January 8, 2015

Lạm phát của Việt Nam thấp mừng hay lo!(Phạm Quốc Hoàng - William D. Dudley)

Mới đây, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho biết, lạm phát tiếp tục được kiểm soát ở mức thấp. Chỉ số giá tiêu dùng Tháng 10 chỉ tăng 3,23% so với cùng kỳ 2013 và 2,36% so với đầu năm (là mức tăng thấp nhất trong vòng 10 năm qua). Thậm chí, lạm phát cơ bản (so với cùng kỳ) ở mức 3,09% trong Tháng 10/2014, tiếp tục xu hướng giảm kể từ đầu năm. Điều đó nên mừng hay lo?

Tuy nhiên, có lý do để lo lắng về những gì đang xảy ra ở Việt Nam. Bởi vì các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam đang đòi hỏi rất nhiều nợ để tiếp tục đạt tăng trưởng cao, một dấu hiệu cho thấy kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng GDP là vẫn còn phải lệ thuộc vào tín dụng cao, nợ nhiều hơn để cần thiết để tạo ra những phần trăm tăng trưởng GDP cao cho những năm tiếp theo.

Một kinh nghiệm mà Việt Nam phải thận trọng khi cựu Chủ tịch của FED, Ben S. Bernanke cảnh báo rằng. Xin trích nguyên văn: “Low inflation is not good for the economy because very low inflation increases the risks of deflation, which can cause an economy to stagnate”. Tạm dịch là: "Lạm phát thấp là không tốt cho nền kinh tế vì lạm phát rất thấp làm tăng nguy cơ giảm phát, mà có thể gây ra trì trệ cho một nền kinh tế". Đấy là ở bên ngoài nước Mỹ, mà hiện nay cả Âu châu và Nhật Bản đang lãnh cái nạn giảm phát còn nguy hiểm hơn lạm phát mà Việt Nam cần chú ý.

Về hiện tượng bất thường của Việt Nam mà giới hữu trách các nhà kinh tế ưa lạm dụng cụm từ là "inflation" (lạm phát). Trong từ "phát", ta cần hiểu thêm trong kinh tế mà ai cũng biết là nạn "giảm phát" (deflation), hay "thiểu phát" (disinflation), hay "suy phát" (stagflation), hay mới đây tại Âu châu người ta lại sáng chế ra một từ "giảm phát" mới đó là "lowflation", để ám chỉ cho khối kinh tế sử dụng đồng EUR, là khối Eurozone. Nội dung có nghĩa là giá cả có tăng mà tăng chậm hơn tiêu chí đề ra. Theo định nghĩa mới này, thuật ngữ "giảm phát" được cho là hơi quá. Như vậy, dù đinh nghĩa như thế nào đi nữa về "lạm phát quá thấp", nó cho thấy, khi một tỷ lệ lạm phát thấp thường đi kèm với một kịch bản tăng trưởng trì trệ, hay dự báo mà kinh tế Việt Nam có thể đang gặp phải.

Tại cuộc họp báo ngày 6/10/2014, về Báo cáo cập nhật khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, WB cho rằng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ước tính khoảng 5,4% trong năm nay và khó có thể vượt qua 5,5% trước năm 2016. Đó là mức tăng trưởng dưới tiềm năng đối với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam là hiện tượng bất thường.

Cho nên, rõ ràng, với cái đà hiện tại tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các năm trước thì kinh tế Việt Nam đang bị lãnh cái nạn mà trong kinh tế gọi là "disinflation" (thiểu phát), tức là ở giữa hai trường hợp lạm phát và giảm phát. Đó và dấu hiệu tiên báo cho sự xoay chuyển từ lạm phát qua giảm phát (Việt Nam chưa rơi vào giảm phát), là khi đà tăng trưởng sản xuất sút giảm liên tục đi cùng nạn lạm phát, mà dẫn đến hiện tượng trong kinh tế gọi là "suy phát" (stagflation), tức là sản xuất trì trệ đình đốn mà vẫn bị cái bóng của lạm phát đe dọa mà có thể gọi là "lạm phát niềm tin do tâm lý".

Lý do, khi người tiêu dùng thấy hàng hóa có vẻ giảm giá liên tục thì người tiêu dùng tại Việt Nam có xu hướng chờ đợi, tạm hoãn mua để chờ đợi giá sẽ giảm hơn nữa. Khi người tiêu dùng mà chần chừ mua như vậy thì nhà sản xuất bị tồn kho ế ẩm và khi kéo dài thì đến hạn trả nợ ngân hàng nên phải tìm cách bán tháo, có nghĩa là muốn bán còn rẻ hơn nữa. Và dẫn đến hậu quả là cả nhà sản xuất, tức doanh nghiệp và người tiêu thụ dìm nhau trong bế tắc, khiến kinh tế tuy không "suy trầm" (recession), vì tăng trưởng thấp, mà có thể sẽ bị "depression" (suy thoái), là không tăng nữa mà còn giảm. Cho nên, dẫn đến hậu quả là doanh nghiệp sa thải công nhân làm thất nghiệp tăng rồi dẫn đến phá sản hàng loạt của doanh nghiệp khiến nguồn thu ngân sách nhà nước bị hao hụt, kéo theo kinh tế bị tăng trưởng thấp như đã thấy tại Việt Nam mà người ta dự báo.

Hiện nay, các ngân hàng thương mại tại Việt Nam liên tục hạ lãi suất thấp đó là điều tốt, nhưng khi tiền bơm ra lại không đẩy mạnh được vào đầu tư cho sản xuất, và ngân hàng dư thanh khoản vì thiếu doanh nghiệp và người dân đi vay để đưa tiền vào kinh tế, dẫn đến nạn ách tắc thanh khoản, nên các ngân hàng lại đem tiền mua trái phiếu làm nơi trú ẩn an toàn để kiếm lãi. Gặp trường hợp này có thể là vì giới tiêu dùng và các nhà sản xuất vẫn chưa thấy một tín hiệu tin tưởng vì thiếu niềm tin. Cho nên, bây giờ Việt Nam phải khôi phục niềm tin giới tiêu dùng, thay vì lạc quan tếu vì lạm phát giảm.

Phạm Quốc Hoàng - William D. Dudley

No comments:

Post a Comment