December 28, 2014

Bố dặn khi lấy vợ!

"Từ xưa, các cụ vẫn dạy rằng đời người đàn ông có 3 việc quan trọng cần phải làm, đó là tậu trâu, làm nhà, và lấy vợ. Là phận con cháu, những lời các cụ dạy thì đương nhiên ta phải tôn trọng và nghe theo. Nhưng bố khuyên con nên nghe và áp dụng một cách có chọn lọc, đừng cái gì các cụ dạy cũng răm rắp tuân thủ là chết dở đấy.

Để bố phân tích cho con thấy nhé. Nhà mình ở thành phố thì tậu trâu làm cái gì mà các cụ lại bảo là đàn ông thì phải tậu trâu? Giờ tậu trâu về thì biết nhốt trâu ở đâu? Chẳng lẽ buộc trâu ở hầm để xe của chung cư mình hay sao? Bố sợ là ban quản lý chung cư sẽ không đồng ý. Mà kể cả họ có đồng ý thì chúng ta sẽ phải trả phí bằng phí để ô tô (2 triệu đồng/tháng) chứ không đời nào họ tính phí bằng phí để xe máy (100 nghìn đồng/tháng), vì con trâu nó to ngang ngửa với ô tô. Hơn nữa, nếu tậu trâu thì mỗi sáng con sẽ phải phi xe máy 20 km ra ngoại thành cắt cỏ, chiều về, thay vì được đi đá bóng, đi tập gym, con lại phải mang bao xuống hầm gửi xe để quét dọn phân trâu. Rồi những ngày cuối tuần, khi bạn bè con chúng nó hẹn hò, đưa người yêu đi ăn, đi chơi, thì con sẽ phải lầm lũi dắt trâu đi dạo, chứ nuôi trâu mà cứ buộc nó dưới hầm suốt cũng đâu có được. Đấy, nếu nghe theo lời các cụ thì con sẽ khổ thế đấy.

Việc thứ hai là làm nhà, cái này cũng không cần thiết. Căn chung cư bố mẹ đang ở vẫn còn tốt chán, sau này, đương nhiên nó là của con. Con có kiếm ra tiền thì hãy dành mà lo việc khác chứ làm nhà làm cái gì cho khổ và lãng phí? Đúng không? Đã bảo là đừng cái gì các cụ dạy cũng nghe theo mà.

Còn việc cuối cùng thì công nhận là các cụ dạy đúng thật. Và bố xin bổ sung thêm rằng lấy vợ là việc không chỉ quan trọng nhất, mà còn là mạo hiểm và nhiều rủi ro nhất trong đời người đàn ông. Và để hạn chế thấp nhất những thiệt hại cũng như rủi ro thì con hãy khắc cốt ghi xương những lời chỉ bảo dặn dò của bố sau đây nhé.

Khi lấy vợ, con nhất thiết phải tìm người đàn bà có đủ 4 chữ: Công, dung, ngôn, hạnh. Chữ “công” ở đây tức là công việc. Phải tìm một người vợ có công việc ổn định, lương cao, như thế con mới có thể thoải mái chơi bời, rảnh rang la cà quán xá, không phải lo lắng nhiều đến gánh nặng kinh tế. 

Chữ “dung” ở đây là dung dị, tức là giản dị. Tại sao lại cần một người vợ giản dị? Vì giản dị thì nó sẽ không ăn diện, không mua sắm, không đua đòi, nó sẽ biết giữ tiền cho chồng, cho con. Chứ cứ vài hôm vợ con lại mang về cái túi hàng hiệu, mấy bữa lại xách về cái váy tiền triệu, thì sớm hay muộn con cũng phải xách, nhưng mà là xách nón ra đầu đường làm ăn mày con ạ.

Chữ “ngôn” ở đây là ngôn ngữ, tức là ngoại ngữ. Lấy một người vợ giỏi ngoại ngữ thì ra đường gặp Tây con tha hồ tự tin, thích trò truyện gì đã có vợ phiên dịch. Sau này, con cái con lớn lên cũng đỡ phải tốn tiền học thêm, ở nhà mẹ tự dạy ngoại ngữ cho. 

Còn chữ “Hạnh” nghĩa là hạnh kiểm. Hãy chọn một cô vợ có hạnh kiểm từ khá trở lên, đừng lấy vợ có hạnh kiểm trung bình hoặc yếu. Con đi học thì chắc con cũng biết, con gái mà hạnh kiểm trung bình hoặc yếu thì chắc chắn là đứa học dốt, lười và phá phách nhất lớp.

Chắc con đã nghe qua câu: “Lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống”. Câu này không phải câu chuẩn mà chỉ là dị bản, do truyền miệng trong dân gian nên đã bị sai lệch. Con nghe cái chỗ “lấy vợ kén tông” là đã thấy vô lý rồi. Kén quần áo, kén vóc dáng hay tính tình thì không kén lại đi kén tông. Mà con gái giờ có mấy đứa đi tông nữa đâu, toàn đi guốc cao gót, không thì cũng giầy búp bê, giầy vải. Thời của bố, muốn lấy vợ phải đến tận nhà cô gái để gặp gỡ, tìm hiểu, tán tỉnh. Nhưng thời bọn con bây giờ khác rồi, con có thể ngồi trước máy tính, kết bạn trên Facebook rồi làm quen, hò hẹn. Nhưng dù là thời nào thì những nguyên tắc và tiêu chí chọn vợ mà bố vừa nói với con vẫn sẽ giữ nguyên giá trị.

Thậm chí con càng phải thận trọng hơn khi tìm vợ trên Phây (Facebook) vì bây giờ photoshop đã rất phổ biến, đặc biệt là từ khi cái Camera 360 xuất hiện thì mọi giá trị đã đảo lộn hết cả. Nếu vụ nổ vũ trụ cách đây hơn 60 triệu năm được cho là nguyên do làm tuyệt chủng loài khủng long trên trái đất thì Camera 360 chính là lý do làm tuyệt chủng loài cá sấu trên Phây (nhớ là trên Phây thôi nhé, chứ ngoài đời vẫn còn đầy). Bố không dám mong con sẽ lấy được vợ đẹp như diễn viên hay người mẫu, chỉ cần con lấy được vợ đẹp như cái avatar trên Phây của vợ con thôi là bố mừng rồi.

. Phây búc (Facebook) dù không giúp con đánh giá được nhan sắc và hình thức của một cô gái nhưng nó lại là một công cụ tuyệt vời để con có thể đoán biết được tính cách, thói quen và suy nghĩ của cô ấy. Nếu một cô gái mỗi ngày đăng vài chục cái status lảm nhảm lên Phây thì con hãy tránh xa luôn và ngay. Bởi lấy cái mấy cô này về sau này nó suốt ngày đi buôn dưa lê kể xấu chồng, rồi chuyện bé tẻo teo nhưng nó vẫn lắm mồm, lải nhải được cả ngày. 

Còn những đứa con gái mà đi uống rượu, đi bar, rồi đi tắm cũng chụp ảnh, quay video để post lên thì con cũng cho qua luôn. Các cô gái ấy thì bố tin là đêm tân hôn nó dám đặt máy quay ghi lại cảnh con và nó động phòng, rồi lúc con mệt phờ nằm thẳng cẳng như con heo ngáy khò khò thì nó vẫn thức và hí hoáy post clip ấy lên Phây kèm theo dòng chữ: “Cảm thấy thất vọng”.

Trên đây là tất cả những kinh nghiệm chọn vợ mà bố muốn chia sẻ với con. Chỉ cần nghe theo lời dạy bảo của bố thì chắc chắn con sẽ lấy được một cô vợ tốt. Có phải con đang cười mỉa mai bố, rằng bố nói hay thế, như chuyên gia, đầy hiểu biết và kinh nghiệm thế thì tại sao bố lại lấy mẹ con, một người phụ nữ vừa xấu vừa dốt, tham ăn, lười làm và hay đánh đập chồng có phải không? Con trai à. Lý do thì đơn giản lắm: rằng nói bao giờ cũng dễ hơn làm. Trên đời này thiếu gì những thằng nói thì nghe hay lắm, uyên bác và thông thái lắm, nhưng làm thì chả ra cái gì. Và bố cũng là một trong những thằng như thế. Sai lầm của đời bố là đã nhận lời lấy mẹ con, và vì thế, bố không muốn con đi vào vết xe đổ, không muốn con phạm sai lầm như bố nữa, hãy cẩn thận khi chọn vợ con nhé.

Điều cuối cùng bố muốn dặn dò con đó là hãy giữ bí mật tuyệt đối lá thư này, không được để cho mẹ con đọc được. Mẹ mà biết là bố chết đấy. Nghe chưa. Con có biết vì sao ông nội con phải bỏ nhà đi biệt xứ bao nhiêu năm nay không dám quay về không? Là vì trước khi bố lấy vợ, ông nội cũng viết cho bố một lá thư dạy bố cách lấy vợ giống hệt như những gì bố vừa viết cho con, tức là có cả phần kể xấu bà nội ý. Thế rồi bố đem thư đó cho bà nội con đọc, để rồi ông nội con bị ăn trận đòn nhừ tử, và bị đuổi ra khỏi nhà. Vì vậy, con đừng để bố phải đi vào vết xe đổ của ông nội nữa nhé!

Thôi. Bố phải đi giặt quần áo đây, mẹ con sắp về rồi. Mẹ về mà thấy cái váy của mẹ thay ra vẫn còn nguyên trong chậu thì bố lại nhừ đòn. Chúc con trai may mắn nhé”..

~~VO TONG DANH MEO~~

December 17, 2014

Tử vi Giáp tý Phân tích nạp âm lục thập hoa giáp

Là chuột sống nơi đồng ruộng, là người có tính cách hiên ngang, thông minh, lanh lợi, dáng vẻ phi phàm, có quyền uy.

Hải trung Kim là bảo vật long cung, trân châu trong giao long, thành khí không cần sức mạnh của Hỏa.

Kim tòng cách, khí của nó tán, nên gặp Mậu Tuất Đại dịch Thổ, Quý Tỵ Trường lưu Thủy tương trợ là tốt. Chủ người này tướng mạo anh tuấn, có tiền đồ.

Kỵ Đinh Tỵ Lư trung Hỏa, Đinh Dậu Sơn hạ Hỏa, Mậu Ngọ Thiên thượng Hỏa, phạm vào thì một đời vất vả khố cực.

Nếu nhập quý cách lại được vượng khí thì học thuật tinh thâm, nên theo nghiệp văn học, chủ vinh hoa phú quý.

Giáp Tý gặp Quý Hợi gọi là Châu tàng uyên hải cách, chủ học vấn tinh thâm. Hải trung Kim là vô hình, không xung sẽ không hiện.

Giáp Tý gặp Ât Sửu, Quý nhân trùng trùng, chủ về hiển quý. Duy vẫn cần Hỏa tôi luyện. Không ưa gặp Mậu Tý Tích lịch Hỏa, phạm vào chủ về người mê muội, vợ chồng duyên mỏng.

Nếu nhật trụ hoặc nguyệt trụ có Hỏa, thời trụ có Mộc, chủ có tiền tài.

Nếu nhật trụ hoặc thời trụ có Thổ như Bính Tuất, Đinh Hợi Ôc thượng Thổ, Canh Tý, Bích thượng Thổ, Mậu Thân Đại dịch Thổ, lại không có Hỏa chế phục, chủ mệnh bần tiện, đoản thọ.



Bính Thìn, Đinh Tỵ Sa trung Thổ có thể vùi lấp Kim này, không nên gặp. Phạm vào thì một đời tối tăm, tiền đồ mờ mịt. Gặp Giáp Ngọ, Ât Mùi Sa trung Kim; Canh Thìn, Tân Tỵ Bạch lạp Kim là không tốt. Gặp Nhâm Thân, Quý Dậu Kiếm phong Kim; Canh Tuất, Tân Hợi Thoa xuyến Kim; Nhâm Dần, Quý Mão Kim bạc Kim đều tốt.

Giáp Tý gặp Mậu Dần, gọi là Côn sơn phiến ngọc cách.

Người sinh năm Giáp Tý, trụ khác ưa nhất gặp Kỷ Tỵ, can chi tương hợp, phú quý dài lâu.

Người sinh năm Giáp Tý, mệnh nữ nếu nhật trụ lại là Giáp Tý, chủ khắc chồng.

Phàm người sinh năm Tý, mỗi khi gặp năm Ngọ, Tý, trong nhà không yên ổn, không hại đến bản thân cũng hại đến người nhà.

