March 17, 2015

Phương Thơ(P1)

Về phân tích chuyên môn, với lãi suất ngắn hạn tại Mỹ vẫn duy trì ở mức thấp gần số không, do Hội đồng Dự trữ Liên bang tức là Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ quyết định. Đây là lãi suất nền hay cơ bản, là cơ sở để các ngân hàng và doanh nghiệp tài chính tính cho thân chủ của mình là khách vay hay người ký thác tiền gửi. Cho nên, khi tăng hay hạ lãi suất ấy, Fed gián tiếp tác động vào sự tính toán về tiêu thụ hay đầu tư sản xuất tại Hoa Kỳ và quốc tế, do đó sẽ dội ngược vào giá vàng. Nhưng vì hoàn cảnh toàn cầu hóa của kinh tế thế giới, nhiều quốc gia neo giá đồng bạc của họ vào đồng bạc của Mỹ, nên quyết định về lãi suất tại Mỹ cũng trực tiếp ảnh hưởng đến các quốc gia khác. Nếu lãi suất ngắn hạn của Mỹ lên 2% thì giá vàng sẽ tuột đáy. 

Về lãi suất cho vay dài hạn của Mỹ thì được thả nổi cho thị trường quyết định theo các tiêu chuẩn cung cầu, lợi suất trái phiếu và mức an toàn, tức là khả năng hoán đổi giấy nợ (tức trái phiếu) thành tiền mặt nhanh chóng. Các thị trường đều theo dõi lời phát biểu của các nhân vật có thẩm quyền FED và đối chiếu với tình hình thực tế để dự đoán chiều hướng sắp tới của lãi suất cơ bản, thường được gọi là "federal funds rate", hay viết tắt "fed funds rate" và từ đó tính ra chuyện làm kinh doanh hay đầu tư của họ. Nếu giá vàng mà còn giảm nữa thì các thị trường Á châu sẽ điều chỉnh lãi suất là hạ lãi suất chứ không tăng. Có nghĩa là lãi suất tại VN buộc phải hạ thêm nữa, và USD sẽ còn lên giá so với tiền VND.

Bây giờ giới đầu cơ vàng có đồn đoán mốc chặn của vàng là 1,200 USD/oz, và điểm nâng là 1,150 USD/oz. Nếu khoảng 3 tháng nữa mà giá vàng không vượt qua điểm chặn 1,200 USD/oz, là giá vàng sẽ đảo chiều đi xuống đáy là dưới 800 USD/oz, vì nhà đầu tư họ buộc phải kéo tiền ra để chuyển thành tiền mặt trả lãi vốn cho thân chủ, và người ta có thể nghĩ đến việc nung vàng ra làm vật trang hoàng cho các sản phẩm sang trọng như ô tô hạng sang trọng Rolls-Royce, điện thoại mạ vàng iPhone của Apple...


Một số ngân hàng trung ương trên thế giới đã lỗ nặng nề khi "chống Mỹ, tức tẩy chay đồng USD". Cụ thể, Ngân hàng trung ương Nga, Venezuela, Iran,...không biết Ngân hàng trung ương VN thế nào, liệu có tích trữ vàng không?


----------------


Comment của bạn nọi dung hay thật đấy, cảm ơn bạn rất nhiều. Mình có một chút thắc mắc, Nhờ bạn giải thích dùm mình chút.

Khi lãi suất cơ bản giảm, thường nó tác động trực tiếp lên Trái phiếu và Cổ phiếu thường. Như mình biết một chút là Trái phiếu sẽ tăng vì lợi suất Trái phiếu hấp dãn hơn. Khi lợi tức tiền gửi ko còn hấp dẫn nữa thì một phần sẽ dòng tiền sẽ tìm nơi mới, trong đó một phần rót vào Cổ phiếu thường, làm cho nó tăng giá. Cũng một phần là dòng tiền với giá rẻ hơn, về dài hạn sẽ có tác động tích cực lên sản xuất. Làm chi phí vốn các cty giảm đi và biên lợi nhuận tăng lên.

Mình thắc mắc một điểm là, khi lãi suất cơ bản giảm thì Trái phiếu hay Cổ phiếu thường sẽ bị tác động nhanh hơn và nhiều hơn? Ở VN mình thấy thị trường Trái phiếu ko phát triển nên mình ko cảm nhận dc là lãi suất cơ bản có tác động thế nào lên Trái phiếu.

