April 30, 2014

Cô tấm ngày nay_QL


Quê Hương chốn thanh bình có bầu trời xanh thắm xanh. 
Đồng lúa thẳng cánh cò bay lấp lánh cánh diều mơ ước tuổi thơ 
Em ra chốn đô thành xa rời vòng tay mẹ yêu 
Từ nay giữa chốn phồn hoa xa rời cánh diều mơ ước hôm nào 

Xa cánh diều mơ ước tuổi thơ 
Nhớ thương những lời mẹ ru những đêm trăng rằm sáng trong. 

Mơ ước thành cô Tấm ngày xưa sớm hôm không ngại gian khó. 
Tiếng chim oanh vàng thiết tha 

Em ra chốn đô thành mong thành cô Tấm ngày nay 
Từ nay giữa chốn phồn hoa lấp lánh cánh diều mơ ước hôm nào
Tác giả: Ngọc Châu

ATO・ATC

Lệnh ATO (lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá mở cửa) là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá mở cửa. Lệnh ATO được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh.

Lệnh ATO được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh định kỳ (hiện tại thời gian khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa là 8h30-9h) xác định giá mở cửa. Lệnh này sẽ tự động bị hủy bỏ sau thời điểm xác định giá mở cửa đối với lệnh không được thực hiện hoặc phần lệnh còn lại chưa được thực hiện.

Nhà đầu tư lưu ý, khi đặt lệnh ATO trên các phiếu lệnh tại công ty chứng khoán, không cần ghi giá cụ thể mà ghi ATO.

Ví dụ: Sổ lệnh của cổ phiếu ABC có giá tham chiếu 10.000 đồng

KL mua
Giá mua
Giá bán
KL bán
1.500
10.000đ (3)
ATO
2.000 (2)


9.900 đồng
1.000 (1)
(1),(2),(3): Thứ tự lệnh được nhập vào hệ thống

Với sổ lệnh trên, lệnh ATO dù vào sau lệnh (1) bán 1.000 cổ phiếu ABC giá 9.900 đồng, nhưng vẫn được ưu tiên khớp với lệnh mua 1.500 đơn vị ở giá 10.000 đồng. Lượng dư bán 500 đơn vị của lệnh ATO sẽ tự động bị huỷ bỏ. 

Giả sử lệnh ATO trên chỉ bán với khối lượng 500 đơn vị thì bên mua sau khi khớp vẫn còn thừa 1.000 đơn vị và lúc này lệnh (1) mới được khớp. Do lệnh (1) vào hệ thống trước nên được ưu tiên giá tốt và 1.000 đơn vị sẽ được khớp với giá 10.000 đồng. Khả năng mua được hoặc bán được của lệnh ATO rất cao, nhưng mức giá có thể không có lợi.

Lệnh ATC (lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh xác định giá đóng cửa) là lệnh đặt mua hoặc đặt bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa. Lệnh ATC được ưu tiên trước lệnh giới hạn trong khi so khớp lệnh.

Lệnh ATC được nhập vào hệ thống giao dịch trong thời gian khớp lệnh định kỳ để xác định giá đóng cửa (10h15-10h30). Lệnh ATC sẽ tự động bị hủy bỏ sau thời điểm xác định giá đóng cửa đối với lệnh không được thực hiện hoặc phần lệnh còn lại chưa được thực hiện.

April 27, 2014

Hệ số beta

Hệ số rủi ro beta là hệ số đo lường mức độ biến động hay còn gọi là thước đo rủi ro hệ thống của một chứng khoán hay một danh mục đầu tư trong tương quan với toàn bộ thị trường. Beta được sử dụng trong mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) để tính toán tỷ suất sinh lời kỳ vọng của một tài sản dựa vào hệ số beta của nó và tỷ suất sinh lời trên thị trường.

Nếu một chứng khoán có hệ số beta: 

+ Bằng 1, mức biến động của giá chứng khoán này sẽ bằng với mức biến động của thị trường.
+ Nhỏ hơn 1, mức độ biến động của giá chứng khoán này thấp hơn mức biến động của thị trường.
+ Lớn hơn 1: mức độ biến động giá của chứng khoán này lớn hơn mức biến động của thị trường.

Cụ thể hơn, nếu một chứng khoán có beta bằng 1,2 thì trên lý thuyết mức biến động của chứng khoán này sẽ cao hơn mức biến động chung của thị trường 20%.

Công thức tính hệ số beta:


Beta = Covar(Ri,Rm)/Var(Rm)

Trong đó:

• Ri : Tỷ suất sinh lời của chứng khoán.
• Rm: Tỷ suất sinh lời của thị trường (ở đây là VN-Index).
• Var(Rm): Phương sai của tỷ suất sinh lời của thị trường.
• Covar(Ri,Rm): Hiệp phương sai của tỷ suất sinh lời của chứng khoán và tỷ suất sinh lời của thị trường.

Tỷ suất sinh lời được tính như sau:


R = (p1-p0)/p0

Trong đó:

• P1: giá đóng cửa điều chỉnh phiên đang xét.
• P0: giá đóng cửa điều chỉnh phiên trước đó.

Hệ số beta của 1 chứng khoán trên webiste www.cafef.vn được tính dựa trên dữ liệu giao dịch 100 phiên liên tiếp gần thời điểm hiện tại nhất của chứng khoán đó.

Đối với những chứng khoán có số phiên giao dịch dưới 30: không tiến hành tính beta.

Đối với những chứng khoán có số phiên giao dịch từ 30 tới nhỏ hơn 100, beta được tính dựa trên dữ liệu từ khi chứng khoán bắt đầu giao dịch tới phiên giao dịch gần thời điểm hiện tại nhất.

April 24, 2014

Bắt đáy phải lưỡi dao!

Hãy yên tâm khi cầm tiền vào lúc này, đừng có cầm hàng gì cả, đó là lời nói trân thành nhất của tôi gửi đến mọi người.

Nếu hiểu biết về Phong thủy thì sẽ người đó sẽ không mua nhà vào những căn nhà đã bỏ hoang hoặc xây xong nhưng để quá lâu không sử dụng.
Bởi vì như vậy nó sẽ tích tụ rất nhiều ám khí, khí hung, sẽ không tốt cho gia chủ.

Hiện nay, sự đổ vỡ của Bất động sản sẽ làm đổ vỡ một số ngân hàng, có thể là 50% số ngân hàng yếu kém. Chính vì vậy Trung ương đã chỉ đạo phải khoanh nợ, phải giãn nợ, phải hoãn thực hiện thông tư 02 để tránh sự đổ vỡ.
Nhưng càng làm như vậy lại càng lòi ra cái ngu. Ngu nhất là không biết mình ngu cái gì? Bởi vì càng dấu bệnh, càng dấu ngu, càng dấu dốt thì lại càng ngu lâu, dốt bền. Bệnh càng ủ lâu càng khó chữa.

Cả thế giới họ có nền kinh tế thị trường cách đây hàng trăm năm, họ đã có rất nhiều kinh nghiệm, có cả nguồn lực nữa. Vậy mà nhiều nước còn phải chấp nhận để thuận theo quy luật của tự nhiên, thuận theo quy luật của thị trường. Phải chấp nhận cho BĐS đổ vỡ và một số ngân hàng cũng phải phá sản, ngoại trừ một số ngân hàng quá lớn thì chính phủ mới cứu.
Vậy mà VN làm như kiểu toàn là siêu nhân, vì vậy có đột phá mà nhiều nước tư bản phát triển có khi phải quay lại VN học hỏi???!!!

Thật hài hước!

Ông Trịnh Đình Dũng luôn to mồm nói rằng không có tiền cho người dân, chỉ có cơ chế.
Vậy ông có cơ chế gì? Cơ chế gói 30.000 tỷ để PR làm cho giá BĐS không giảm phải không?
Cơ chế kìm hãm không cho BĐS bung hàng để trách giảm giá, bắt ép giá nhà phải không được dưới 15 triệu đồng/1m2. Tại sao lại khống chế giá sàn, có phải tiền của Nhà nước đâu mà Ông Dũng bày ra chính sách đó.

Tôi biết có một sô DN định hạ giá đã bị các quan tham, nhóm lợi ích dọa là nếu cố tình hạ giá sẽ tìm mọi cách triệt, trù dập DN đó. Không cho có đường làm ăn.

Vậy có thể nói đây là cuộc chiến giữa lũ quan tham, lũ lợi ích nhóm với 99% dân số còn lại. Vậy cách tốt nhất để đấu lại với chúng là không mua bán gì cả, trừ khi biết chúng đã chết 100%. Giá nhà chỉ bằng ½ giá thành (tức là chủ đầu tư, người đầu cơ phải chịu lỗ 50% thì mới mua, giá đó là một m2 chỉ 5 – 7 triệu đồng thôi. Còn giá đất nền thì 500.000 đến 01 triệu đồng/1m2. Hãy nhớ rằng hàng tồn kho dùng 50 năm nữa cũng không hết, không việc gì phải vội. Tất cả bây giờ chỉ là trò PR của nhóm lợi ích mà thôi.

Ngân hàng đổ tiền vào chứng khoán để đẩy chỉ số hai sàn lên cao. Nhưng đó là trò chơi với con dao, nó sẽ bị đứt tay ngay, không bao giờ nó lại toàn là lợi mà không có hại.
Chứng khoán không thể tăng mãi, chắc chắn khi giảm nó sẽ giảm như năm 2009, từ 1170 điểm xuống còn hơn 240 điểm, giảm 500% (5 lần). Các con sói con cứ lao mình ra bắt đáy (như kiểu bắt đáy BĐS hiện nay) và rồi luôn bắt phải lưỡi dao.
Hãy tưởng tượng thị trường BĐS như thị trường chứng khoán, khi nào cung – cầu bằng nhau thì giá sẽ tích lũy đi ngang, khi cầu tăng nhiều hơn cung thì giá mới tăng. Giữ cổ phiếu là khi cổ phiếu đó tốt, chứ không phải giữ Hàng là BĐS đang cực kỳ khó thanh khoản, không biết đáy ở đâu. Vậy không cắt lỗ mà lại lao ra bắt đáy thì đó chính là những con sói con, còn Ông già Madalin đang ngậm tuyết, ông ta đã lớn rồi, không việc gì phải vội vã, hãy để con sói đến gần hơn đi rồi hãy bóp cò.