Bạn đời không nên chọn người sinh năm Canh, Tân, nên tìm người sinh năm Mậu, Kỷ.

Giáp lấy Kỷ làm tài, can khác có Ất, Ất phá Kỷ, gọi là “Phá tài”, không nên làm kinh doanh. Kỵ nhất tọa nguyệt can, phạm Trục mã, chủ làm quan nhỏ, bổng lộc ít.

Người sinh năm Giáp Tý, chi khác có Ngọ, Tý Ngọ phạm xung, chủ một đời bất an, con cái duyên mỏng. Nếu tọa nhật trụ, vợ chồng không thể sống cùng nhau đến đầu bạc răng long, không ly hôn thì khắc hại.

Mệnh nữ thích nhất nguyệt can hoặc nhật can có Kỷ, sẽ lấy được người chồng trung hậu hiền lành, sự nghiệp thành công hơn nữa còn có tiền tài. Nếu nguyệt can hoặc nhật can không có Kỷ, chi ẩn tàng can Kỷ cũng luận như trên.

Giáp lộc tại Dần, Sửu là khố của lộc, còn hưởng lộc, gặp quý nhân, do đó ngưòi sinh năm Giáp, Địa chi của ngũ trụ có Sửu chủ cát tường như ý. Thân là pháp lộc, còn gọi là hình lộc, chủ bần cùng.

Nhật chi có Hợi, bạn đời mất sớm; thời chi có Hợi, con cái yểu mệnh; thai chi có Hợi, là kẻ mê muội, hồ đồ, cả đời thường xuyên phải chuyển nhà, phiêu bạt, làm việc không thành công.

Chi khác có Mão, Tý Mão phạm hình, nói năng không tiết chế lễ độ, nhất là đối với người bề trên. Mệnh nữ là tối kỵ, bất hiếu với bố mẹ chồng, không tốt cho lục thân, cũng dễ sảy thai, qua 2 lần đò.

Kỵ nhất chi khác có 2 Mão, do người sinh năm Giáp Tý, Dương nhẫn tại Mão, sẽ tạo thành Dương nhẫn ở Địa chi, tất phạm hình, mệnh nữ khắc chồng.

Trong Tử vi đẩu số luận tuần hoàn nhấn mạnh rằng: “Trước xem ngũ trụ sau đến gặp mặt. Nếu không may lấy phải người vợ sinh năm Giáp Tý, ngũ trụ có 2 Mão là vô cùng đáng tiêc.

Địa chi khác có Tỵ, phạm Kiếp sát, tọa nhật chi, chủ bạn đời mất sớm, mua bất động sản không được đứng tên mình hoặc chớ nên dùng hình thức trả góp ngấn hàng, e rằng có ngày bị niêm phong phát mại. Nếu tọa thời chi, con cháu bần cùng khốn khổ.

Người sinh năm Tý, chi khác có Hợi là phạm Vong thần, không tốt.

Giáp lộc tại Dần, Tý mã tại Dần, đây gọi là Lộc mã đồng cung cách, nên sớm thoát ly đến nơi khác mới có thể phát đạt, sau này sẽ quay về báo đáp quê hương. Ngưòi sinh năm Tý, do mã tại Dần, chi khác có Tỵ, Thân, mã bị hình, người sinh năm Giáp Tý là tối kỵ. Vì lộc cũng bị xung, không nên làm kinh doanh sẽ dẫn đến phá sản hoặc đóng cửa, cũng không nên đánh bạc, thắng ít thua nhiều, thường vì chuyện tiền bạc mà sinh túng quẫn, lo sợ. Nếu tạm thời cần đến tiền không biết nhờ cậy ở đâu thì càng không nên đầu cơ, chơi cổ phiếu, xổ số... Nên theo nghiệp quân đội, nhân viên văn phòng, thầy giáo, nếu làm quan sẽ bị mất chức, giáng cấp.

Người sinh năm Giáp Tý, nếu nhật trụ là Tân Mão, chủ về hôn nhân không tốt, thông gia không nhìn mặt nhau. Nếu mệnh tọa cung Ngọ, mệnh chủ ly hôn. Người sinh năm Giáp Tý, can khác không ưa có Canh, phạm Thất sát, cũng gọi là Thiên quan, chủ gia bại thân vong, sự nghiệp đổ vỡ. Nếu can khác lại có Nhâm, do Nhâm thực Giáp, Canh lại thực Nhâm, đây gọi là “Trùng thôn”, trong sách cổ nói là phạm rất nghiêm trọng, chủ bỏ mạng nơi đầu đường xó chợ.

Nhật trụ có Kỷ Mão, mệnh này nếu không đoản mệnh cũng mắc phải bệnh hiểm nghèo.

Nhật chi có Hợi, e rằng gặp họa nơi sông nước.

Mệnh nữ chi khác có Hợi, Sửu, chủ lưu lạc chốn phong trần.

Mệnh nữ chi khác có Dậu, gọi là “Thử nhãn hồi đầu”, sẽ “Lộ tường thâu hán”, hoặc “Hồng hạnh xuất tường” (nghĩa là ngoại tình).

Can khác có Bính, Giáp thực Bính, phú quý dài lâu. Ưa nhất có 2 Giáp 3 Bính, Chính thần và Thực thần có thừa, một đời phú quý. Nếu 2 Giáp 1 Bính, mệnh chủ cuộc sống khó khăn.

Người sinh năm Giáp có Bính, nên xem Bính có liên quan đến chi nào? (cần chú ý là nghiên cứu mệnh lý, nếu ngưòi sinh năm Ât có Đinh phải xem Đinh có liên quan đến chi nào? Người sinh năm Canh có Nhâm phải xem Nhâm liên quan đến chi nào?...) Nếu gặp Bính Ngọ là tự hình phá mệnh, Bính Thân khắc thân phá lộc, Bính Tuất là thân bại Không vong, chỉ có Bính Thìn là tốt nhất.

Giáp lộc tại Dần, sinh vào giò Dần chủ về phú quý, chi khác có Dần, cũng chủ phú quý.

Bạn đời không nên gặp ngưòi sinh năm Canh, Tân. Nên tìm ngưòi sinh năm Mậu, Kỷ.

Giáp quý tại Sửu, Địa chi của ngũ trụ ưa có Sửu. Nếu tọa nhật chi, bạn đời ưu tú, gia thế tốt, học thức cao. Nếu tọa thòi chi, con cái có tiền đồ. Mệnh nữ vô cùng tốt, mẹ lấy con làm quý.

Người sinh năm Giáp, Văn xương tại Tỵ, chủ học vấn cao, có thể học đến thạc sỹ.

Tử vi 2015 tuổi Tý sơ lược


Đây là phần luận đoán sơ lược tử vi 2015 cho tuổi Tý

Bao gồm: Giáp Tý, Bính Tý, Mậu Tý, Canh Tý và Nhâm Tý. Phần chi tiết tử vi trọn đời 2015 sẽ được cập nhật trong thời gian tới.
Đôi nét về người tuổi Tý

- Đa phần những người tuổi Tý thông minh lanh lợi, vui vẻ lạc quan, giỏi giao tiếp, có năng lực ứng biến và khả năng thích ứng hoàn cảnh mạnh mẽ, có sức tưởng tượng phong phú và trực quan tốt. Họ có ý thức tham gia, thích hội họp, người tuổi Tý thường thích làm việc đông người, có khả năng tổ chức. Trí nhớ của họ tốt, có con mắt nhìn xa trông rộng, làm việc gì cũng dễ gặt hái thành công, tuy nhiên đôi khi cũng tự tin thái quá. Họ quý trọng quan hệ bạn bè và người thân thích, nếu có tình cảm với một ai đó thì rất dễ "yêu say đắm" người đó. Trong tử vi người tuổi Tý có số đào hoa, gia đình họ rất hạnh phúc.


- Con trai tuổi Tý dễ "vừa gặp đã yêu", họ khá chân thành, chu đáo trong tình yêu. Con gái tuổi Tý thích mơ mộng, tìm kiếm tình yêu lãng mạn. Họ thích mình là người tình lý tưỏng trong mắt người yêu. Người chồng tuổi Tý có thể nói dường như hoàn mỹ, họ thích làm việc nhà, thích được vui vẻ bên người thân vào những ngày cuối tuần hoặc lễ tết, là một người chồng tốt, có trách nhiệm và là một ông bố hiền từ. Người vợ tuổi Tý biết chăm lo cho gia đình, chăm sóc con cái, quan tâm tới chồng và đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp của chồng.
Xem tử vi 2015 về tài lộc cho người tuổi Tý

- Người tuổi Tý thường là người có tài lộc, cuộc đời hiếm khi thiếu tiền, song do tính tình phóng khoáng, tuỳ tiện, thiếu nhẫn nại đã lãng phí nhiều tiền của, bởi vậy, tiền đến nhanh mà đi cũng nhanh. Do đó, rất cần thiết để học cách hình thành thói quen tiết kiệm.

- Người tuổi Tý dường như có một kiểu thiên tính, khi vừa vạch ra mục tiêu "tích kiệm tiền" thì sẽ cắm đầu vào thực hiện, không đạt mục tiêu thì quyết không dừng. Nói người tuổi Tý siêng năng là vì vậy, trong cuộc đời, họ hiếm khi gặp khó khăn về tiền bạc. Song nhược điểm của họ cũng chính ở tiền bạc, đó là: Mặc dù họ rất thận trọng trong việc quản lý tiền bạc, song vì "hay mềm lòng" nên dễ bị lừa.

- Người tuổi Tý thuận buồm xuôi gió, làm việc gì cũng thành công vào năm Mùi. Song đôi khi cũng có những chuyện chỉ là "giấc mơ tan thành mây khói". Vào giữa năm có hơi thất bại, nhưng vẫn "hừng hực khí thế", gặp chuyện tranh giành quyền lợi song không đủ gây hoạ, do vậy nên chú ý. Gặp thời thế thuận lợi nên suy nghĩ kĩ càng. Cần hiểu rằng không có việc gì thuận lợi hoàn toàn. Chớ thấy tốt thì vơ vào, cần biết "đủ là vui rồi".

Tử vi 2015 cho thấy, trong năm nay:


Người tuổi Tý có nhiều Tài lộc trong tháng 1, tháng 4 và tháng 6 âm lịch.
Người tuổi Tý gặp may mắn về tiền bạc trong tháng 1 âm lịch, nhiều cơ hội tốt có thể tận dụng vì vậy phải chuẩn bị sẵn sàng để không bỏ lỡ. 
Tháng 4 có sao "Phúc Tinh" chiếu ở trên cao nên là tháng tài lộc may mắn, đầu tư có thế thu được lợi lớn, mạnh khoẻ cả về thể chất lẫn tâm hồn, gặp nhiều chuyện vui nên tinh thần sảng khoái, công việc thuận lợi. Tuy nhiên tạm thời không nên mua sắm 
Vào tháng 6, do có nhiều sao lành chiếu xuống nên tài lộc may mắn, khí thế ngút trời, thích hợp cho việc tiên hành các hạng mục đầu tư và dự án mới, có thể nhận được hiệu quả "một công đôi việc". Ngoài thu nhập tăng, còn có những khoản thu ngoài dự kiến. Đáng chú ý là, nên cô gắng phát triển một cách đa dạng trong tháng này, chớ nên chỉ làm theo cái cũ.

Tuy nhiên, khi xem tử vi 2015 cũng nhận thấy rằng người tuổi Tý cần phải đề phòng chuyện Tài lộc trong tháng 2 và tháng 8 âm lịch

- Tài lộc chuyển biến nhanh chóng theo chiều hướng xấu vào tháng 2, áp lực công việc gia tăng đột ngột, hơn nữa gặp phải chuyện tranh chấp nhân sự phức tạp, đau đầu , vì ứng phó, liên tục gặp khó khăn, may mà tạm thời không có trở ngại lớn, sẽ có người mang lại cơ hội mỏi cho người tuổi Tý. Quan trọng nhất trong thời điểm này là "ngồi yên quan sát, thăm dò động tĩnh", tuỳ cơ ứng biến dựa theo tình hình cụ thể, nếu không càng làm càng hỏng. Sao "Tài Tinh" tổn hại, do đó cần quản lý tài chính cẩn thận, chớ đầu tư hoặc đánh bạc kẻo "khuynh gia bại sản". Tháng này dễ gặp hoạ từ miệng, nhổ kĩ: "Im lặng là vàng".

