August 31, 2014

Vốn điều lệ 37 Ngân hàng!

Trong số 37 ngân hàng vẫn có 13 ngân hàng vốn điều lệ dưới 4.000 tỷ, trong đó 6 ngân hàng vốn tròn 3.000 tỷ. Vietinbank có vốn điều lệ cao nhất với hơn 37.200 tỷ.

Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến đầu tháng 7/2014, tổng vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng đạt hơn 428,7 nghìn tỷ đồng, tăng 2,21% so với cuối 2013. Trong đó nhóm các ngân hàng thương mại Nhà nước có vốn điều lệ 130.634 tỷ đồng, ngân hàng TMCP là 190.314 tỷ đồng, tổng cộng chiếm 75% vốn của toàn hệ thống.

Số liệu của các ngân hàng cập nhật cùng thời điểm thì cho thấy Vietinbank hiện là ngân hàng dẫn đầu hệ thống về vốn điều lệ với hơn 37.200 tỷ đồng, cao hơn trên dưới chục nghìn tỷ so với 3 ngân hàng ở vị trí tiếp theo là Agribank, BIDV và Vietcombank.

Trong số 37 ngân hàng vẫn có 12 ngân hàng vốn điều lệ dưới 4.000 tỷ, trong đó có 6 ngân hàng vốn tròn 3.000 tỷ - tối thiểu theo quy định của NHN – đó là BaoVietBank, KienLongBank, NamABank, PGBank, VietcapitalBank và VietBank.

Trong năm nay, nhiều ngân hàng đã lên kế hoạch tăng vốn như BaoVietBank có kế hoạch tăng vốn lên 5.200 tỷ; VPBank muốn tăng tiếp lên 7.325 tỷ; NamABank và SaiGonBank muốn tăng vốn lên 4.000 tỷ đồng; DongABank kế hoạch tăng lên 6.000 tỷ; LienVietPostBank muốn lên 6.647 tỷ đồng.

Nhóm các ngân hàng lớn hơn cũng có kế hoạch tăng vốn như MB lên 15.500 tỷ; Sacombank lên gần 13.500 tỷ; SCB lên gần 14.300 tỷ…

Dưới đây là tình hình vốn điều lệ của các ngân hàng cập nhật tại thời điểm đầu tháng 7 (tổng hợp từ báo cáo tài chính, các số liệu ngân hàng công bố), trong đó đồ thị có đỏ là ngân hàng sau sáp nhập bao gồm SHB(SHB+Habubank), SCB (Ficombank+SCB+TinNghiaBank), PVcomBank (WesternBank+PVFC), HDBank (HDBank+DaiABank). Đơn vị tính sử dụng là nghìn tỷ đồng.


Xếp hạng tổng tài sản các Ngân hàng!

Tổng tài sản của MDBank hiện đang nhỏ nhất hệ thống khi đạt chưa đầy 7 nghìn tỷ đồng. Cùng với SaiGonBank thì đây là 2 ngân hàng duy nhất có tổng tài sản dưới 20 nghìn tỷ đồng.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, đến thời điểm 30/6, tổng tài sản của toàn hệ thống đạt hơn 5,96 triệu tỷ đồng, tăng gần 206 nghìn tỷ tương đương 3,74% so với cuối năm 2013. Trong đó, tổng tài sản của các ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước là hơn 5,16 triệu tỷ đồng.

Còn theo báo cáo tài chính của các ngân hàng, tại thời điểm 30/6, tổng tài sản của Vietinbank đang dẫn đầu hệ thống với hơn 597 nghìn tỷ đồng, theo sau là BIDV với 579 nghìn tỷ và Vietcombank hơn 504 nghìn tỷ đồng.

3 ông lớn ngân hàng này cũng bỏ khá xa tài sản của các ngân hàng cổ phần nhóm sau với quy mô gấp hơn 2 lần.

Tổng tài sản của MDBank hiện đang nhỏ nhất hệ thống khi đạt chưa đầy 7 nghìn tỷ đồng. Cùng với SaiGonBank thì đây là 2 ngân hàng duy nhất có tổng tài sản dưới 20 nghìn tỷ đồng.

Dưới đây là dữ liệu về tổng tài sản của các ngân hàng tại thời điểm đầu tháng 7/2014 (ĐVT nghìn tỷ đồng). Trong đó đồ thị có màu xanh lá cây biểu hiện ngân hàng đã niêm yết trên sàn chứng khoán, màu vàng là các ngân hàng đã và đang tái cơ cấu bằng sáp nhập.

Còn một số ngân hàng chưa được cập nhật ở đây do số liệu quá cũ (từ 2010) như là GPBank, VietBank, BaoVietBank...


August 30, 2014

Thói quen tằn tiện của các tỷ phú công nghệ

CEO Facebook chỉ mặc áo phông khi đi làm, nhà đồng sáng lập Google mua đồ lúc nào cũng nhìn giá cả, còn CEO Dish Network luôn tự mang bữa trưa đi làm...



1. Mark Zuckerberg

Tài sản: 33,3 tỷ USD

Nhà sáng lập Facebook - Mark Zuckerberg sở hữu khối tài sản tiền tỷ từ rất sớm, nhưng tỷ phú 28 tuổi lại có cuộc sống khá bình lặng. Anh có một căn nhà 7 triệu USD ở Palo Alto, lái xe Acura TSX và giờ là Volkswagen GTI - đều có giá dưới 30.000 USD, lễ cưới với bạn gái Priscilla Chan được tổ chức tại sân sau và cặp đôi ăn tối ở McDonald's khi nghỉ tuần trăng mật tại Italy.

Nhưng nổi tiếng nhất có lẽ là phong cách ngày nào cũng mặc áo phông xám đi làm.



2. Sergey Brin

Tài sản: 30,9 tỷ USD

Nhà đồng sáng lập Google có máy bay riêng, nhưng ngoài chuyện đó ra, ông cũng có lối sống rất tằn tiện. “Từ cha mẹ mình, tôi học được rằng phải sống thật tiết kiệm và tập hài lòng kể cả khi không có nhiều thứ. Tôi không bỏ sót thức ăn trong đĩa, mua đồ luôn xem giá cả. Tôi từng cố bỏ thói quen tằn tiện đi, nhưng rất khó vì tư tưởng này đã ăn sâu từ nhỏ”, ông nói.

Brin còn là khách hàng thường xuyên của chuỗi siêu thị Costco và là một trong những nhà từ thiện tích cực nhất Thung lũng Silicon. Năm 2013, ông và người vợ đã ly thân Anne Wojcicki đã đóng góp 219 triệu USD cho các quỹ từ thiện.

 


3. Jan Koum

Tài sản: 6,8 tỷ USD

Nhà sáng lập ứng dụng nhắn tin miễn phí WhatsApp từng vật lộn với thiếu thốn và sống nhờ tem phiếu, khi cùng gia đình di cư đến Mỹ năm 16 tuổi. Vì thế, anh đã học được thói quen tiết kiệm từ rất sớm và còn duy trì đến bây giờ. Khi Facebook đàm phán mua WhatsApp với giá 19 tỷ USD hồi tháng 2, Koum còn giục mạng xã hội nhanh chóng hoàn tất hợp đồng để anh kịp bay chuyến tới Barcelona. Vì chuyến bay này sẽ được tính vào chương trình tích lũy dặm bay mà Koum đã đăng ký.



4. David Cheriton

Tài sản: 1,3 tỷ USD

David Cheriton - một trong những nhà đầu tư đầu tiên vào Google cũng là người có quan điểm tằn tiện đã bén rễ từ lâu. “Tôi khá dị ứng với thói xa hoa. Có những người xây nhà với tận 13 phòng tắm! Họ có bị làm sao không thế?”, ông cho biết trong một buổi phỏng vấn trên Edmonton Journal năm 2006.

Cheriton từng coi kỳ nghỉ tại Hawaii là một sự hư hỏng của bản thân. Và trên Forbes, ông cho biết một trong những khoản chi lớn nhất của mình là mua chiếc Honda Odyssey năm 2012 với giá 33.000 USD.



5. Carlos Slim Helú

Tài sản: 76 tỷ USD

Tài phiệt viễn thông Mexico từng là người giàu nhất thế giới, nhưng chưa bao giờ mạnh tay chi cho cái gì. Tỷ phú tự thân đã sống trong căn nhà 6 phòng ngủ suốt 30 năm qua, và luôn tự mình lái xe đi làm mỗi ngày.



6. Charlie Ergen

Tài sản: 16,3 tỷ USD

Cách đây 10 năm, Chủ tịch Dish Network luôn đòi ký tận tay mọi hóa đơn lớn nhỏ của công ty. Gần đây, ông đã bỏ thói quen này, nhưng vẫn duy trì việc mang bữa trưa từ nhà đi mỗi ngày, thường là một chiếc bánh sandwich và chai nước Gatorade. Trước khi từ chức CEO năm 2011, ông đi du lịch còn thường xuyên ở chung phòng với đồng nghiệp để tiết kiệm. “Mẹ tôi lớn lên trong thời kỳ Đại suy thoái”, ông giải thích trên Financial Times.



7. Azim Premji

Tài sản: 12,2 tỷ USD

Là ông chủ một trong những hãng tư vấn công nghệ lớn nhất châu Á, Azim Premji vẫn có thói quen kiểm soát từng cuộn giấy vệ sinh sử dụng trong công ty và yêu cầu các nhân viên tắt đèn trước khi ra khỏi phòng làm việc. Theo BusinessWeek, Premiji vẫn lái chiếc Ford mua năm 1996. Còn mỗi khi đi công tác về, ông chỉ dùng loại xe ba bánh của Ấn Độ để tới công ty.