Tiền đâu mà tiếp tục đầu cơ? Khi nợ xấu tăng cao, Ngân hàng có dám chơi dao nữa không? Chỉ cần có một vụ việc gì lớn diễn ra có tác động lớn như: kiểu chiến tranh xảy ra ở đâu đó trên thế giới thì tiền trong Ngân hàng lại chảy vào Vàng và USD, lúc đó Ngân hàng còn một lượng rất nhỏ tiền để cứu thanh khoản lại bị người dân rút hết để mua Vàng, mua USD thì kiểu đầu cơ nhà, đất (găm hàng) của Ngân hàng và DN BĐS khác nào kiểu Magin cao trong khi giá xuống trong chứng khoán.

Mấy thằng đầu cơ cũng là những lũ ngu đốt, bây giờ chết chung cùng với chủ đầu tư, nhưng lũ này lại nằm trong nhóm tham quan.
Gốc rễ vẫn là nhóm tham quan, lợi ích nhóm. Nếu không lật đổ được lũ này thì khó mà soay chuyển được tình hình.

Tôi thấy Ông Tổng Bí thư nói nhiều lắm, thuyết trình nhiều lắm tại các buổi tiếp xúc cử tri tại Hà Nội, Ông ta bảo Trung ương sẽ làm mạnh công tác phòng chống tham nhũng, nhưng chẳng biết làm đến đâu? Khi lợi ích nhóm nó vẫn sờ sờ ra đó mà chẳng làm được thì chống gì? Chống ai?

Chỉ biết người dân bức xúc đến lỗi cứ có vụ việc gì liên quan đến dân thì họ lại sôi lên và chống đối, họ chửu quan tham như lũ chó, họ coi khinh như con vật, vậy mà quan tham cứ lờ đi để sống, coi như tai điếc, thế không biết nhục à?
Không biết họ có còn là con người nữa không vậy? Tôi biết chắc chắn một số hiền tài đang viết lại những dòng sử sách này, tôi hy vọng khoảng 100 năm nữa con cháu nó sẽ ca nhiều bài ca chửi đến ngàn thu, rồi nhục đến ngàn thu thôi những con mọt của đất nước, những lũ quan tham, lũ lợi ích nhóm ạ.

BĐS 2014, Tôi sẽ chờ và sẽ đợi!

DN Bất động sản chết đi, chết nhanh lên cho người dân được nhờ!

Tôi cho rằng bất động sản sẽ rơi tự do, vấn đề là sớm hay muộn mà thôi.

Hiện nay Ngân hàng đang cùng trên một con thuyền với DN bất động sản vì vậy Ngân hàng cố nứu kéo, cố găm lại nợ xấu trong kho của VAMC mà chưa mang BĐS ra phát mãi, bán tháo lấy tiền.
Lý do Ngân hàng còn đang cầm cự được là vì hiện nay một số DN trong các ngành kinh tế khác ngoài lĩnh vực BĐS, XD còn đang còng lưng nuôi khối DN còn lại.
Các DN hoạt động trong các lĩnh vực XNK, thương mại, may mặc, nông lâm nghiệp, thủy sản, điện nước, ga, xăng dầu đang nuôi các Ngân hàng TM và những DN BĐS.
Bởi vì các DN còn đang hoạt động này đã đang vay vốn của ngân hàng và họ đang trả tiền lãi vay, số tiền lãi vay này đang được ngân hàng lấy để tự nuôi sống ngân hàng và lấy một phần lợi nhuận để trích lập dự phòng rủi ro. Nhưng nếu tình hình XNK khó khăn, tình hình số DN giải thể, ngừng hoạt động tiếp tục tăng cao thì khả năng Ngân hàng TM và DN BĐS sống dựa vào các DN hoạt động trong các lĩnh vực khác là không còn lâu nữa. Điều này báo hiệu sự đổ vỡ của BĐS chỉ là vấn đề thời gian.

Hiện nay Ngân hàng đang thừa rất nhiều tiền, thậm chí còn cho vay với lãi suất thấp hơn lãi suất huy động. Điều này sẽ báo hiệu một điều rằng lợi nhuận của Ngân hàng trong thời gian tới sẽ giảm mạnh, nó rất phù hợp với đánh giá của Thị trường chứng khoán đối với cổ phiếu của ngành Ngân hàng. Trong thời gian từ ngày 01.01 đến ngày10/3 hầu hết các cổ phiếu (tốt) đã tăng từ 30 đến 200%, ngoại trừ cổ phiếu của Ngân hàng, trong đó có một số ít ngân hàng cổ phiếu tăng được 5 – 10%. Tuy nhiên, rất nhiều ngân hàng giá cổ phiếu không tăng mà còn giảm. Điều đó nói lên rằng các nhà đầu tư đánh giá rất thấp hoạt động kinh doanh của khối Ngân hàng trong thời gian tới, ngoài ra ngân hàng còn hàng loạt vấn đề ung nhọt chưa xử lý được như Nợ xấu ngập đầu, vấn đề đạo đức của cán bộ ngân hàng xuống cấp nghiêm trọng…
Nói đơn cử nhất là cổ phiếu của BID một ngân hàng hàng đầu của VN, trước khi nên sàn thì luôn trong tình trạng “mẹ hát con khen hay” nhưng khi lên sàn rồi thì biết ngay, thị trường rất công bằng, nó sẽ đánh giá rất đúng, chính xác, không thiên vị ai cả. Vì vậy chỉ sau 5 phiên giao dịch vốn hóa của Ngân hàng BID đã bị bốc hơi hơn 6.000 tỷ đồng (cổ phiếu giảm từ 18.600 đồng/01cp xuống còn 15.800 đ/01cp).
Trong những phiên gần đây rất nhiều cổ phiếu của các ngân hàng đã giảm, thậm chí giảm nhiều phiên liên tục và thanh khoản thấp.

Như vậy là đã rõ, thị trường đánh giá rất đầy đủ và chính xác, khi kỳ vọng về lợi nhuận của ngân hàng giảm thì Ngân hàng không thể có nhiều lợi nhuận để trích lập dự phòng rủi ro để xử lý đống nợ xấu là BĐS. Như vậy vấn đề Ngân hàng TM mang BĐS ra phát mãi và bán đầu giá, bán tháo để lấy tiền xử lý nợ xấu chì còn là vấn đề thời gian.

Khi Ngân hàng mang tài sản là BĐS ra xử lý và các DN cũng đua nhau cạnh tranh với khách hàng của Ngân hàng thì lúc đó chính là lúc BĐS sẽ đổ vỡ.
Sự đổ vỡ này là điều không thể tránh khỏi, bởi chỉ cần nhìn vào lượng hàng tồn kho của BĐS thì biết là cung đã vượt xa gấp hàng trăm lần cầu rồi. Vậy DN BĐS có chờ, có găm hàng chờ được đến khi Cung – Cầu cân bằng không? Nó có thể là 40 đến 50 năm nữa đấy!
Với tình hình hiện tại, chỉ cần 01 đến 2 năm nữa là biết ngay, hiện nay tôi biết các DN BĐS đang cố bóp bụng, bán dần tài sản để ăn tiêu, còn nợ ngân hàng thì không trả được và được Ngân hàng khoanh nợ để đó. Nhưng Ngân hàng cũng không thể khoanh nợ mãi được.

Nói đến thị trường chứng khoán: hiện nay không có thông tin vĩ mô nào tốt cả, ngoài việc các DN BĐS mua tin các tờ báo lá cải để cố tung tin vịt rằng BĐS đang ấm dần, giá BĐS đang tăng lên. Nhưng tôi lại nghe rất nhiều ý kiến trái chiều, mọi người phải bỏ thời gian đi vòng quanh Hà Nội khoảng 3 ngày liền để biết BĐS tồn kho nhiều như thế nào thì biết ngay mà. Chỉ vì đua nhau mua cổ phiếu mà thị trường chứng khoán đã tăng điểm vượt quá kỳ vọng, đến nay nó đã tăng gần 17%, bằng với cả năm 2013. Nếu cứ đà này chắc nó tăng đến 200%???!!! Nhưng sẽ chẳng có chuyện đó xảy ra đâu. Các Nhà cái và khối tự doanh đang nhử con mồi vào cái bẫy đã đặt sẵn, con mồi khi được ăn một chút rồi sẽ ham ăn hơn và khi đó bẫy mới xập xuống. Chắc chắn cuối tháng 3 thị trường sẽ điều chỉnh làm 3 hoặc 4 đáy, đừng vội bắt đáy mà thành bắt phải lưỡi dao rồi đứt tay đó. VN-index sẽ chỉ còn 535 đến 540 điểm vào cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4 tới.

Còn một cái cọc cuối cùng để kinh tế VN bám vứu vào đó là TPP, nhưng tôi hy vọng Bộ Thương Mại Hoa Kỳ và Quốc Hội Hoa kỳ sẽ nghĩ đến người dân VN, họ sẽ hành động vì dân chủ và nhân quyền, họ biết ở VN các quan chức và các cơ quan Nhà nước đang bắt tay với nhóm lợi ích để cố nứu kéo giá BĐS, đẩy giá BĐS lên cao và người dân luôn chịu thiệt, người thu nhập trung bình không bao giờ mơ đến có nhà ở. Các quan chức VN và các cơ quan nhà nước VN đang hy vọng vào TPP để kinh tế khởi sắc, khi đó BĐS sẽ được đu dây và ăn hơi theo, lúc đó giá BĐS sẽ tăng. Tôi mong sao Bộ Thương mại và Quốc Hội Hoa Kỳ sẽ thương người nghèo của VN đừng cho kết thúc sớm vòng đàm phán TPP, chờ đến khi chính thức BĐS đổ vỡ hãy cho gia nhập TPP.

Tôi đã chờ 3 năm để giá nhà giảm xuống để mua vì tôi có rất ít tiền và tôi sẽ chờ thêm 3 năm nữa hoặc lâu hơn, tôi đã chờ được 3 năm rồi thì không có lý gì tôi không chờ thêm được 3 đến 5 năm nữa.

