March 17, 2015

Phương Thơ(P2)

Trích một đoạn viết trên tờ Times của ông ông Phạm Quốc Hoàng, William D. Dudley viết cách đây 1 năm rằng:

"Hiện nay, một số nhà kinh tế Việt Nam hay so sánh nợ công của Việt Nam so với Mỹ, Nhât Bản, là một trong những quốc gia có tỷ lệ nơ công cao nhất thế giới, trong đó Nhật Bản đội sổ với tỷ lệ nợ công gần 228%, Mỹ xếp thứ 6 với tỷ lệ nợ công là 101,5%, tức là xếp sau Hy Lạp, Italy, Bồ Đào Nha, Singapore để đưa ra khuyến dụ là tỷ lệ nợ công của Việt Nam không thấm vào đâu so với những nước kể trên nên không đáng ngại để tiếp tục vay tiền tài trợ các dự án phát triển kinh tế mà chưa thẩm định rủi ro. Đó là cách so sánh khập khiễng cực kỳ nguy hiểm. Bởi vì tuyệt đại đa số là các món nợ của Nhật là "nội trái", được yết giá bằng đồng JPY, tức là "Nhật nợ Nhật" chứ không nợ ngoài. Cụ thể, chủ nợ của đa số các khoản nợ ấy lại là BoJ, nghĩa là chủ nợ cũng là chủ nhà in giấy bạc là đồng JPY và nhờ vậy Nhật có quyền quyết định về năng suất trái phiếu cao thấp khi bơm tiền ra. Vì thế, thị trường tài chính Nhật vẫn ổn định và không bị giao động nặng về lãi suất. Thực tế, năng suất trái phiếu quốc tái kỳ hạn 10 năm của Nhật cực thấp, hơn cả Mỹ, và Đức, cùng một số nước có cùng đẳng cấp xếp hạng tín dụng là ba chữ A hoa AAA.

Bởi vì, các tỷ lệ nợ trên GDP của Mỹ là ít rủi ro và nó không quan trọng đối với một đất nước mà đồng tiền được dân chúng trong nước, hay giới đầu tư nước ngoài tin dùng, họ có thể phát hành nợ bằng đồng tiền riêng của mình. Chẳng hạn Mỹ nợ quốc tế bằng đồng USD, nên có thể chỉ cần "in thêm tiền" (print more money) để trả nợ. Vì lý do này, nguy cơ vỡ nợ công của Mỹ là rất thấp, dù các món nợ công của Mỹ ngày càng phình ra. Nhật Bản nợ của tỷ lệ GDP đến năm 2014 là mấp mé 228%, và đã được tích lũy trong nhiều thập kỷ. Nhật Bản không phải là nguy cơ vỡ nợ cao, bởi vì hầu hết các khoản nợ của chính phủ Nhật Bản được tài trợ bởi công dân của họ nên không bị áp lực tăng lãi suất và lãnh đạo các chính phủ Nhật Bản bị kiểm soát chặt chẽ của dân chúng trong hơn 20 chục năm qua có đến 15 đời thủ tướng lên xuống như đèn kéo quân đã thay nhau cầm quyền vì bị áp lực của dân chúng Nhật Bản. 

Đối với nợ công của những quốc gia, dù tỷ lệ nợ thấp, nhưng lại rất dễ vỡ nợ. Lý do các khoản nợ đó nếu đi vay từ các chủ nợ là nhà đầu tư bên ngoài, là nhà đầu tư quốc tế, và vay bằng đồng tiền mạnh như USD, EUR, Bảng Anh (GBP), đồng đô la Canada (CAD), Krona Thụy Điển (SEK), Franc Thụy Sĩ (CHF), đô la Úc (AUD)..., hay vẫn chủ yếu là đồng USD, có nghĩa là nhà đầu tư họ sẽ không nhượng bộ tha thứ khi nói đến việc trì hoãn thanh toán nợ của quốc gia đó. Và dẫn đến lạm phát nợ của quốc gia đó là bằng đồng USD chứ không phải là đồng nội tệ những quốc gia vay tiền, có nghĩa là làm "phá giá đồng tiền" (currency devaluations) của quốc gia đó sẽ gia tăng có thể nhanh chóng dẫn đến mức độ nợ cao hơn.".

Đối với Việt Nam, ông Phạm Quốc Hoàng, William D. Dudley dự báo việc NHNN Việt Nam có phá giá VND đến biên độ 3% cũng chưa phải lo ngại, bởi các đồng nội tệ các nước khác họ còn bị mất giá trên 5%, đó là quy luật thôi, nếu Việt Nam biết nhân cơ hội đồng bạc bị phá giá mà gia tăng xuất khẩu thì nó sẽ nhắm vào hai mũi tên là doanh nghiệp được cải thiện, dự trữ ngoại tệ sẽ tăng, nhập siêu sẽ giảm, đồng nội tệ sẽ tăng giá lại, còn nếu nhập siêu vẫn không giảm thì đó là bi kịch cho Việt Nam. Nhưng phải có bi kịch thì người ta mới chịu cải tổ sửa chữa chứ cái gì cũng vẽ ra bức tranh tốt đẹp khi gặp khủng hoảng thì hết ai cứu mình.

No comments:

Post a Comment