- Tài lộc trong tháng 8 không tốt, "mây đen mù mịt", bởi vậy nên đề phòng cảnh giác chuẩn bị ứng phó với "phong ba bão táp" ập đến bất thình lình. Do sao "Tài Tinh" tổn hại nen thang này không thích hợp với đâu tư và đánh bạc. Hơn nữa, tháng này xuất hiện kiểu tâm tư "hay ghen tị, dễ bực mình", cần kiểm soát tốt tâm tư này, chớ nên làm việc theo cảm tính để tránh gặp hoạ về tiền bạc.
Xem tử vi 2015 về sự nghiệp cho người tuổi Tý

- Người tuổi Tý vốn rất tích cực và có tính tự lập nên những công việc có không gian để được tự do phát triển, không bị hạn chế sẽ phù hợp với họ hơn là làm viên chức nhà nước. Một số công việc phù hợp với họ là: học giả, nhà soạn nhạc, nhà phê bình, nhân viên nghiên cứu, diễn viên, chủ tiệm kinh doanh, chủ cửa hàng cà phê, kế toán,...

- Có thể nói, người tuổi Tý sẽ gặp được "đại cát đại lợi" trong năm Mùi. Tất cả mọi chuyện đều đến với họ một cách thuận lợi. Những chuyện không may cũng sẽ nhanh chóng trở nên mờ nhạt như những áng mây và sẽ không thể gây nhiều ảnh hưởng đối với họ. Tuy nhiên, họ cũng cần cẩn thận hơn trong lời ăn tiếng nói để không gây ra quá nhiều tranh chấp, mâu thuẫn.
Xem tử vi năm 2015 chuyện hợp tác kinh doanh cho tuổi Tý 

- Người tuổi Tý là một nhà kinh doanh "khá mưu mẹo", vui buồn thất thường, nhìn chung họ hành động ngấm ngầm. Cá tính kiểu này thiếu đặc chất "thỏa thuận", nếu một mình làm kinh doanh thì có thể nghĩ gì làm nấy không cần tư vấn, không cần nhượng bộ.

- Người tuổi Tý có khả năng lên kế hoạch khá tốt, có thể vẽ nên toàn bộ viễn cảnh kinh doanh trong lòng. Họ có thể đưa ra từng mục tiêu, sách lược kinh doanh và từng hành động cụ thê một cách "bài bản". Tuy nhiên, suy nghĩ của họ không chắc đã giống với mọi người. Nếu hợp tác với người khác, rất có thể sẽ xảy ra tranh chấp, hoặc bị bạn hợp tác đẩy xuống phía sau.

- Quan hệ đối nhân xử thế lại vô cùng quan trọng trong kinh doanh, vừa cần tiếp thị tới khách hàng, vừa cần điều chỉnh các mối quan hệ nhân sự, điều này lại không là sở trường của người tuổi Tý. Do vậy, về phương diện này, người tuổi Tý nên tìm bạn làm ăn, tuy nhiên chỉ nên hợp tác với một người, để tránh "lắm người lắm chuyện". Khi hợp tác, người tuổi Tý phụ trách việc đối nội, sắp xếp và tổ chức, còn người kia phụ trách việc đối ngoại, đảm nhiệm công việc tiếp thị và mở rộng quan hệ. Đương nhiên, do người tuổi Tý có khả năng giao tiêp nhất định, nên cũng có thế làm công việc tiếp thị.


Người tuổi Tý và người tuổi Thìn: Có thể hợp tác, song người tuổi Thìn phải là người đưa ra quyết định chính thì mới phát triển thuận lợi.
Người tuổi Tý và người tuổi Hợi: Có thể hợp tác làm ăn, về tiền bạc, người tuổi Hợi thường gặp may hơn người khác, người tuổi Tý có thể nhân cơ hội này mà kiếm lời, hơn nữa người tuổi Tý sẽ không gặp tổn thất nào to lớn.
Xem tử vi Tình duyên của tuổi Tý trong năm 2015

- Người tuổi Tý thường rất chung thủy trong tình yêu và tình cảm của họ cũng rất sâu nặng. Nếu thấy thích một ai đó, người tuổi Tý cũng sẽ chủ động theo đuổi. Cũng vì chung thủy, dốc lòng dốc sức trong tình yêu như vậy nên đôi khi họ lại khá vụng về, "lợn lành chữa thành lợn què" để rồi chỉ còn hai bàn tay trắng cùng với những suy tưởng hão huyền.

- Đa số người tuổi Tý đểu rất nhân từ, khoan dung với những người mà họ thích. Khi cãi nhau với người yêu, họ cũng luôn nhường nhịn, không bao giờ tính toán thiệt hơn. Sự nhân từ, khoan dung đó giúp họ được rất nhiều người yêu thích. Vì vậy, có thể nói rằng, người tuổi Tý sẽ có được một ưu thế rõ ràng trong tình yêu

- Nam giới tuổi Tý có thể kết hôn với bất kỳ một người phụ nữ cầm tinh nào khác cũng đều đi đến hôn nhân tốt đẹp, may mắn, hạnh phúc. Nữ giới tuổi Tý lại cần phải cân nhắc cẩn thận khi lựa chọn bạn đời.

Những người sinh năm 1912, 1924, 1936, 1948, 1960, 1972, 1984, 1996, 2008, 2020 là những người cầm tinh con chuột

(Xem các tử vi 2015 sơ lược cho các tuổi khác tại đây)

December 14, 2014

5 việc làm hàng ngày của doanh nhân thành công

Trước các thách thức mới, họ luôn phải tìm cách đối phó với nỗi sợ, rèn luyện tính kiên nhẫn, nghỉ ngơi điều độ và tích cực giúp đỡ người khác.

Các nhà nghiên cứu cho rằng trong xã hội có ba loại người: Những người đứng nhìn sự việc diễn ra, người tự hỏi vì sao lại xảy ra như vậy, và những người làm ra những việc đó.

Dĩ nhiên doanh nhân nằm trong nhóm cuối cùng. Họ là tác nhân tạo nên sự thay đổi. Họ không nhìn thế giới theo hoàn cảnh hiện tại mà là theo cách mà nó có thể biến thành. Doanh nhân không bao giờ ngồi ngoài cuộc và mơ tưởng về một thế giới tốt đẹp hơn. Thay vào đó, họ bước ra ngoài và tạo nên thế giới. Họ không chờ đợi mọi thứ trở nên khác biệt. Họ chính là sự khác biệt.

Là những người có suy nghĩ đi trước thời đại, doanh nhân luôn thúc đẩy bản thân phải trở nên tốt hơn và làm tốt hơn. Họ là những người thay đổi cuộc chơi và khơi nguồn cảm hứng.

Bạn có muốn thành công như một doanh nhân? Theo Entrepreneur, hãy làm theo 5 bước sau đây và bạn sẽ phát triển được các phẩm chất lãnh đạo cần có để trở thành một doanh nhân xuất chúng.

1. Dám thất bại và nhận lấy bài học


Bill Gates (trái) và Warren Buffett (phải) là những doanh nhân xuất sắc của thế giới. Ảnh: Luxury Topics 


"Làm thử. Thất bại. Không sao cả. Hãy thử lại. Thất bại tiếp. Nhưng hãy thất bại khôn ngoan hơn" là câu nói nổi tiếng của Samuel Beckett. Điều này chưa bao giờ dễ dàng, nhất là ở giai đoạn "Thử lại".

Và quan trọng không kém là dành thời gian suy nghĩ về những sai lầm. Trong cuốn "The Call of Solitude" (Tiếng gọi của sự cô độc), Ester Schaler Buchloz viết: "Người khác truyền cảm hứng cho ta, thông tin nuôi sống chúng ta, và việc luyện tập sẽ giúp nâng cao trình độ của ta. Nhưng ta cần khoảng thời gian yên tĩnh để thấm nhuần những điều trên".

Trong cuốn "Fail Up" (Gục ngã và đứng dậy), phát thanh viên Tavis Smiley đã kể lại những bài học ông tích lũy từ những thất bại của mình, mà sau này khi ngẫm lại, chúng lại chính là những người thầy vĩ đại nhất.

Bạn sẽ học thêm được nhiều thứ sau những thất bại liên tiếp. Chỉ khi ấy, bạn mới có thể phát triển và lớn mạnh. Và sau những thất bạn không thể tránh khỏi trong đời, bạn sẽ là người chiến thắng.

2. Sẵn sàng đối mặt với nỗi sợ

Theo tác giả Brendon Burchard, sợ hãi có thể chia làm 3 loại, dựa trên sự đau khổ bạn sẽ phải chịu. Loại thứ nhất là sự đau khổ mất mát, xảy ra khi bạn không dám bắt đầu vì lo sợ sẽ đánh mất thứ gì đó giá trị.

Loại thứ hai là sự đau khổ quá trình, không thể tránh khỏi khi bạn cố gắng thử một cái mới. Bạn sẽ phải trải qua một quá trình để học cách chế ngự nó.

Loại cuối cùng là sự khổ sở kết quả, khi điều bạn nhận được không như mong đợi.

Burnard khẳng định rằng con người cần phải trấn áp nỗi sợ của chính mình. Cũng giống như quân đội tấn công kẻ địch từ mọi phía, con người cũng nên làm như thế với nỗi sợ.

Với Barbara Corcoran - nhà đầu tư trong show truyền hình cho các nhà khởi nghiệp Shark Tank, nói trước đám đông chính là điểm yếu của bà. Nhưng bà đã dũng cảm chiến đấu với nó bằng cách tình nguyện dạy một khóa bất động sản vào buổi tối.

3. Rèn tính tự giác và kỷ luật

Đây là khả năng trì hoãn những cuộc vui tức thời và siêng năng làm việc để gặt hái thành công về sau. Khi nam diễn viên Jamie Foxx còn nhỏ, bà của ông yêu cầu phải luyện piano mỗi ngày, dù ông chỉ muốn ra ngoài chơi. Khi ấy, ông không hề biết rằng chính những bài học như thế đã đưa ông tới thành công trong sự nghiệp sau này. Đến nay, ông vẫn giữ thói quen này và tự đặt cho mình quy định chơi piano 2 tiếng mỗi ngày.

Sẽ chẳng ai bận tâm tới những năm tháng nỗ lực cố gắng của bạn đâu. Họ chỉ nhìn vào kết quả mà thôi. Nếu bạn muốn gặt hái những phần thưởng của ngày mai, hãy chăm chỉ làm việc từ hôm nay.

4. Nghỉ ngơi và ngủ đủ

Không lâu sau khi ra mắt tờ Huffington Post, Arianna Huffington suy sụp vì kiệt sức và thiếu ngủ. Bà làm việc 18 tiếng một ngày với mong muốn phát triển công ty nhanh chóng. Hậu quả là cơ thể bị suy nhược, bà ngã đập đầu vào cạnh bàn và ngất xỉu.

Trong cuốn Thrive (Sự thịnh vượng), bà đã thuật lại tường tận tai nạn này và cho rằng đó là một hồi chuông cảnh tỉnh đau đớn. Bà biết rằng mình đã quá coi thường việc ngủ và sẽ phải điều chỉnh lại lối sống.

Khi ngủ đủ giấc, bạn sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng và sẵn sàng dẹp bỏ bất cứ khó khăn nào trong công việc.

5. Cho đi

Trong cuốn sách Give and Take: Why Helping Others Drives Our Success(Cho và Nhận: Vì sao giúp đỡ người khác tạo nên thành công cho bạn), giáo sư Adam Grant tại Trường Kinh doanh Wharton đã nói về sự hào phóng từ góc nhìn kinh doanh.

Hàng thế kỷ qua, con người gần như vẫn chỉ dựa vào bản thân để tạo nên thành công cho mình: đam mê, chăm chỉ và ý chí kiên cường. Nhưng mọi thứ đã thay đổi. Thành công giờ đây đang ngày càng phụ thuộc và cách chúng ta tương tác với những người xung quanh và những gì chúng ta cho đi.

Theo nghiên cứu của Grant, những người thành công nhất là những người thường xuyên cho đi. Grant tin tưởng điều này đến mức ông không chỉ nhiệt tình giảng dạy trên lớp, ông còn dành rất nhiều thời gian sau giờ làm việc để giúp đỡ người khác. Kinh thánh cũng có câu nói tương tự: "Hạnh phúc đến từ sự cho đi".