HNX30

Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) vừa công bố danh mục bổ sung và thay thế các cổ phiếu trong rổ VN30 kỳ một năm 2013. Theo đó, cổ phiếu ITA của Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Tạo do bà Đặng Thị Hoàng Yến làm Chủ tịch HĐQT và cổ phiếu NTL của Công ty cổ phần Phát triển Đô thị Từ Liêm bị loại ra khỏi rổ VN30.

Nguyên nhân, ITA hiện là cổ phiếu bị cảnh báo (từ 20/9/2012), còn NTL bị loại vì tỷ lệ vốn hóa không đủ điều kiện dù mới được đưa vào rổ VN30 từ tháng 7/2012. Thay thế cổ phiếu ITA và NTL là hai mã PGD của Công ty cổ phần Phân phối Khí thấp áp Dầu khí Việt Nam và cổ phiếu CSM của Công ty cổ phần Công nghiệp Cao su Miền Nam.

Cổ phiếu ITA, NTL, PGD, CSM đóng cửa phiên 14/1 có giá lần lượt 6.000 đồng, 16.300 đồng, 32.200 đồng, 26.900 đồng.


Trước đó vào tháng 7 năm 2012, HOSE cũng loại 4 mã SJS của Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Khu công nghiệp Sông Đà, HVG của Công ty cổ phần Hùng Vương, KDH của Công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh nhà Khang Điền và QCG của Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai ra khỏi rổ VN30. Thay vào đó là 4 mã HSG của Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen, DRC của Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng, NTL của Công ty cổ phần Phát triển đô thị Từ Liêm và MBB của Ngân hàng cổ phần Quân Đội.

April 22, 2014

HNX30_2013/11/01

Thời gian áp dụng bắt đầu từ ngày 1/11/2013

STTMã CkTên công tyTỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng (%)
1ACBNgân hàng cổ phần Á Châu70
2SHBNgân hàng cổ phần Sài Gòn - Hà Nội80
3PVSCông ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí40
4KLSChứng khoán Kim Long85
5VCGTổng công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam25
6SCRCông ty Địa ốc Sài Gòn Thương Tín80
7LASCông ty Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao30
8DBCCông ty cổ phần Nông sản Bắc Ninh60
9VNDChứng khoán VNDirect70
10NTPCông ty Nhựa Tiền Phong30
11SHSChứng khoán Sài Gòn - Hà Nội75
12PGSCông ty Kinh doanh Khí hóa lỏng miền Nam60
13PVCCông ty Dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí55
14BVSChứng khoán Bảo Việt40
15PLCHóa dầu Petrolimex25
16HUTCông ty Tasco75
17AAANhựa và Môi trường xanh An Phát90
18VGSỐng thép Việt Đức VG PIPE90
19PVGKinh doanh Khí hóa lỏng miền Bắc65
20BCCXi măng Bỉm Sơn30
21PVLBất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam80
22DCSGỗ Đại Châu100
23IDJĐầu tư Tài chính Quốc tế và phát triển DN IDJ100
24ICGXây dựng Sông Hồng90
25PVETư vấn đầu tư và Thiết kế dầu khí50
26SDTSông Đà 1050
27NBCThan Núi Béo - Vinacomin50
28SD9Sông Đà 945
29SD6Sông Đà 665
30EIDĐầu tư và Phát triển giáo dục Hà Nội65
Danh sách cổ phiếu dự phòng
STTMã CKTên công ty
1HBSChứng khoán Hòa Bình
2WSSChứng khoán Phố Wall
3HOMXi măng VICEM Hoàng Mai
4TCSThan Cao Sơn - Vinacomin
5SD5Sông Đà 5
6UNIViễn Liên
7PV2Đầu tư PV2
8TNGĐầu tư và Thương mại TNG
9SEDĐầu tư và Phát triển Giáo dục Phương Nam
10PFLDầu khí Đông Đô

April 21, 2014

Cổ phiếu tăng trưởng

Cổ phiếu tăng trưởng là cổ phiếu của những doanh nghiệp có doanh thu, lợi nhuận, tài sản cố định , nguồn nhân lực....liên tục tăng trưởng hàng năm, sự tăng trưởng của doanh nghiệp thuờng luôn đi kèm với sự tăng trưởng GDP.

* Những yếu tố nào làm cho 1 doanh nghiệp liên tục tăng trưởng :

- Doanh nghiệp được hưởng lợi thế độc quyền gần như tuyệt đối trong kinh doanh ;

- Doanh nghiệp luôn được quản trị tốt bởi bộ máy quản lý giỏi với những lãnh đạo doanh nghiệp đầy tính sáng tạo, tâm huyết và trách nhiệm. Doanh nghiệp chấp nhận sự cạnh tranh gay gắt từ thị trường, tuy nhiên nếu quản trị giỏi không thôi thì chưa đủ để doanh nghiệp liên tục tăng trưởng, mà sự tăng trưởng còn phụ thuộc vào sự cải thiện môi trường kinh doanh cũng như nền kinh tế liên tục tăng truởng để tạo đầu ra cho doanh nghiệp ;

- Doanh nghiệp được các cổ đông sáng lập hay Tập đoàn bao cho đầu ra của sản phẩm . Ở hình thức này, sự tăng trưởng của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào sự tăng trưởng của các cổ đông sáng lập hay sự tăng trưởng của các thành viên trong 1 tập đoàn ;

- Doanh nghiệp được thay đổi cơ chế quản lý từ việc cổ phần hóa DNNN :

+ Nếu kết quả cổ phần hóa là tốt như việc thay thế hay bổ sung nguồn nhân lực giỏi, cơ chế lương thưởng...cũng là động lực cho sự tăng trưởng những năm sau cổ phần hóa ;

+ Khi còn là DNNN kinh doanh hiệu quả, thì sau cổ phần hóa doanh nghiệp lại càng có nhiều điều kiện để kinh doanh hiệu quả hơn.

* Những tập đoàn kinh tế nhà nước như Bưu chính viễn thông, Xăng dầu, Dầu khí, Điện lực.....trong vài chục năm qua còn gặp rất nhiều bất cập trong cơ chế quản lý, trong nhân sự điều hành, nếu nói trình độ quản trị doanh nghiệp thì còn thua xa khu vực tư nhân, tuy nhiên nhờ hưởng lợi từ độc quyền kinh doanh mà liên tục tăng truởng về tài sản, doanh thu, lợi nhuận...sự tăng trưởng đó đều đi cùng với đà tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên những lợi thế về độc quyền kinh doanh đang ngày càng giảm dần .

* Xuất phát điểm cho thời kỳ tăng trưởng của hệ thống doanh nghiệp VN có lẽ được bắt đầu cách đây 20 năm khi Chính phủ bắt đầu có nhiều chính sách đổi mới kinh tế. Tiến trình liên tục đổi mới chính sách kinh tế theo hướng hội nhập là 1 tiến trình làm cho môi trường kinh doanh được tốt lên.

- Trong tiến trình này, đối với những doanh nghiệp không được hưởng ưu thế độc quyền, phải ở vị thế cạnh tranh mà nếu có bộ máy lãnh đạo tốt thì liên tục tăng trưởng ;

- Doanh nghiệp phát triển trong thời kỳ đầu của đổi mới thường có nhiều thuận lợi khách quan hơn do sự cạnh tranh còn ở mức độ thấp ;

- Xuất phát điểm của doanh nghiệp ở qui mô nhỏ thì thường tốc độ tăng trưởng nhanh vì dễ quản lý, tuy nhiên khi doanh nghiệp đã phát triển ở qui mô lớn, nếu như tốc độ đổi mới quản trị doanh nghiệp không theo kịp hoặc chậm đổi mới thì tốc độ tăng trưởng sẽ chậm đi, thậm chí đi vào chu kỳ suy thoái, khủng hoảng...

* Nhận biết và đánh giá về sự tăng truởng của doanh nghiệp trong ngắn hạn và trung hạn :

- Nghiên cứu về lịch sử phát triển của doanh nghiệp qua các thời kỳ kinh tế, xác định tốc độ tăng doanh thu lợi nhuận, nguồn vốn chủ sở hữu ;

- Đánh giá những mảng kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp, khả năng tăng doanh thu của từng loại sản phẩm dịch vụ ;

- Nghiên cứu về khả năng tăng trưởng của từng ngành nghề trong tương lai và xác định vị thế của doanh nghiệp trong các ngành nghề đó ;

- Đánh giá về bộ máy quản trị doanh nghiệp, nguồn nhân lực thay thế ;

- Đánh giá về thu nhập của người lao động và bộ máy quản lý so với mặt bằng xã hội cũng như so với trong ngành . Nếu thu nhập ở diện cao ( không tính tới các doanh nghiệp độc quyền ) thì doanh nghiệp đó có nguồn nhân lực tốt - Đây là 1 trong những yếu tố đảm bảo cho sự phát triển ổn định của doanhnghiệp ;

- Nhu cầu của thị trường sẽ ra sao trong ngắn hạn và trung hạn ?

- Các dự án đầu tư vào ngành nghề đó đã bão hòa hay chưa trong hiện tại, tương lai ngắn hạn và trung hạn . Nếu cung lớn hơn cầu thì sự tăng truởng của doanh nghiệp sẽ bị hạn chế nhiều nếu như chưa nói tới suy giảm doanh thu, lợi thuận, thậm chí thua lỗ nếu tình hình tài chính doanh nghiệp không lành mạnh .

* Xác định triển vọng doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp tăng trưởng :

- Đây là việc khó, có ngành nghề kinh doanh xác định dễ, có ngành nghề kinh doanh thì xác định khó, chưa nói tới những rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt trong 1 môi trường kinh doanh còn chưa được hoàn thiện như nuớc ta .

- Trong tương lai gần ( từ 1 - 2 năm ) thì doanh nghiệp có thể lập kế hoạch tương đối chính xác, còn trong trung hạn thì khó khăn hơn nhiều ;

- Cách đây 10 năm, có lẽ ít có doanh nghiệp niêm yết nào nghĩ rằng sau 10 năm doanh nghiệp mình đạt được lợi nhuận sau thuế trên 100 tỷ với nguồn vốn chủ sở hữu lúc đó chỉ vài tỷ cho đến 20 tỷ , tuy nhiên hiện nay số doanh nghiệp niêm yết đạt được lợi nhuận hàng năm trên 100 tỷ là không hiếm.

