ương Nga, Venezuela, Iran,...không biết Ngân hàng trung ương VN thế nào, liệu có tích trữ vàng không?


----------------


Comment của bạn nọi dung hay thật đấy, cảm ơn bạn rất nhiều. Mình có một chút thắc mắc, Nhờ bạn giải thích dùm mình chút.

Khi lãi suất cơ bản giảm, thường nó tác động trực tiếp lên Trái phiếu và Cổ phiếu thường. Như mình biết một chút là Trái phiếu sẽ tăng vì lợi suất Trái phiếu hấp dãn hơn. Khi lợi tức tiền gửi ko còn hấp dẫn nữa thì một phần sẽ dòng tiền sẽ tìm nơi mới, trong đó một phần rót vào Cổ phiếu thường, làm cho nó tăng giá. Cũng một phần là dòng tiền với giá rẻ hơn, về dài hạn sẽ có tác động tích cực lên sản xuất. Làm chi phí vốn các cty giảm đi và biên lợi nhuận tăng lên.

Mình thắc mắc một điểm là, khi lãi suất cơ bản giảm thì Trái phiếu hay Cổ phiếu thường sẽ bị tác động nhanh hơn và nhiều hơn? Ở VN mình thấy thị trường Trái phiếu ko phát triển nên mình ko cảm nhận dc là lãi suất cơ bản có tác động thế nào lên Trái phiếu.

VN là nước xuất khẩu, nếu NHNN phá giá tiền đồng thì sẽ có lợi cho xuất khẩu nhưng kèm theo đó là lạm phát. Không hiểu là, cho dù USD đang mạnh lên nhưng NHNN Việt nam mà cố tình ko tăng biên độ tỷ giá(tức là không chấp nhận phá giá tiền đồng) thì điều gì sẽ xảy ra? Có những cách nào gây ra việc mất giá một đồng tiền và các cách phá giá nó?

Cảm ơn bạn rất nhiều!


-----------------------------


Tôi hết sức thận trọng trả lời bạn Shirouto Toushika. Mọi người đều đồng ý rằng lãi suất thấp làm cho vay ít tốn kém. Điều này giúp những công ty muốn mở rộng, người tiêu dùng người muốn vay tiền mua đủ thứ. Kết quả là, lãi suất thấp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, dẫn đến lợi nhuận doanh nghiệp cao hơn và giá cổ phiếu cao hơn. Tuy nhiên, đi vay thì cũng đến hồi phải trả cả vốn lẫn lãi. Về lý thuyết cần nhớ rằng: Giá trái phiếu di chuyển ngược chiều với lãi suất. 

Khi lãi suất tăng, giá trái phiếu đi xuống và khi lãi suất đi xuống, giá trái phiếu tăng lên, cho nên việc này khuyến khích các nhà đầu tư dồn tiền trở lại, tìm kiếm để lựa chọn đầu tư vào cổ phiếu hơn là đầu tư vào trái phiếu, kéo theo đà tăng giá chứng khoán. Nhưng phải xét xem đó có là mớ bong bóng cổ phiếu ảo hay không? Y như Nhật bị bể bóng cổ phiếu hơn 20 năm trước đến giờ vẫn chưa ra khỏi trì trệ. Việc này tính toán lãi suất, tổng sản lượng GDP, tổng số giá trị cổ phiếu niêm yết trên TTCK là không khó lắm. Nếu bong bóng cổ phiếu nó bể thì sao? Nhiều người cứ nghĩ rằng, nước Mỹ, quốc gia duy nhất phát hành đồng tiền chính của thế giới, và Mỹ chỉ cần in tiền ra, hay hô lên một tiềng là tiền từ trên trời rơi xuống là được đâu, thực tế Mỹ phải đi vay, và vay nhiều thì phân lời trái phiếu hay "yield", để phân biệt với lãi suất ngân hàng là "interest rate" sẽ tăng. Vì chủ nợ cho vay sợ Mỹ mất khả năng thanh toán nên đòi tiền lời cao, nó cũng áp lực làm cho chính quyền Mỹ phải giảm bội chi tiêu xài bừa phứa, nên đến lúc nào đó Mỹ phải nâng lãi suất để hút tiền về hoặc mượn tiền của dân chúng qua ký thác tiền gửi với lãi suất cao có lời...

Đây là đề tài rất chuyên môn về kinh tế, nên chỉ có những tay đầu cơ người Mỹ mới diễn giải được. Cụ thể, gặp trường hợp đôi khi cả cổ phiếu và trái phiếu tăng giá trị cùng một lúc thì giải thích lại khác. Cũng có những lúc cổ phiếu và trái phiếu đều giảm thì lại phân tích khác... Cho nên, nếu muốn giải thích rõ ràng phải tốn cả trăm trang giấy...Tuy nhiên cần hiểu rằng khi tiền lời trái phiếu "yield" tăng lên, giá trị cổ phiếu sẽ sụp đổ, bởi nguy có nước đó mất khả năng thanh toán, các giá chứng khoán dù đang tăng vùn vụt đó sẽ biến thành mớ giấy lộn chỉ trong một đêm. Cần hiểu rằng trong quá khứ khi năng suất trái phiếu 10 năm của Mỹ vọt lên trên 3%, các thị trường chứng khoán Mỹ và thế giới mất toi 1.600 tỷ USD chỉ trong một phiên giao dịch khi Mỹ Government Shutdown ngày 29 tháng 9 năm 2013.