Quy định khóa hành lý TSA

Hành khách trên các chuyến bay qua Mỹ đều phải chấp hành các quy định an ninh hàng không, được đưa ra bởi Tổ chức quản lý an ninh vận chuyển( TSA: Transportation Security Administration), một thành viên của bộ Lưu trú Hoa Kỳ. Để đảm bảo an toàn cho hành khách, nhân viên tổ bay và những người làm việc tại sân bay, TSA nhấn mạnh các quy định ngặt nghèo về kích cỡ, cân nặng và danh sách đồ đạc có thể đem theo trên mỗi chuyến bay. Nhân viên của TSA được phép kiểm tra từng món đồ, cũng như buộc phải phá khóa hành lý trong những trường hợp cần thiết. Vì vậy, sử dụng khóa hành lý chuyên dụng, được chấp thuận bởi TSA, vừa để tư trang an toàn, mà mỗi nhân viên sân bay có thể tháo mở và đóng lại thuận tiện.

Khám xét hàng hóa

TSA quy định tất cả hàng hóa, bao gồm hàng xách tay và đồ gửi- đều phải đi qua soi xét kỹ lưỡng. Trong phần lớn trường hợp, hàng hóa sẽ đi qua thiết bị quét bằng tia X mà không cần những khám xét bên trong. Tuy nhiên, nếu trong quá trình soi, nhân viên TSA thấy xuất hiện những vật phẩm không xác định hoặc có nghi vấn, chúng sẽ được yêu cầu khám xét thêm. Nhân viên TSA được quyền mở và kiểm tra từng ngăn túi hành ký, bất kỳ lúc nào trong suốt chuyến bay của bạn. Việc kiểm tra có thể kết thúc bằng một tờ thông báo rằng hành lý của bạn đã bị khám xét, bao gồm luôn cả thông tin liên hệ trong trường hợp khách hàng có thắc mắc cần hỏi.


Khóa chuẩn TSA

Các nhân viên an ninh TSA được trang bị chìa khóa đặc biệt, cho phép mở va li và túi xách nếu khách hàng sử dụng khóa TSA. Một số nhà sản xuất khóa được chấp nhận cấp phép sản xuất loại khóa này, dưới các thương hiệu khác nhau. Khi tìm mua khóa TSA, bạn nên chú ý biểu tượng Travel Sentry hoặc Safe Skies trên đó. Biểu tượng Travel Sentry là hình kim cương màu đỏ, còn Safe Skies là ngọn đuốc màu đỏ.

Sử dụng một loại khác

Quy định liên bang không bắt buộc hành khách sử dụng khóa TSA hoặc không sử dụng các loại khóa khác, tuy nhiên bạn có thể thấy khóa không theo tiêu chuẩn TSA có những rủi ro nhất định của nó. Trong trường hợp cần kiểm tra chi tiết, nhân viên TSA buộc phải phá khóa để mở hành lý. Một chiếc khóa bình thường sẽ bị cắt, đồng nghĩa với việc chiếc khóa sẽ hỏng và không thể sử dụng tiếu nữa. Nếu bạn chưa có khóa TSA, chỉ nên sử dụng dây thừng loại nhỏ, vì thuận tiện và nhân viên an ninh sẽ tháo bỏ dễ dàng.

Lưu ý khi đóng đồ

Một chú ý để giảm thiểu những tình huống khám xét hành lý. Giày dép là thứ thường bị soi xét kỹ, bạn nên đặt nó lên trên hoặc ngoài cùng để máy quét dễ dàng phát hiện. Đừng đóng gói lại, trong trường hợp hành lý của bạn đã bị kiểm tra, vì rất có thể quá trình dồn xếp hành lý sẽ làm hư hại những món đồ của bạn. Đừng bọc quà quá kỹ, vì bạn sẽ mất công gỡ bỏ ra. Những đồ như kem đánh răng, bàn chải, khăn mặt hoặc các đồ vệ sinh cá nhân nên đặt trong một túi nhựa trong suốt, để nhân viên an ninh biết rõ.

December 2, 2014

Kinh Tế Nhìn Từ Góc Nhìn Một Thường Dân

Kinh Tế Nhìn Từ Góc Nhìn Một Thường Dân


Tác giả: Nguyễn Văn Thạnh (gởi cho GNA) – 10 April 2013

Hiện nay, trên diễn đàn, nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại Việt Nam sẽ rơi vào thập kỷ mất mát . Vậy thập kỷ mất mát là gì? Nếu điều đó xảy ra thì ai lợi, ai thiệt? Xin chia sẻ góc nhìn cá nhân tôi, một người tự nghiên cứu về kinh tế.
Tiền và hàng hóa:

Trong nền kinh tế thị trường, tiền và hàng hóa như hai mặt của một đồng xu, có tiền bạn mua được hàng và có hàng thì bán được tiền. Mọi cá nhân tham gia hoạt động kinh tế cũng nhằm mục đích là có nhiều tiền. Tiền và hàng hóa liên kết với nhau qua hệ thống giá, khi hệ thống giá ổn định thì ta có mặt bằng giá. Dựa trên hệ thống giá này các chủ thể kinh tế có thể cung ứng cho thị trường sản phẩm và tính được hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế làm cho tiền và hàng hóa giữ được tỷ lệ, tức là giữ được giá. Ví dụ tôi vay ngân hàng 100 triệu đi chăn nuôi gà, tôi làm ăn hiệu quả tức là tạo ra số gà tương ứng với số tiền (cả tiền lãi), và đồng tiền giữ giá.
Phá sản và lạm phát:

Khi một chủ thể làm ăn ngoài vốn tự có, họ thường huy động tiền từ các chủ nợ (bank, hoặc chứng khoán), nếu làm ăn hiệu quả thì họ có tiền và chủ nợ cũng có đồng lãi. Nếu họ làm ăn không hiệu quả dẫn đến không thu đủ tiền để trả nợ thì họ buộc phải tuyên bố phá sản, lúc bấy giờ chủ thể kinh tế và chủ nợ chia nhau khoảng lỗ. Ví dụ vì một lý do nào đó-dịch bệnh chẳng hạn-gà chết sạch, tôi không bán được gà để thu tiền trả nợ, tôi phải tuyên bố phá sản. Lúc bấy giờ tôi và chủ nợ cùng mất vốn cho phi vụ làm ăn này. Lúc này hàng không có, tiền cũng không thêm nên tiền vẫn giữ giá. Kinh tế thị trường là lời ăn lỗ chịu, chủ nợ cũng phải chấp nhận cuộc chơi này. Chính điều này làm cho bên cho vay rất cẩn trọng trong việc cho người khác vay tiền làm ăn.

Trong trường hợp tôi là con quan chức cỡ bự-cậu ấm Vinashine chẳng hạn-tôi đến Bank vay 100 tỷ để nuôi gà. Tiền rút ra, tôi lại quả cho các vị ở đây 20 tỷ, ăn chơi xả láng 50 tỷ. Còn 30 tỷ tôi mua vài cái chuồng gà ộp ẹp của anh hàng xóm và vài trăm con gà rù về nuôi, cho ăn thất bát cho có việc để báo cáo. Đến hạn trả nợ tôi tuyên bố phá sản, bank tiếp quản, bán phát mãi chuồng gà tôi được 1 tỷ, mất vốn 99 tỷ. Lẽ ra theo nguyên lý thị thường những khách hàng cho tôi vay phải mất đứt khoản tiền này nhưng vì tôi là cậu ấm và chủ nợ không chấp nhận mất vốn nên được ông bố quyết định tái cơ cấu 99 tỷ đó thành trái phiếu trả dần trong 12 năm với lãi suất a%. Đây có thể gọi là cách khoanh nợ và đẩy nợ cho thế hệ tương lai trả dần. Xem cách làm đó tại đây.

Đó là khoản nợ bank tư nhân hoặc bank quốc tế, nếu tôi vay bank quốc doanh thì khỏe nữa. Ông bố tôi chỉ việc ký cái rẹt xóa nợ và lệnh cho NHNN tái cấp vốn cho khoản bị mất trên. Chẳng ai thiệt trong vụ này nên chắc chắn không ai lên tiếng phản đối, có thiệt là thiệt thằng dân nhưng dân là thằng rất mông lung. Nếu ai theo dõi kinh tế VN thì sẽ biết vở diễn khoanh nợ và xóa nợ xảy ra rất nhiều lần cho các cậu ấm giống tôi-doanh nghiệp quốc doanh. Trong trường hợp này một lượng tiền mới đưa vào lưu thông mà không có vật chất làm ra trong xã hội nên đồng tiền mất giá (đây là lí do vì sao vàng từ 500k/chỉ lên 4,5 triệu/chỉ, thịt từ 30k/ký lên 100k/ký). Lạm phát là thuế đánh trên toàn dân, mọi người chịu một ít. Ai có tiền nhiều mất nhiều, ai có ít mất ít. Công nhân viên chức thì tô cơm bị vơi mất đi một phần (vì sức mua giảm).
Bong bóng và suy thoái:

Hiện nay loại cậu ấm như tôi hoặc họ hàng của tôi rất nhiều, chúng tôi ùn ùn đến bank ký giấy vay, rút tiền ra ăn chia như trên (Ông Nguyễn Bá Thanh cũng đã chỉ ra chiêu này), lúc này món đầu tư không phải gà mà là nhà đất. Vài năm trước đây chúng tôi tạo ra vui vẻ cho cả xã hội, ai ai cũng có nhiều tiền. Một số lớn đã nhanh chóng chuyển đồng bạc VNĐ sang khoảng có giá trị thực hơn là vàng và đola để gửi ra nước ngoài. Bằng cách mua bán, thế chấp, vay mượn quay vòng như vậy chúng tôi đã cùng nhau đẩy giá nhà đất lên vài lần so với giá thực của nó nếu hoạt động đúng với hệ thống giá. Đây là tình trạng bong bóng giá tài sản. Cuộc vui nào cùng đến lúc tàn, và hiện giờ cuộc vui đã tàn. Kết quả của cuộc vui là khoảng nợ tầm 2 triệu tỷ trong đó khoảng 500.000 tỷ là khoản mất đứt như 99 tỷ trong phi vụ nuôi gà trên.

Đúng theo nguyên lý thị trường chúng tôi phải giao lại cả vốn lẫn lãi cho bank như trường hợp những gì ông già Alan đã làm bên Mỹ năm 1987 khi thị trường bể bóng bất động sản, nhưng Việt Nam mình nó khác. Ở đất nước Việt Nam này, không ai khác, chỉ có chúng tôi là có súng (một đảng nắm quyền) và tất nhiên chúng tôi không thể tự bắn vào chân mình được. Hiện tại không một ai có đủ sức để buộc chúng tôi phải làm cái việc đau đớn đó.

Xin lỗi các bạn là chơi không fairplay “lời ăn lỗ chịu” nhưng vì tương lai mình và con cháu, chúng tôi buộc phải tiến hành theo hai cách trên, đó là đẩy nợ vào tương lai để mọi người cùng trả hoặc xóa nợ, bơm tiền tạo lạm phát để mọi người đưa vai vào gánh giúp chúng tôi.

Khi nền kinh tế tạo bong bóng, những đối tượng hưởng lợi đã rút tiền đi mua sắm vàng, ngoại tệ. Nền kinh tế không chấp nhận phá sản để chủ nợ mất vốn thì sẽ tạo ra suy thoái.
Thập kỷ mất mát:

Tiến trình như phân tích trên, Việt Nam chắc chắn sẽ đi vào thập kỷ mất mát. Thập kỷ là thời gian cần có để làm cho bong bóng bất động sản xì hơi xẹp vừa phải, đủ để cả đất nước lao động tạo ra thặng dư của cải để trả món nợ hiện nay thay vì phải phá sản.

Trong 10 năm tới hàng triệu người Việt Nam lao động quần quật nhưng gần như chỉ đủ ăn, dù đồng lương danh nghĩa có thể tăng. Thặng dư thực chất của sức lao động đã bị bòn rút qua lạm phát hoặc qua thuế để trả các khoản nợ khổng lồ hiện nay. Đây là trường hợp may mắn kinh tế tăng trưởng để mọi người có cơ hội nai lưng ra cày trả khoản nợ chung.

Trường hợp như vậy là rất hiếm vì quá trình xử lý bong bóng không qua phá sản, thường dưới sức mạnh của lợi ích phe nhóm sẽ làm cho nguồn tiền tiếp tục chảy vào nuôi các Zombie như Vinaline, Vinashine,….làm cho nền kinh tế suy thoái sâu hơn, làm thời gian trả nợ dài hơn có thể đến vài ba thập kỷ. Những nước lâm vào cảnh này được gọi là bẫy thu nhập trung bình tức là làm hoài mà không khá.