- Nguời viết bài này có thể nhìn nhận thấy từ 3 - 5 năm nữa, 1 bộ phận doanh nghiệp niêm yết có khả năng tăng gấp đôi lợi nhuận so với hiện tại .

- Kinh nghiệm thế giới chỉ ra rằng khi nền kinh tế liên tục tăng trưởng qua các năm và đến thời kỳ của những nước phát triển nhất, tốc độ tăng GDP chậm, đi cùng với tốc độ tăng trưởng chậm của hệ thống doanh nghiệp .

- Ở VN , trình độ và kiến thức quản trị doanh nghiệp còn nhiều hạn chế so với thế giới, doanh nghiệp càng lớn thì quản lý càng khó và như vậy hiệu quả sử dụng vốn sẽ giảm. Nhỏ thì tăng trưởng nhanh nhưng lớn thì tăng trưởng chậm.

- Nhưng xác định thế nào là doanh nghiệp quy mô nhỏ, quy mô vừa, quy mô lớn so với tầm quản trị doanh nghiệp ? Rất khó đưa ra 1 tiêu chí chung vì còn tùy thuộc vào đặc điểm của từng ngành nghề kinh doanh cũng như tiến trình nâng cao kiến thức quản trị doanh nghiệp của toàn xã hội .

- Nếu nhà đầu tư chứng khoán xác định được một cách dễ dàng sự tăng trưởng doanh thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong trung hạn thì việc đầu tư vào 1 danh mục cổ phiếu tăng trưởng khó mà thua lỗ như trong bối cảnh mặt bằng giá chứng khoán hiện nay.

- Nhà đầu tư giá trị, thường là tổ chức nước ngoài và trong nước khi đã xác định được những loại cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng nhanh thì họ sẵn sàng đầu tư lâu dài, nếu như so với mặt bằng chứng khoán của ngày hôm nay, nếu trong ngắn hạn cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng cao có tăng giá trị tới 30%- 40% thì họ cũng không bán, vì nhiều lý do - Đây là 1 thực tế .

- Lựa chọn những cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng cao để hình thành 1 Danh mục đầu tư tốt thì với mặt bằng Index dao động trong khoảng trên dưới 500 điểm sẽ không bao giờ bị lỗ, mà chỉ có lãi trong trung hạn, tất nhiên là đạt được mức lợi nhuận hấp dẫn trong tương lai . Tuy nhiên nếu chọn nhầm cổ phiếu và mua ở mức giá không hợp lý thì rủi ro trong đầu tư sẽ tăng lên .

* Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp :

- Nhiều doanh nghiệp có tốc độ tăng truởng từ 30%- 50% ở thời kỳ cách đây 5 năm - 10 năm, tuy nhiên khi qui mô doanh nghiệp ngày càng tăng lên thì tốc độ tăng trưởng giảm dần , thuờng ở mức 20% - 30% .

- Trong giai đoạn hiện nay, nếu xác định được mức tăng trưởng ổn định hàng năm dao động từ 15% - 30% và với 1 giá mua hợp lý thì cũng là lựa chọn được cổ phiếu tốt .

- Đi cùng với việc lựa chọn cổ phiếu tăng truởng, nhà đầu tư cũng cần quan tâm đến chính sách cổ tức tại doanh nghiệp - Đây là yếu tố đảm bảo cho tính thanh khoản cũng như thể hiện được kết quả đầu tư.

* Lựa chọn 1 Danh mục cổ phiếu tăng trưởng để đầu tư với 1 mức giá hợp lý thì thường luôn đảm bảo thành công . Giá hợp lý ở đây là thấp so với khả năng tăng trưởng trong tương lai của doanh nghiệp. Ví dụ ngày hôm nay , bạn mua cổ phiếu với mức giá P/E = 10, nhưng 2 năm sau P/E = 5 ( lấy P là giá mua vào ).

* Nhà đầu tư chứng khoán không chỉ lựa chọn cổ phiếu tăng trưởng cao, nhiều quỹ đầu tư còn lựa chọn những cổ phiếu ít tăng trưởng nhưng rủi ro kinh doanh thấp như đầu tư vào các nhà máy điện với mức giá hợp lý hay những cổ phiếu có mức tăng trưởng thấp nhưng lợi nhuận và cổ tức cao....

* Trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang lình xình hiện nay thì có nên đầu tư vào cổ phiếu tăng trưởng không ?

- TTCK lình xình thì không có lợi cho đầu tư lướt sóng , tuy nhiên nếu nắm giữ toàn bộ hoặc gần như toàn bộ vốn liếng bằng tiền mặt thì không yên tâm.

- Đầu tư vào ngoại tệ mạnh chỉ là cách bảo toàn vốn ;

- Đầu tư vào vàng trong thời điểm hiện nay có thể thua lỗ do kinh tế thế giới ngày càng khởi sắc và có nhiều dấu hiệu phục hồi trong thời gian tới, giá vàng có thể giảm .

- Đầu tư vào bất động sản cũng không dễ dàng sinh lời, nếu lựa chọn bất động sản tốt thì chỉ là cách giữ tiền cộng với khả năng sinh lời rất thấp. Các nhà đầu tư chứng khoán có nhiều vốn thường dành 1 tỷ trọng vốn cho danh mục bất động sản, tuy nhiên họ đều nghĩ rằng đầu tư chứng khoán mới nhanh chóng đem lại lợi nhuận nhiều so với các kênh đầu tư khác nếu như họ có phương pháp đầu tư tốt.

- TTCK lình xình là cơ hội tốt cho đầu tư giá trị và thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân đầu tư lớn vì họ có điều kiện giải ngân ở mức giá tốt .

- Hiện nay 1 số công ty chứng khoán đang “ cổ vũ “ cho TTCK đi xuống, tuy nhiên sẽ không ngạc nhiên khi những công ty chứng khoán đó, và khách hàng ruột của họ đang giải ngân dần .

- TTCK đang lình xình nhưng nhà đầu tư thì không thờ ơ. Đối với gần như tất cả những nhà đầu tư còn tiền mặt thì họ đang canh giá, đang phải làm việc rất vất vả để nắm bắt sát sao những chuyển động của thị trường.

- TTCK lình xình là cơ hội rất tốt cho đầu tư vào các cổ phiếu tăng trưởng, nhà đầu tư có thể thu lời 20% vào thời điểm cuối năm ./.

April 20, 2014

EPS và P/E

EPS (Earning Per Share) là lợi nhuận (thu nhập) trên mỗi cổ phiếu.

Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường đang được lưu hành trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp, được tính bởi công thức:

EPS = (Thu nhập ròng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / lượng cổ phiếu bình quân đang lưu thông.

Trong việc tính toán EPS, sẽ chính xác hơn nếu sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ để tính toán vì lượng cổ phiếu thường xuyên thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên trên thực tế người ta thường hay đơn giản hoá việc tính toán bằng cách sử dụng số cổ phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối kỳ. Có thể làm giảm EPS dựa trên công thức cũ bằng cách tính thêm cả các cổ phiếu chuyển đổi, các bảo chứng (warrant) vào lượng cổ phiếu đang lưu thông.

EPS thường được coi là biến số quan trọng duy nhất trong việc tính toán giá cổ phiếu. Đây cũng chính là bộ phận chủ yếu cấu thành nên tỉ lệ P/E. Một khía cạnh rất quan trọng của EPS thường hay bị bỏ qua là lượng vốn cần thiết để tạo ra thu nhập ròng (net income) trong công thức tính trên.

Hai doanh nghiệp có thể có cùng tỷ lệ EPS nhưng một trong hai có thể có ít cổ phần hơn tức là doanh nghiệp này sử dụng vốn hiệu quả hơn. Nếu như các yếu tố khác là cân bằng thì rõ ràng doanh nghiệp này tốt hơn doanh nghiệp còn lại. Vì doanh nghiệp có thể lợi dụng các kỹ thuật tính toán để đưa ra con số EPS hấp dẫn nên các nhà đầu tư cũng cần hiểu rõ cách tính của từng doanh nghiệp để đảm bảo "chất lượng" của tỉ lệ này. Tốt hơn hết là không nên dựa vào một thước đo tài chính duy nhất mà nên kết hợp với các bản phân tích tài chính và các chỉ số khác.

Hệ số giá trên thu nhập (P/E) là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư.Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng quyết định đến giá thị trường của cổ phiếu đó. Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường (Market Price - P) và thu nhập của mỗi cổ phiếu (Earning Per Share - EPS) và được tính như sau: P/E = P/EPS

Trong đó giá thị trường P của cổ phiếu là giá mà tại đó cổ phiếu đang được mua bán ở thời điểm hiện tại; thu nhập của mỗi cổ phiếu EPS là phần lợi nhuận ròng sau thuế mà công ty chia cho các cổ đông thường trong năm tài chính gần nhất.

P/E cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần, hay nhà đầu tư phải trả giá cho một đồng thu nhập bao nhiêu. P/E được tính cho từng cổ phiếu một và tính trung bình cho tất cả các cổ phiếu và hệ số này thường được công bố trên báo chí.

Nếu hệ số P/E cao thì điều đó có nghĩa là người đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai; cổ phiếu có rủi ro thấp nên người đầu tư thoả mãn với tỷ suất vốn hoá thị trường thấp; dự đoán công ty có tốc độ tăng trưởng trung bình và sẽ trả cổ tức cao.

Hệ số P/E rất có ích cho việc định giá cổ phiếu. Giả sử người đầu tư có cổ phiếu AAA không được giao dịch sôi động trên thị trường, vậy cổ phiếu đó có giá bao nhiêu là hợp lý? Lúc đó cần nhìn vào hệ số P/E được công bố đối với nhóm các loại cổ phiếu tương tự với cổ phiếu AAA, sau đó nhân thu nhập của công ty với hệ số P/E sẽ cho chúng ta giá của loại cổ phiếu AAA.