VN là nước xuất khẩu, nếu NHNN phá giá tiền đồng thì sẽ có lợi cho xuất khẩu nhưng kèm theo đó là lạm phát. Không hiểu là, cho dù USD đang mạnh lên nhưng NHNN Việt nam mà cố tình ko tăng biên độ tỷ giá(tức là không chấp nhận phá giá tiền đồng) thì điều gì sẽ xảy ra? Có những cách nào gây ra việc mất giá một đồng tiền và các cách phá giá nó?

Cảm ơn bạn rất nhiều!


-----------------------------


Tôi hết sức thận trọng trả lời bạn Shirouto Toushika. Mọi người đều đồng ý rằng lãi suất thấp làm cho vay ít tốn kém. Điều này giúp những công ty muốn mở rộng, người tiêu dùng người muốn vay tiền mua đủ thứ. Kết quả là, lãi suất thấp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, dẫn đến lợi nhuận doanh nghiệp cao hơn và giá cổ phiếu cao hơn. Tuy nhiên, đi vay thì cũng đến hồi phải trả cả vốn lẫn lãi. Về lý thuyết cần nhớ rằng: Giá trái phiếu di chuyển ngược chiều với lãi suất. 

Khi lãi suất tăng, giá trái phiếu đi xuống và khi lãi suất đi xuống, giá trái phiếu tăng lên, cho nên việc này khuyến khích các nhà đầu tư dồn tiền trở lại, tìm kiếm để lựa chọn đầu tư vào cổ phiếu hơn là đầu tư vào trái phiếu, kéo theo đà tăng giá chứng khoán. Nhưng phải xét xem đó có là mớ bong bóng cổ phiếu ảo hay không? Y như Nhật bị bể bóng cổ phiếu hơn 20 năm trước đến giờ vẫn chưa ra khỏi trì trệ. Việc này tính toán lãi suất, tổng sản lượng GDP, tổng số giá trị cổ phiếu niêm yết trên TTCK là không khó lắm. Nếu bong bóng cổ phiếu nó bể thì sao? Nhiều người cứ nghĩ rằng, nước Mỹ, quốc gia duy nhất phát hành đồng tiền chính của thế giới, và Mỹ chỉ cần in tiền ra, hay hô lên một tiềng là tiền từ trên trời rơi xuống là được đâu, thực tế Mỹ phải đi vay, và vay nhiều thì phân lời trái phiếu hay "yield", để phân biệt với lãi suất ngân hàng là "interest rate" sẽ tăng. Vì chủ nợ cho vay sợ Mỹ mất khả năng thanh toán nên đòi tiền lời cao, nó cũng áp lực làm cho chính quyền Mỹ phải giảm bội chi tiêu xài bừa phứa, nên đến lúc nào đó Mỹ phải nâng lãi suất để hút tiền về hoặc mượn tiền của dân chúng qua ký thác tiền gửi với lãi suất cao có lời...

Đây là đề tài rất chuyên môn về kinh tế, nên chỉ có những tay đầu cơ người Mỹ mới diễn giải được. Cụ thể, gặp trường hợp đôi khi cả cổ phiếu và trái phiếu tăng giá trị cùng một lúc thì giải thích lại khác. Cũng có những lúc cổ phiếu và trái phiếu đều giảm thì lại phân tích khác... Cho nên, nếu muốn giải thích rõ ràng phải tốn cả trăm trang giấy...Tuy nhiên cần hiểu rằng khi tiền lời trái phiếu "yield" tăng lên, giá trị cổ phiếu sẽ sụp đổ, bởi nguy có nước đó mất khả năng thanh toán, các giá chứng khoán dù đang tăng vùn vụt đó sẽ biến thành mớ giấy lộn chỉ trong một đêm. Cần hiểu rằng trong quá khứ khi năng suất trái phiếu 10 năm của Mỹ vọt lên trên 3%, các thị trường chứng khoán Mỹ và thế giới mất toi 1.600 tỷ USD chỉ trong một phiên giao dịch khi Mỹ Government Shutdown ngày 29 tháng 9 năm 2013.

No comments:

Post a Comment