August 29, 2014

Tử vi cho người tuổi Tý trong năm 2014

Dưới tác động của yếu tố Hỏa, 2014 này, tuổi Tý trải qua nhiều biến động trong cuộc sống, những được, mất xen kẽ, ngay cả khi bạn có thể duy trì khoảng thời gian đầu năm ổn định, các tháng cuối năm cũng không dễ dàng.

Nhận dạng tuổi Tý
Tử vi tuổi Tý năm 2014 Giáp Ngọ: Bính Tý, Canh Tý, Giáp Tý, Mậu Tý, Nhâm Tý
Năm sinh: 1912, 1924, 1936, 1948, 1960, 1972, 1984, 1996, 2008, 2020

Màu mang lại may mắn: Xanh da trời, vàng, xanh lá cây
Con số may mắn: 2, 3
Loài hoa may mắn: hoa Lily, Violet

Năm 2014 mang lại may mắn cho các cá nhân tuổi Tý trong các mối quan hệ. Hoạt động xã hội được mở rộng, vai trò trong tập thể được củng cố, tuy nhiên điều tối quan trọng là khiêm tốn và dẹp bỏ tính ngoan cố, bướng bỉnh. Chính những tính cách được cho là điểm đặc trưng của Chuột có thể làm hỏng mối quan hệ nếu bạn không chế ngự nó.

Chuyển động, thay đổi do đó chính là hai từ khóa quan trọng của năm này. Tháng 5 và tháng 8 là hai thời điểm xảy ra nhiều sự kiện trọng đại trong cuộc sống của bạn, khi bạn đưa ra các quyết định giá trị liên quan tới sự nghiệp hoặc chuyện cá nhân.

Bản chất người tuổi Tý

Chuột là con vật đứng đầu trong mười hai con giáp, vì thế những người sinh vào năm Tý là những nhà lãnh đạo bẩm sinh. Con chuột cũng tượng trưng cho những đặc điểm tính cách như dí dỏm, sáng tạo và ham hiểu biết.

Nhìn chung người tuổi Tý nói nhiều, quyến rũ và đầy sức sống nhưng có khuynh hướng trở nên hung hăng. Nếu bạn sinh vào những năm sau thì bạn sẽ cầm tinh con Chuột.

Năm Tý: 1912, 1924, 1936, 1948, 1960, 1972, 1984, 1996, 2008

Người tuổi Tý có thể ngoan cố đi theo con đường của họ. Họ cũng có thể có tham vọng và hiểm độc, nhưng những đặc điểm đó mang lại cho họ sự gan dạ và kiên định. Người tuổi Tý sẽ không chấp nhận thất bại và luôn khao khát sự thống trị. Họ luôn kiểm soát và tìm cách để dẫn đầu trong mọi chuyện.

Người tuổi Tý có những tính cách mạnh mẽ và nhiều khi có thể kéo họ đi sai đường, tuy nhiên họ sẽ không bao giờ để lộ ra. Tuy nhiên, lời khuyên khôn ngoan cho những người sinh vào năm Tý là hãy học cách đối xử ân cần với mọi người, cố kìm chế việc áp đặt ý kiến riêng của mình lên người khác là điều hết sức quan trọng. Hy vọng người tuổi Tý sẽ trưởng thành và thông thái hơn để có thể trở nên kiên nhẫn, bao dung.

Sức khỏe

Hoạt động liên tục là điểm mạnh, nhưng đồng thời cũng là điểm yếu của các cá nhân tuổi Chuột, bạn không cho mình đủ thời gian để nghỉ ngơi. Các bệnh liên quan tới thận, tim mạch… có thể gây cho bạn sự mệt mỏi, cần chú ý tập luyện, chăm sóc sức khỏe nhiều hơn. Nếu điều gì đó khiến bạn đau đầu, hãy lấy lại sự khuây khỏa bằng việc đi du lịch.

Nói chung là người tuổi Tý có sức khỏe tốt. Nhờ sự năng động của mình mà họ có được thân hình đẹp và khả năng chống chọi với bệnh tật. Một điều mà họ dễ mắc phải là bị căng thẳng do làm căng vấn đề, hung hăng và bị kích động. Người tuổi Tý nên chú ý đến những bài tập nhằm giúp họ giữ bình tĩnh vì lợi ích lâu dài.

Sự nghiệp và tài chính

Đây dường như không phải là năm nhiều may mắn trong đường công danh, tài lộc của các cá nhân tuổi Tý, nhưng thực tế, điều này giúp bạn không phải chịu đựng những áp lực lớn từ công việc và có nhiều thời gian hơn cho gia đình, bạn bè. Quan trọng hơn cả, bạn có sự giúp đỡ của mọi người khi đối mặt với những thách thức hay yêu cầu từ cấp trên, khách hàng… Cộng với sự nhanh nhạy, khôn khéo nổi tiếng, Chuột sẽ xử trí ổn thỏa mọi chướng ngại vật trên đường.

Yếu tố Lửa mang ý nghĩa về tài chính, vì vậy, năm 2014 này có liên quan nhiều tới tài chính, các hoạt động của bạn chủ yếu xoay quanh đồng tiền. Nhờ lời khuyên sáng suốt của ai đó, vào một thời điểm nhất định trong năm, bạn có được cơ hội đầu tư, mua bán phù hợp và đạt được những kết quả ngoài mong đợi. Tuy nhiên, một nhắc nhở cho bạn là không nên ham mê đầu tư mạo hiểm, bởi đồng tiền có được do may mắn thường không bền.

Một thời điểm nào đó, nếu bạn có cơ hội làm công việc mình ưng ý, hãy nắm lấy nó, đừng ngại ngần thay đổi. Sự đứng yên một chỗ chính là điều tồi tệ nhất trong năm này. Với cương vị mới, hãy tự tin thể hiện năng lực thay vì e ngại bất cứ điều gì.

Người tuổi Tý tinh ý và khôn ngoan một cách đặc biệt. Điều này giúp họ tập trung vào công việc to lớn. Khả năng này đi kèm với óc phán đoán tốt cho phép họ giải quyết vấn đề trước khi nó nảy sinh.

Họ cũng luôn bị thúc đẩy bởi địa vị, tiền bạc và tập trung vào danh vọng trên con đường sự nghiệp của họ. Cùng một thời điểm, họ cần nhiều vị trí linh động cho phép họ sáng tạo vì những công việc thường nhật sẽ làm thui chột khả năng sáng tạo của họ.

Tình duyên

Sự xung khắc của Thủy và Hỏa khiến cho chuyện tình cảm của Chuột không thuận lợi. Đây không phải năm để xây dựng các mối quan hệ yêu đương, hoặc bạn phải bỏ không ít thời gian nếu muốn tìm kiếm một đối tác phù hợp. Mâu thuẫn, tranh cãi sẽ thường xuyên xảy đến giữa hai người nếu không biết thận trọng trong lời ăn, tiếng nói và tính toán thận trọng trước khi hành động.

Nhiều thời điểm trong năm, Chuột rơi vào trạng thái cô đơn, nhưng chính ở thời điểm này, bạn tập trung vào điều quan trọng nhất: bản thân mình. Với những bạn đã có một nửa, để gìn giữ mối quan hệ này, bạn cần bắt tay với những thay đổi tích cực mang tính cải thiện tình cảm, nếu không hai người sẽ dễ tan vỡ.

Người tuổi Tý sử dụng sự quyến rũ của mình khi họ tham gia những hoạt động xã hội và có xu hướng luôn muốn gặp gỡ những người mới chính vì điều này. Lối ứng xử thông minh và lôi cuốn khiến mọi người vây quanh họ.

Có một nhược điểm là người tuổi Tý không giỏi trong việc chấm dứt những mối quan hệ và điều này ngăn cản họ tiến tới một mối quan hệ mới.

Hợp tuổi

Trong việc chọn bạn bè, hãy tỉnh táo, sáng suốt để tìm ra ai là người thực sự tốt với mình, đừng đặt niềm tin nhầm chỗ. Các tuổi hợp với Chuột năm nay là Thân, Thìn, Sửu và Mão. Ngược lại, các tuổi khắc là Mùi và Ngọ.

Tuổi tý 5 năm tới!

Năm 2014: Người tuổi Tý hưởng vận may về danh vọng. Vận may về danh vọng thậm chí sẽ tốt hơn nếu bạn trưng bày phượng hoàng ở khu vực phía Nam của ngôi nhà. 


Năm 2015: Tuổi Tý tiếp tục hưởng vận may. Thác nước 6 tầng hoặc bể cá ở phía Bắc để đảm bảo bạn sẽ được may mắn về tài lộc. Tăng cường vận may về tài lộc ở hướng Tây Nam với cây đồng tiền. 


Năm 2016: Tuổi Tý đối diện với sự thất thoát về tài chính và trộm cắp. Phải đặt một cặp phục khuyển ở cửa chính. Mang theo bên mình một con tê giác xanh. 


Năm 2017: Vận may của tuổi Tý được phục hồi. Bạn lấy lại thế quân bình để phát triển. Trưng bày cóc ba chân ngậm đồng xu hoặc một tô vàng thỏi và đồng xu để tăng cường vận may về tài lộc. 


Năm 2018: Đây là năm xấu. Tuổi Tý gặp vận rủi và có thể mất tiền, mất các mối quan hệ hoặc mất địa vị trong nghề nghiệp. Phải treo chuông gió gồm 6 thanh kim loại để bảo vệ chống lại Ngũ Hoàng.

Tín dụng tăng thấp, lãi thuần ngân hàng vẫn cao

Chỉ tiêu tín dụng nguy cơ không đạt, thu nhập lãi thuần của nhiều ngân hàng vẫn tăng trưởng tốt dù họ lý giải chênh lệch lãi suất huy động và cho vay hiện thấp kỷ lục.

Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm cho thấy chỉ số lãi thuần của phần lớn ngân hàng có xu hướng tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái. Trong nhóm ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước chi phối, BIDV dẫn đầu về mức độ gia tăng thu nhập lãi thuần, đạt hơn 7.600 tỷ đồng lãi thuần tính đến cuối tháng 6, tăng gần 16% so với cùng kỳ. Hai ông lớn còn lại là Vietcombank và Vietinbank cũng có mức tăng lần lượt 8,3% và 6,4%.

Với khối ngân hàng cổ phần, giá trị tuyệt đối về thu nhập lãi thuần nhỏ nhưng tỷ lệ gia tăng so với năm trước khá cao. Chẳng hạn TPBank, thu nhập lãi thuần 6 tháng đầu năm đạt hơn 450 tỷ đồng, tăng tới 114,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Ba nhà băng khác là ABBank, SHB và Techcombank cũng có mức tăng thu nhập lãi thuần lần lượt 17,6%, 16,6% và 12,9%. Ngoài ra, nhiều nhà băng khác cũng có sự gia tăng thu nhập lãi thuần ở mức tương đối.


Bảng dữ liệu về tỷ lệ lãi cận biên và thu nhập thuần của các ngân hàng.


Thu nhập lãi thuần là khoản chênh lệch giữa chi phí trả lãi và thu nhập từ lãi. Vì vậy lãi thuần tăng cao trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng ở mức ì ạch khiến nhiều người chú ý. 7 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống chỉ đạt 3,68%, chưa bằng một phần ba chỉ tiêu cả năm. Ngân hàng Nhà nước lý giải tín dụng tăng chậm do sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn thấp, sản xuất kinh doanh chưa khởi sắc nên cầu về vốn cũng yếu.

Phó chủ tịch Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienvietPostbank) Nguyễn Đức Hưởng cho rằng, lãi thuần của một số ngân hàng được tính tổng hợp từ nhiều nguồn chứ không phải chỉ riêng phần cho vay trong 6 tháng qua. "Chẳng hạn như những khoản nợ lãi của thời gian trước đây tồn đọng và giờ ngân hàng mới thu được, cũng là lý do giúp thu nhập lãi thuần tăng", ông nói.

Thêm vào đó, ông Hưởng nhận định, năm ngoái nhiều ngân hàng thậm chí chấp nhận biên lợi nhuận âm để cho vay khách hàng tốt, còn giờ thì có cao hơn chút đỉnh nên thu nhập lãi thuần 6 tháng đầu năm có phần nhỉnh hơn cùng kỳ năm ngoái là điều dễ hiểu.

Ngoài ra, theo lý giải của lãnh đạo cấp cao của một ngân hàng cổ phần, tỷ trọng chứng khoán đầu tư (phần lớn là trái phiếu chính phủ và tín phiếu kho bạc) đều tăng ở hầu hết các ngân hàng, cũng góp một phần vào bức tranh tăng thu nhập lãi thuần. Chẳng hạn như BIDV, 6 tháng đầu năm, ngân hàng này tăng đầu tư vào cả trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp (tăng 27%, chiếm 16% tổng tài sản sinh lãi, tăng so với mức tỷ trọng tương đương năm 2013 là 14%).

"Tỷ trọng chứng khoán đầu tư cho phần trái phiếu chính phủ và tín phiếu kho bạc tại ngân hàng tôi cũng tăng lần lượt là 25% và 30% so với cùng kỳ và mang về khoản thu nhập lãi tương đối lớn", ông nói.

Một số người lại nhìn nhận kết quả khả quan về thu nhập lãi thuần cho thấy chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay ở mức cao. Một chuyên gia phân tích, thời gian qua lãi suất huy động liên tục giảm, cộng với tài khoản tiền gửi thanh toán và trên thẻ ATM của khách hàng với lãi suất không kỳ hạn... giúp giá vốn huy động bình quân của các ngân hàng thấp, tầm hơn 6% nhưng các nhà băng vẫn cho vay cao 10-11% một năm.

"Như vậy, chênh lệch đầu ra - đầu vào của ngân hàng khá cao, trên 4%, trong khi năm ngoái lãi biên này tầm 3-3,5%. Điều này lý giải vì sao từ đầu năm đến nay tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng rất chậm (3,52%), nhưng ngân hàng vẫn thu lợi nhuận từ tín dụng cao", ông bình luận.


Tỷ lệ lãi cận biên của nhiều ngân hàng đang có xu hướng giảm, cho thấy việc quản lý tài sản sinh lời chưa đạt hiệu suất cao. Ảnh: Anh Quân


Tuy nhiên, báo cáo tài chính của các ngân hàng 6 tháng qua cho thấy thước đo sinh lời thông qua hệ số NIM (tỷ lệ lãi cận biên) có xu hướng giảm đáng kể. NIM được xác định bằng tổng doanh thu từ lãi trừ tổng chi phí trả lãi (thu nhập lãi thuần) trên tổng tài sản có sinh lời bình quân. NIM giảm chứng tỏ rằng mức thu nhập lãi thuần của ngân hàng tuy có tăng lên nhưng vẫn chưa thực sự tương xứng với sự gia tăng của nguồn tài sản có sinh lời.

Hiện nay, trong số các ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính quý II năm 2014, Sacombank có tỷ lệ NIM 6 tháng đầu năm cao nhất, với 2,33%, tuy nhiên, so với cùng kỳ thì lại giảm nhẹ 0,23%. Hay như TPBank, mặc dù thu nhập lãi thuần tăng vọt nhưng tỷ lệ lãi cận biên lại giảm 0,43%.

Ngân hàng Quốc Dân - NCB giảm NIM mạnh nhất, từ 1,56% xuống còn 1,08% do thu nhập lãi thuần không tăng bao nhiêu trong khi tài sản có khả năng sinh lời tăng đột biến.

Tiến sĩ Lê Đạt Chí, Trưởng bộ môn Đầu tư Tài chính, Trường Đại học Kinh tế TP HCM cho rằng, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên nói trên còn chưa phản ánh hết các chi phí hoạt động (trả lương nhân viên, khấu hao tài sản cố định…) cũng như chi phí dự phòng rủi ro của các ngân hàng.

Do đó, theo ông Chí, nhìn vào những con số báo cáo thấy thu nhập lãi thuần tăng so với cùng kỳ năm ngoái thì nghĩ rằng ngân hàng đang "ăn lãi dày" nhưng thực tế chưa hẳn vậy.

Ông Chí lấy ví dụ, trên danh nghĩa, lãi suất cho vay dao động 11% mỗi năm trừ đi lãi suất huy động phổ biến 7%, thì biên lợi nhuận của các ngân hàng là 4%. Với mức này có thể cho ra con số thu nhập lãi thuần khá cao. Tuy nhiên, biên lợi nhuận này không phải là chênh lệch lãi suất mà ngân hàng được hưởng toàn bộ vì nó còn bao gồm rất nhiều chi phí khác.

Thực tế, lãi cận biên tạo nên lợi nhuận ở nhiều ngân hàng chỉ duy trì được mức 1-2%. Ông phân tích, khi nhận về 4% chênh lệch lãi, ngân hàng phải có dự trữ bắt buộc với các khoản tiền gửi. Tiếp theo là dự phòng thanh khoản, các phần chi phí khác bao gồm trả cho bảo hiểm tiền gửi. Cộng tất cả lại khoảng 2%. Cộng thêm một số chi phí khác như trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu tiềm tàng khoảng 1% nữa là lên 3%. Như vậy, lãi cận biên thực tế của ngân hàng chỉ còn lại tầm 1%, ông phân tích.

"Chính vì vậy, nhìn vào kết quả kinh doanh của các ngân hàng 6 tháng đầu năm, thu nhập lãi thuần tăng nhưng thực tế lợi nhuận lại thấp là vậy", ông Chí nói.

Lãnh đạo cấp cao của một ngân hàng phía Nam cũng bộc bạch, với bối cảnh kinh tế ảm đạm, nợ xấu vẫn đang có dấu hiệu gia tăng thì trong hoạt động tín dụng, chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra phải từ 4% trở lên mới đủ trích lập dự phòng rủi ro và kỳ vọng thu lợi nhuận.

Ông cũng tỏ ra lo ngại khi nhìn vào tỷ lệ NIM của nhiều ngân hàng đang có xu hướng thấp và bị thu hẹp, cho thấy lợi nhuận ngân hàng đang bị teo tóp. "Với tình hình hiện nay, ngân hàng tôi rất khó tránh được tình trạng điều chỉnh chỉ tiêu lợi nhuận vào quý cuối năm", ông nói.

Với thực tế trên, một thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia cho rằng, vấn đề lớn hiện nay chính là bài toán quản lý, kiểm soát tài sản có sinh lời của ngân hàng chưa hiệu quả, có thể do nhiều nguyên nhân. Về mặt chủ quan là do việc cho vay dễ dãi trước đó dẫn đến nợ xấu tiềm ẩn lớn; còn về khách quan, kinh tế vĩ mô bất ổn, thị trường bất động sản đóng băng... khiến doanh nghiệp khó khăn, mất khả năng trả nợ.

Chính vì nợ xấu diễn biến phức tạp, buộc nhà băng phải tăng chi phí trích lập dự phòng và các chi phí quản lý khác. Để bù đắp cho các khoản chi phí này, ngân hàng không còn cách nào khác là vẫn duy trì chênh chệch lãi suất huy động và cho vay ở mức cao. Việc này khiến các ngân hàng chưa thể mạnh tay giảm lãi suất cho vay trong thời gian qua. Chỉ trừ vài doanh nghiệp tốt được vay lãi suất 7-8%, còn lại phần lớn khách hàng đều phải vay với mức 10%-12% một năm.