Hiện nay tôi (tác giả) hơn 30 tuổi, nếu không gì xảy ra, trong 20 năm tiếp theo, tôi và hàng triệu người khác làm ra của cải để trả cho các món nợ khổng lồ mà các đại gia mới nổi vài năm gần đây có được nhà lầu xe hơi-gây ra. Lẽ ra, đúng nguyên tắc của trời đất (nguyên tắc thị trường) họ phải nghèo đi nhưng không, họ đã khôn khéo dựa vào quyền lực chính trị để chuyển các bill thanh toán cho chúng tôi trả trong 20 năm tới. Cuộc đời mình xem như phấn đấu làm lụng để trả nợ cho người khác. Cốc mò cò xơi!

Còn gì bất công hơn điều này không?

Nguyễn Văn Thạnh

November 28, 2014

ĐI QUA


ĐI QUA

Ta đi qua một lần sen úa
mới biết mình chưa hiểu một làn hương.

Ta đi qua một lần người hát
mới biết mình chưa hiểu một niềm đau.

Ta đi qua một lời không ngỏ
mới biết mình chưa hiểu mình đâu!

Ta đi qua một ngày thật lặng
chợt giật mình, chưa hiểu về nhau.

Đinh Vũ Hoàng Nguyên

November 27, 2014

Gửi tiết kiệm 30 năm lĩnh lãi và gốc 4.385 đồng

Số tiền tiết kiệm bà Thủy gửi năm 1983 trị giá tương đương gần hai chỉ vàng, nay đến tất toán bà được ngân hàng trả 4.385 đồng.

Báo Tuổi trẻ mới đây phản ánh trường hợp bà Lê Thị Bích Thủy (ngụ Bình Thạnh, TP HCM) có khoản tiền gửi 270 đồng (tương đương gần 2 chỉ vàng thời điểm gửi) tại Quỹ Tiết kiệm Xã hội chủ nghĩa thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ năm 1983. Đây là sổ tiết kiệm không kỳ hạn có lãi và có thưởng.

Sau 30 năm, tức vào đầu tháng 10 năm nay, bà Thủy đến cơ sở Bạch Đằng, hiện là Kho bạc Nhà nước quận Bình Thạnh để lãnh tiền tiết kiệm theo quy định. Bà được biết kho bạc không còn có nghĩa vụ thanh toán mà phải qua Ngân hàng Công Thương (Vietinbank) để giải quyết.

Trao đổi với VnExpress, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM Nguyễn Hoàng Minh cho biết, bà Thuỷ gửi tiền vào giai đoạn hệ thống ngân hàng chỉ có một cấp, nghĩa là chỉ có duy nhất Ngân hàng Nhà nước từ trung ương đến địa phương, không có ngân hàng thương mại như ngày nay.

Từ năm 1988 trở đi, khi ngân hàng chuyển đổi từ hệ thống một cấp sang hai cấp, thì ngân hàng thương mại được thành lập. Các hồ sơ của khách hàng ở những quỹ tiết kiệm thuộc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh cấp quận thì được bàn giao sang Vietinbank, nếu khoản tiền gửi ở cấp huyện thì giao cho Agribank xử lý. "Khoản tiền gửi của bà Thuỷ thuộc quận nên được bàn giao sang Vietinbank", ông Minh nói.

Đại diện Vietinbank cho VnExpress biết sổ tiết kiệm của bà Thủy hiện được lưu trữ tại kho của nhà băng. Theo quy định về tiền gửi và lãi suất của Ngân hàng Nhà nước cũng như Vietinbank trong từng thời kỳ, ngân hàng đã tính ra số tiền gốc (bà Thủy gửi 270 đồng vào năm 1983) và lãi của khoản tiền gửi tiết kiệm của bà đến ngày 30/11/2014 là 4.385 đồng.

Cũng theo đại diện VietinBank, tiền gốc của bà Thuỷ được đổi theo tỷ lệ quy định tại từng thời kỳ dựa trên Thông tư 08 của Ngân hàng Nhà nước, còn tiền lãi (không kỳ hạn) được hưởng theo quy định từng giai đoạn của Nhà nước. Trong bảng tính lãi suất này, có thời kỳ lãi không kỳ hạn lên đến 9% (tháng 3 và 4/1989), còn mức thấp nhất là 0,1% vào năm 2000 và 2013.


Một phần bảng tính lãi và vốn gốc cho sổ tiết kiệm của bà Thuỷ. Ảnh: Lệ Chi


Vietinbank thông tin thêm, để tạo điều kiện thuận lợi cho bà Thuỷ trong việc giao dịch nhận lại số tiền gửi tiết kiệm, ngân hàng chỉ định chi nhánh 7 thực hiện chi trả cho khách hàng khoản tiền gửi tiết kiệm này.

Bà Thủy cho biết đã nhận được thông báo của Vietinbank về việc tất toán sổ tiết kiệm. Tuy số tiền quá ít nhưng bà vẫn sẽ đến ngân hàng làm thủ tục.

Chia sẻ về việc tiền gốc và lãi mà bà Thuỷ nhận được quá ít sau 30 năm gửi tiết kiệm, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM cho rằng, những khoản tiền gửi này quá lâu, và trải qua các kỳ đổi tiền nên để đảm bảo được giá trị đồng tiền huy động này tùy thuộc nhiều yếu tố như điều kiện kinh tế của thế giới, kinh tế vĩ mô của Việt Nam cũng như chính sách lãi suất từng giai đoạn. Hơn nữa, ngân hàng huy động vốn bằng tiền gửi và không có ràng buộc bảo đảm bằng vàng hay thóc nên việc chi trả vẫn phải tính trên cơ sở lãi suất từng thời kỳ.

Vị Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước thông tin thêm, ngoài trường hơp bà Thuỷ, cơ quan này đã nhận được hai trường hợp có khoản tiền gửi tiết kiệm lâu năm với số tiền tương ứng là 50 đồng và 17 đồng nhờ giải quyết. "Ngân hàng Nhà nước đang tra soát lại dữ liệu để xử lý dứt điểm cho khách hàng", ông nói.

Ông Minh nhấn mạnh, chủ trương của Ngân hàng Nhà nước luôn đảm bảo tiền gửi của người dân qua hệ thống ngân hàng. Người gửi tiền sẽ nhận được cả vốn lẫn lãi cho bất kỳ khoản tiền gửi nào, bất kỳ thời điểm nào. “Nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước là phải xử lý tất toán, chi trả đúng, đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền”, ông khẳng định.

November 26, 2014

VietinBank trả gốc và lãi cho bà Thủy... 4.385 đồng

TT - Ngày 24-11, đại diện Ngân hàng (NH) Công thương VN (VietinBank) cho biết sau khi rà soát hồ sơ lưu trữ, NH xác nhận sổ tiết kiệm của khách hàng Lê Thị Bích Thủy hiện được lưu trữ tại kho của VietinBank. 

Hai cuốn sổ tiết kiệm từ năm 1983 của bà Lê Thị Bích Thủy - Ảnh: T.T.D.


Theo quy định về tiền gửi và lãi suất của NH Nhà nước và VietinBank trong từng thời kỳ, VietinBank đã tính toán số tiền gốc (bà Thủy gửi 270 đồng vào năm 1983) và lãi của khoản tiền gửi tiết kiệm của bà Thủy tính đến thời điểm 30-11-2014 là 4.385 đồng.

Theo đại diện VietinBank, con số này dựa trên cách tính tiền gốc và lãi suất trong từng thời kỳ. Theo đó, tiền gốc được đổi theo tỉ lệ quy định tại từng thời kỳ theo thông tư 08-NH/TT của NH Nhà nước, còn tiền lãi được hưởng lãi suất tiền gửi tiết kiệm của NH trong từng thời kỳ theo quy định của Nhà nước.

VietinBank cũng cho biết để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc giao dịch nhận lại số tiền gửi tiết kiệm, VietinBank chỉ định chi nhánh 7 thực hiện chi trả cho khách hàng khoản tiền gửi tiết kiệm. Đây cũng là chi nhánh NH mà bà Thủy từng đến thực hiện tất toán nhưng không thành công.

Ngày 24-11, bà Lê Thị Bích Thủy, chủ nhân của sổ tiết kiệm gửi từ năm 1983, cho biết đã nhận được thông báo của VietinBank về việc tất toán sổ tiết kiệm của bà cũng như số tiền lãi phải trả. Tuy số tiền nhận được khá thấp nhưng bà Thủy cho biết vẫn sẽ đến NH làm thủ tục.

Theo ông Nguyễn Hoàng Minh - phó giám đốc NH Nhà nước chi nhánh TP.HCM, những khoản tiền gửi lâu năm trước đây chủ yếu là tiền gửi không có kỳ hạn nên lãi suất không cao.

Nhận xét về lãi suất tiền gửi của bà Thủy, ông Minh cho biết trừ những năm 1990 lãi suất có tăng cao, còn lại lãi suất tiền gửi về sau điều chỉnh theo lạm phát. Hiện NH Nhà nước chỉ quy định mức trần lãi suất tiền gửi VND kỳ hạn trên 1 tháng đến dưới 6 tháng là 5,5%/năm, còn lãi suất tiền gửi không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn dưới 1 tháng thì tùy NH áp dụng, miễn là không quá 1%/năm.

Ông Minh cũng cho biết NH Nhà nước tiếp tục nhận được nhiều trường hợp có khoản tiền gửi tiết kiệm lâu năm như của bà Thủy gửi về nhờ giải quyết. “Nhiệm vụ của NH Nhà nước là phải xử lý tất toán, chi trả đúng, đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền” - ông Minh nói.

Ngã ngửa khi nhận lãi tiết kiệm!

TT - Liên quan đến câu chuyện “tiền tiết kiệm bốc hơi sau 30 năm”, ngày 7-11 Tuổi Trẻ tiếp tục nhận được nhiều chia sẻ của bạn đọc cũng đang giữ những sổ tiết kiệm gửi những năm 1980. 

Ông Quãng Văn Hai (Bình Thạnh, TP.HCM) gửi tiết kiệm 1.800 đồng tháng 11-1975, đến năm 2000 số tiền nhận lại là 23.562 đồng. Trong ảnh: thông báo mời lãnh tiền tiết kiệm của NH Công thương VN chi nhánh 3 gửi cho ông Hai - Ảnh: Hữu Khoa

Do đồng tiền mất giá, người gửi tiết kiệm lại không đến điều chỉnh một thời gian dài dẫn đến giá trị cuốn sổ tiết kiệm giảm dần theo thời gian

Phần lớn đều cho biết họ khá băn khoăn về cách tính lãi của ngân hàng (NH).

Kể câu chuyện của cha mình là ông Quãng Văn Hai, anh Quãng Hùng Minh (ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM) cho hay năm 2001, sau khi “gõ cửa” nhiều nơi, gia đình ông được hướng dẫn đến NH Công thương VN (VietinBank) chi nhánh 3, TP.HCM sẽ là đơn vị chi trả cho khoản tiết kiệm có số dư gửi là 1.800 đồng vào ngày 8-11-1975 do ba anh Minh đứng tên.

Trong thông báo mời đến lãnh tiền tiết kiệm, VietinBank chi nhánh 3 cho biết số dư tài khoản tiết kiệm của ba anh Minh tới ngày 31-12-2000 là 23.562 đồng. Đây là số tiền được tính dựa trên lãi qua từng thời kỳ đổi tiền và lãi suất thay đổi theo thời kỳ.

“Nhận giấy mời lãnh tiền mà nhà tôi ngã ngửa. Tiền lời không đủ tiền xe lên NH lãnh tiền nên ba tôi cũng bỏ luôn. Đến giờ tôi vẫn giữ tờ giấy báo làm kỷ niệm” - anh Minh nói.

Cảm thông câu chuyện của bà Bích Thủy, bạn đọc Khang Minh cũng cho biết trong gia đình có hai cuốn sổ tiết kiệm gửi trong giai đoạn từ năm 1979-1985 nên rất hiểu rõ giá trị số tiền lúc đó.

“Có một chuyện rất vui là cuối năm 1980 tôi trúng thưởng... 1 đồng. Cả tổ tôi 15 người hò reo như vỡ chợ. Số tiền ấy đủ bao chè cho mọi người. Rồi cũng như cô Thủy, mấy mươi năm sau, tôi cầm hai sổ tiết kiệm đến nơi tôi đã gửi tiền, cô thu ngân cũng chỉ nhìn cười... buồn”.

Theo chuyên gia tài chính Đinh Thế Hiển, trước đây phần lớn người dân đi gửi tiền tiết kiệm hay mua các dạng công trái... trong tinh thần đóng góp xây dựng đất nước nên ít ai để ý đến lãi thế nào.