ROA và ROE

ROA là tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (Return on total assets)

ROA đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty.

Công thức:

                                   Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường
                  ROA  =   --------------------------------------------------------------------
                                    Tổng tài sản
ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản). ROA đối với các công ty cổ phần có sự khác biệt rất lớn và phụ thuộc nhiều vào ngành kinh doanh. Đó là lý do tại sao khi sử dụng ROA để so sánh các công ty, tốt hơn hết là nên so sánh ROA của mỗi công ty qua các năm và so giữa các công ty tương đồng nhau.

Tài sản của một công ty được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn.

Ví dụ nếu công ty A có thu nhập ròng là 1 triệu USD, tổng tài sản là 5 triệu USD, khi đó ROA là 20%. Tuy nhiên nếu công ty B cũng có khoản thu nhập tương tự trên tổng tài sản là 10 triệu USD, ROA của B sẽ là 10%. Như vậy công ty A hiệu quả hơn trong việc biến đầu tư thành lợi nhuận.

Các nhà đầu tư cũng nên chú ý tới tỷ lệ lãi suất mà công ty phải trả cho các khoản vay nợ. Nếu một công ty không kiếm được nhiều hơn số tiền mà chi cho các hoạt động đầu tư, đó không phải là một dấu hiệu tốt. Ngược lại, nếu ROA mà tốt hơn chi phí vay thì có nghĩa là công ty đang bỏ túi một món hời.

ROE là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on common equyty)

ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường.
Công thức:

                                          Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường
                        ROE  =   --------------------------------------------------------------------
                                          Vốn cổ phần thường

Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào.

Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.

Khi tính toán được tỷ lệ này, các nhà đầu tư có thể đánh giá ở các góc độ cụ thể như sau:

- ROE nhỏ hơn hoặc bằng lãi vay ngân hàng, vậy nếu công ty có khoản vay ngân hàng tương đương hoặc cao hơn vốn cổ đông, thì lợi nhuận tạo ra cũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng.

- ROE cao hơn lãi vay ngân hàng thì phải đánh giá xem công ty đã vay ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường chưa để có thể đánh giá công ty này có thể tăng tỷ lệ ROE trong tương lai hay không.

Cà phê và tình yêu

★Thứ 1:
“Đừng nên hâm nóng lại café. Bởi nếu hâm nóng lại thì café sẽ mất hết mùi vị và gây ra vị đắng. Uống không ngon và sẽ có mùi khét.”

Cuộc sống có lẽ cũng như vậy. Việc hâm nóng lại café cũng như việc suy nghĩ quá nhiều về quá khứ. Nhiều người đang sống trong hôm nay nhưng đầu óc thì vẫn luôn trông ngóng về những thứ đã qua. Họ nuối tiếc, họ nhìn mãi về một mối tình đã xa hoặc nhớ nhung về một người nào đó mà quên mất đi rằng – những việc đó chỉ mang lại sự buồn chán và khó chịu thậm chí là gây ra sự đớn đau cho chính họ mà thôi. Quá khứ là những thứ qua rồi, đừng nên khơi nhắc lại mà hãy sống với thực tại thì hay hơn…

★Thứ 2:
“Hãy bảo đảm café bạn uống cần phải luôn tươi mới. Hãy uống ngay khi pha xong bởi café chỉ nên giữ ấm khoảng 15 phút trên bếp trước khi hương vị của nó trở thành khó chịu. Thưởng thức ngụm café đầu tiên với cảm giác sảng khoái, tuyệt vời…”

Tại sao không bắt đầu lại mọi thứ trong hôm nay khi mà thực tại là cơ hội của sự đổi mới? Hãy nắm bắt nó khi cơ hội vẫn còn. Không nên lãng phí thời gian mà hơn hết là hãy biết sử dụng nó để mọi thứ trở nên có ích hơn… Thay đổi mình, thay đổi khẩu vị, thay đổi một ly café và thưởng thức một mùi vị mới. Điều đó cũng nên lắm chứ khi mà mùi vị cũ – đã trở nên nhạt nhẽo đi nhiều rồi…

★Thứ 3:
“Hãy rang café đúng cách. Nếu xay quá nhuyễn café sẽ trở nên quá đắng. Nếu xay quá thô café sẽ chỉ là nước loãng…”

Về nguyên tắc này cũng giống như việc đòi hỏi về sự quan tâm, săn sóc trong tình yêu vậy. Nó nhắc nhở ta nên biết cân nhắc và trân trọng với những gì mình đang có. Sự quan tâm quá mức đôi khi sẽ không đem lại một kết quả như ý mà thậm chí còn làm hư hỏng một tình yêu. Nhưng ngược lại, nếu thiếu vắng đi sự săn sóc, hay vì quá vô tâm và hời hợt thì tình cảm cũng sẽ trở nên khô khan và nhạt nhẽo. Mất dần đi vị ngọt rồi sớm muộn cũng trở thành thứ nước loãng mà thôi.

★Thứ 4:
“Đừng cố sử dụng lại bã café – vì nó chỉ còn là vị đắng và sẽ có mùi khét khi pha.”

Nên dứt khoát trong việc tình cảm. Đừng nên cố gắng vớt vát với những thứ đã không thuộc về mình. Việc đừng sử dụng lại bã café cũng như việc không nên tìm gặp lại người yêu cũ. Sẽ chẳng thể đi đến một điều gì khi mà ta đứng này mà vẫn trông núi nọ. Tập trung và trân trọng với những gì mình đang có. Điều đó mới có thể tạo nên một hương vị café thực sự cũng như là một điều cốt yếu để tạo dựng một hạnh phúc cho bản thân.

Lời kết:
Để có được một ly café ngon – người pha đòi hỏi phải có một kiến thức rộng rãi. Để có một tình yêu thật sự đẹp, không thể không đòi hỏi những sự vun vén của cả hai. Yêu như thế nào, cư xử và cách quan tâm ra sao, bên ly café cuộc sống đã nói lên rất nhiều. Thôi thì hãy để một sáng đẹp trời, qua nhà đón người mà mình yêu mến. Nhẹ nhàng ăn sáng, rồi nhẹ nhàng thưởng thức một ly café thật đậm đà và tươi mới. Không mùi khét, không vị đắng và chẳng còn loãng nhạt… Từ từ uống, từ từ tìm thưởng thức và từ từ tìm hiểu một Triết Lý Café…

Thêm một triết lý về café: Café có đường!

★Thứ 5:
Cuộc sống cũng giống như 1 ly café. Bạn ngồi bên cửa sổ, nhấc tách café lên… nhấp 1 ngụm… và chợt nhận ra rằng, ly cafe chưa có đường. Rồi bởi vì ngại đứng dậy để lấy đường, bạn ngồi đó và uống ly café đắng. Khi ly café đã cạn, bạn mới phát hiện ra rằng đường đã không tan ra và dính ở đáy ly…

Chúng ta mất quá nhiều thời gian để băn khoăn tại sao cuộc đời lại quá ảm đạm, nhạt nhẽo…, và tốn rất nhiều thời gian đi tìm kiếm sự ngọt ngào trong khi ta chỉ cần khuấy lên. Chính tôi, chính bạn sẽ làm cho cuộc sống của mình đầy hương vị nếu ta không chờ đợi. Hãy tận hưởng ly café của cuộc sống!

Một số điều nên tránh trên Facebook

1. Tag ảnh bừa bãi★
Đây là một trong những hành vi phổ biến vào bậc nhất trên FB, thường được các spammer sử dụng để gây sự chú ý của mọi người đối với bức ảnh của mình, chủ yếu để tranh thủ thực hiện mục đích kinh doanh nào đó. Tuy nhiên, cũng có những người ra sức tag bạn bè của mình vào những bức ảnh chẳng liên quan gì chỉ để “cho vui” (vui theo cách nghĩ của họ). Thậm chí những người bạn được tag cũng chẳng phải dạng bạn bè thân thiết gì cho lắm, có khi còn chưa từng biết nhau ngoài đời bao giờ. Và thường thì đã tag thuận lợi 1 lần mà không nhận được phản ứng khó chịu nào từ người được tag, các tagger sẽ coi đó là một dấu hiệu chấp thuận cho những lần tag tiếp theo.

Cách đối phó với những người hay tag bừa bãi? Lịch sự thì bạn có thể gửi tin nhắn cá nhân (PM) cho họ rồi nói rằng bạn không thích, và họ nên dừng việc làm phiền này lại. Cũng có người thẳng tính thì lại chọn cách unfriend để tránh bị làm phiền triệt để.

2. Post bài qua lại giữa các trang MXH
Việc làm này sẽ tạo cảm giác giống như người post bài chẳng có nhiều điều để nói, nhưng vẫn muốn gây sự chú ý vậy. Những bài viết giống nhau y xì đúc được post theo dạng « via » sẽ xuất hiện cùng lúc trên các trang Twitter, FB, Google+, v.v… của họ.

3. Tự like ảnh do mình post★
Bạn vừa mới chia sẻ lên FB của mình một bức ảnh mà bạn cho là cực kỳ đẹp? Như thế quá là hay! Nhưng tiếp đến, bạn cũng lại tự like bức ảnh đó luôn? Ai cũng biết là bạn phải tâm đắc với nó lắm thì mới chọn để đăng lên rồi. Thế nhưng, với nhiều người, họ làm thế với một “động cơ”, đó chính là việc tự like sẽ khiến cho bức ảnh được xuất hiện lại lần nữa trên trang News Feed của bạn bè. Thông qua đó, họ sẽ tạo được điểm nhấn và nếu như bức ảnh đó mang mục đích kinh doanh thì họ đã thành công phần nào.

4. Mời tham gia Page mới lập★
Với những người có công việc kinh doanh cần được quảng bá rộng rãi thì FB là một môi trường lý tưởng. Bằng một Fan page, bạn có thể đăng tin bài và ảnh về sản phẩm dịch vụ của mình lên đó rồi mời bạn bè vào like để liên tục cập nhật những gì bạn đăng lên. Tuy nhiên, thay vì liên tục đưa ra những lời mời gọi, có lẽ bạn nên xem lại cách chăm sóc Fan Page của mình thì hơn. Tại sao bạn không chọn cách đăng lên những tin bài có nội dung chọn lọc, thú vị rồi chia sẻ chúng lên trang FB cá nhân của mình để bạn bè cùng thấy rồi để họ tự quyết định có nên like page hay không? Cách này có thể chậm tăng fan, nhưng nó sẽ đảm bảo cho bạn có được một lượng fan trung thành chứ không phải kiểu fan “gượng ép”, chỉ chực ấn nút Unlike.