Theo chuyên gia này, trong thời gian tới, nếu các nhà băng tiết giảm được chi phí hoạt động, xử lý tốt nợ xấu và giảm trích lập dự phòng rủi ro, thì khả năng co hẹp thêm chênh lệch giữa đầu vào - đầu ra là có thể.

Hơn nữa, hiện chỉ số CPI tháng 8 vừa được công bố với mức tăng 0,22% so với tháng trước. Tính chung 8 tháng đầu năm 2014, CPI cả nước chỉ tăng 1,83%, trong khi lạm phát theo năm chỉ là 4,31%. Lãi suất huy động đã được các ngân hàng rậm rịch điều chỉnh giảm mấy tuần qua. "Với những điều kiện này, ngân hàng sẽ có room giảm tiếp lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế", ông kết luận.

NIM_Bank


So với các quốc gia khác, NIM của ngân hàng Việt Nam luôn cao hơn, cho thấy quyền lực của ngân hàng ở Việt Nam rất lớn.

Ai cũng cần ngân hàng và ai cũng quan tâm đến ngân hàng. Dù vậy, giới ngân hàng LUÔN gây nhiều tranh cãi. Họ hiếm khi công bố những trục trặc của bản thân và có những điều họ chưa nói cho chúng ta biết.

Chênh lệch lãi suất cho vay và huy động giai đoạn 2009 - 2012luôn trong xu hướng tăng

NIM trung bình giai đoạn 2007 - 2011

NIM theo cách tính toán mới cao hơn nhiều so với cách tính truyền thống


Ngân hàng lãi bao nhiêu?

Từ xưa đến nay chức năng cơ bản của một ngân hàng thương mại vẫn là huy động tiền gửi và cho vay. Khi bạn gửi vào ngân hàng 110 đồng với lãi suất 7%, ngân hàng trả tiền lãi cho bạn 7,7 đồng mỗi năm. Sau khi dành ra một phần dự trữ bắt buộc để giữ an toàn thanh khoản, chẳng hạn như 10 đồng, ngân hàng sẽ dùng tiền này để cho vay lại kiếm lời. Giả sử, ngân hàng đã có khách hàng chấp nhận vay 100 đồng với lãi suất 12%, ngân hàng sẽ thu tiền lãi 12 đồng mỗi năm. Mức lãi của ngân hàng sẽ là 4,3 đồng (12 đồng trừ đi 7,7 đồng).

Con số 4,3 đồng lời này theo bạn là cao hay thấp? Giới ngân hàng thường cho rằng, ngân hàng lời 3 đến 4 đồng là vừa đủ để trang trải các chi phí và mức lời này hợp lý. Nhưng nếu nhìn theo góc khác, các ngân hàng có thể đang lời nhiều hơn mức này.

Để tính mức độ sinh lời của ngân hàng trong hoạt động tín dụng, người ta hay dùng đến chỉ số NIM (Net Interest Margin), được tính từ con số tiền lãi 4,3 đồng kia chia cho tài sản sinh lợi, ở đây là 100 đồng cho vay. Như vậy, tỉ lệ NIM là 4,3% mang ý nghĩa rằng: cứ bình quân 100 đồng ngân hàng cho vay được họ sẽ thu lời 4,3 đồng từ hoạt động này sau khi trừ đi chi phí vốn, nhưng chưa trừ đi các chi phí giao dịch khác, kể cả chi phí quản lý và tất nhiên là trong trường hợp không có nợ xấu.

Ngân hàng nào cũng muốn tăng NIM, bằng 2 công cụ là lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay. Chênh lệch giữa hai loại lãi suất này càng cao, người ta kỳ vọng NIM càng lớn. Trong đó, ngân hàng chủ yếu dùng lãi suất cho vay để điều chỉnh NIM của mình. Tại sao? Về mặt nguyên tắc, mức độ rủi ro là yếu tố quyết định lãi suất; rủi ro cao thì đòi hỏi lãi suất cao. Nhưng người gửi tiền hầu như không có thông tin để đánh giá mức độ rủi ro cho đồng tiền của mình khi gửi ở ngân hàng A hay ngân hàng B. Ngân hàng là người chủ động đưa ra mức lãi suất và đối với ngân hàng thì tất cả các khoản tiền gửi vào đều có rủi ro bằng nhau, nên áp dụng mức lãi suất như nhau; chênh lệch chủ yếu do thời hạn và số tiền gửi, nhưng không đáng kể. Trong khi đó, lãi suất cho vay chênh lệch rất cao vì ngân hàng có thể thẩm định mức độ rủi ro của người đi vay.

Chẳng hạn với lãi suất huy động 7%, cùng lắm các ngân hàng chỉ dám huy động tối đa 8-8,5%.

Thời kỳ tăng trưởng nóng, các ngân hàng đặt lãi suất huy động thấp và lấy lãi suất cho vay thấp. Đến thời kỳ khủng hoảng, lãi suất huy động được đẩy lên để đảm bảo duy trì thanh khoản; lãi suất cho vay cũng được đẩy lên với mức mạnh hơn nhiều để đảm bảo không chỉ ngân hàng có lời mà còn bù đắp thêm cho các khoản rủi ro. Tín dụng tăng trưởng liên tục bởi các ngân hàng luôn nhiệt tình với những khoản cho vay. Họ đặt lãi suất cao và nghĩ rằng người vay sẽ hoàn trả nhiệt tình mà quên mất rằng, lãi suất cho vay càng cao nghĩa là xác suất phá sản của dự án người vay càng lớn.

Hậu quả để lại của thời kỳ này còn nhiều điều đáng nói và điều này thể hiện qua NIM của ngân hàng. NIM cũng là vấn đề gây nhiều tranh cãi trong thời gian gần đây, khi ông Đỗ Thiên Anh Tuấn, giảng viên Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, đề nghị một cách tính NIM khác. Con số ông Tuấn đưa ra cao hơn hẳn so với số liệu NIM trung bình của các ngân hàng. Nhưng nhìn về tổng thể, dù tính theo cách nào NIM vẫn thể hiện một xu hướng nhất định và cho thấy các trục trặc hiện tại trong hệ thống ngân hàng.

NIM cao - Nợ nhiều

NCĐT tập hợp lại dữ liệu của 29 ngân hàng (vì có nhiều ngân hàng không có dữ liệu trong năm 2012) cho thấy NIM trung bình của 29 ngân hàng này trong năm 2012 là 3,79% nếu tính theo cách truyền thống (do Công ty Truyền thông Tài chính StoxPlus tính toán) và 4,62% theo cách tính của ông Tuấn. Đáng chú ý hơn, trong cả 3 năm 2010 đến 2012, những con số tính toán theo cách mới cũng đều cao hơn. Và dù tính theo cách nào thì NIM đều có xu hướng tăng trong vài năm trở lại đây.

Cần lưu ý rằng, không hẳn các ngân hàng có NIM cao là lợi nhuận cao, thậm chí là ngược lại. Các ngân hàng có NIM cao trong năm 2011 thì tỉ lệ nợ xấu tăng rất mạnh vào các năm sau đó. Phần nhiều trong số đó đều là những ngân hàng thương mại yếu kém, đã sáp nhập hoặc hợp nhất trong năm 2012 và 2013.

Một trường hợp điển hình là ngân hàng Phương Tây. Năm 2011, NIM của ngân hàng này ở mức 9,46% và tỉ lệ nợ xấu là 1,3% (theo số liệu của StoxPlus). Đến năm 2013, trước khi hợp nhất với PVFC, tỉ lệ nợ xấu của ngân hàng này là 6,84%. Hay như Navibank, NIM của ngân hàng này trung bình 2 năm 2011 - 2012 là 6% thì tỉ lệ nợ xấu đã tăng từ 2,92% trong năm 2011 lên 5,64% trong năm 2012, và 8,7% vào thời điểm tháng 9.2013.

Có thể liệt kê ra rất nhiều trường hợp tương tự khác. Chẳng hạn như TienPhongBank (NIM 7,7% trong năm 2012), hay Đại Tín (NIM 5,77% vào năm 2011). Một trường hợp mới gần đây nhất là PGBank. Năm 2011, NIM là 9,56% và tỉ lệ nợ xấu là 2,1% thì đến tháng 9.2013, tỉ lệ nợ xấu đã lên đến 9,5%.

Những ngân hàng có quy mô nhỏ cũng có mức NIM cao hơn ngân hàng có quy mô lớn. Nhóm ngân hàng tư nhân có NIM cao hơn nhóm ngân hàng có cổ phần nhà nước.

Xu hướng này cũng đúng ngay cả trong trường hợp sử dụng con số NIM tính toán theo cách truyền thống. Như trường hợp của PGBank ở trên, NIM được công bố cũng lên đến 7% trong năm 2011 và 5,64% trong năm 2012.

Ngược lại, cũng có những ngân hàng có NIM ở mức trung bình, theo cả hai cách tính toán và tỉ lệ nợ xấu cũng ở mức thấp. Chẳng hạn như Eximbank, NIM trong 2011 là 3,73% (số liệu công bố) và 3,82% (số liệu ước tính mới). Tỉ lệ nợ xấu của Eximbank giảm từ mức 1,61% trong năm 2011 xuống còn 1,32% trong năm 2012.

Nếu coi nợ xấu như là một chỉ báo cho thái độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng (nợ xấu càng nhiều chứng tỏ ngân hàng cho vay “ẩu” trong quá khứ) thì nghĩa là NIM càng cao, ngân hàng càng chấp nhận rủi ro nhiều hơn. “NIM cao và nợ xấu cao thường có mối liên hệ với nhau theo kiểu hai mặt của một đồng xu”, ông Tuấn cho biết. Tức là, nợ xấu cao thường là hệ quả của việc theo đuổi NIM cao và ngược lại. Hai hệ quả này xuất phát từ cùng một nguyên nhân chính và cũng là trục trặc của hệ thống tài chính Việt Nam khi ngân hàng là số 1.

