May 4, 2014

Dự trữ ngoại hối khoảng 45 tỷ USD

Ở đây tôi xét rổ dự trữ ngoại hối, nợ nước ngoài, trái phiếu chính phủ 10 năm, và đánh giá tín dụng của những nước trong khối ASEAN là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Việt Nam gồm: Thailand, Malaysia, Indonesia, Singapore, Philippines. 

Đầu tiên là Thailand (GDP: 365 tỷ USD, năm 2012): Dự trữ ngoại hối quốc gia này là cỡ 168 tỷ USD (tính đến thời điểm hiện tại là ngày 31/3/2014); nợ nước ngoài tính từ năm 2013 là 140 tỷ USD; kỳ hạn trái phiếu chính phủ 10 năm là cỡ 3,60%; xếp hạng tín dụng của các cơ quan thẩm địn tài chính, cụ thể là Standard and Poor's và Fitch Ratings đánh giá ở thang điểm BBB (dấu cộng, ổn định), Moody's là Baa1 (ổn định), tức là một thang điểm ngang nhau. 

Với Malaysia (GDP: 303,53 tỷ USD, năm 2012): Dự trữ ngoại hối cỡ khoảng 135 tỷ USD (tính đến ngày 31/3/2014); nợ nước ngoài là rất thấp chỉ cỡ chưa đầy 17 tỷ USD mà thôi; kỳ hạn trái phiếu chính phủ 10 năm là cỡ 4%; xếp hạng tín dụng của Malaysia là khá tốt, cụ thể Standard and Poor's và Fitch Ratings đánh giá ở thang điểm A (dấu trừ, ổn định, Fitch cho tiêu cực), Moody's xếp ở thang A3 (ổn định). 

Đối với Indonesia (GDP: 878,04 tỷ USD, năm 2012): Dự trữ ngoại hối đạt gần 103 tỷ USD (tính đến ngày 31/3/2014); nợ nước ngoài cỡ 265 tỷ USD (do quốc gia Hồi giáo này có số dân rất đông, nên chính quyền Jakarta phải dựa vào đầu tư rất lớn để có mức tăng trưởng cao, cũng có nghĩa là phải cần rất nhiều tiền đầu tư nên số nợ mới lớn lao như vậy, nhưng đó không phải là mối nguy rủi ro); lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm với lãi phân lời hơi đắt, khoảng cỡ gần 8%; xếp hạng trái phiếu công trái cũng có rủi ro, cụ thể, Standard and Poor's xếp ở thang điểm BB (dấu cộng, ổn định), Moody's chấm điểm Baa3 (ổn định), Fitch xếp ở hạng BBB (dấu trừ ổn định), và quốc gia này cũng là nước có tỷ lệ lạm phát không kém gì Việt Nam. 

Đối với Philippines (GDP:250,27, năm 2012): Dự trữ ngoại hối nước này đạt gần 80 tỷ USD (tính đến ngày 31/3/2014, do lượng kiều hối tài trợ gửi về nước là rất lớn lao); nợ nước ngoài của xứ này chỉ cỡ 60 tỷ USD; kỳ hạn trái phiếu chính phủ 10 năm cũng rất thấp chỉ cỡ 4,5%; xếp hạng tín dụng là ngang nhau, cụ thể, Standard and Poor's và Fitch Ratings xếp hạng BBB (dấu trừ, ổn định), Moody's cũng xếp như vậy là nấc Baa3 (ổn định). 

Riêng với trường hợp hi hữu là Singapore: Dự trữ ngoại hối tính đến ngày 31/3/2014 của quốc gia năng động dựa vào công nghiệp dịch vụ "ăn huê hồng ở giữa" và không có tài nguyên khoáng sản nhưng lại đạt mức hơn 343 tỷ USD một chút và cũng là quốc gia không mắc nợ ai chu dù đó chỉ là 1 xu lẻ nào cả; trái phiếu quốc trái kỳ hạn 10 năm của Singapore còn an toàn hơn trái phiếu của Mỹ là cỡ 2.43%, thực tế nếu Singapore kẹt tiền đi vay chỉ trả lãi cỡ 1.95% mà thôi. Đánh giá tín dụng của Singapore mà Standard and Poor's, Fitch Ratings, Moody's xếp hạng đạt mức cao nhất là ba chữ A hoa là AAA. Tổng sản phẩm GDP quốc nội năm 2012 đạt 274,70 tỷ USD, nhưng dân số chỉ cỡ 5.399.200 người, cho là 5,4 triệu cư dân chẵn luôn, diện tích rất nhỏ bé chưa tới 1.000 km², chỉ cỡ 716,1 km². 

Sau cung đối với Việt Nam về rổ dự trữ ngoại tệ lớn lao được xác lập là 35 tỷ USD do người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là ông Nguyễn Văn Bình nói, và lạc quan dự phóng trong tương lai gần sẽ là 45 tỷ USD. Đòi hỏi ấy không có gì là quá khó. Tuy nhiên, hiện khối dự trữ ngoại tệ 35 tỷ USD đó các tổ chức thậm định tài chính như Standard and Poor's, Fitch Ratings, Moody's chưa công nhận và chưa niêm yết trên kho lưu trữ của họ. Có nghĩa là các tổ chức thẩm định tài chính này đang phân tích nhiều nguồn trước khi lưu trữ 35 tỷ USD dự trữ này của Việt Nam vào sổ sách. Cho nên nếu Việt Nam bây giờ có nói là đã có trong tay hơn 100 tỷ USD, hay 500 tỷ USD dự trữ thì cũng chả sao. 

Nhưng một điều chắc chắn là, khi Việt Nam tích lũy khối dự trữ ngoại tệ 35 tỷ USD lớn lao như vậy trong mục đích đầu tư thì giới phân tích tài chính tự hỏi là về cơ cấu và tỷ phần của khối dự trữ này. Chẳng hạn như Việt Nam đang giữ bao nhiêu phần trăm dưới dạng vàng, USD, EUR, JPY (Nhật), Nhân dân tệ Trung Quốc (CNY)..v..v... bao nhiêu dưới dạng ngoại tệ khác, mà phải là ngoại tệ nào nữa? Và khi tích lũy dưới dạng tài sản của nước khác như vậy thì bao nhiêu là cổ phiếu, bao nhiêu là trái phiếu? Vì dự trữ ngoai tệ có thể bị hao hụt do lên xuống của giá trị các đồng tiền đó, cũng như phân lời của trái phiếu..v..v...

Riêng đối với đánh giá nợ nước ngoài, dự trữ ngoại tệ, phân lời trái phiếu kỳ hạn 10 năm, cũng như đánh giá thẩm định tín dụng của Việt Nam có lẽ tôi không cần phân tích, thì ai cũng đều biết rõ cả. Tuy nhiên nếu nhìn ra bên ngoài từ kinh nghiệm từ vụ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 - 2009, khi mà Trung Quốc nắm giữ và đầu tư một khối lượng dự trữ lớn lao tài sản Mỹ bằng hình thức này hay hình thức kia như đồng USD, cổ phiếu, trái phiếu tư nhân và công khố phiếu chính phủ Mỹ, thì Trung Quốc mất toi cả mấy trăm tỷ USD do tài sản Mỹ mất giá. Trái phiếu quốc trái của Mỹ năm 2008 bị đồn đoán suýt biến thành "junk bond", hay "giấy lộn" càng làm tài sản Mỹ trượt giá và xóa sổ sạch sẽ mấy năm tích cóp tài sản của Trung Quốc cho Mỹ vay mượn.

No comments:

Post a Comment