Về nguyên tắc, những sổ tiết kiệm này dù bao năm đi nữa trách nhiệm của NH phải lưu trữ, xác minh hồ sơ, chứng từ để luôn bảo đảm chi trả cho người dân, dù người dân quên 20-30 năm thì vẫn phải cộng dồn lãi suất và tính toán đúng.

Thực tế, do đồng tiền mất giá, người gửi tiết kiệm lại không đến điều chỉnh một thời gian dài dẫn đến giá trị cuốn sổ tiết kiệm giảm dần theo thời gian.

Giám đốc một NH thương mại cũng nhìn nhận nhiều người gửi tiền tiết kiệm trong giai đoạn những năm trước do biến động lịch sử nên cùng với thời gian số tiền bị trượt giá đi đáng kể. Vấn đề là cách chi trả thế nào để người gửi tiền cảm thấy được chia sẻ.

Bạn đọc Khanhnd8... cho biết: “Tôi còn nhớ một NH của Pháp có văn phòng ở phố Tràng Thi, Hà Nội có chi trả tiền tiết kiệm cho một khách hàng VN gửi tiết kiệm từ năm 1953 cách đây vài năm. Số tiền chi trả được tính theo giá lạm phát hằng năm cộng lãi suất của kỳ hạn tương ứng kỳ hạn gửi của khách hằng hằng năm nên sau hơn 50 năm, giá trị của sổ tiết kiệm đó không hề giảm sút”.

Hiện nay, huy động tiền gửi thông qua kênh tiết kiệm là một trong những nghiệp vụ quan trọng của NH, đây cũng là nguồn vốn huy động có vai trò đối với nền kinh tế.

Ông Đinh Thế Hiển cho rằng cùng với đó, sự phát triển thị trường tài chính, mỗi sản phẩm dịch vụ đều có quy định rõ, nên dù người gửi tiền có quên 5 năm hay 10 năm đi nữa thì cũng được đảm bảo lợi ích.

Đại diện HDBank cho biết trong huy động tiền gửi tiết kiệm từ dân cư, NH có rất nhiều sản phẩm tiết kiệm và linh hoạt trong phương thức trả lãi như trả lãi cuối kỳ, trả lãi trước, trả lãi hằng tháng, hằng quý, hằng năm...

Đối với các khoản tiền gửi thông thường, NH sẽ tự động gia hạn thẻ tiết kiệm thêm một kỳ hạn mới theo lãi suất hiện hành tại thời điểm gia hạn nếu khách hàng không có đề nghị gì khác.

Trong suốt thời gian gửi tiết kiệm, nếu NH có thay đổi các quy định, điều khoản liên quan đến khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng, NH sẽ gửi thông báo cho khách hàng qua nhiều hình thức như thông tin trên website, gửi tin nhắn, gửi thư qua đường bưu điện...

Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng hiện người dân gửi tiền tiết kiệm vào các NH với mục đích chủ yếu là tiết kiệm và sinh lời, lãi suất tiền gửi NH cũng đã được điều chỉnh theo lạm phát, ngày càng sát với biến động thị trường.

“Người tiêu dùng có thể phàn nàn lãi suất thấp nhưng nếu so với lạm phát thì tiền gửi của họ cũng được bảo đảm có lời. Các định chế tài chính thị trường VN đang dần hoàn thiện và NH cạnh tranh nhiều hơn nên trường hợp như bà Thủy sẽ khó xảy ra” - ông Đinh Thế Hiển nhận xét.


Khi nào ngân hàng đóng tài khoản?

Theo các NH, về nguyên tắc, tất cả khoản tiền gửi có giá trị của khách, NH đều duy trì chứ không thể tự tất toán.

Thông thường lãi suất của tài khoản tiết kiệm cao hơn lãi suất của tài khoản gửi thanh toán và người chủ tài khoản không được hưởng dịch vụ thanh toán qua NH như tài khoản tiền gửi thanh toán.

Theo ông Nguyễn Thanh Toại - phó tổng giám đốc NH ACB, những tài khoản tiền gửi thanh toán trong thời gian nhất định theo quy định của NH nếu không có giao dịch sẽ bị đóng và được xem là tài khoản “ngủ”.

Chẳng hạn ở ACB, những tài khoản tiền gửi trong sáu tháng liên tục mà không phát sinh giao dịch, hệ thống sẽ chuyển qua tình trạng “tạm ngừng hoạt động” (inactive).

Tình trạng này kéo dài trên 12 tháng thì hệ thống quản lý sẽ chuyển tài khoản sang chế độ “ngủ” (dormir), tách riêng để dễ kiểm soát, tránh tài khoản bị lạm dụng.

Khi yên vị với chế độ “ngủ”, các tài khoản này sẽ không phát sinh lãi hay bị trừ chi phí gì vì theo quy định của NH, tài khoản phải luôn duy trì mức tối thiểu không dưới 100.000 đồng.

Tiền tiết kiệm "bốc hơi" sau 30 năm!

TT - Sau hơn 30 năm, chủ nhân sổ tiết kiệm số tiền tương đương 2 chỉ vàng quyết định đi lãnh tiền. Tuy nhiên, kết quả bà nhận cuốn sổ không còn đồng nào.

Hai cuốn sổ tiết kiệm từ năm 1983 của bà Lê Thị Bích Thủy - Ảnh: T.T.D.


Đó là câu chuyện lạ lùng của bà Lê Thị Bích Thủy (ngụ Bình Thạnh, TP.HCM) có khoản tiền gửi tại Quỹ tiết kiệm xã hội chủ nghĩa của Ngân hàng Nhà nước VN.

Chưa lấy lãi ngày nào

Năm 1983, theo sự vận động của tổ dân phố nơi sinh sống, bà Thủy gửi tiết kiệm 270 đồng (mệnh giá thời điểm đó) vào Quỹ tiết kiệm chi nhánh Bà Chiểu, địa điểm lãnh tiền tại Kho bạc Nhà nước ở địa chỉ 368 Bạch Đằng, P.14, Q.Bình Thạnh.

Theo sổ tiết kiệm bà Thủy vẫn còn giữ, số tiền gửi này được chia thành hai lần, lần thứ nhất vào ngày 17-9-1983 trị giá 150 đồng và lần gửi thứ hai vào ngày 1-10-1983 là 120 đồng.

Trong trí nhớ của bà Thủy, số tiền này tương đương năm tháng lương của một công chức và đáng giá tiền sinh hoạt nhiều tháng của một gia đình đông người.

“Vào thời điểm đấy, vàng có giá 120-130 đồng/chỉ nên số tiền đó mua được nhiều thứ. Sinh hoạt hằng ngày cho một gia đình 5-6 người chỉ mất 1-2 đồng. Tiêu chuẩn bán gạo mỗi đầu người chỉ có vài đồng/tháng. Lương của một cán bộ phường chỉ tầm 35-45 đồng/tháng” - bà Thủy nói.


Tiền gửi không đủ tiền phí quản lý (!)

Theo quy định của ngân hàng, toàn bộ sổ sách chứng từ ngân hàng đều lưu lại trong 20 năm, thậm chí lâu hơn. Tất cả khoản tiền gửi có giá trị của khách, ngân hàng đều phải giữ lại hết dù khách không giao dịch thời gian dài, không thể tự tất toán. Tuy nhiên, trường hợp số dư tài khoản dưới mức tối thiểu quy định của ngân hàng và không hoạt động trong thời gian dài thì ngân hàng sẽ tự tất toán vì giá trị không đáng là bao. Chẳng hạn thời điểm hiện nay, nhiều ngân hàng quy định số dư tiền gửi hay thẻ thanh toán không dưới 50.000 đồng. Nếu tài khoản dưới mức này thì ngân hàng sẽ thu phí quản lý, ví dụ 20.000-30.000 đồng/tháng. Trong trường hợp đó, do phí quản lý nhiều hơn lãi nhập vào thì đến một lúc nào đó sẽ trừ hết số dư thì tài khoản sẽ về 0 đồng. 


Theo bà Thủy, tại thời điểm đó không có nhiều người muốn gửi tiền nên phường, tổ vận động bà con gửi tiền tiết kiệm, thấp nhất thì 1 đồng, có người chỉ gửi vài chục đồng.

Riêng gia đình bà Thủy kinh doanh nên cũng có đồng ra đồng vào. Cầm cuốn sổ tiết kiệm trên tay, bà Thủy nói nó được bà giữ cẩn thận trong nhiều năm, nhưng chỉ vì nghĩ mình chưa cần đến số tiền này nên bà cũng không tính đến đi rút.

“Hồi đó, nhân viên ngân hàng đi cùng với tổ trưởng tới tận nhà vận động gửi tiền tiết kiệm để ủng hộ xây dựng đất nước” - bà Thủy giải thích. Khoản tiền gửi từ lúc đứa con đầu của bà 6 tuổi, đến nay bà Thủy lên chức bà nội.

Chỉ còn giá trị kỷ niệm (?)

Ngày 8-10-2014, bà Thủy đến cơ sở Bạch Đằng, hiện là Kho bạc Nhà nước Q.Bình Thạnh, để lãnh tiền tiết kiệm theo quy định lúc bà làm sổ tiết kiệm, nhưng nơi đây cho biết kho bạc không còn có nhiệm vụ này nữa mà hướng dẫn qua “Ngân hàng Công thương ở đường Đinh Tiên Hoàng”.

Theo lời chỉ dẫn trên, bà Thủy tìm đến Ngân hàng Sài Gòn Công thương (Saigonbank) trên đường Đinh Tiên Hoàng, Q.Bình Thạnh. Nhân viên ở đây cho biết đúng là trụ sở trước đây của quỹ tiết kiệm nhưng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Sau nhiều biến chuyển, Saigonbank chi nhánh Bà Chiểu chỉ tiếp nhận trụ sở, còn quỹ tiết kiệm, nơi bà Thủy gửi tiền, được chuyển về Ngân hàng Công thương (VietinBank) chi nhánh 7 có phòng giao dịch trên đường Phan Đăng Lưu, Q.Bình Thạnh.

Chiều 4-11, bà Thủy đến VietinBank chi nhánh 7 để biết số phận của cuốn sổ tiết kiệm. Tiếp nhận cuốn sổ, cô giao dịch viên khá bất ngờ vì “chưa thấy bao giờ”.

Dù ngả màu vàng nhưng nội dung ghi rõ là sổ tiết kiệm không kỳ hạn có lãi và có thưởng. Quy định cũng ghi rõ số tiền gửi ít nhất là 1 đồng, vì vậy số tiền bà Thủy gửi thời điểm đó chắc chắn khá lớn.

Trong phần quy định tiền lãi, tiền thưởng ghi: cuối mỗi năm quỹ tiết kiệm tính lãi và nhập vào vốn của người gửi tiền. Trong khoảng thời gian từ tháng một đến tháng ba năm sau, người gửi cần đem sổ tiết kiệm đến nơi gửi tiền để quỹ tiết kiệm ghi nhập lãi vào vốn.

Đại diện chi nhánh ngân hàng thừa nhận “tại chi nhánh này đã tiếp nhận nhiều trường hợp gửi tiền ngân hàng lâu năm quay lại làm thủ tục, nhưng cũ như trường hợp bà Thủy thì chưa có!”.

Bà Thủy kể: “Cô nhân viên giải thích do năm 1985 Nhà nước có thực hiện đổi tiền theo tỉ giá 10 đồng tiền cũ bằng 1 đồng tiền mới, nên khoản tiền 270 đồng của tôi còn 27 đồng, không phát sinh lãi gì. Vì số tiền này thấp hơn tiền duy trì tài khoản theo quy định nên khoản tiền trong sổ bị trừ còn 0 đồng. Sổ hiện chỉ còn có giá trị làm kỷ niệm”. 

Theo đại diện phòng giao dịch VietinBank chi nhánh 7, thỉnh thoảng ngân hàng cũng nhận được sổ tiết kiệm cũ, nhưng cuốn sổ này chưa thấy bao giờ.

Những tài khoản giao dịch tại chi nhánh ngân hàng đều được lưu giữ thông tin và có thể tra cứu trên hệ thống.

Trường hợp hơn mười năm, người gửi tiền quay lại rút tiền cũng có, ngân hàng cũng tìm ra được nhưng số tiền chỉ còn vài chục ngàn đồng do lạm phát quá cao, lãi suất thấp nên giá trị đồng tiền giảm.

“Tiền của khách hàng gửi ngân hàng phải trả là điều hiển nhiên, nhưng thực tế có rất nhiều tài khoản ban đầu cũng có thể vài trăm ngàn, nhưng cùng thời gian số tiền đó không còn là bao, sau đó người gửi cũng bỏ luôn” - vị đại diện cho biết.