Khi ngân hàng là số 1

Theo ông Tuấn, NIM cao ở đây cho thấy cấu trúc độc quyền nhóm trong hệ thống ngân hàng, cũng như vai trò trung tâm của hệ thống tài chính gián tiếp ở Việt Nam. So sánh ở mức độ toàn nền kinh tế, NIM càng cao càng chứng tỏ rằng ngân hàng có quyền lực. Nếu anh cần vốn thì anh sẽ đi vay ở đâu? Câu trả lời số 1 vẫn là ngân hàng.

Tương tự, Tiến sĩ Lê Hồng Giang cũng đồng tình với ý kiến này. NIM cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào sức mạnh thị trường của các ngân hàng. NIM cao, sức mạnh thị trường của ngân hàng lớn nghĩa là thị trường tài chính có ít cạnh tranh. “Cạnh tranh ở đây không chỉ được hiểu trong nội bộ ngân hàng, mà còn là với các nguồn quỹ khác”, ông Giang cho biết.

Nếu so sánh với các quốc gia khác, có thể thấy NIM của các ngân hàng Việt Nam luôn ở mức cao hơn. Chẳng hạn, NIM trung bình giai đoạn 2007 - 2011 của Thái Lan là 3,3%, Trung Quốc là 2,8%, Malaysia là 2,9%, Nhật là 1,1% và Mỹ là 3,4%. Ở các quốc gia phát triển như Nhật hay Mỹ, NIM có xu hướng giảm dần rõ rệt.

Việt Nam hiện nay, cũng giống như mô hình sở hữu chéo của Nhật trước kia, có một điểm chung là dòng vốn được phân bổ chủ yếu qua ngân hàng - gần như là trung gian tài chính duy nhất. Trong khi ở nhiều nước có thị trường vốn phát triển, doanh nghiệp không phải phụ thuộc quá nhiều vào ngân hàng.

Mặt khác, NIM cao cũng có thể là hệ quả của sở hữu chéo ở các ngân hàng. “Chính sở hữu chéo đã làm trầm trọng thêm mức độ độc quyền nhóm của ngân hàng”, ông Tuấn cho biết.

Các ngân hàng có sở hữu chéo thường dành một phần vốn tài trợ cho các công ty trong chuỗi liên kết sở hữu của mình. Thông thường những khoản vay này được kỳ vọng lãi suất rẻ hơn lãi suất thị trường, hoặc các điều kiện cho vay được nới lỏng hơn. Vì thế, ngân hàng phải bình quân lãi suất để đảm bảo mục tiêu lợi nhuận bằng cách tăng lãi suất đối với các khoản vay nằm ngoài mối liên kết, sở hữu. Điều này có nghĩa nhiều doanh nghiệp khác đang chịu chi phí lãi suất cao cho những khoản vay mà mình không được nhận.

Mặt khác, trong một ngân hàng có sở hữu chéo thì thái độ chấp nhận rủi ro còn cao hơn rất nhiều. Bởi nhóm cổ đông sở hữu chéo có tới 2 nguồn lợi ích: các khoản vốn đổ vào các công ty sân sau và lợi nhuận từ ngân hàng mình đang sở hữu; trong khi nếu có rủi ro thì phần rủi ro được chia sẻ đều cho toàn bộ các cổ đông còn lại.

Ví dụ điển hình là trường hợp của bầu Kiên. Sức ép từ ông chủ này đã buộc các nhà quản lý Ngân hàng ACB lúc bấy giờ phải tìm mọi cách gia tăng lợi nhuận, cho dù họ tự nhận định và lường trước được những rủi ro của nó.

Như vậy, có vẻ mọi câu chuyện về ngân hàng ở Việt Nam đều quay về với vấn đề: sở hữu chéo. Đã có rất nhiều hướng giải quyết được đem ra bàn bạc, nhưng có lẽ điều quan trọng nhất nên làm là giảm tầm quan trọng của ngân hàng. Bài học của Nhật cho thấy, giảm tầm quan trọng của ngân hàng đã góp phần giảm sở hữu chéo. “Về lâu dài nếu muốn tăng mức độ cạnh tranh thì phải đa dạng hóa thị trường tài chính để ngân hàng không còn là kênh duy nhất của người gửi tiền hay người vay tiền, để dòng vốn luân chuyển hiệu quả trong nền kinh tế”, Tiến sĩ Giang kết luận.


N1_漢字_名詞(P5)

名詞(第9回~第11回)
道具 人・衣服 身体 自然 植物 建造物 野生 経済
双子 感情 食物 形状 生活 生活 空間
婿
若者 上(かみ)
悪者 下(しも)
我々
姿 小銭
頭(かしら) 左利き 井戸 問屋
身振り お宮 残高 果て
お供 垣根 お釣り 傍ら
地主 敷地 小遣い 延べ
踏み切り 盛り
道端 兆し
織物 怒り 半端
柄(がら) 情け
過ち 芝居
喪服 償い 津波 手際
戸惑い 浜辺 斜め 偽物
善しあし 矢印 夜更かし 本音
初耳
狩り 見晴らし
獲物

N1_漢字_形容詞(P4)


形容詞(第7回~第8回)
い形容詞 な形容詞
良い 悔しい 酸っぱい 愚かな 朗らかな 故(に)
荒い 詳しい 厳かな 月並みな 並びに
淡い 寂しい 巧みな 幾~ 若しくは
堅い 乏しい 惨めな 我が~
臭い 激しい 哀れな 来る~
渋い 著しい 盛んな 明くる~
緩い 騒がしい 鮮やかな ~沿い
尊い 懐かしい 穏やかな ~難しい
貴い 悩ましい 細やかな 仮に
醜い 甚だしい 健やかな 殊に
快い 華々しい 速やかな 既に
危うい 煩わしい 和やかな 甚だ
惜しい 慌しい 華やかな 専ら
怪しい 汚らわしい 緩やかな 極めて
卑しい 紛らわしい 清らかな 飽くまで
厳しい 平たい 滑らかな 及び

N1_漢字_動詞Cレベル(P3)

動詞Cレベル(1~6)
添う 継ぐ 摘む 焦る 尽きる 駆ける
襲う 仰ぐ 挑む 悟る 朽ちる 遂げる
慕う 揺らぐ 臨む 障る 滅びる 掲げる
潤う 侵す 励む 粘る 染みる 染める
漂う 脅す 弾む 諮る 顧みる 傷める
繕う 浸す 阻む 誇る 懲りる 緩める
賄う 促す 謹む 偽る 据える 垂れる
裁く 施す 惜しむ 怠る 添える 廃れる
嘆く 催す 織る 陥る 堪える 紛れる
懐く 覆す 凝る 遮る 耐える 免れる
欺く 尽くす 擦る 賜る 抑える
赴く 脅かす 漏る 葬る 鍛える
貫く 奉る 唱える
滞る 控える
携わる 衰える
取り締まる 踏まえる

N1_漢字_動詞Bレベル(P2)

動詞Bレベル(1~6)
負う 召す 断つ 反る 老いる 生ける
舞う 記す 保つ 練る 強いる 化ける
競う 逃す 尊ぶ 煙る 率いる 更ける
担う 耕す 産む 募る 恥じる 老ける
養う 著す 富む 図る 重んじる 授ける
損なう 志す 病む 勝る 帯びる 設ける
恥らう 明かす 歩む 操る 省みる 挙げる
見計らう 生かす 絡む 謝る 試みる 告げる
説く 抜かす 涼む 受かる 経る 和らげる
築く 生やす 恵む 群がる 絶える 果てる
背く 費やす 営む 連なる 映える 定める
導く 交わす 危ぶむ 交わる 構える 乱れる
接ぐ 冷やかす 仕える 敗れる
研ぐ 訪れる
担ぐ 値する

August 28, 2014

N1_漢字_動詞Aレベル(P1)

動詞Aレベル(1~7)
遭う 聴く 挿す 刈る 絞る 煮る 慌てる
飼う 裂く 致す 釣る 滑る 診る 隔てる
沿う 敷く 崩す 撮る 迫る 飽きる 企てる
縫う 炊く 脅かす 振る 黙る 飢える 兼ねる
酔う 吐く 励ます 掘る 殴る 殖える 尋ねる
奪う 弾く 繰り返す 彫る 握る 訴える 締める
覆う 描く 撃つ 盛る 濁る 蓄える 攻める
狂う 渇く 討つ 至る 巡る 漬ける 褒める
誘う 砕く 跳ぶ 劣る 潜る 怠ける 納める
誓う 響く 酌む 飾る 譲る 揚げる 勧める
倣う 輝く 澄む 腐る 謝る 焦げる 眺める
扱う 脱ぐ 踏む 削る 偏る 妨げる 慰める
従う 稼ぐ 恨む 茂る 透き通る 載せる 揺れる
伴う 騒ぐ 縮む 縛る
悔やむ
膨らむ

10 cổ phiếu sáng giá nhất của Warren Buffett

Công ty Berkshire Hathaway của Warren Buffett đang tập trung đầu tư vào những cổ phiếu nào luôn thu hút sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư. 24/7 Wall Street đã nghiên cứu danh mục đầu tư và đưa ra danh sách top 10 cổ phiếu đang được Warren Buffett ưu ái nhất.

Những hồ sơ gần đây nhất được công bố cho thấy Warren Buffett và Berkshire Hathaway đang đầu tư rất tập trung, ước tính khoảng 58% tiền của sở Berkshire Hathaway đang nằm ở 4 cổ phiếu. Khi nhìn vào top 10 các cổ phiếu mà công ty đang nắm giữ, thì số cổ phần này đều trị giá trên 2 tỷ USD, và tổng giá trị thị trường của 10 cổ phiếu này đạt 89,8 tỷ USD. Giá trị vốn hóa thị trường của Berkshire Hathaway hiện đạt 320 tỷ USD.