5. Mời dùng App★
Việc lên FB suốt ngày chỉ để chơi game kiểu Farmville vốn đã chẳng phải điều gì hay ho cho lắm. Thế nên khi chơi xong, bạn cũng chẳng nên mời bạn bè mình tham gia cùng làm gì cả. Rất nhiều người đã phải chịu cảm giác phiền phức và ngán ngẩm khi mở notification lên lại chỉ có những lời mời chơi game hay dùng ứng dụng kiểu như thế. Nên là nếu bạn có chơi game gì trên FB thì cứ chơi thôi, đó là quyền của bạn. Còn nếu khi game đó hỏi bạn có muốn mời thêm ai tham gia không, thì hãy vui lòng nhấn nút Skip nhé.

6. Gợi ý kết bạn★
Đây cũng là một trong những hành vi ít gặp nhưng cũng gây ra khá nhiều cảm giác phiền phức. Những người được gợi ý kết bạn với nhau kiểu này thường là không quen biết gì nhau, chỉ là do spammer nào đó rảnh rỗi nổi hứng lên rồi chọn lựa ngẫu nhiên một cơ số người trong danh sách bạn bè của mình và nhấn nút “Suggest” để gợi ý những người đó với nhau. Bằng cách này, nhiều người đã nhầm tưởng rằng chính spammer kia là người gửi lời mời kết bạn nhưng thực chất thì không phải. Facebook có luật phạt những người trực tiếp gửi quá nhiều lời mời kết bạn cho người khác, nhưng với cách gợi ý kiểu này thì những spammer sẽ thoát tội mà vẫn có thể khiến người khác phải bực mình. Vì thế, nếu bạn thấy giữa những người bạn trên FB của mình không có nhiều điểm gì chung cho lắm thì đừng mất công gợi ý họ kết bạn với nhau kiểu này.

7. Tự ý thêm bạn bè mình vào các Group ngẫu nhiên★
Đây là một trong những hành vi “đáng lên án” bậc nhất trên FB. Không cần biết người khác có biết và có quan tâm hay không, các spammer sẽ tự ý thêm họ vào những Group vớ vẩn nào đó. Thế nên mới có chuyện bỗng dưng một ngày bạn thấy mình đã trở thành thành viên của một Group trời ơi đất hỡi toàn đăng những tin vớ vẩn mà chẳng hiểu mình đã tham gia từ bao giờ. Nếu điều đó xảy ra, hãy lập tức chọn nút “Leave Group” rồi Report nó, hoặc ít nhất là tắt chức năng báo notification đi. Tiếp đến, bạn cũng nên đặt câu hỏi về việc có nên tiếp tục làm bạn với cái người đã tự ý đưa bạn vào Group đó hay không.

8. Nhắn tin hàng loạt để xin like★
Từ lâu, chức năng gửi tin nhắn đã bị nhiều người lợi dụng để xin Like cho Fan page hoặc xin vote trong các cuộc thi trên FB. Đa số mọi người đều vì cả nể mà làm theo, chứ thực lòng họ chẳng hề quan tâm đến cái Page hay cái ảnh kia gì hết.

9. Mời bạn bè tham gia sự kiện một cách bất hợp lý★
Khi bạn đọc được tin tức về một sự kiện nào đó mà bạn cho là thú vị, có lẽ bạn rất muốn mời bạn bè mình cùng tham gia. Tuy nhiên, hãy nên cân nhắn về điều kiện và sở thích của người được mời. Đừng mời các cựu SV tham gia các sự kiện chỉ áp dụng đối với SV, cũng như nếu sự kiện được tổ chức ở Việt Nam thì bạn cũng đừng nên mời những người đang sống ở Mỹ làm gì. Đằng nào thì họ cũng có tham gia được đâu.

10. Lạm dụng nút Like để câu like cho Fan page
Có nhiều dạng blog cho phép chủ nhân của nó thiết kế thêm những nút Like để khi người xem nhấn vào đó cũng tức là họ đã nhấn Like cho Fanpage trên FB của chủ Blog. Việc này sẽ không gây phiền hà gì nhiều, trừ phi những nút Like kia bị lạm dụng đến mức choán hết cả diện tích trang Blog, khiến cho những bài post bị “chìm nghỉm”.

11. “Chọc ngoáy” lung tung
Chức năng “chọc ngoáy” (Poke) này là một trong những chức năng vô bổ nhất trên FB và cần được sớm cho “về vườn”. Chẳng mấy ai cảm thấy hứng thú khi được bạn “chọc” cho một cái đâu.

12. Suốt ngày thở than về những thứ nhàm chán★
“Oa, mới ngủ dậy nè”, “Sáng nay lại chén bánh quy”, “Giời ơi, mệt mỏi quá, công với chả việc”, “Tớ lại đang bị kẹt xe rùi”...Những tín đồ Facebook kiểu này đang “rao vặt” mọi thứ nhàm chán trong cuộc sống của họ với bạn bè. Chẳng gì đáng chán bằng việc trang Facebook của bạn bị những người kiểu này suốt ngày “show hàng”, mà hầu hết là những thứ chán ngắt. 

13. Khoe nửa còn lại hoặc các mối quan hệ 
Bạn có một người bạn trai hoặc bạn gái tuyệt vời, chắc hẳn ai cũng biết điều đó. Thế nhưng điều này không đồng nghĩa với việc bạn phải liên tục chia sẻ tất cả mọi hoạt động giữa hai người lên mạng xã hội. Một vài mối quan hệ cần có những sự riêng tư đồng thời việc chia sẻ quá nhiều trạng thái “tình tứ” có thể khiến người xem khó chịu.

14. Hay “tự sướng” ★
Tất nhiên, thông báo với mọi người những thành công của bạn trong cuộc sống, công việc là việc bình thường. Có lẽ, hẳn bạn bè của bạn cũng muốn nhận được những thông tin vui đáng chúc mừng từ bạn. 

Tuy nhiên, không ít người suốt ngày lên mạng để cập nhật những “thành công” của họ, chẳng hạn đăng tải liên kết tới blog cá nhân, những bài thơ họ đọc trong ngày, số tiền đáng kể mới kiếm được khi đi biểu diễn nghệ thuật. Đây là kiểu người khoác lác, đáng chán khi kết giao trên mạng xã hội. 

15. Kiểu người ngồi lê đôi mách 
Đây là những người hay ngồi lê đôi mách, bắt chước người khác, tỏ ra quan tâm tới các tin tức nóng hổi để tung lên mạng xã hội. Xem ra, với những người bạn này, chúng ta sẽ không cần phải quan tâm tới tin tức mới nhất trên TV hay các tờ báo mạng. Nhưng thực tế, tin tức từ những người này nửa hư nửa thực, đa phần là tin đồn, phỏng đoán, dựa vào những nguồn chưa được xác thực hay từ những tờ báo lá cải... 

16. Vạch áo cho người khác xem lưng 
“Hình như mình mới mọc cái mụn ở… mông thì phải”. Với những người hay đưa thông tin kiểu này, dường như ranh giới của các vấn đề riêng tư cá nhân không tồn tại. Họ cập nhật thường xuyên, nhất là những thông tin riêng tư- như sinh hoạt cá nhân, trục trặc trong quan hệ vợ chồng hay thậm chí là thông tin về những...chức năng của cơ thể! 

17. Cập nhật trạng thái tỏ ra cô đơn, buồn bã ★
Facebook là nơi để giao lưu với bạn bè, mục đích mạng xã hội này thành lập để giúp cho người dùng cảm thấy vui vẻ hơn. Đừng liên tục đăng tải những đoạn thông tin buồn bã lên trang cá nhân vì nó sẽ khiến Facebook của bạn trở nên u ám. Còn nếu bạn chờ đợi sự chia sẻ từ bạn bè? Hay thực hiện điều đó ngoài cuộc sống thật chứ không phải trên internet! 

18. Nội dung các thông tin vô nghĩa ★
Một số người dùng có thói quen chia sẻ những nội dung vô cùng ngắn gọn trên Facebook ví dụ như “Thế đấy!”, “thôi xong rồi”, “giờ thì sao?”, “phải làm thế nào bây giờ?”... những cập nhật kiểu này sẽ làm cho người đọc cảm thấy tò mò. Thế nhưng, nếu không ai quan tâm tới bạn và chẳng ai thèm hỏi han bạn đang gặp phải chuyện gì, bạn sẽ vô tình trở thành người “tự kỉ” trong mắt bạn bè. 

19. Hay đả kích, khích bác, bôi nhọ người khác 
Họ thường tỏ ra thô lỗ, thiếu tôn trọng người khác khi viết nhận xét, trả lời trên Facebook của người khác. Mạng xã hội trở thành địa chỉ để họ “xả” những cợt nhả, bêu riếu người khác. Gặp phải trường hợp này, có lẽ chẳng còn lí do gì để bạn níu kéo giữ họ trong danh sách. 

20. Kiểu người hay mời mọi giúp đỡ 
“Hãy hỗ trợ tớ với. Chơi Mafia Wars nha”, “Nhân vật trong Star Trek của bạn là gì thế”, “Đây là 25 thứ thú vị về tớ”, “Bạn là tổng thống nào thế?Tớ là Millard Fillmore”...Đó là một trong số hàng loạt tin nhắn, lời đề nghị thường xuất hiện khi bạn bè kháo nhau thứ gì đó thú vị trên Facebook. 

Tuy nhiên, nếu một vài người cứ “thả bom” với những dòng tin như vậy, sẽ chẳng lấy gì làm thú vị nữa. Đúng là một kiểu giết thời gian vô nghĩa trên Facebook với những người này. 