Lúng túng chi trả

Tháng 10-2010, Ngân hàng Nhà nước có hướng dẫn việc chi trả đối với các khoản tiền gửi tiết kiệm của dân cư trong khoảng thời gian từ năm 1983-1985.

Trong văn bản hướng dẫn, Ngân hàng Nhà nước có lưu ý đây là khoảng thời gian diễn ra sự kiện phát hành đồng tiền ngân hàng mới, thu đổi tiền ngân hàng cũ với quy định 10 đồng tiền cũ đổi được 1 đồng tiền mới.

Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho người có tiền gửi tiết kiệm, việc quy đổi sẽ được chia theo giai đoạn, trong đó tiền gửi từ ngày 1-6-1981 đến 31-12-1984 được quy đổi theo tỉ lệ 6 đồng cũ bằng 1 đồng mới. Như vậy, khoản tiền gửi của bà Thủy sẽ là 45 đồng chứ không phải 27 đồng như nhân viên ngân hàng nói.

Ngân hàng Nhà nước thừa nhận trên thực tế trường hợp gửi tiền tiết kiệm lâu năm là không ít.

Với khoản tiền gửi tiết kiệm từ trước khi hệ thống ngân hàng VN chuyển cơ chế hoạt động từ một cấp sang hai cấp, việc thực hiện chính sách tiết kiệm có nhiều thay đổi nên nhiều tổ chức tín dụng còn lúng túng, chưa thống nhất trong việc chi trả cho khách hàng.

November 24, 2014

Thông tư 36: Điểm danh những khoản đầu tư trên 5% của ngân hàng tại TCTD khác

Vietcombank hiện đang sở hữu cổ phần của 5 ngân hàng và công ty tài chính khác, 4 trong số này sở hữu trên 5%

Điều 20 của Thông tư 36 đã có những giới hạn về việc ngân hàng thương mại mua, nắm giữ cổ phiếu của các tổ chức tín dụng (TCTD) khác. Theo đó, ngân hàng thương mại chỉ được nắm giữ cổ phiếu của tối đa không quá 2 TCTD khác, trừ trường hợp TCTD khác là công ty con của ngân hàng đó.

Bên cạnh đó, tỷ lệ nắm giữ tại TCTD khác phải dưới 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết của TCTD khác đó và không được cử người tham gia hội đồng trị quản trị của TCTD mà ngân hàng mua mua cổ phần, trừ trường hợp TCTD đó là công ty con của ngân hàng hoặc ngân hàng thương mại tham gia tái cơ cấu, xử lý TCTD yếu kém theo chỉ định của Ngân hàng Nhà nước.

Các trường hợp ngoại lệ được thực hiện khi việc mua, nắm giữ cổ phiếu nhằm tái cơ cấu, hỗ trợ tài chính cho TCTD gặp khó khăn và được Ngân hàng nhà nước chấp thuận hoặc được Ngân hàng nhà nước chỉ định theo quy định của pháp luật.

Hiện tại, có một số trường hợp ngân hàng thương mại đang sở hữu trên 5% cổ phần của các ngân hàng, công ty tài chính cũng như sở hữu cổ phần của nhiều hơn 2 TCTD.

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – Vietcombank hiện đang sở hữu cổ phần tại ít nhất 5 TCTD gồm Ngân hàng Quân Đội (MB), Ngân hàng Phương Đông (OCB), Eximbank, Saigonbank và Công ty Tài chính Xi măng. Trong số này, chỉ có Saigonbank là sở hữu dưới 5% (xem biểu đồ phía dưới).

Ngân hàng Hàng Hải - Maritime Bank hiện đang đầu tư vào MB (9,9%), MDBank (10,2%) và Tài chính Dệt may (11%). Hiện Maritime Bank đã được Ngân hàng nhà nước chấp thuận mua lại Công ty Tài chính Dệt may và MDBank thì có chủ trương sáp nhập vào Maritime Bank.

Không tính việc các ngân hàng thương mại góp vốn vào các ngân hàng liên doanh thì một số trường hợp sở hữu trên mức 5% còn có Vietinbank sở hữu 10,4% Saigonbank, ABBank sở hữu 8,4% EVN Finance và Techcombank sở hữu 10% Tài chính Hóa chất.

Hiện nhiều ngân hàng đã và đang tìm mua lại các công ty tài chính như Techcombank mua lại Tài chính Hóa Chất (VCFC), VPBank mua Tài chính Than Khoáng sản, HDBank mua công ty tài chính SGVF, SHB mua công ty Tài chính Vinaconex Viettel…

Thông tư 36 có hiệu lực từ 1/2/2015, do vậy các ngân hàng chỉ có hơn 2 tháng để thực hiện các điều chỉnh theo các quy định của thông tư này.


November 10, 2014

Những bài học làm giàu Robert Kiyosaki

Của Robert Kiyosaki - Theo Doanh Nhân Saigon – 8 Nov 2014

Robert Kiyosaki Toru là một nhà đầu tư, doanh nhân người Mỹ. Ông là tác giả chuyên viết sách về phát triển con người, diễn giả tạo động lực, và cũng là nhà bình luận tài chính.

(Trích cuốn “Rich Dad Poor Dad”, trong đó Robert Kiyosaki Toru chia sẻ tư tưởng và những bài học làm giàu của người giàu).

Tác giả cổ vũ cho việc làm giàu và cho rằng nhiều người trong xã hội – những người làm thuê – đã bỏ qua cơ hội làm giàu cho chính bản thân mình.

Cuốn sách liên tục nằm trong danh sách “sách bán chạy” và tạo ra một trào lưu làm giàu.

Tuy vậy, cũng có rất nhiều người phản đối quan điểm của tác giả về những người chọn cách sống không làm giàu – những người mà tác giả cho rằng bị rơi vào vòng luẩn quẩn của tiền bạc.

Robert Kiyosaki Toru có hai người cha. Một người cha ruột và một người là cha nuôi. Cha nuôi của ông là cha của Mike, một người bạn thân của ông.

Hai người cha đều thành công trong lĩnh vực của mình. Họ cùng có tính cách mạnh mẽ, và có ảnh hưởng đến người khác. Nhưng cả hai khác nhau hoàn toàn về những gì liên quan đến tiền.

Trong khi cha ruột cho rằng “sự đam mê tiền bạc là nguồn gốc của những điều xấu xa” và không quan tâm đến tiền, cha nuôi lại nghĩ rằng “thiếu hụt tiền bạc mới là nguồn gốc của những điều xấu” và cho rằng tiền chính là quyền lực.

Nguồn thu nhập chính yếu của cha ruột là từ công việc. Sau khi trả thuế và chi trả các hóa đơn đúng hạn, ông tiết kiệm để tích lũy.

Người cha nuôi kiếm rất nhiều tiền từ các khoản đầu tư, và luôn chi trả các hóa đơn sau cùng.

Câu nói cửa miệng của người cha ruột là “Tôi không có khả năng mua món đồ này”, trong khi đó người cha giàu tự hỏi mình “Làm sao để tôi có thể mua được món đồ này”.

Người cha ruột – vốn là người học giỏi và có bằng tiến sĩ – luôn khuyên nhủ tác giả cố gắng học giỏi, lấy bằng về luật, kế toán hay thạc sĩ quản trị kinh doanh để có thể kiếm công việc tốt, lương cao.

Người cha nuôi – vốn chưa học xong lớp 8 – khuyến khích tác giả học để thông minh hơn về tài chính, biết cách vận hành của tiền bạc, để biết cách bắt tiền bạc làm việc cho mình và để trở nên giàu có.

Tác giả gọi người cha ruột là cha nghèo, cha nuôi là cha giàu.

Vào năm 9 tuổi, tác giả đã quyết định học về tiền bạc, học những cách làm giàu từ người cha giàu.

Và đây là những bài học mà ông đã rút ra được từ quá trình này:

Bài học thứ nhất: Người giàu không làm việc để kiếm tiền, họ bắt tiền làm việc cho họ.

Người cha giàu nhận dạy tác giả làm giàu bằng cách thuê tác giả làm việc vào các chiều thứ Bảy với giá 10 xu một giờ – một mức giá khá thấp vào năm 1956.

Sau một thời gian làm việc cực nhọc, tác giả đã gặp cha giàu để đòi tăng lương. Sự ấm ức của tác giả vì cho rằng bị trả mức lương thấp được cha giàu ví như những cú xô đẩy của cuộc đời.

Theo cha giàu thì cuộc đời luôn xô đẩy chúng ta. Một số người sẽ bỏ cuộc, một số sẽ chiến đấu lại sự xô đẩy đó bằng cách “gây chiến” với ông chủ, với công việc hay thậm chí với vợ/chồng mình, chỉ một số rút ra những bài học từ cuộc đời và tiếp tục tiến về phía trước.

Tiếp đó, cha giàu dạy cho tác giả bài học về người nghèo và tiền. Người nghèo suốt đời làm việc vì tiền bạc mà không biết rõ mình làm việc vì mục đích gì. Và khi người nghèo kiếm ra nhiều tiền thì họ lại mắc nợ nhiều hơn.

Người nghèo bị kiểm soát bởi hai cảm xúc sợ hãi và sự khát khao. Sự sợ hãi không có tiền bắt họ phải làm việc và khi nhận được lương thì họ lại mong muốn những thứ mà họ có thể mua được, và khi đó cuộc đời của họ bị “bẫy” vào một vòng luẩn quẩn: thúc dậy, đi làm, trả hóa đơn, rồi thức dậy, đi làm và trả hóa đơn. Cứ thế vòng luẩn quẩn buộc chặt thời gian và tâm trí của người nghèo.

Ngược lại, người giàu không làm việc để kiếm tiền mà bắt tiền làm việc cho mình.

Với mong muốn học những bài học của người giàu, tác giả đã đồng ý làm việc không nhận lương cho cha giàu.

Sau vài tuần, được cha giàu đề nghị mức lương cao không tưởng, tác giả vẫn giữ nguyên ý định làm việc để học cách làm giàu, chứ không phải làm việc để kiếm tiền như cha nghèo và nhiều người khác đang làm.

Bài học quý giá tác giả học được từ cha giàu: luôn suy nghĩ, quan sát để tìm ra những cơ hội làm ra tiền vốn luôn hiện hữu chung quanh chúng ta. Tuy vậy, nhiều người nghèo không nhìn thấy những cơ hội này bởi vì họ đang bận rộn và quan tâm đến việc kiếm tiền, và sự đảm bảo trong công việc.

Áp dụng bài học này, tác giả đã nhận diện một cơ hội kinh doanh tốt. Tác giả xin lại những cuốn truyện tranh nằm trong kế hoạch hủy bỏ của đại lý truyện tranh với cam kết không được bán lại số truyện tranh này.

Tác giả đưa số truyện tranh vào trong phòng trống của mẹ của Mike, tạo ra một thư viện cho các bạn nhỏ thuê đọc tại chỗ. Chỉ với 10 xu, thay vì mua một cuốn truyện tranh, khách hàng của tác giả có thể đọc 5-6 cuốn. Điều quan trọng là tác giả không phải làm việc, mà thuê chị của Mike quản lý thư viện này. Tác giả và người bạn của mình – Mike – đã kiếm được 9,5 đô la Mỹ một tuần.

Bằng việc kinh doanh nho nhỏ này, tác giả đã trải nghiệm việc làm chủ tình trạng tài chính của mình mà không phụ thuộc vào bất kỳ ông chủ nào. Tác giả học được bài học làm giàu đầu tiên: không phải làm việc để kiếm tiền mà bắt tiền làm việc cho mình.

Bài học thứ hai: Tại sao người giàu phải học về tài chính.

Để làm giàu, chúng ta phải học về tài chính để có kiến thức về tài chính và biết cách chăm sóc, phát triển cây tiền bạc của mình.

Nhiều bài học thực tiễn cho chúng ta thấy rằng việc chúng ta kiếm được bao nhiêu tiền không quan trọng bằng chúng ta giữ được bao nhiêu tiền và làm cho nó sinh sôi nảy nở.

Quy tắc thứ nhất về tài chính của người giàu là chỉ mua tài sản chứ không mua tiêu sản. Tài sản được cha giàu định nghĩa là những thứ tạo ra tiền cho mình. Tiêu sản là những thứ lấy tiền của mình.

Ví dụ: một cái nhà được mua để kinh doanh cho thuê thì nó là tài sản. Cũng cái nhà đó nếu mua để ở thì nó là tiêu sản, vì người mua phải trả tiền lần đầu, và trả góp nhiều lần sau.