Dưới đây là danh sách 10 cổ phần lớn nhất mà đế chế Berkshire Hathaway đang sở hữu:

1. Wells Fargo

Giá trị cổ phần nắm giữ: 25,4 tỷ USD

Cổ phần nắm giữ: 8,9%

Wells Fargo & Co đứng đầu trong danh sách cổ phiếu mà Warren Buffett nắm giữ. Là ngân hàng lớn nhất tại Mỹ tính về vốn hóa thị trường, Wells Fargo đang có một năm 2014 tăng trưởng bền vững. Đầu năm nay Well Fargo là thương hiệu đứng đầu trong danh sách những thương hiệu ngân hàng toàn cầu giá trị nhất. Giá trị thương hiệu Wells Fargo được ước tính ở mức trên 30 tỷ USD theo công ty tư vấn định giá Brand Finance. Wells Fargo đã cam kết sẽ tăng tiền trả cổ tức và giá trị mua lại.

2. Coca-Cola

Giá trị cổ phần nắm giữ: 16,9 tỷ USD

Cổ phần nắm giữ: 9,12%


Coca-Cola vừa công bố động thái biến đổi của hãng bằng cách mua lượng cổ phần lớn ở Monster Beverage và Keurig Green Moutain để thâm nhập thêm các thị trường khác và đa dạng hóa các sản phẩm của mình. Mục tiêu của nó là thúc đẩy các thương hiệu mới lên hàng đầu về tăng trưởng. Coca-cola gần đây đã đứng đầu danh sách Top 100 thương hiệu mạnh nhất 2014.

3. American Express

Giá trị cổ phần nắm giữ: 14,4 tỷ USD

Cổ phần nắm giữ: 14,49%

Cổ phiếu của American Express đã tăng gần 50% vào năm 2013, và đây là lý do chính khiến Berkshire Hathaway sở hữu số lượng cổ phần lớn như vậy. American Express là tổ chwucs phát hành thẻ độc lập lớn nhất, nhắm mục tiêu vào các khách hàng giàu có. Buffett đã nắm giữ cổ phiếu của American Express trong nhiều thập kỷ nay, và mức trung bình giá mà Buffett chi ra rẻ tới mức ông không cần phải quan tâm tới việc công ty trả tỷ suất lợi nhuận thấp cho các nhà đầu tư mới. Có một điểm thú vị là gần đây Buffett đã bắt đầu xây dựng một vị trí nhỏ ở Visa và MasterCard. Buffett muốn sở hữu miếng bánh ở tất cả các công ty phát hành thẻ tín dụng toàn cầu chăng?

4. IBM

Giá trị cổ phần nắm giữ: 12,7 tỷ USD

Cổ phần nắm giữ: 7,03%

IBM chiếm một vị trí độc nhất đối với Buffett, bởi sau tất cả, ông dường như lảng tránh các cổ phiếu công nghệ. IBM thậm chí còn nằm trong top các cổ phiếu bị bán bởi các quỹ trong năm nay. Mục tiêu tỷ suất lợi nhuận trên cổ phần (EPS) của công ty đạt 20$ vào cuối năm 2015 đã chịu sự chỉ trích của thị trường. Tuy nhiên điểm tốt của IBM đấy là hãng không ngừng kế hoạch mua lại cổ phiếu của mình. Vì sao IBM lại thu hút Warren Buffett tới vậy vẫn còn là một bí ẩn, còn nhà đầu tư lỗi lạc này vẫn đang tiếp tục tăng lượng sở hữu của mình ở IBM.

5. Walmart

Giá trị cổ phần nắm giữ: 4,4 tỷ USD

Cổ phần nắm giữ: 1,82%


Nhà bán lẻ lớn nhất thế giới Wal-Mart đang gặp vấn đề về tăng trưởng doanh thu bán hàng, cũng như việc cổ phiếu đang đà giảm. Nhưng điều đó không ngăn cản Warren Buffett tiếp tục mua vào cổ phiếu này. Chiến lược tái tập trung vào “Made in America” (hàng hóa được sản xuất tại Mỹ) cũng chưa rõ là một bước đi thành công hay thất bại của công ty. Một nỗ lực nữa của Wal-Mart là giám đốc điều hành mới Bill Simon đang được kỳ vọng sẽ mang đến tăng trưởng cho công ty.

6. Procter & Gamble

Giá trị cổ phần nắm giữ: 4,1 tỷ USD

Cổ phần nắm giữ: 1,95%

Cổ phiếu của P&G là một trường hợp thú vị, bởi trong vài năm qua, quy mô của công ty đang bị giảm đi một nửa. Nhà sản xuất các sản phẩm tiêu dùng lớn nhất thế giới giờ đang trong quá trình cắt giảm 90 đến 100 thương hiệu để tập trung vào các thương hiệu cốt lõi mang lại nhiều lợi nhuận nhất.

7. Exxon Mobil

Giá trị cổ phần nắm giữ: 4,1 tỷ USD

Cổ phần nắm giữ: 0,96%


Exxon Mobil Corp giữ một vị trí quan trọng với Berkshire Hathaway. Với giá trị vốn hóa thị trường tới mức 425 tỷ USD, đây là cổ phiếu hiếm hoi mà Buffett có thể mua vào và bán ra lúc nào mà ông muốn mà không khiến cả thế giới phải chăm chú về việc mu abasn ấy. Exxon là một trong số ít các công ty trên thế giới đạt được lợi nhuận 100 tỷ USD hoặc hơn mỗi quý. Đây có thể coi là công ty lớn nhất thế giới về dầu khí. Điểm ngạc nhiên duy nhất về quyết định nắm giữ cổ phần ở đây của Buffett là: 1/ Ông đã mất quá lâu mới quyết định mua vào cổ phiếu này và 2/ ông đã không từ bỏ cổ phiếu ở các công ty dầu mỏ khác để dồn vào Exxon.

8. U.S. Bancorp

Giá trị cổ phần nắm giữ: 3,5 tỷ USD

Cổ phần nắm giữ: 4,44%

U.S Bancorp là một trong những ngân hàng siêu khu vực lớn nhất ở Mỹ, và Buffett liên tiếp mua vào cổ phiếu này từ quý nọ sang quý kia. Ông đã nắm giữ cổ phiếu này nhiều năm trời. U.S Bancorp là một thương hiệu uy tín với hồ sơ tín dụng an toàn hơn hầu hết các ngân hàng lớn khác và Buffett đã mua cổ phiếu này với chiến lược chậm và ổn định. Hiện ông nắm giữ hơn 80 triệu cổ phiếu của U.S Bancorp.

9. Moody's Corp

Giá trị cổ phần nắm giữ: 2,2 tỷ USD

Cổ phần nắm giữ: 11,68%

Moody’s Corp không còn hấp dẫn như trước kia nữa, và tình hình của Moody có vẻ đang xấu đi trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế . Thế nhưng Buffett đã sở hữu cổ phiếu của Moody từ rất lâu, đến mức mà việc cổ phiếu này đang đi xuống không phải khiến ông quá bận tâm như những nhà đầu tư khác.

10. Goldman Sachs

Giá trị cổ phần nắm giữ: 2,1 tỷ USD

Cổ phần nắm giữ: 2,87%

Buffett đã đạt được thỏa thuận mua cổ phiếu của Goldman Sachs ở mức giá rất tốt. Hiện chưa rõ Buffett có tiếp tục xem xét cổ phiếu này là một trong những cổ phiếu cốt lõi của Berkshire Hathaway nữ hay không nhưng Goldman Sachs hiện đã trở thành một thành phần của chỉ số Down Jones trung bình và được coi là một ngân hàng quá lớn để phải lo về việc thất bại.

“Nội soi” danh mục đầu tư của Warren Buffett

Mới đây, nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett tuyên bố, trái phiếu là tài sản rủi ro, vàng thì không sản sinh ra của cải, chỉ có cổ phiếu là tài sản quan trọng nhất và an toàn nhất. Chính vì thế, thời gian qua, tập đoàn Berkshire Hathaway của ông đã mạnh tay gom cổ phiếu.

Hãng tin CNBC đã thống kê 15 loại cổ phiếu niêm yết có giá trị lớn nhất trong danh mục đầu tư của Berkshire Hathaway. Số lượng cổ phiếu được tính tới ngày 31/12/2011 theo báo cáo của tập đoàn gửi lên Ủy ban Chứng khoán Mỹ. Giá trị căn cứ vào mức chốt ngày 14/2/2012.

Có thể thấy rằng, so với tháng 8 năm ngoái, danh sách cổ phiếu hàng đầu của tỷ phú lừng danh này đầu tư hầu như không có sự thay đổi lớn. Điều này cho thấy, Warren Buffett vẫn trung thành với các sản phẩm gắn liền với đời sống thường nhật. Dưới đây là thông tin chi tiết.