21. Ta đây là “Dân du lịch” ★
Kiểu “dân du lịch” luôn nỗ lực không ngừng nghỉ để check-in mọi địa điểm ăn chơi, nghỉ dưỡng với khát khao khiến người khác phải ngưỡng mộ cuộc sống của mình. 15,8% ý kiến cho rằng họ chẳng thoải mái gì khi xem hình thiên hạ vui chơi hưởng thụ trong khi mình phải gò lưng làm việc hàng ngày. 

22. Nghiện khoe con ★
Trong mắt cha mẹ, con cái luôn là thiên thần đáng yêu nhất thế giới. Nhưng điều đó không có nghĩa là người khác cũng có nhu cầu ngắm hàng trăm bức ảnh na ná nhau của 1 em bé mỗi ngày, 13,1% ý kiến cho rằng họ “dị ứng” với kiểu người phát cuồng vì con thế này. 

23. Thường xuyên khoe ảnh đồ ăn ★
Không mấy ai quan tâm tới bữa tối của bạn hay món bánh bạn làm tặng người yêu hấp dẫn như thế nào. Nếu bạn thuộc kiểu người “miệt mài” đăng tải hình ảnh những món ăn lên facebook thì hãy cẩn thận, 11,8% ý kiến cho rằng bạn đã đi quá giới hạn. 

24. Kiểu người ...lắm bạn★
Trung bình một người trên Facebook có khoảng 120 bạn. Tất nhiên, mạng xã hội luôn sẵn sàng mở cửa để mọi người kết giao. Con số bạn bè khoảng 300-400 cũng là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu lên tới 1000 “bạn” thì sao? Trừ khi ai đó là một người nổi tiếng, ít người có số lượng bạn bè, người hâm mộ nhiều đến vậy. Thực chất, đó chỉ là những Facebooker đang khoe khoang.

Ngày giao dịch không hưởng quyền và ngày đăng ký cuối cùng

Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày giao dịch mà nhà đầu tư mua chứng khoán sẽ không được hưởng các quyền lợi của cổ đông như quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm, quyền tham dự ĐHCĐ…

Ngày chốt danh sách khách hàng sở hữu chứng khoán chính là "ngày đăng ký cuối cùng", là ngày tổ chức phát hành lập danh sách người sở hữu chứng khoán với mục đích để thực hiện các quyền cho cổ đông. Tại ngày chốt danh sách, nếu nhà đầu tư có tên trong danh sách người sở hữu chứng khoán sẽ được nhận các quyền của mình như quyền nhận cổ tức, quyền mua cổ phiếu phát hành thêm…

Quy định hiện nay, với các giao dịch bình thường, thời hạn thanh toán là T+3, nghĩa là thời hạn thanh toán là 3 ngày, ở đây được hiểu là 3 ngày làm việc (không tính thứ Bảy, Chủ nhật và ngày nghỉ lễ). Cụ thể là thời gian từ ngày giao dịch (mua/bán) đến ngày nhận được chứng khoán/tiền là 3 ngày (ngày giao dịch tính là ngày T+0). Do đó, nhà đầu tư mua cổ phiếu 2 ngày trước ngày đăng ký sở hữu (đăng ký cuối cùng) sẽ không có tên trong sổ cổ đông, vì giao dịch chưa được thanh toán, do vậy sẽ không được hưởng quyền.

Như vậy, nhà đầu tư mua chứng khoán trước ngày giao dịch không hưởng quyền sẽ có tên trong danh sách được hưởng quyền. Nếu mua vào ngày giao dịch không hưởng quyền hoặc sau ngày giao dịch không hưởng quyền thì nhà đầu tư sẽ không có tên trong danh sách người sở hữu chứng khoán được hưởng quyền. Chỉ cần cổ đông có tên trong danh sách vào ngày chốt quyền, cổ đông đó đương nhiên được hưởng quyền lợi, không kể cổ đông đó đã giữ cổ phiếu từ lâu hay mới chỉ được ghi tên vào trước ngày chốt quyền.

Ví dụ: Ngày 18/9/2008, CTCP Nhiên liệu Sài Gòn (SFC) công bố tạm ứng cổ tức năm 2008 với tỷ lệ 10%/mệnh giá (tương đương với 1.000 đồng/CP). Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 25/9/2008 (thứ Năm) và ngày đăng ký cuối cùng là ngày 29/9/2008 (thứ Hai). Như vậy, vào ngày 29/9/2008, tất cả các cổ đông có tên trong sổ đăng ký cổ đông của SFC sẽ được quyền nhận cổ tức như trên. Vì áp dụng thời gian thanh toán theo quy định T+3 (không tính thứ Bảy, Chủ Nhật), ngày giao dịch không hưởng cổ tức là 25/9/2008 nên nhà đầu tư nào mua cổ phiếu SFC từ ngày 25/9/2008 trở đi sẽ chỉ trở thành cổ đông chính thức của SFC từ ngày 30/9/2008 trở đi, cho nên sẽ không được quyền hưởng cổ tức lần này.

Các ký hiệu giao dịch không hưởng quyền

Vào các ngày giao dịch không hưởng quyền, trên bảng điện tử sẽ xuất hiện các ký hiệu giao dịch tương ứng như sau:

"XR": Giao dịch không hưởng quyền đặt mua cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu.

"XD": Giao dịch không hưởng cổ tức của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ.

"XA": Giao dịch không hưởng cổ tức, quyền mua cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu trong cùng một ngày.

"XI": Giao dịch không hưởng lãi trái phiếu.

April 15, 2014

Blog CK(Phạm Quốc Hoàng USA)_1

Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay đang bị mắc kẹt sự hoài nghi thanh khoản gia tăng đột biến rồi lại co cụm lại và hay có phản ứng mà dân trong nghề gọi là "herd mentality" (tâm lý bầy đàn). Bởi vì "Khi có quá nhiều tiền trong thị trường chứng khoán, nó có thể là một dấu hiệu cảnh báo rằng mọi thứ đang thay đổi". 

Khi thị trường chứng khoán có một vài mã "blue chip" được hưởng thanh khoản lớn có sự bổ nhào cắm mũi xuống đất là sụt giá nặng một vài phiên do nhà đầu tư bán tháo, các nhà đầu tư chứng khoán bắt đầu đi mò đáy. Thực tế của việc đầu tư vào thị trường chứng khoán là giá cả sẽ đi lên và giá sẽ đi xuống là bình thường. Nếu có vài mã "blue chip" có vốn hóa lớn có thể bị phá hủy, trở thành cổ phiếu penny là cũng không có gì lạ đối với nhóm cổ phiếu "blue chip" này mà tôi ngần ngại liệt kê ra. 

Giống như bất kỳ thị trường nào, nơi có người mua nhiều hơn người bán, giá cả tăng lên cho đến khi các nhà đầu tư chuyên nghiệp bắt đầu kéo tiền của họ ra khỏi thị trường và các giá trị cổ phiếu đó bị rơi tự do vì không tìm được lực mua hay vì "đáy vẫn còn nông" chưa rơi xuống sâu hơn. 

Tuy nhiên ở đây tôi cần nhấn rằng, đừng chỉ vì một chứng khoán là giá rẻ đã xác định đực mức đáy, không có nghĩa là bạn nên mua nó. Nhiều nhà đầu tư thích Tỷ lệ PEG, thay vào đó, bởi vì nó yếu tố trong tốc độ tăng trưởng. Thậm chí tốt hơn là chia cổ tức điều chỉnh tỷ lệ PEG. 

Khi các nhà phân tích hoặc chuyên gia nói về một chứng khoán là "quá đắt" hay "quá rẻ", chúng thường được đề cập đến như thế nào giá trên mỗi cổ phiếu liên quan đến thu nhập. 

Nói cách khác, là giá mỗi cổ phiếu của các cổ phiếu phù hợp với thu nhập trên mỗi phần? Tỷ lệ giá / thu nhập là một trong những tính toán thường được trích dẫn các nhà đầu tư xem xét khi mua một cổ phiếu. 

Câu thần chú là thông thường của nhà đầu tư là "P / E cao bằng cổ phiếu đắt đỏ; P / E thấp bằng cổ phiếu mặc cả.". 

Thật không may, nó không phải là khá đơn giản như các nhà đầu tư nghĩ. Cụ thể, để tính toán P / E, bạn cần một con số khác: Chẳng hạn, thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) này được tìm thấy bằng cách chia số tiền thu nhập của số lượng cổ phiếu lưu hành. Ví dụ, nếu một công ty có 5 $ trong thu nhập cho 12 tháng qua và đã có 10 cổ phiếu, EPS sẽ là $ 0,5. $ 5 / 10 = 0,5 $ 

Một cách khác để nói rằng đây là mỗi cổ phần của cổ phiếu tạo ra 0,5 $ trong thu nhập. Đây là một thu nhập tốt hay xấu trên mỗi cổ phiếu? Nếu các công ty khác trong lĩnh vực này cùng một công nghiệp có số EPS đó là khác nhau đáng kể, bạn có thể có cơ sở để so sánh. Một EPS cao hơn cho thấy công ty đang tạo ra nhiều hơn $ 0,5 cho mỗi cổ phần trong thu nhập, vì vậy bạn có một nhận được nhiều hơn cho đồng tiền đầu tư của bạn. 

Một khi bạn có EPS, tính toán P / E bằng cách lấy giá cổ phiếu và chia cho EPS. Ví dụ, nếu cổ phiếu của một công ty là $ 22 mỗi cổ phần và EPS là $ 0.5, chỉ số P / E sẽ là 44. $ 22 / $ 0.5 = 44. Từ ví dụ trên ta đánh giá rằng cổ phiếu này quá mạo hiểm vì nó là một bong bóng không có thu nhập tiềm năng đã được chứng minh. 

Nhiều nhà đầu tư tin rằng P / E nên được xem xét trong mối quan hệ với tăng trưởng dự phóng trong tương lai. Sau khi nghiên cứu tất cả, các nhà đầu tư trả giá cho sự tăng trưởng và lợi nhuận trong tương lai, và P / E là một phép đo của quá khứ. Để giải quyết vấn đề này, nó là hữu ích để xem xét một tỷ lệ lợi nhuận, các P / E và độ tăng trưởng (PEG). Vì cần nhớ rằng PEG là mong muốn tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai là dài hạn. 