Đối với người mới đi làm, mọi thu nhập – lương – của họ được dùng để trang trải các chi phí cho cuộc sống như thuế, tiền thuê nhà, thức ăn, quần áo, giải trí, đi lại. Họ hầu như chưa có tài sản lẫn tiêu sản.

Đối với người trung lưu, thu nhập – chính yếu vẫn là lương – cao hơn, chi phí gồm thuế, tiền thuê nhà, thức ăn, quần áo, giải trí, đi lại, nợ ngân hàng, nợ thẻ tín dụng… Phần dư ra họ mua tiêu sản như nhà, xe và những thứ khác mà họ nghĩ là tài sản.

Những chi phí cuộc sống cộng với nợ do tiêu sản đẻ ra tạo ra một gánh nặng thật sự trên vai những người trung lưu. Khi lương tăng lên, chi phí và gánh nặng tiêu sản của họ cũng tăng lên theo. Họ rơi vào vòng luẩn quẩn: đi làm, nhận lương và trả nợ.

Suốt cuộc đời đi làm của mình, người trung lưu không chỉ nuôi bản thân và gia đình, mà còn “oằn lưng” thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước, nuôi ngân hàng qua các khoản lãi, và làm giàu cho những người chủ, cổ đông của công ty.

Người giàu hầu như không có thu nhập từ lương. Thay vào đó, họ có nguồn thu nhập từ các tài sản mà họ đã đầu tư: lợi nhuận từ kinh doanh, tiền cho thuê, cổ tức, trái tức, tiền lãi từ việc bán lại tài sản.

Tổng các khoản thu nhập này cao hơn nhiều so với chi phí của họ. Số tiền chênh lệch họ lại đầu tư vào tài sản, những tài sản họ mới đầu tư lại tiếp tục tạo ra tiền cho họ, và cứ thế, tài sản của họ được sinh sôi nảy nở.

Người giàu chỉ mua tiêu sản, những đồ vật “xa xỉ” sau cùng khi dòng tiền của họ đã phát triển. Khi họ đã cảm thấy mình đủ giàu và có quyền hưởng thụ. Tuy vậy, số tiền mà họ bỏ ra để mua tiêu sản – những phần thưởng cho thành quả – chiếm phần rất nhỏ so với số tiền họ đầu tư vào tài sản.

Bài học thứ ba: Người giàu quan tâm đến việc kinh doanh của chính mình.

Nhiều người nhầm lẫn giữa nghề nghiệp chuyên môn và việc kinh doanh.

Ray Kroc – chủ chuỗi nhà hàng McDonald’s – đã phân biệt rất rõ: bán nhượng quyền kinh doanh hamburger chỉ là công việc chuyên môn của ông, còn việc kinh doanh của ông chính là bất động sản. Những địa điểm được ông chọn để mở cửa hàng McDonald’s luôn là những chỗ “đắc địa” và có giá tăng lên theo thời gian.

Người nghèo và trung lưu thật ra là đang làm công việc chuyên môn, chứ không phải làm kinh doanh. Thật sự thì họ đang làm chuyên môn cho công việc kinh doanh của những ông chủ, và góp phần làm cho ông chủ giàu lên.

Bài học thứ ba của cha giàu: Người giàu phải quan tâm đến việc kinh doanh của chính mình.Tức là phải xây dựng và luôn giữ cho cột tài sản vững chắc. Bất cứ 1 đồng nào được đưa vào tài sản đều phải trở thành một nhân công làm việc cho người giàu.

Những tài sản mà cha giàu và những người giàu khác thường hay sở hữu: những việc kinh doanh có thể được người khác quản lý để sinh lợi mà không cần đến sự có mặt của cha giàu (nếu phải quản lý thì việc kinh doanh trở thành công việc), cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, bất động sản có thể phát sinh thu nhập, bất cứ những thứ gì có giá trị, có thể tăng giá, và đã có sẵn trên thị trường.

Bài học thứ tư: Người giàu thông minh về tài chính và thành lập doanh nghiệp của mình.

Người giàu không cần phải học quá cao, nhưng cần thông minh về tài chính, hiểu rõ 4 lĩnh vực sau:

- Sự hiểu biết về kế toán, tài chính. Đó là khả năng đọc và hiểu những báo cáo tài chính. Khả năng này giúp người giàu nhận biết mặt mạnh, mặt yếu của bất kỳ công ty nào sau khi đọc báo cáo tài chính của nọ.

- Nắm vững các chiến lược đầu tư. Đó là khả năng chọn tài sản có khả năng sinh lợi, ra những quyết định đầu tư khôn ngoan.

- Hiểu rõ về thị trường, về tiếp thị. Người giàu nắm rõ quy luật cung và cầu để nhận diện các cơ hội kinh doanh. Người giàu cần nắm vững kỹ năng về tiếp thị và bán hàng.

- Hiểu biết luật pháp. Người giàu thành lập công ty nhằm đạt những thuận lợi về thuế và bảo vệ tài sản của mình. Người nghèo và trung lưu kiếm tiền, trả thuế rồi mới được dùng tiền. Người giàu – sở hữu công ty – thì kiếm tiền, dùng rồi mới trả thuế.

Bài học thứ năm: Người giàu tạo ra tiền.

Mọi người đều có những tài năng bẩm sinh, tuy vậy rất nhiều người đã không phát huy được tài năng đó bởi vì sự thiếu tự tin vào bản thân và sự sợ hãi.

Người thành công là người không sợ hãi sự thất bại và luôn chủ động tạo ra may mắn cho mình, chứ không thụ động ngồi chờ cơ hội.

Tương tự như vậy, với trí thông minh tài chính, với tinh thần không sợ thất bại, người giàu chủ động tìm cách tạo ra tiền cho mình.

Có hai dạng đầu tư để tạo ra tiền. Dạng thứ nhất là mua sản phẩm đầu tư trọn gói từ công ty trung gian, chẳng hạn như công ty bất động sản, công ty môi giới chứng khoán. Dạng thứ hai là mua từng phần và tự “ráp” lại. Đây là dạng của nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Để có thể trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp, ngoài 4 kiến thức chính của thông minh tài chính, người giàu cần phát triển 3 kỹ năng sau đây:

- Tim ra cơ hội mà người khác không nhìn thấy. Ví dụ một cái nhà ọp ẹp, cũ kỹ sẽ không được người bình thường chú ý. Nhưng bạn của tác giả đã nhìn thấy đây là một cơ hội đầu tư tốt vì ngôi nhà cũ này ở trên một miếng đất lớn. Sau khi mua, người này phá sập ngôi nhà, và chia đất thành nhiều lô nhỏ để bán và kiếm được lời.

- Dùng tiền người khác để kinh doanh. Tác giả tìm ra một căn hộ giá khá tốt. Tác giả đặt cọc 1/10 giá mua, và hẹn sẽ trả trong vòng 3 tháng. Chỉ trong vòng 3 ngày, tác giả đã bán lại căn nhà này và kiếm được lợi nhuận lớn trên số vốn nhỏ mà tác giả đã bỏ ra đặt cọc.

- Chỉ tuyển dụng, làm việc với người thông minh. Người giàu không phải người thông minh tuyệt đỉnh. Người giàu trở nên thông minh hơn vì tuyển dụng và làm việc với những người thông minh hơn mình.

Bài học thứ sáu: Người giàu làm việc để học chứ không làm việc để kiếm tiền.

Những người bình thường dựa vào chuyên môn nghề nghiệp và làm việc chăm chỉ để kiếm tiền và thăng tiến trong công việc. Những công việc mà họ tự hào thật ra chỉ đủ giúp họ khỏi phá sản, nhưng sẽ giữ họ trong vòng luẩn quẩn và họ sẽ không bao giờ giàu nếu cứ tiếp tục bám lấy những công việc ổn định đó của mình.

Người giàu, nếu phải làm việc, họ sẽ không làm việc để kiếm tiền, mà họ sẽ nhắm đến những công việc giúp họ học hỏi những kỹ năng cơ bản của thông minh tài chính: kế toán đầu tư, tiếp thị và những hiểu biết về luật kinh doanh, đầu tư cũng như những kỹ năng quản lý tài chính để thành công: quản lý vòng quay tiền mặt, quản lý hệ thống, quản lý nhân sự.

Một trong những kỹ năng đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của người giàu là kỹ năng giao tiếp với người khác và kỹ năng bán hàng. Tác giả đã thực hiện đúng việc này. Ông xin vào Marine Corps để học cách lãnh đạo và quản lý một tổ chức, và ông làm việc cho Xerox Corps để học kỹ năng bán hàng.

Bài học thứ bảy: Người giàu phải biết vượt qua được những chướng ngại vật.

Có nhiều người thông minh về tài chính nhưng vẫn không thể làm giàu, và vẫn kẹt trong vòng luẩn quẩn của người làm thuê. Đó là bởi vì họ không vượt qua được 5 cản trở sau:

- Lo sợ bị mất tiền. Nỗ lo sợ bị mất tiền là nỗi lo sợ có thật và hiện hữu trong mỗi chúng ta. Những người quá lo sợ mất tiền chọn việc đi làm thuê để suốt đời kẹt trong vòng luẩn quẩn. Những người lo sợ ít hơn thì chọn lối đầu tư an toàn: học cách cân bằng đầu tư, hoặc chọn những tài sản ít rủi ro như trái phiếu. Chỉ những người can đảm dám chấp nhận rủi ro – đã tính toán trước – với những đầu tư của mình mới có thể làm giàu một cách nhanh chóng.

- Sự hoài nghi. Mỗi chúng ta đều có một chú gà con – hoài nghi và sợ hãi – trong tâm hồn. Chúng kêu lên thảng thốt “trời sắp sập” mỗi khi chúng ta muốn làm một điều gì đó mới, có tính bứt phá. Cha giàu dạy: hãy rán con gà con ấy như ông Sanders đã làm. Ở tuổi 66, ông Sanders đã đi chào bán món gà rán của mình và bị từ chối 1.009 lần cho đến khi ông thành công và trở thành triệu phú.

- Sự lười biếng. Sự lười biếng ngự trị trong mỗi con người chúng ta. Những người trông có vẻ bận rộn thật ra là họ đang lười biếng. Họ đang cố gắng bận rộn để trốn chạy việc quan trọng nào đó. Để chữa bệnh lười biếng trong việc làm giàu, chúng ta cần có một chút lòng tham. Ít lòng tham thì không đủ để chúng ta hành động. Lòng tham quá cao cũng không tốt.

- Thói quen. Những thói quen, chứ không phải giáo dục, quyết định cuộc sống của chúng ta.Người giàu cần phải có những thói quen của người giàu. Thói quen quan trọng của người giàu là trả cho mình đầu tiên, sau đó mới trả cho những người khác. Nhờ áp lực của những chủ nợ, người giàu p hải tìm cách kiếm tiền trả cho họ.

- Tính kiêu ngạo. Sự kiêu ngạo, và tự cho mình biết hết mọi thứ đã làm cho nhiều người mất đi những cơ hội làm giàu.

Bài học thứ tám: Hãy khởi đầu bằng 10 bước.

Bước 1: Hãy xác định một mục tiêu lớn hơn thực tế để giúp mình luôn vượt qua khó khăn và đạt mục tiêu của mình.

Bước 2: Hãy lựa chọn được giàu có vào mỗi ngày. Hãy đầu tư vào việc học trước khi bắt đầu làm giàu.

Bước 3: Luôn giao tiếp và học hỏi. Chọn bạn cẩn thận.

Bước 4: Nắm vững một công thức trước khi học công thức khác.

Bước 5: Hãy trả cho bản thân mình đầu tiên. Trong trường hợp bị áp lực về tài chính, hãy cố gắng tìm cách làm ra tiền mới để trả nợ. Không bao giờ đụng đến tài sản.

Bước 6: Chỉ sử dụng những người môi giới giỏi và trả cho họ xứng đáng.

Bước 7: Luôn quan tâm đến tiền lời từ đầu tư (ROI) và những kết quả khác.

Bước 8: Luôn nhớ tài sản sẽ giúp chúng ta mua được những vật dụng, đồ dùng cao cấp. Hãy mua tài sản trước.

Bước 9: Khi làm việc gì hãy tưởng tượng những anh hùng của lĩnh vực đó. Khi ấy chúng ta sẽ được truyền cảm hứng và cũng thấy công việc trở nên dễ hơn.

Bước 10: Hãy dạy cho người khác, và chúng ta cũng sẽ được học; hãy cho và chúng ta sẽ được nhận lại.