15. Costco Wholesale (COST)




Giá trị cổ phần nắm giữ: 364,44 triệu USD
Số cổ phiếu: 4.333.363
Tỷ lệ cổ phần trong công ty: 1,00%

14. M&T Bank (MTB)




Giá trị cổ phần nắm giữ: 436,11 triệu USD
Số cổ phiếu: 5.382.040
Tỷ lệ cổ phần trong công ty: 4,28%

13. Washington Post (WPO)




Giá trị cổ phần nắm giữ: 663,03 triệu USD
Số cổ phiếu: 1.727.765
Tỷ lệ cổ phần trong công ty: 22,38%

12. DirecTV (DTV)




Giá trị cổ phần nắm giữ: 932,97 triệu USD
Số cổ phiếu: 20.348.400
Tỷ lệ cổ phần trong công ty: 2,88%

11. Moody’s (MCO)




Giá trị cổ phần nắm giữ: Hơn 1 tỷ USD
Số cổ phiếu: 28.415.250
Tỷ lệ cổ phần trong công ty: 12,78%

10. Johnson & Johnson (JNJ)




Giá trị cổ phần nắm giữ: 1,87 tỷ USD
Số cổ phiếu: 29.018.127
Tỷ lệ cổ phần trong công ty: 1,06%

9. US Bancorp (USB)




Giá trị cổ phần nắm giữ: 2 tỷ USD
Số cổ phiếu: 69.039.426
Tỷ lệ cổ phần trong công ty: 3,61%

8. ConocoPhillips (COP)




Giá trị cổ phần nắm giữ: 2,14 tỷ USD
Số cổ phiếu: 29.100.937
Tỷ lệ cổ phần trong công ty: 2,25%

7. Wal-Mart Stores (WMT)




Giá trị cổ phần nắm giữ: 2,43 tỷ USD
Số cổ phiếu: 39.037.142
Tỷ lệ cổ phần trong công ty: 1,14%

6. Kraft Foods (KFT)




Giá trị cổ phần nắm giữ: 3,35 tỷ USD
Số cổ phiếu: 87.034.713
Tỷ lệ cổ phần trong công ty: 4,9%

5. Procter & Gamble (PG)




Giá trị cổ phần nắm giữ: 4,95 tỷ USD
Số cổ phiếu: 76.766.036
Tỷ lệ cổ phần trong công ty: 2,79%

4. American Express (AXP)




Giá trị cổ phần nắm giữ: 7,87 tỷ USD
Số cổ phiếu: 151.610.700
Tỷ lệ cổ phần trong công ty: 13,02%

3. Wells Fargo (WFC)




Giá trị cổ phần nắm giữ: 11,67 tỷ USD
Số cổ phiếu: 383.703.628
Tỷ lệ cổ phần trong công ty: 7,29%

2. International Business Machines (IBM)




Giá trị cổ phần nắm giữ: 12,28 tỷ USD
Số cổ phiếu: 63.905.931
Tỷ lệ cổ phần trong công ty: 5,42%

1. Coca-Cola (KO)




Giá trị cổ phần nắm giữ: 13,78 tỷ USD
Số cổ phiếu: 200.000.000
Tỷ lệ cổ phần trong công ty: 8,84%

6 cổ phiếu “ruột” của Warren Buffett


rong danh mục của nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett có những cổ phiếu mà ông đã nắm giữ suốt nhiều thập kỷ nay. Đây cũng là những cổ phiếu đem lại cho Buffett những khoản lợi nhuận “khủng”.
Dưới đây 6 cổ phiếu mà nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett đã nắm giữ trong nhiều năm do trang 24/7 Wall St. giới thiệu:

American Express



Từ những năm 1960, Buffett đã nắm cổ phiếu của công ty dịch vụ tài chính American Express (AmEx). Ông mua vào cổ phiếu AmEx sau khi giá cổ phiếu công ty này giảm một nửa vì những khoản nợ xấu. Khi đó, Buffett tin rằng, người dân sẽ dùng thẻ phổ biến trong giao dịch hàng ngày và AmEx sẽ trở thành một cổ phiếu blue-chip.

Vào thời điểm năm 1999, tập đoàn Berkshire Hathaway của Buffett nắm khoảng 50,5 triệu cổ phiếu AmEx, trị giá khoảng 6,82 tỷ USD tính theo giá thị trường. Hiện nay, Berkshire sở hữu 151,6 triệu cổ phiếu này, ngang với mức nắm giữ vào năm 1999 nếu tính đến đợt chia nhỏ cổ phiếu vào năm 2000, trị giá khoảng 12,7 tỷ USD. Với cổ phần khoảng 14%, Berkshire hiện là cổ đông lớn nhất của AmEx.

Coca-Cola


Khi Buffett bắt đầu mua cổ phiếu Coca-Cola vào năm 1988, một số nhà phân tích cho rằng, sẽ đến lúc các công ty đồ uống khác chiếm mất thị phần của hãng này. Nhưng Coca-Cola vẫn liên tục tăng trưởng và vươn tới mọi ngóc ngách của thế giới. 

Vào năm 1995, Buffett nắm 100 triệu cổ phiếu Coca-Cola, trị giá khoảng 1,2 tỷ USD nếu tính theo chi phí cơ bản. Sau nhiều đợt chia nhỏ cổ phiếu, số cổ phiếu Coca-Cola do Buffett nắm giữ đã tăng lên mức 400 triệu cổ phiếu hiện nay, trị giá khoảng 15 tỷ USD tính theo giá thị trường. Với cổ phần khoảng hơn 9%, Berkshire là cổ đông “bự” nhất của Coca-Cola.

M&T Bank Corp.


Ngân hàng M&T có thể không phải là một cái tên quen thuộc với các gia đình ở Mỹ, nhưng Buffett đã nắm cổ phiếu này dài hạn. Tính đến tháng 2/2014, ông nắm 5,38 triệu cổ phiếu M&T, trị giá khoảng 600 triệu USD. Tập đoàn Berkshire Hathaway của Buffett là cổ đông lớn thứ 5 của M&T, sở hữu cổ phần 4,1%.

Proter & Gamble (P&G)


“Đại gia” hàng tiêu dùng P&G đã có tên trong danh mục đầu tư của Berkshire Hathaway từ năm 1989. Khi đó, cổ phần mà Buffett nắm giữ trong hãng dao cạo Gillette trị giá khoảng 3,2 tỷ USD. Vào năm 1989, khi P&G mua lại Gillette, Buffett mua ngay thêm một lượng cổ phiếu lớn của P&G, nâng mức nắm giữ cổ phiếu của tập đoàn này lên 96 triệu. 

Thời gian gần đây, nhà đầu tư huyền thoại đã bán một phần cổ phiếu P&G, giảm mức nắm giữ còn 52,8 triệu cổ phiếu. Tuy nhiên, Berkshire Hathaway vẫn là cổ đông lớn thứ tư của P&G, với cổ phần khoảng 1,95%, trị giá khoảng 4 tỷ USD, cho thấy chiến lược theo đuổi những cổ phiếu phục vụ thiết thực cho đời sống hàng ngày của Buffett.

Wells Fargo & Co.


Cổ phiếu nhà băng hàng đầu nước Mỹ Wells Fargo chính là cổ phiếu chiếm phần lớn nhất trong danh mục của Berkshire Hathaway, đồng thời là một trong những cổ phiếu được tập đoàn này yêu thích nhất.

Năm 1999, Berkshire nắm số cổ phiếu Wells Fargo trị giá 1,466 tỷ USD nếu tính theo giá thị trường, nhưng chỉ tương đương 423,7 triệu USD nếu tính theo chi phí cơ bản. Hiện nay, mức nắm giữ đã tăng lên 643 triệu cổ phiếu, trị giá 20,6 tỷ USD nếu tính theo thị giá.

Graham Holdings Co.


Graham Holdings là tên cũ của công ty xuất bản tờ báo nổi tiếng Washington Post. Buffett đã nắm cổ phiếu của công ty này từ năm 1973. Cách đây ít lâu, Giám đốc điều hành (CEO) Jeff Bezos của Amazon.com mua lại mảng truyền thông của Washington Post, và phần còn lại của công ty quay lại với cái tên cũ là Graham Holdings. Tính đến cuối năm ngoái, Buffett vẫn còn nắm 1,72 triệu cổ phiếu của Graham.

Người Việt không xấu(ALAN)

Gần đây tự phát một phong trào đánh hội đồng về người Việt xấu xí, từ dân đen trong nước đến Việt Kiều hải ngoại, từ các mạng lề trái đến báo lề phải. Bị nhiều phóng viên và BCA quay hỏi về đề tài này, ông già Alan xin xác định rõ ràng: chúng ta không xấu.

Trước hết, xấu xí là một tĩnh từ chung chung, nhất là khi nói về con người. Người này có ngoại hình xấu, cô này nhiều tật xấu, anh này thích chơi xấu, thằng bé này xấu ăn, bà lão kia đang “làm” xấu…và tất cả điều đó cũng không bầy tỏ điều gì rõ ràng lắm.

Ngay cả ngoại hình. Cô người mẫu có khuôn mặt hơi xấu (theo định giá chủ quan) nhưng với một bầu sữa tốt thì cũng có thể nổi tiếng với rất nhiều giới trẻ đang dư thừa hormone. Tôi quen biết một phụ nữ giàu đẹp quý phái học thức ở Mexico. Khi cô lấy chồng, cả gia đình bạn bè đều chê là mắt mũi cô để đâu mà ôm phải một ông “xấu đau xấu đớn”; nhưng họ đã sống hạnh phúc với nhau hơn 15 năm. Theo định nghĩa về ngoại hình xấu xí của tôi, người đàn bà chỉ thực là xấu xí nếu sáng tôi ngủ dậy cùng nàng, nhìn nàng qua ánh sáng đầu ngày và chỉ muốn lấy một khẩu súng bắn vào đầu mình cho đỡ ngu và bớt hổ thẹn.

Trong đời, tôi đã có vài lần muốn tự tử kiểu đó, nhưng chưa lần nào ở Việt Nam. Như vậy, tôi tin chắc rằng ít nhất phụ nữ Việt không “xấu”.