Chính vì thế mà PEG được tính bằng cách lấy thu nhập ước tính về phía trước nhất, có sẵn từ các báo cáo phân tích phân chia đó vào P / E. Nếu giả dụ Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam là Vinamilk (HOSE: VNM) đã có một tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận dự kiến là 15% trong hai năm tiếp theo, PEG của nó sẽ là 2,93: P / E của 44 / EPS tăng trưởng 15 = 2.93 là mức khá hấp dẫn (Ở đây tôi không quảng cáo cho mã chứng khoán VNM của Vinamilk, mà chỉ lấy ví dụ). 

Mặt khác, khi nền kinh tế đang khó khăn hoặc hầu như không phát triển, và lợi tức của người dân rơi vào "bẫy thu nhập trung bình" bởi hệ lụy mà nó mang đến là người dân phải nằm im với con số thu nhập GDP bình quân đầu người kém cỏi mỗi năm, hay trong nhiều năm liền dẫn đến sức tiêu thụ kém của thị trường, thì các nhà đầu tư chứng khoán phải xem xét nơi để đặt tiền của họ. 

Nếu họ là nhà đầu tư dài hạn và họ không cần phải có lợi nhuận nhanh chóng, các nhà đầu tư chứng khoán xem xét để cổ phiếu có tính chu kỳ, có thể là dưới giá, nhưng sẽ cung cấp cho bạn khá nhiều tiền tiềm năng tăng trưởng khi nền kinh tế được cải thiện. Và chỉ thích hợp với nhà đầu có tài chính mạnh. Cụ thể đặt câu hỏi: "Bao nhiêu tiền bạn có trong ngân hàng?". Chứ không áp dụng cho câu hỏi ngược là "Bao nhiêu tiền trả lãi lẫn vốn mà bạn vay ngân hàng để chơi stock khi mò đáy bởi cổ phiếu rẻ?".

April 6, 2014

“Lấy vợ” hay “đi tù” cũng thế cả thôi!

Gửi ông!

Tôi vừa nhận được thiệp mời của ông cách đây 2 phút. Thế là tôi sắp toi vài lít, còn ông sắp toi cả cuộc đời...

Giờ này tôi có khuyên nhủ chắc cũng không nhằm nhò gì, bởi khi ông trao nhẫn cưới cho vợ ông cũng có nghĩa là vợ ông đã xỏ nhẫn cưới vào... mũi ông (Đấy, chúng ta luôn thua từ khi trọng tài thổi còi bắt đầu hiệp đấu).

Chỗ bạn bè, tôi muốn ông chuẩn bị tinh thần để hiểu hai từ khác âm nhưng đồng nghĩa: “lấy vợ” và “đi tù”. 

Mụ vợ tôi (thư này dành riêng cho ông nên tôi gọi như vậy, nếu mụ ấy biết thì tôi từ án treo chuyển vào trại, từ 6 tháng chuyển sang chung thân, từ chung thân đến tử hình... mong ông giữ mồm, giữ miệng cho), mụ vợ ông và các mụ vợ trên đời tuy không cùng cha, cùng mẹ nhưng đều giống nhau bởi dòng máu chiếm hữu lúc nào cũng chảy rần rật.

Mụ ấy đổ đồng tình yêu và sự chiếm hữu. Cái thân xác này, mụ chiếm hữu đã đành, nhưng cái khoảng thời gian bé tí tẹo vênh ra vào giữa giờ ăn trưa cũng bị mụ kiểm soát chặt chẽ. Giờ trưa nghỉ ngơi tí chút, Yahoo Messenger phải vàng khè, thi thoảng mụ xì-pam một cái. Không thấy thì mụ gọi điện thoại, gọi bàn, di động, không được thì mụ gọi cho đồng nghiệp. Ông có tin không, 8 năm nay, chưa bao giờ tôi thoát khỏi tầm mắt mụ. Mụ gọi thế là yêu, là quan tâm, lo lắng...

Mỗi lần thông báo đi công tác là tôi phải lấy tinh thần, mở miệng như người có lỗi và y rằng mặt mụ dài như cái bơm. Mụ buồn vì không có chồng trong 2,3 ngày, còn tôi như mở cờ trong bụng vì không “bị” yêu thương, lo lắng ít nhất trong 48 giờ.

Mụ thuê ô-sin để trông con, còn mụ rảnh rang để... trông tôi. 

Năm thì mười hoạ mụ mới cấp cho cái “quota” được đi bù khú với đám bạn... 10 năm không gặp. Mà đám bạn đó, ai, ở đâu, làm gì, điện thoại bi nhiêu... mụ đều lưu trong bộ nhớ phi thường mà đôi khi tôi nghĩ người trần không mấy ai có. Và suốt cái buổi nhậu hiếm hoi ấy mụ cứ réo rắt gọi. Nghe ồn ào thì mụ hỏi: “Tại sao ồn thế, có phải nhậu xong rồi rậm rật đi karaoke bàn tay vàng?”, im lặng thì mụ dán tai vào, rít lên: “Tại sao yên tĩnh, có phải rửng mỡ mò vào nhà nghỉ?”. Nếu đêm đó tôi mà về muộn thì quả là thảm kịch. Biết mình có lỗi, tôi rón rén bước vào nhà, vén màn thất kinh khi thấy mụ tóc tai dựng đứng, mắt thâm quầng, ngồi nhìn trừng trừng lên trần nhà (sau này tôi mới biết mụ quả là cao tay, mụ vẫn ngủ, ngáy ngon lành, nhưng khi nghe tiếng kẹt cửa, mụ ngồi phắt dậy, xõa cho tóc tai dựng ngược, quệt tí phấn mắt màu chì vào quanh mắt, rồi ngồi chờ chồng như thể từ kiếp trước). Cho dù, có mệt rã rời vì bia rượu, tôi vẫn cố gắng trả đủ bài vì đó là phép thử của mụ. Vậy mà sáng sau, chưa kịp hồi sức, đã nghe thấy tiếng mụ cha chả, xoong nồi xủng xoảng, mụ quát chó, chửi mèo, đánh con chí chóe...

Và tôi, cố lết tấm thân xác bèo nhèo - 8 năm trước còn lịch lãm, hào hoa nhất lớp (ông biết mà) - dắt xe ra khỏi cửa, đứa lớn ngồi sau, đứa bé ngồi trước (mà vẫn thò tay cấu nhau), khăn bịt mặt, nón trùm đầu, sữa, cặp sách... lôi thôi như dân tị nạn.

Than ôi, làm người đã khổ, làm chồng còn khổ hơn gấp bội!

Đôi khi (nhất là khi tôi nộp cho mụ một cục tiền), mụ cũng nới chút đỉnh cho tôi “thở”, nhưng cũng chỉ là “thở hắt”, nhất quyết không cho “thở dài”.

Về nhà, nếu tắt điện thoại thì mụ tra: “Sợ em nào gọi hay sao mà tắt”, nhưng cứ có điện thoại gọi đến là tôi giật mình thon thót. Không nghe cũng chết mà nghe thì con người mất hết văn minh, lịch sự. Tôi phải nói thật to, càng ông ổng càng tốt, càng thô bạo (mày, tao, ông, tôi) càng tốt, đi lại thật hoành tráng, vung chân, vung tay dù có khi đầu dây bên kia chỉ hỏi mỗi câu: tài liệu để đâu? Nếu tôi nói nhỏ thì mụ sẽ cho là có vấn đề, mụ sẽ khảo, sẽ tra cả đêm cho ra vấn đề... vì sao nói nhỏ.

Thực ra mụ (và các mụ) lo hơi thừa, thân thủ phi phàm như các mụ thì tôi (và chúng ta) là vỏ quýt chứ có là vỏ dừa mụ đâm cũng thủng.

Ông có biết, khi về nhà bộ mặt của lũ chúng ta phải thế nào các mụ mới hài lòng không? Câu hỏi không bao giờ có đáp án, bởi:

Nếu ông cáu gắt: Mụ cho là ông có bồ ruồng rẫy vợ con. 
Ông vui vẻ: Mụ cho là ông có bồ nên phởn phơ, hứng chí.
Ông chu đáo: Mụ cho là ông có bồ nên thấy cắn rứt, hối hận.
Nói chung, trong mắt các mụ vợ tự cho mình là Sơ-lốc Hôm, kiểu gì ông cũng “phải” có bồ.

Mụ xấu cũng bảo tại chồng, già cũng bảo tại chồng (thời gian mụ dành để quản thúc đâu có chịu vào sa-lông làm đẹp bao giờ). Tuần rồi, xem chung kết hoa hậu, tôi toàn nhìn... ngón chân cái, thi thoảng mới dám liếc trộm mấy em. Triết lý cơm-phở luôn đóng đinh trong đầu mụ, mà mụ đâu có biết cơm có thể ăn cơm nguội hoặc chiên, chứ phở có ai ăn nguội hay chiên bao giờ. Cơm dù không ngon nhưng ngày nào người ta cũng có thể ăn, còn phở thì ai có thể xơi triền miên.

Nói chung, lấy vợ là đi tù, đó là chân lý (dù rằng ông vẫn một lòng yêu quản giáo). Ông cứ chuẩn bị tinh thần đi, cái gia đình lý tưởng mà ông mơ ước rồi sẽ thành cái cối xay một chức năng, xay hết mọi ước mơ trai trẻ thành món sinh tố bèo nhèo. 

Hôm nay, tôi có hẳn 1h tự do, dĩ nhiên tôi phải nói dối mụ, phải huy động bạn đồng nghiệp, phải lạy lục em lễ tân để lỡ mụ có kiểm tra. Nhưng tôi mất 25 phút viết thư cho ông, còn 35 phút nữa tôi phải đi lai rai cốc bia với bạn bè trước khi... chui về lồng.
Giờ này năm sau, nếu ông quá bức xúc, cứ đến tôi, tôi chỉ cho ông cách khởi nghĩa mà không bị dìm vào bể máu. 

Tôi đi đây. Không, tôi bắt đầu khởi nghĩa đây. Cũng phải chọn quán bia gần gần, vì còn cái đồng hồ công tơ mét nữa chứ...

Chào ông,
Mr. Lịch Lãm.