Còn về tính xấu nói chung của người Việt? Những từ ngữ thông dụng nhất là lưu manh vặt, tham lam, ăn cắp, chật hẹp, dối trá, thích xin xỏ, ỷ lại, lười biếng, tự ti và tự tôn lẫn lộn. Cụ Tản Đà (1927) thì chê là quan bất nghĩa vô lương, còn dân thì ngu hơn lợn nên bị hút máu. Cụ Phan Khôi (1929) thì nói các sĩ phu ảo tưởng thoái hóa cho mình là Thượng Đế. Còn cụ Lương Thiệp (1944) thì kết luận là Nho sĩ do Trung Quốc đào tạo thì trì trệ, bất lực, hèn kém.

Ngày hôm nay, trên mạng lề phải, không thiếu những câu chuyện và lý do để “tự hào dân tộc” từ bóng đá đến siêu mẫu bị lộ hàng; còn mạng lề trái thì đủ chuyện để làm chúng ta xấu hổ: ăn cắp ở Nhật Bản, ăn tham ở Thái Lan; lưởng gạt ở Mỹ…và ăn rồi chạy ở Việt Nam (hay hạ cánh ở ẩn trong an toàn với biệt thự giá rẻ nhất là vài chục tỷ).

Thực ra, suy cho cùng, những cái gọi là “xấu xí” đều phát xuất từ một nguyên nhân quan trọng nhất: người Việt ta rất nghèo.

Nghèo tiền bạc là một chuyện thấy rõ qua lịch sử. “Bần cùng sinh đạo tặc” nên cả dân tộc và quốc gia loay hoay hoài 80 năm qua với vụ đi xin đi vay. Không được thì cướp giật rồi đổ thừa cho cái “nghèo tiền” của mình.

Nghèo đến độ phải dựng tượng thánh cho những tay bịp bợm quốc tế hay dùng một cuốn sách từ thế kỷ 18 làm kim chỉ nam cho thời đại Internet. Phải ôm chân khóc lóc xin xỏ đủ chuyện từ những ông chồng vũ phu, bần tiện, chuyên lợi dụng…vì bỏ ông thì mất sổ hưu?

Rồi đến những cái nghèo về văn hóa, đạo đức. Hoặc cái nghèo về kiến thức, tư duy. Nghèo về quan hệ gia đình và xã hội. Nghèo khi hành xử theo các thói quen xấu của thế kỷ 19 ở thế kỷ 21. Luôn luôn có những lý giải, biện luận, bào chữa; nhưng tất cả chỉ chứng minh thêm cho một cái nghèo khác cũng khủng khiếp: nghèo về tinh thần, về sự tha hóa dối trá không phương cứu chữa.

Một ông du học sinh (ông khoe vậy) chê là đời sống ở Mỹ như “tù khổ sai”, làm việc quần quật suốt ngày. Ông kết luận là ông và người Việt, dân chủ, à quên, “hạnh phúc” gấp trăm lần bọn tư bản giẫy chết. Dĩ nhiên, một bà già bán vé số ở Việt Nam sẽ hạnh phúc vô cùng, nếu bà có một người con “làm tù khổ sai” gởi tiền về tiếp tế mỗi tháng. Và chắc ông này cũng không biết các lao động Việt trong những khu công nghiệp phải “khổ sai” như thế nào mỗi ngày? Tù khổ sai Mỹ dường như là lựa chọn của phần lớn nhân loại.

Một vài bạn phản biện cho rằng vào thời bao cấp ngoài Bắc, chúng ta đâu có văn hóa chụp giựt như ngày nay? Suy cho kỹ, trong một xã hội chỉ đi xe đạp và ăn bo bo thì cũng không có nhiều thứ để chụp giựt. Tuy tôi không sống qua môi trường này (thank God), tôi vẫn đọc rất nhiều hồi ức từ các nhà văn, các học giả…về một xã hội dối trá, trên lạy dưới đạp, tham nhũng tem phiếu thực phẩm…chỉ đáng vài xu. Chắc họ hoang tưởng hết?

Nhưng đó là chuyện ngày xưa. Điều khó hiểu nhất với tôi là chúng ta không sống trong hang động thời đồ đá mà tại một thế giới nơi kiến thức toàn cầu tụ tập gần như miễn phí với dấu bấm Google. Các nguyên tắc và hành xử văn minh văn hóa được nhắc nhở liên tục qua những kênh thông tin tự do. Ngoài tiền bạc, tại sao chúng ta phải chứng kiến cái nghèo tàn mạt về kiến thức, văn minh, nhân cách và tinh thần?

Sự nghèo hèn tự nguyện của người Việt là điều chua xót nhiều hơn các quan điểm về xấu xí.

Nhìn ra một bối cảnh xa hơn, khi xã hội “chấp nhận” nghèo hèn để yên ổn thì chúng ta phải suy nghĩ điều gì? Khi một người vợ cam phận sống đời đời kiếp kiếp …vì vài lợi ích cá nhân của ông gia trưởng đã khô xác…thì chúng ta có nên quay mặt đi và thở dài?

Có xấu xí không khi đã nghèo mà còn ngu?

Tránh Xa 12 Tật Xấu, Thể Hiện Của Trì Trệ(ALAN)

Là một doanh nhân giỏi không chỉ có cần có sức khỏe về mặt thể chất; mà sức khỏe về mặt tinh thần là cực kỳ quan trọng. Sau đây là 12 điều mà những doanh nhân có tinh thần thép không bao giờ làm.

1. Than phiền về số phận

Những người có tâm lý vững chắc không bao giờ than phiền về hoàn cảnh của họ. Họ luôn chịu trách nhiệm về hành động và kết quả hành động của mình. Họ thấu hiểu rằng cuộc sống là không công bằng cho nên họ luôn cố gắng học hỏi từ những vấp ngã thông qua khả năng nhận thức và lòng biết ơn thay vì ngồi một chỗ “than thân trách phận”.

2. Trao quyền cho người khác

Những người có tâm lý vững rất kỵ trao quyền quyết định cho người khác. Họ luôn muốn tự mình kiểm soát và không ai khác có thể có quyền điều khiển hành động và cảm xúc của họ.

3. Né tránh sự thay đổi

Họ luôn chấp nhận sự thay đổi và sẵn sàng đương đầu với những thách thức. Nỗi sợ lớn nhất của họ là sự tự mãn và trì trệ. Một môi trường đòi hỏi sự thay đổi, thậm chí không an toàn là động lực lớn để họ làm việc có hiệu quả nhất.

4. Tiêu tốn năng lượng vào những thứ không thể kiểm soát

Họ không bao giở phàn nàn về tình trạng kẹt xe, mất hành lý, đặc biệt là về những người xung quanh khi tất cả những điều này đều nằm ngoài tầm kiểm soát của họ. Trong một tình huống ngoài ý muốn, họ nhận ra rằng điều mà họ có thể kiểm soát được chính là cách họ phản ứng với sự việc.

5. Làm hài lòng mọi người

Những người có tinh thần thép không bao giờ cố gắng làm hài lòng tất cả những ai họ gặp. Họ hành xử tử tế và công bằng và làm hài lòng những người xung quanh một cách thích hợp, nhưng không ngại lên tiếng mặc dù họ biết làm thế có thể khiến người khác không hài lòng.

6. Sợ rủi ro

Chấp nhận rủi ro hoàn toàn khác với “lao đầu” vào rủi ro một cách ngu ngốc. Và những người có “tinh thần thép” là những người biết chấp nhận, tính toán kỹ càng các rủi ro và chuẩn bị cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra khi làm việc.

7. Sống trong quá khứ

Họ không để mình chìm đắm trong những thất bại hoặc ngủ quên trên “thời hoàng kim” của quá khứ. Thay vào đó, họ tập trung và bỏ công sức vào hiện tại và tương lai.

8. Lập lại sai lầm

Định nghĩa về “sự điên rồ” là làm đi làm lại một việc nhiều lần mà lại mong đợi một kết quả khác và tốt hơn. Những người “tinh thần thép” không ngại học hỏi và rút kinh nghiệm từ sai lầm. Nghiên cứu cho thấy khả năng biết tự nhận ra lỗi lầm và điểm yếu của bản thân là một trong những điểm mạnh lớn nhất của các doanh nhân.

9. Ganh tỵ với sự thành công của người khác

Không phải dễ để có thể vui và mừng cho thành công của người khác một cách thật lòng, nhưng những người có tinh thần thép lại có được khả năng ấy. Họ không ganh tỵ hay ganh ghét khi người khác đạt được thành công. Thay vào đó, họ sẽ xem xét và học hỏi những gì người khác đã làm để thành công như thế. Rồi từ đó họ làm việc thật chăm chỉ để tạo cơ hội cho chính mình.

10. Bỏ cuộc khi thất bại

Mỗi một thất bại một cơ hội để phát triển. Ngay cả những doanh nhân nổi tiếng cũng phải thừa nhận rằng những nỗ lực ban đầu của họ mang lại rất nhiều thất bại. Những cá nhân có tâm lý vững chắc không né tránh thất bại. Họ sẵn sàng chấp nhận thất bại khi cần thiết, miễn là những bài học từ sự vấp ngã giúp họ bước thêm để đến gần hơn mục tiêu.

11. Sợ cô đơn

Họ trân trọng những khoảng thời gian một mình để đánh giá bản thân và lập kế hoạch. Quan trọng nhất là họ không phụ thuộc vào người khác để mang lại niềm vui và hạnh phúc cho chính mình. Họ vui vẻ khi ở bên những người khác nhưng họ cũng có thể làm thế khi chỉ có một mình.

12. Mong đợi có kết quả ngay

Cho dù đó là một kế hoạch tập luyện thể dục, chế độ dinh dưỡng hay bắt đầu một kế hoạch kinh doanh, những người có tinh thần thép sẽ kiên trì cho đến cùng. Họ không hề mong đợi nhận được thành quả ngay lập tức. Họ hiểu, muốn có thành quả lớn sẽ phải mất thời gian.